× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Pháp Hoa



7. Phẩm Hóa thành dụ 2

    Lúc đó đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

     

  1. Đại-Thông Trí-Thắng Phật

  2. Mười kiếp ngồi đạo tràng

    Phật Pháp chẳng hiện tiền

    Chẳng được thành Phật đạo

    Các trời, thần, Long-vương

    Chúng A-tu-la thảy

    Thường rưới các hoa trời

    Để cúng dường Phật đó

    Chư thiên đánh trống trời

    Và trổi các kỹ nhạc

    Gió thơm thổi hoa héo

    Lại mưa hoa tốt mới

    Quá mười tiểu kiếp rồi

    Mới được thành Phật đạo

    Các trời cùng người đời

    Lòng đều sanh hớn hở.

    Mười sáu người con Phật

    Đều cùng quyến thuộc mình

    Nghìn muôn ức vây quanh

    Chung đi đến chỗ Phật

    Đầu mặt lạy chân Phật

    Thỉnh Phật chuyển-pháp-luân

    "Đấng Thánh-Sư mưa pháp

    Lợi con và tất cả

    Thế-Tôn rất khó gặp

    Lâu xa một lần hiện

    Vì giác ngộ quần sanh

    Mà chấn động tất cả".

    Các thế giới phương Đông

    Năm trăm muôn ức cõi

    Phạm cung điện sáng chói

    Từ xưa chưa từng có

    Phạm-vương thấy tướng này

    Liền đến chỗ Phật ở

    Rải hoa để cúng dường

    Và dâng cung điện lên

    Thỉnh Phật chuyển-pháp-luân

    Nói kệ khen ngợi Phật

    Phật biết chưa đến giờ

    Nhận thỉnh yên lặng ngồi

    Ba phương cùng bốn phía

    Trên, dưới cũng như thế

    Rưới hoa dâng cung điện

    Thỉnh Phật chuyển-pháp-luân

    "Thế-Tôn rất khó gặp

    Nguyện vì bổn từ bi

    Rộng mở cửa cam-lộ

    Chuyển-pháp-luân vô-thượng. "

  3. Thế-Tôn huệ vô thượng


  4. Nhân chúng nhơn kia thỉnh

    Vì nói các món pháp

    Bốn đế, mười hai duyên

    Vô minh đến lão tử

    Đều từ sanh duyên hữu

    Những quá hoạn như thế

    Các ông phải nên biết

    Tuyên nói pháp đó rồi

    Sáu trăm muôn ức cai (14)

    Được hết các ngằn khổ

    Đều thành A-la-hán.

    Thời nói pháp thứ hai

    Ngàn vạn hằng sa chúng

    Ở các pháp chẳng thọ

    Cũng được A-la-hán,

    Từ sau đây được đạo

    Số đông đến vô lượng

    Muôn ức kiếp tính kể

    Không thể đặng ngằn mé.

     

  5. Bấy giờ mười sáu vị

  6. Xuất gia làm Sa-di

    Đều đồng thỉnh Phật kia

    Diễn nói pháp Đại thừa:

    " Chúng con cùng quyến thuộc

    Đều sẽ thành Phật đạo

    Nguyện được như Thế-Tôn

    Tuệ nhãn sạch thứ nhứt."

    Phật biết lòng đồng tử

    Chỗ làm của đời trước

    Dùng vô lượng nhân duyên

    Cùng các món thí dụ

    Nói sáu Ba-la-mật

    Và các việc thần thông,

    Phân biệt pháp chân thật

    Đạo của Bồ-Tát làm

    Nói kinh Pháp-Hoa nầy

    Kệ nhiều như hằng sa.

    Phật kia nói kinh rồi

    Vào tịnh thất nhập định

    Tám vạn bốn ngàn kiếp

    Một lòng ngồi một chỗ.

    Các vị Sa-di đó

    Biết Phật chưa xuất thiền

    Vì vô lượng chúng nói

    Huệ vô thượng của Phật

    Mỗi vị ngồi pháp tòa

    Nói kinh Đại-thừa này

    Sau khi Phật yên lặng

    Tuyên bày giúp giáo hóa.

    Mỗi vị Sa-di thảy

    Số chúng sanh mình độ

    Có sáu trăm muôn ức

    Hằng-ha-sa các chúng.

    Sau khi Phật diệt độ

    Các người nghe pháp đó

    Ở các nơi cõi Phật

    Thường cùng thầy sanh chung.

    Mười sáu Sa-di đó

    Đầy đủ tu Phật đạo

    Nay hiện ở mười phương

    Đều được thành Chánh-giác

    Người nghe pháp thuở đó

    Đều ở chỗ các Phật

    Có người trụ Thanh-văn

    Lần dạy cho Phật đạo.

    Ta ở số mười sáu

    Từng vì các ngươi nói

    Cho nên dùng phương tiện

    Dẫn dắt đến huệ Phật

    Do bản nhân duyên đó

    Nay nói kinh Pháp Hoa

    Khiến ngươi vào Phật đạo

    Dè dặt chớ kinh sợ.

     

  7. Thí như đường hiểm dữ

  8. Xa vắng nhiều thú độc

    Và lại không cỏ nước

    Chốn mọi người ghê sợ

    Vô số nghìn muôn chúng

    Muốn qua đường hiểm này

    Đường đó rất xa vời

    Trải năm trăm do tuần.

    Bấy giờ một Đạo-Sư

    Nhớ dai có trí huệ

    Sáng suốt lòng quyết định

    Đường hiểm cứu các nạn

    Mọi người đều mệt mỏi

    Mà bạch Đạo-Sư rằng:

    "Chúng con nay mỏi mệt

    Nơi đây muốn trở về".

    Đạo-Sư nghĩ thế này:

    Bọn này rất đáng thương

    Làm sao muốn lui về

    Cam mất trân bảo lớn?

    Liền lại nghĩ phương tiện

    Nên bày sức thần thông

    Hóa làm thành quách lớn

    Các nhà cửa trang nghiêm

    Bốn bề có vườn rừng

    Sông ngòi và ao tắm

    Cửa lớn lầu gác cao

    Trai, gái đều đông vầy.

    Hóa ra thành đó rồi

    An ủi chúng:" Chớ sợ

    Các ngươi vào thành này

    Đều được vừa chỗ muốn".

    Mọi người đã vào thành

    Lòng đều rất vui mừng

    Đều sanh tưởng an ổn

    Tự nói đã được độ.

    Đạo-Sư biết nghỉ xong

    Nhóm chúng mà bảo rằng:

    "Các ngươi nên đi nữa

    Đây là hóa thành thôi

    Thấy các ngươi mỏi mệt

    Giữa đường muốn lui về

    Nên dùng sức phương tiện

    Ta hóa làm thành này

    Các ngươi gắng tinh tấn

    Nên đồng đến chỗ báu.

     

  9. Ta cũng lại như vậy

    Đạo-Sư của tất cả

    Thấy những người cầu đạo

    Giữa đường mà lười bỏ

    Không thể vượt đường dữ

    Sanh tử đầy phiền não

    Nên dùng sức phương tiện

    Vì nghỉ nói Niết-bàn.

    Rằng các ngươi khổ diệt

    Chỗ làm đều đã xong

    Đã biết đến Niết-bàn

    Đều chứng A-la-hán

    Giờ mới nhóm đại chúng

    Vì nói pháp chân thật

    Sức phương tiện các Phật

    Phân biệt nói ba thừa

    Chỉ có một Phật thừa

    Vì nghỉ nên nói hai ( 15)

    Vì các ngươi nói thật

    Các ngươi chưa phải diệt,

    Vì nhứt-thiết-trí Phật

    Nên phát tinh tấn mạnh

    Ngươi chứng nhứt-thiết-trí

    Mười lực các Phật Pháp

    Đủ băm hai tướng tốt

    Mới là chân thật diệt,

    Các Phật là Đạo-Sư

    Vì nghỉ nói Niết-bàn

    Đã biết ngơi nghỉ rồi

    Dẫn vào nơi huệ Phật.

 
 

KINH DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA
Quyển thứ ba

--oOo--

Một tiếng kín bày, thần thông giáo hóa thầm gia hộ, khắp rưới mưa pháp nhuần các mầm, quả báo nhà rộng lớn, chốn châu báu không xa, quyền biến hóa đồng hoa đốm hư không.

Nam-Mô Pháp-Hoa Hội-Thượng-Phật Bồ-Tát (3 lần)

Ba căn khắp nhuần, đệ tử nhờ ơn, thành biến hóa dối bàychớ cho là chân, lại xem nhân duyên đức Trí-Thắng, mười sáu vị Vương-Tôn tám phương chứng thân vàng.

Nam-Mô Đại-Thông Trí-Thắng Phật (3 lần)
 
 --oOo--

 

THÍCH NGHĨA

  1. Đây tức là "nhứt-thiết chủng-trí" trí của Phật, rõ thấu rành suốt ba thuở mười phương tất cả thế-gian và xuất-thế-gian.

  2. Chổ về đến, tức là cội nguồn.

  3. Lòng tưởng mong, suy nghĩ; mong cầu v.v...

  4. Một thái dương-hệ gọi là 1 tiểu thế giới,

  5.  1.000 tiểu thế-giới là 1 tiểu thiên thế-giới,

    1.000 tiểu thiên là 1 trung-thiên,

    1.000 trung-thiên là đại-thiên thế-giới.

    Vậy đại-thiên thế-giới là ba lần nhân ngàn ( 1 T-G x 1000 x 1000 x 1000), nên gọi tam-thiên đại-thiên thế-giới, gồm có 1.000.000.000 thế-giới, là số thế-giới của cõi Ta-bà thuộc quyền giáo hóa của đức Thích-Ca.

  6. LƯỠNG: Phước đức và trí huệ 2 món. TÚC là đầy đủ.

  7. Thành trì do thần thông biến hóa ra, để dụ huyền giáo hóa của Phật.

  8. Có 3 hạng do tuần: 1) 40 dậm Tàu, 2) 60 dậm, 3) 80 dậm.

  9. Đem thân mạng về nương, nghĩa là chữ "Nam-mô" tiếng Phạm.

  10. Cõi dục trên người có 6 cõi trời:

  11. 1.- Trời Tứ-Thiên-Vương;

    2.- Trời Đao-Lợi ( vua là Đế-Thích hay Thích-Đề-Hoàn-Nhơn)

    3.- Trời Dạ-Ma;

    4.- Trời Đâu-Xuất;

    5.- Trời Hóa-Lạc;

    6.- Trời Tha-Hóa-Tự-Tại, trên cõi dục có cõi Sắc, cõi Sắc có bốn thiền (sơ-thiền, nhị-thiền, tam-thiền, tứ-thiền), 18 cõi Trời.

    Trong Sơ-thiền có 3 cõi:

    1.- Trời Phạm-chúng

    2.- Phạm-Vương. Phạm-Thiên-Vương là vua Trời Sơ-thiền.

    3.- Đại-Phạm Thiên-Vương là vua Trời Tứ-thiền.

  12. Có phước lành lớn nên cảm báo có cung điện tuỳ thân nhỏ lớn như ý.

  13. Theo nghi biểu của Phật, ai thưa thỉnh việc chi nếu nín thinh là chịu.

  14. Ba lần TỨ-ĐẾ thành 12.

1.- Đây là khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo.

2.- Khổ nên biết, Tập nên dứt, Diệt nên chứng, Đạo nên tu.
3.- Khổ biết rồi, Tập dứt rồi, Diệt chứng rồi, Đạo tu rồi.

13 .

1.- Thanh-văn Niết-bàn.

2.- Duyên-giác Niết-bàn.

14.  Một trăm triệu (1000.000.000) gọi là "cai".

15. Thanh-văn-thừa, Duyên-giác-thừa.

  • Các danh từ: Vô-lượng, vô-biên, a-tăng-kỳ, vô-số, na-do-tha, hằng-hà-sa, bất-khả tư-nghì, bất-khả-xưng, bất-khả-thuyết, v.v... đều là những số lớn trên số muôn ức.

--oOo--

Sự tích ĐỌC KINH THOÁT KHỒ
( trích trong Pháp-uyển)

Đời Đường, ở Ung-Châu, huyện Trường-An có ông Cao-Pháp-Nhãn là cháu huyền tôn của ông Cao-Tần, quan bộc xạ đời Tuỳ. Đến niên hiệu Long-Sóc năm thứ ba, ngày 25 tháng giêng đến Trung-Đài dự thí, trưa cỡi ngựa về nhà. Nhà ông ở góc phía Nam phường Nghĩa-Ninh, phía Đông chùa Hóa-Độ. Giữa đường gặp bọn người cỡi ngựa rượt bắt, chạy về gần đến nhà té ngựa mê ngất rồi chết, mọi người tri hô, người nhà vội đến khiêng về đến sáng ngày mai mới sống lại. Ông Nhãn bảo người nhà rằng: "Ta bị quỷ bắt đến địa-ngục thấy vua Diêm-La ngồi trên toà cao, giận mắng ta rằng: Ngươi tại sao lại đến chùa Hóa-Độ trong phòng thầy Minh-Tạng ăn trái của thường-trụ Tăng? - Nói xong bắt ta nuốt 400 hòn sắt nóng, đương lúc nuốt thời cổ họng nghẹn rút thân thể đỏ khô co lại biến làm màu đỏ, nuốt hết mới sống lại".

Ngày 26 là ngày ông mới sống lại, lại có bọn quỷ hiện đến bắt dẫn về cho vua Diêm-Vương. Vua quở: "Tại sao ngươi không kính tin Tam-Bảo dám nói chuyện lỗi xấu của Tăng? Ngươi nuốt sắt xong sẽ bị cày lưỡi". Đến ngày 29 tháng đó sau khi nuốt sắt xong sống lại cho đến ngày 30 sáng sớm lại chết đến địa ngục chịu cày sắt cày lưỡi tự thấy lưỡi mình dài đến vài dậm, người ở bên xem thấy ông Nhãn le lưỡi ra hơn thước ( thước Tàu). Vua lại bảo ngục tốt: "Người này nói chuyện hay dở của Tam-Bảo đem búa lớn ra chặt bỏ lưỡi đó". Ngục tốt chặt mãi không đứt. Vua bảo lấy búa thẻo nhỏ bỏ vào vạc nước sôi nấu, nấu mãi không rã. Vua lấy làm lạ hỏi, ông Nhãn thưa: "Tôi từng đọc kinh Pháp-Hoa một lượt". Vua không tin tra sổ công đức, thấy trong án có ghi. "Đọc một bộ kinh Pháp-Hoa". Vua liền truyền thả cho về.

Ông Nhãn hiện còn, người đến thăm xem như đi chợ, người nghe thấy phát tâm tu hành rất đông. Cả nhà ông Nhãn từ đó rất mực kính tin Tam-Bảo, gắng chí tin tấn tu hành, hằng răn nhắc nhau không hề nhàm mỏi.

Tam-Bảo là con thuyền từ báu đưa chúng sanh ra khỏi biển sanh tử khổ. Kính thì phước vô lượng. Khinh... họa không nhỏ. Phật là đấng Chí-Tôn, Pháp làThánh dược, Tăng là biểu hiệu của Phật và Pháp. Oâng Nhãn khinh Tăng mà phải tội, lại nhờ đọc kinh Pháp-Hoa mà khỏi tai ương. Chỉ đọc có một bộ kinh Pháp-Hoa mà lưỡi không chặt đứt, nấu không rã, làm đến nỗi vua Diêm-Vương phải kinh sợ mà mau đưa về. Huống là người đọc tụng 2 bộ, 3 bộ đến trăm nghìn bộ ư. Nếu có người nào chí thành tụng niệm kinh Pháp-Hoa thời công đức vô lượng vô biên -Tội nghiệp đều tiêu -Phước lành đầy đủ. Sau khi xả báo thân hiện tại, quyết chắc sẽ cảm thành thân vàng Kim-cang ở vị lai vậy.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy