Tiết thứ nhất
KHÍ-THẾ-GIAN
1- LỜI TỰA.
Như đã thường được trình bày ở trên, Phật giáo cũng chia thế giới này thành ba cõi: điều đó không khác với Bà-la-môn-giáo. Nhưng đặc sắc của Phật giáo là, trong khi Ba-la-môn-giáo cho thiên, Không địa là ba cõi và coi như vật lý, thì Phật giáo để thích ứng với cảnh giới tinh thần của chúng ta, suy cứu từ thứ tự tu Thiền-định, mà gọi ba cõi là Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Dục-giới là nơi lòng dục thịnh; Sắc-giới là nơi dục tuy không thịnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ly được trói buộc vật chất, chỉ còn lại cái đương thể thuần tinh thần độc lập, chính là cái nấc thang tu dưỡng tinh thần của chúng ta. Đây cũng giống như trong ý hành kinh thuộc Trung-A-Hàm, quyển 43 (Đại chính, 1, trang 400, trung) lấy Sinh-địa làm ba cõi vậy. Cứ xem thế thì đủ rõ. Bởi thế, trong Phật giáo, đến A-tỳ-đạt-ma để thích ứng với thế-giới-quan vật lý thần thoại của đương thời, đến một trình độ nào đó, tuy có tu chỉnh ba cõi thành hình thái tồn tại vật lý, nhưng đến khi kết quả thì vẫn muốn theo lập trường luân lý duy tâm luận mà giả thích hết thảy. Giữa thế-giới-quan và Bà-la-môn-giáo và thế-giới-quan Phật giáo có điểm bất đồng rất lớn. Tức là, Bà-la-môn-giáo cho sự bắt đầu cũng như sự chung kết của thế giới là do sự thức giấc hay ngủ nghỉ của thần, còn Phật giáo thì cho rằng thế giới phải tùy thuộc vào những quan hệ nhân duyên, không thừa nhận nó có ý chí tồn tại tuyệt đối; đến như quan hệ chung kết thì tùy thuộc ở nghiệp lực của các loài hữu tình: thế giới thành hay hoại, tất cả đều thuộc ý chí của chúng ta. Đây là điều chúng ta phải ghi nhận trước nhất, nếu chúng ta muốn hiểu thế-giới-quan Phật giáo. Điểm này đối với thế-giới-quan Bà-la-môn-giáo vốn đặt nặng về Khởi-nguyên-luận. Theo ý nghĩa này, chiếu theo văn tự, ta có thể nói trong thế-giới-quan Phật giáo không có đề mục Khởi-nguyên-luận.
Nhưng, nay nếu đứng trên lập trường của A-tỳ-đạt-ma mà nhìn ba cõi về phương diện vật lý thì như thế nào? Trong ba cõi thì vô-sắc-giới vì đã hoàn toàn ly khai mọi quan hệ vật chất nên được đặt ra ngoài vấn đề thế-giới-hiện-tượng-luận, mà chỉ còn lại hai cõi Dục giới và Sắc giới. nhưng cái gọi là Sắc giới, mặc dầu về phương diện vật lý, tuy vẫn chưa thoát hẳn sự trói buộc của vật chất, song, đến đây, thật ra do xứ sở mà bị trói buộc, chứ về phương diện cảnh giới thì vẫn có điểm thù thắng. Ở đây, luận cứu đề mục khí thế gian tức là luận về dục giới.
Dục-giới lấy núi Tu-di làm trung tâm, trở xuống, từ địa-ngục, trở lên, đến 33 tầng trời; lại lấy núi Thiết-vi làm vòng ngoài, lấy núi Tu-di làm trung tâm, tức là cửu sơn, bát hải, tứ châu, nhật, nguyệt, v.v… Song, có điều nên chú ý là, theo Phật giáo, không những chỉ thế giới này, mà tất cả thế là vô tận. Trong Bà-la-môn-giáo, đối với thế giới này, đã nói có vô số, nhất là trong Phật giáo thì nói tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới và đại thiên thế giới, v.v… rồi đến thời kỳ phát đạt nhất của A-tỳ-đạt-ma thì lấy đại thiên thế giới làm một vũ trụ. Tiểu thiên thế giới gồm một nghìn nhật nguyệt, Tu-di và tứ châu, v.v… đã nói ở trên (gọi là Sàhasra-cùdika loka-dhàtu); một trung thiên thế giới lại gồm một nghìn tiểu thiên thế giới; và một đại thiên thế giới gồm một nghìn trung thiên thế giới (tức là 1000 X 1000 = 1000.000 tiểu thiên thế giới). Như vậy, một vũ trụ gồm có một triệu cái tiểu thiên thế giới, và sự thành hay hoại của các thế giới đó có thể nói là giống nhau (Câu xá quyển 11). Thế giới tuy nhiều như thế, nhưng vì giống nhau nên, trên đại thể, nếu hiểu được thế giới tức có thể hiểu toàn bộ thế giới.
2- PHONG LUÂN, THỦY LUÂN, KIM LUÂN.
Từ căn để, vòng gió, vòng nước và vòng vàng trên đây dựa vào hư không (tức không gian). Từ trên không gian sinh ra vòng gió. Theo luận Câu xá, gốc của vòng này có 16 lạc-xoa (Tàu dịch là ức, tương đương với 100.000) do-tuần; còn theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 1, thì có 19 ức sáu vạn do-tuần. Theo Tụng-Sớ, mỗi do-tuần là 16 dậm. Chiều rộng của nó thì từ Khởi-thế-kinh cho đến Câu xá luận đều thông lệ cho là vô biên, nhưng duy có Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận lại bảo đường kính của nó là hai vạn ba nghìn bốn trăm năm mươi do-tuần.
Trên vòng gió lại sinh ra vòng nước. Theo Câu xá luận chiều sâu là tám ức do-tuần, chiều rộng là mười hai ức ba nghìn bốn trăm năm mươi do-tuần; còn Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì bảo chiều dài là bốn ức tám vạn do-tuần, và chiều rộng cũng giống với Câu xá. đại-lâu-thán-kinh thì nói sâu bốn trăm sáu mươi vạn do-tuần; Khởi-thế-kinh lại bảo sâu sáu mươi vạn do-tuần; còn Thế-kỷ-kinh thì nói ba nghìn ba mươi do-tuần, và rộng thì vô biên.
Trên vòng nước lại có vòng vàng: rộng cũng như vòng nước, còn dày, theo Câu xá, là ba ức hai vạn ức do-tuần (những sự so sánh tường tận đó thấy trong Câu xá luận pháp nghĩa, quyển 11, và câu Câu xá luận quyển 11). Tóm lại, đến vòng vàng này là sự thành lập của địa cầu, và tất cả các hiện tượng trên địa cầu là những hình thái trên vòng vàng.
3- CỬU SƠN, BÁT-HẢI LẤY NÚI TU-DI LÀM TRUNG TÂM.
Nếu đứng về phương diện ngang mà quan sát thì thế giới nhỏ này lấy núi Tu-di làm trung tâm mà có chín núi, tám biển. Tức trong Bá-lạp-na gọi là bảy biển, bảy châu. Trong Phật giáo thì gọi là chín núi, tám biển. Mà trung tâm của chín núi tám biển là núi Tu-di. Theo Câu xá luận, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận và Đệ-duy-da-ngõa-tha-na thì các núi và biển bao quanh núi Tu-di theo thuận tự như sau:
Tô-mê-lư-sơn (Diệu cao)
Du-kiện-đạt-la-sơn (Trì-song)
Y-sa-đà-la-sơn (Trì-tục)
Khư-địa-lạc-ca-sơn (Diêm mộc)
Tô-đạt-la-đà-na-sơn (Thiện-kiến)
Ngạch-thấp-phược-yết-noa-sơn (Mã-nhĩ)
Tỳ-na-đát-ca-sơn (Tượng nhĩ)
Ni-dân-đạt-la-sơn (Trì-sơn hay tên cá)
Thiết-luân-vi-sơn.
Theo Lân-ký thì những tên này do theo hình mà đặt (Tụng-sớ quyển 11). Theo Khắc-lỗ-ngải-lỗ thì bảy núi từ Trì-song đến Trì-sơn là quan hệ với bảy sao Nhật, Nguyệt, Nộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy.
Nhưng thuận tự trên đây chưa hẳn nhất trí trong các truyền thuyết. Theo kinh Bản-sinh, tương đương với bảy núi trên là: 1-Yugandhara, 2-Isadhara, 3-Nemindhara, 4-Assakanna, 5-Karavika, 6-Yugandhara, 7-Vinataka. Ngoài ra, trong Á-tha-na-lợinạt, Đại-sự, Lâu-thán-kinh, và Khởi-thế-kinh, v.v… thuận đó cũng có nhiều chỗ không giống nhau, đó là điểm cần ghi nhận (Câu xá quyển 11). Tóm lại, dù sao thì thuận tự đó đều có. Những núi đó lấy Tu-di làm trung tâm, rồi thuận theo thứ tự, cách biển (hải luân), mà bao vây ở vòng ngoài tức là Luân-sơn.
Song, vị trí của những núi đó như thế nào? Theo Câu xá quyển 11 thì tất cả đều đứng trên Kim-luận (vòng vàng) và đều bám sâu xuống nước tám vạn do-tuần, nhưng độ cao ở trên mặt nước thì không nhất định. Núi Tu-di ở trên nước tám vạn do-tuần, nhưng núi Trì-song chỉ có bốn vạn, rồi đến núi thứ ba là Trì-Trục chì chỉ có hai vạn do-tuần, dần dần cứ giảm đi một nửa cho đến cuối cùng là núi Thiết-Vi thì chỉ nhô lên khởi mặt nước có ba trăm mười hai do-tuần rưỡi mà tôi. Còn về chiều rộng của các núi đó thì cũng bằng độ cao của chúng (Câu xá quyển 11), cho nên thuận theo độ cao, chiều rộng cũng giảm bớt đi dần dần. Tức thế giới này lấy núi Tu-di làm trung tâm mà thành hình thái như đồ biểu sau đây:
(cũng có thuyết theo thứ tự giảm nửa độ cao của các núi từ dưới nước - Lập-thế-a-tỳ-đàm luận quyển 2, Đại chính, 32, trang 182, thượng).
Thứ dến tám biển. Trong tám biển này, theo Câu xá thì bảy biển trước là nội hải, nước ngọt, còn biển kia, tức nội-hải ccủa Thiết-vi-sơn, thì gọi là ngoại hải, toàn nước mặn. Về chiều rộng thì Câu xá nói: “khoảng giữa các núi có tám biển, bảy biển trước gọi là nội hải. Biền thứ nhất rộng tám vạn do-tuần, bốn bên đều gấp ba. Sáu biển kia chỉ rộng bằng nửa. Còn biển thứ tám gọi là ngoại hải, rộng ba lạc-xoa (ức) hai vạn hai nghìn du-thiện-na (do-tuần).
Căn cứ theo lời giải thích trên đây thì từ ngoại diện núi Tu-Di đến ội diện Trì-Song, đường kính là tám vạn do-tuần, bốn góc của núi Trì-Song cũng như của núi Tu-Di, nội diện mỗi bên là 24 vạn do-tuần, tổng cộng chu vi là 96 vạn (tức Ấn Độ kể là chín ức sáu vạn) do-tuần.
Ngoài ra, các núi kia vì cứ giảm đi một nửa bề rộng cho nên, từ ngoại diện của núi Trì-Song đến nội diện của núi Trì-Trục đường kính chỉ bốn vạn do-tuần. Từ đây trở xuống có thể tính theo phương pháp đó. Biển cuối cùng, tức ở khoảng núi Trì-Sơn đến núi Thiết-Vi thì đường kính là ba mươi hai vạn hai nghìn (tức ba ức hai vạn hai nghìn) do-tuần. Mà núi Thiết-Vi, vì là thể tròn, cho nên toàn chiều dài của nó, tính từ trung tâm núi Tu-Di, đến đây cách xa gấp đôi.
Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận bảo chu vi của núi Thiết-Vi là 16 ức, một vạn, ba trăm năm mươi do-tuần (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 2, Đại chính, 32, trang 181). Về điểm này, giữa Lập-thế-a-tỳ-đàm và Câu xá có chỗ hơi bất đồng. Câu xá cho độ sâu của các biển cũng đồng với chiểu rộng – Câu xá quyển 11 nói: “Chín núi đứng trên Kim-Luân và đều ăn sâu dưới nước tám vạn do-tuần - Lập-thế-a-tỳ-đàm thì cho núi Tu-Di đến núi Thiết-Vi thì chiều sâu cũng như bể dày còn có 312 do-tuần rưỡi.
Trên đây chỉ là sự giải thích đại khái vể cõi đại địa này mà thôi. Nhưng, trong, cái vị trí của thế giới ta hiện ở đây như thế nào?
Trong ngoại hải, tức phía trong núi Thiết-Vi và phía ngoài núi Trì-Song, có bốn châu. Trong số đó, châu Diêm-phù-đề ở phía nam, hình giống như cái xe, bắc rộng, nam hẹp, ba cạnh đều dài hai nghìn do-tuần, còn cạnh phía nam chỉ có ba do-tuần rưỡi. Xem hình vẽ.
Đây chính là thế-giới-quan mở rộn địa hình Ấn Độ, mà cũng là thế giới chúng ta đang ở (Bà-la-môn-giáo cho rằng châu Diêm-phù-đề là trung tâm của thế giới, trong đó có núi Tu-Di, ở phía nam núi Tu-Di là Ba-la-đa, tức Ấn Độ). Phía đông hải ngoại là châu Đông-thắng-thần (Pùrvavideva), hình thể như hình bán nguyệt. Câu xá nói, cạnh phía đông có 350 do-tuần, nhưng vì ba cạnh kia, mỗi cạnh đều 2.000 do-tuần, cho nên hình thể của nó như đồ biểu sau đây:
Tư tưởng Diêm-phù-đề-châu chủ yếu đã phát xuất từ nơi có địa hình bán đảo, và đó chính là đã phát xuất từ Đông-phương-duy-tải-cáp, nhưng, dĩ nhiên hình thái không giống với thế giới của ta.
Về phía bắc ngoại hải là châu Bắc-câu-lư, Bà-la-môn-giáo cũng nhận châu này ở phía bắc núi Tu-Di và là một nước lý tưởng. Hình châu này vuông và bốn cạnh đều có 2000 do-tuần, cho nên, trên đại thể, chu vi của nó gồm có 8000 do-tuần. Sau hết, về phía tây là châu Tây-ngưu-hóa. Hình châu này tròn, và đường trực kính 2500 do-tuần, nên, trên đại thể, chu biên có 7500 do-tuần.
Về khoảng cách giữa các châu này, Theo Lập-thế-a-tỳ-đàm thì từ trung ương châu Diêm-phù-đề đến trung ương châu Tây-ngưu-hóa là ba ức sáu vạn nghìn do-tuần; lại từ đầu bắc châu Diêm-phù đến đầu bắc châu Bắc-câu-lư có bốn ức vạn bảy nghìn năm trăm do-tuần (Lập-thế-a-tỳ-đàm
luận, quyển 2, Đại chính, 32, trang 181, hạ).
Tóm lại, bốn châu này là chỗ ở của người đời, trong đó trạng thái sinh hoạt và tuổi thọ tuy có khác, nhưng bất luận châu nào, đứng về phương diện người mà nói, thì đều đồng nhất. Điểm thú vị đặc biệt là nhiều hình trạng khác nhau, tức diện mạo của người ở mỗi châu cũng tương tự như địa hình của châu ấy. Nghĩa là, người châu Diêm-phù-đề thì mặt trên rộng, dưới hẹp, người châu Tây-ngưu-hóa thì mặt tròn, người châu Bắc-câu-lư thì mặt vuông, người châu Đông-thắng-thần mặt hình bán nguyệt.
Ngoài ra, mỗi châu đều nhận có các đảo phụ thuộc, điểm này trong thế-giới-quan Bà-la-môn-giáo cũng có. Theo Phật giáo bốn châu đều có hai châu phụ. Tức hai châu phụ thuộc Diêm-phù-đề là Da-mạt-la-châu và Phiệt-la-da-mạt-la-châu, chính là tư tưởng đã từ phương diện đảo Tích-lôn ngày nay mà phát đạt. Hai châu phụ của Đông-thắng là Đề-ha-châu và Tỳ-ha-châu; của Bắc-câu-lư là Đoản-lạp-dà và Kiều-lạp-bà; của Tây-ngưu-hóa là Xá-hước vá Uất-đát-la-mạn-đát-lý-noa. Tám châu này tuy nói là chỗ ở của người, nhưng cũng có thuyết cho rằng Da-mạt-la-châu, hay Phiệt-da-mạt-la-châu là chỗ ở của quỹ La-Sát. Cái gọi là quỉ-đảo đại khái có nghĩa là Tích-Lan.
4- NÚI TU-DI.
Thứ đến, cái trạng thái của núi Tu-Di như thế nào? Như đã nói ở trên, núi Tu-Di cao tám vạn do-tuần, bốn gốc trên ngọn núi, bề mặt mỗi cạnh đều có ít nhất tám vạn do-tuần. Nửa phần dưới, tức từ mặt nước đến điểm bốn vạn do-tuần, tầng thứ hai, tám nghìn do-tuần, tầng thứ ba, bốn nghìn do-tuần và tầng thứ tư, hai nghìn do-tuần. Xem đồ đồ biểu trang 61:
Nhưng những nơi đó là chỗ ở của quỷ thần. Tầng thứ nhất là chỗ ở của thần Dạ-Xoa tên là Kiên-Thủ; tầng thừ hai là của Trì-phát; tầng thứ ba là của Hằng Kiêu (xưa là Hằng Túy); tất cả đều là thần Dạ-Xoa, họ hàng của Tứ-thiên-vương. Tầng thứ tư là nơi của Tứ-thiên-vương, Đông phương là Trì-quốc-thiên-vương; Nam phương do Tăng-trưởng-thiên-vưong ở; Tây phương do Quảng-mục thiên vương; Bắc phương do Tỳ-sa-môn thiên vương (đa- văn-thiên); bốn vị thiên vương này bảo hộ toàn thế giới (nhưng khởi-thế-nhân-bản kinh quyển 6 (Đại chính, 1, trang 91, trung); Du già-sư địa luận quyển 2 (Đại chính, 32, trang 287, trung) đều nói bốn vị Thiên vương này ở trên đỉnh núi Trì Song).
Trên đỉnh núi Tu-di là trời 33 (Đao-lợi-thiên) chiều rộng, theo Câu xá (quyển 11) đưa ra hai thuyết một cho rằng mỗi cạnh rộng tám vạn do-tuần, một cho mỗi cạnh rộng hai vạn do-tuần. Tam thập tam thiên là thoát xuất từ thời đại Vệ Đà gọi chư thần là Tam-điệp-thập-nhất-thiên, cùng với cái mà Nhật-Bản gọi là “Tám trăm vạn thần, v.v…tương đồng, nó biểu thị một ý nghĩa tập đoàn, với số mục 33 này không có quan hệ gì đặc biệt cả. Chủ của cõi này là trời Đế-Thích, thường được xưng là Sá-khắc-lạp-đức-duy-ma-mỗ-nhân-đà-la. Bắt đầu là kinh Khởi-thế (9 quyển 20, phẩm-đao-lợi-thiên). Rồi đến các kinh luận khác, đều hết sức tán thán cõi Đao-lợi này, bởi thế chúng ta hãy nhìn qua cảnh giới đó xem sao. Bốn gốc trên đỉnh núi Tu-di có ngọn núi cao 500 do-tuần là chỗ ở của Kim-cương-thủ, là người canh phòng núi Tu-di. Giữa đất bằng có đô thành gọi là Thiện-Kiến (Diệu-kiến hoặc là Hỷ-kiến), bốn bên đều có 2500 do-tuần. Chu vi có Kim-thành dài một do-tuần rưỡi. Đất mềm mại như dải nhung tơ. Trong một thành này lại có điện Tỳ-Xà-duyên rất thù thắng, là nơi ở của Đế Thích. Bốn phía ngoài thành có bốn khu vườn: phía đông là vườn Chúng-xa; phía nam có vườn Thô-ác (vườn ác-khẩu); phía tây là vườn Tạp-lâm; phía bắc là vườn Hỷ-lâm (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 3, ngoài bốn vườn kể trên, có ghi vườn Ba-lợi-dạ-đa. Còn giải thích tên Thô-ác, bảo rằng vì có ao và cây nên vườn này có tên là Thô-ác. Lại nữa, vì chư Thiên khi vào vườn này tranh giành nhau đi sau đi trước mà sinh ghét nhau, do đó mới có tên là Ác-khẩu – Đại chính, 32, trang 187, thượng). Tất cả vườn đó đều là những nơi du ngọn chư thiên của Đao-lợi. Ngoài bốn vườn đó, về phía đông bắc ngoại thành còn có Ba-lợi-xà-đa, tức là khu vườn Viên-sinh-thụ. Trong đó có cây Viên-sinh cao 100 do-tuần, cành tỏa ra bốn phía thành một cái tàn lớn che rợp 50 do-tuần. Dưới bóng tàn đó, chư thiên tha hồ ăn uống và ca múa (về Đao-lợi-thiên là bốn vườn, có thể tham chiếu Trường-A-Hàm, quyể 20, phẩm Đao-lơi-thiên; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 2 và 3; và Câu xá quyển 11).
5- NHẬT-NGUYỆT LỊCH SỐ.
Nhật nguyệt lịch số của Phật giáo so với nhật nguyệt lịch số của Bá-lạp-na, có thể nói, rất có ý nghĩa khoa học. Nhật nguyệt của số Bá-lạp-na thấy ở sự thực, nên rất thẳng mực, mà cách tuyết minh lại quá thần thoại; nhật nguyệt lịch số của Phật giáo tuy cũng giả định, nhưng lại kết hợp với sự thực để tìm cầu, nên phương pháp thuyết minh rất khít khao.
Những văn hiến nói về sự vận hành của mặt trời, mặt trăng trong Phật giáo có rất nhiều, nhưng theo chỗ tôi biết thì văn kiện nói tường tận nhất về điểm này là Nhật-nguyệt-hành-phẩm trong Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 5 (Đại chính, 32, trang 165, thượng). Bởi thế, sau đây tôi tưởng chỉ nên căn cứ theo đó mà nói một cách đại yếu về điểm này.
Theo-lập-thế-a-tỳ-đàm thì độ cao mặt trời mặt trăng bằng nhau, ở điểm bốn vạn do-tuần của núi Tu-di, tức cũng cao bằng núi Trì-song (Bá-lạp-na cho mặt trời cao mười vạn do-tuần , mặt trăng hai mươi vạn do-tuần); lơ lửng giữa không trung, không rơi mà cũng không bao giờ xoay vần, sở dĩ như thế là nhờ ở sức gió nâng đỡ. (Theo Thế-kỷ-kinh, Thế-bản-duyên-phẩm trong Trường-A-Hàm thì có năm ngọn gió nâng đỡ và làm cho mặt mặt trăng vận hành, đó là trì-phong, dưỡng-phong, thu-phong, chuyển-phong và điều-phong. Đại chính, 1, trang 145, hạ). (Lại Trong KhởiThế-kinh, quyển 10 (Đại chính, 1, trang 360, hạ) nói là trì phong, trụ phong, thuận phong, nhiếp phong và hành phong). Về hình thể thì mặt trời là một viên thể, đường kính 51 do-tuần, mặt trăng có đường kính 50 do-tuần (nếu so với châu Diêm-phù thì mặt trời và mặt trăng nhỏ hơn biết bao! Vì ba cạnh của châu Diêm-phù mỗi cạnh có 2000 do-tuần). Phật giáo cũng nhận trong mặt trời và mặt trăng có cung điện, điểm này có thể nói cũng đồng nhất với cách khảo sát với Bà-la-môn-giáo. Song, những yếu tố cấu tạo thành bộ phận dưới của chúng thì, theo Phật giáo, mặt trăng là pha-lê, được phủ bởi lớp bạch ngân và nước chiếm phần lớn; còn mặt trời tuy cũng là pha-lê nhưng được phủ xích-kim và lửa chiếm đại bộ phận. Trong Bà-la-môn-giáo không có sự thuyết minh này.
Song, sự cận hành của mặt trời mặt trăng như thế nào? Chúng đều lấy núi Tu-di làm trung tâm, lấy bốn châu làm giới hạn mà cùng xoay vần trong quỹ đạo. Do sự vận hành ấy mà có ngày đêm. Mặt trời xoay từ đông sang tây; nửa đêm ở bắc châu là lúc mặt trời lặn ở đông châu; giữa trưa ở nam châu là lúc mặt trời mọc là ở tây châu. Điểm này cũng tương đồng với Bà-la-môn-giáo. Còn về sự dài ngắn của ngày đêm thì: Bá-lạp-na cho quỹ đạo mặt trời, mặt trăng là 180 đường tròn hình ốc; trong Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì đại thể chia nó thành ngoại lộ và nội lộ, và khoảng cách giữa hai đường này là 290 do-tuần. Tựu trung, ngoại lộ trước hết ở hai châu Nam-diêm-phù-đề và Bắc-câu-lư, từ điểm cực nam (các châu thường lấy mặt hướng về núi Tu-di làm phương bắc) của hai châu này, ở điểm 60 do-tuần định một điểm, rồi lại ở hai châu Đông-thắng-thần và Tây-ngưu-hóa, từ cực nam, định điểm tại khu vực một phần ba của 393 do-tuần, chiếu theo bốn điểm đó mà họa một hình tròn và lấy nó làm ngoại lộ. Như vậy, đường kính của ngoại lộ sẽ là bốn ức tám vạn một nghìn ba trăm tám mươi do-tuần, chu vi là mười bốn ức bốn vạn bốn nghìn một trăm bốn mươi do-tuần. Còn nội lộ, từ bốn điểm 290 do-tuần, là một đường suốt phương bắc, tức là điểm ở hai châu Nam-phù-đề và Bắc-câu-lư, cách cực nam 350 do-tuần; ở hai châu Đông-thắng-thần và Tây-ngưu-hóa là điểm ở vào một phần ba của 683 do-tuần, đường trực kính là bốn ức tám vạn tám trăm do tuần, chu vi mười bốn ức bốn vạn hai nghìn bốn trăm do-tuần. Mặt trời mặt trăng vận hành trong khoàng hai con đường này, và vì sự bất đồng của 290 do-tuần nân nhật nguyệt lịch số có tướng trạng khác nhau.
Do đó, lấy thuyết quỹ đạo trên đây làm nền tảng để trước hết nói về sự vận hành của mặt trời, lấy một năm làm 365 ngày (5 năm nhuận một tháng), thì quỹ đạo của mặt trời sẽ có 180 loại khác nhau. Đó tức là sự bất đồng giữa khoảng từ ngoại lộ vào nội lộ và từ nội lộ vào ngoại lộ vậy. Đương nhiên, mặt trời (cả mặt trăng cũng thế) quyết không chỉ vận hành riêng ở ngoại lộ hay nội lộ mà tất phải vận hành cả ở ngoại lẫn nội lộ, và chính vì đó mà thành 180 loại. Trong số này, có bốn loại có thể được coi là tiêu chuẩn cơ bản. Thứ nhất, tại ngoại lộ Diêm-phù và nội lộ Bắc-câu là một đường quán thông trung lộ của hai châu Đông và Tây, ngày đông chí (xưa là ngày 9 tháng 11?) của châu này (Diêm phù) tứ clà đường đó. Thứ hai, khi mặt rời vận hành tại trung lộ của châu này và Bắc châu vận hành ở ngoại lộ của Tây châu và ở nội lộ Đông châu, ngày thu phân ở châu này tương đương với ngày đó. Thứ ba, là đường kết hợp ngoại lộ của Bắc châu với nội lộ của Nam châu và trung lộ của hai châu Đông, Tây, khi mặt trời đi theo quỹ đạo đó là tiết hạ chí của châu này. Thư tư, là đường kết hợp trung lộ của hai châu Nam, Bắc với ngoại lộ Đông châu và nội lộ Tây châu, thì ngày đó tương đương với ngày xuân phân của châu này. Như vậy, bốn quỹ đạo này là tiêu chuẩn và sự kết hợp giao thoa giữa chúng thành ra 180 đường.
Nếu căn cứ theo Lập-thế-à-tỳ-đàm-luận thì một ngày mặt trời đi đại khái là:
Đi thẳng 1444140 + 1412400 : 360 = 4009 1 do-tuần
2 12
Đi chếch 290 = 1 11
180 18 do-tuần (từ nội lộ đến ngoại lộ, hay từ ngoại lộ đến nội). Đồ biểu trang 67:
Lý do tại sao ngày đêm có dài ngắn khác nhau là hoàn toàn ở đấy. Khi mặt trời qua lại trong nội lộ các châu thì rất dài, khi qua lại trong trung lộ thì bình phân. Cách thuyết minh này của Phật giáo cũng đồng với Bà-la-môn-giáo. Một ngày một đêm là 30 mâu-hô-lật-đa hoặc mâu-hưu-đa; ngày hoặc đêm dài nhất là 18 mâu-hô-lật-đa, ngắn nhất là 12 mâu-hô-lật-đa. Điểm này cũng giống với Bà-la-môn-giáo. Nếu theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì: sự bất đồng của một ngày là: 1/30 mâu-hô-lật-đa = 1 la-bà hay lạp-phược. Tức là hạ-chí, mỗi ngày thời gian giảm đi một lạp-phược; từ đông chí tăng lên một lạp-phược. Song, ở đây vấn đề được đặt ra là: ngày đông chí, hạ chí và ngày bình phân tương đương với ngày nào? Vấn đề này, trên thực tế, do vĩ-đô mà có hơi sai khác. Về điểm này, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 5, đưa hai thuyết khác nhau.
Thuyết thứ nhất là:
Ngày 15 tháng 5 - Hạ chí
Ngày 15 tháng 8 – Bình phân
Ngày 15 tháng 11 – Đông chí
Ngày 15 tháng 2 – Bình phân
Thuyết thứ hai là:
Ngày 9 tháng 6 - Hạ chí
Ngày 9 tháng 9 – Bình phân
Ngày 9 tháng 11 – Đông chí
Ngày 9 tháng 3 – Bình phân
Lại trong luận Bà sa, quyển 130 thì nói:
Ngày 8 tháng Ma-dà (9-12) – đông chí
Ngày 8 tháng Thất-la-phiệt-noa (9-6) - Hạ chí
Câu xá luận thì nói:
Từ vũ-tế tháng thứ hai, ngày 9, đêm dần dần tăng từ hàn-tế tháng thứ tư, ngày 9, đêm dần dần giảm.
Song, Vũ-tế tháng thứ hai, và hàn-tế tháng thứ tư địch thực chỉ tháng nào thì điều đó vẫn chưa được rõ. Quang-ký đưa ra nhiều thuyết.
Thái Sở thì nói:
Ngày 9 tháng 8 (Vũ-tế tháng thứ 2) – Thu bình phân
Ngày 9 tháng 2 (Vũ-tế tháng thứ 4) – Xuân bình phân.
Quang-Ký thì nói:
Ngày 9 tháng 5 (Vũ-tế tháng thứ 2) - Hạ chí.
Ngày 9 tháng 11 (Vũ-tế tháng thứ 4) – đông chí.
Diểm này, như Tụng-Sớ nói: cái gọi là đêm tăng lên, có sự giải thích bất đồng là bình phân tăng và sau hạ chí. Song, nếu cho như thế mà giải thích sự bất đồng đó bằng vũ-tế và hàn-tế thì có điểm không ổn thỏa. Nhưng, nếu lại tiến thêm một bước nữa mà khảo sát thì, cái gọi là vũ-tế, hàn-tế, hoặc là ngày đêm dài ngắn khác nhau, thật ra là do sự bất đồng của vĩ-độ, cho nên dù cho chỉ ở một nước Ấn Độ cũng khó mà có sự nhất định rồi, huống chi còn liên hệ nó với cả Trung Quốc vá Nhật Bản. Nếu ta muốn đạt đến một quy luật nhất định, thì dĩ nhiên, điều đó cực kỳ khó khăn.
Nếu tính theo ngày nay, thì thời gian mà trái đất xoay quanh mặt trời được một vòng là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 46 giây, do đó, nếu cho một năm là 365 ngày thì cứ cách bốn năm phải có một ngày nhuận. Đàng này, Ấn Độ lại dùng âm lịch, vì một năm chỉ 360 ngày, còn lại 5, ¼ ngày nữa, cho nên cần phải có một tháng nhuận. Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận ty cho năm năm nhuận một tháng, nhưng không định rõ số ngày của nó như thế nào. Vì không rõ về lịch số nên kết quả là không thể luận cứu về vấn đề này một cách tường tận. Đây là một điều rất đáng tiếc!
Trên đây, đại khái là đường vận hành của mặt trời. Sau đây sẽ nói qua về mặt trăng. Mặt trăng thì cũng hệt như mặt trời, nghĩa là, cũng vận hành giữa khoảng hai con đường nội và ngoại, nhưng khi đi qua 15 đường thì lại trở về đứng ở quỹ đạo cũ. Đại khái trong 30 ngày thì đi hết toàn thể quỹ đạo của nó, tức là từ ngoại lộ vào nội lộ hết 15 ngày, và từ nội lộ trở lại ngoại lộ hết 15 ngày. Theo ý nghĩa này, khi mặt trăng đi chếch thì nhanh hơn mặt trời, nghĩa là, trong một ngày đi được 19 1/3 do-tuần. nhưng khi đi thẳng thì tốc độ mặt trăng đi chậm hơn mặt trời, đại khái một ngày mặt trời nhanh hơn mặt trăng 48.080 do-tuần, do đó có hợp hay ly. Khi hợp thì ánh sáng mặt trời bao phủ mặt trăng trong một ngày là 3: 1/3 do-tuần, dần dần đến ngày 15 thì toàn bộ bị bao phủ, ánh sáng mặt trăng không hiện mới thành ra “hắc phân”. Khi ly thì dần dần một ngày hiện ra 3: 1/3 do-tuần, cứ như thế cho đến ngày 15 thì hoàn toàn không bị mặt trời che nữa, và lúc ấy là trăng tròn (bạch phân): đó là lý do tại sao trăng có khuyết, có tròn vậy. Dĩ nhiên, nếu nói theo quan niệm ngày nay thì điều đó không chính xác, nhưng nếu so với Bá-lạp-na bảo do sự đầy vơi của cam lộ mà trăng có tròn, khuyết, thì cách thuyết minh trên đây của Phật giáo có thể nói rất khoa học (Câu xá quyển 11 nói: “Các sư xưa giải thích là: do độ đi vòng của mặt trời, mặt trăng có khác nhau, nên mới hiện có tròn, khuyết”. Tụng-Sớ chú thích các sư xưa là các sư của Kinh-Bộ. Nếu vậy, có thể nói, những điều đượcc thuyết minh trong Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận hợp với Kinh Bộ).
Tiết thứ hai.
ĐỊA-NGỤC.
1- VĂN-HIẾN.
Sau đây, chúng ta hãy bàn qua về tư tưởng địa-ngục của Phật giáo.
Từ thời đại Phật giáo Nguyên thủy, tư tưởng địa-ngục đã được thu dụng trong Phật giáo rồi. Song, lúc đầu nó mới chỉ là luân lý luận thông tục chứ chưa đạt đến yếu tố thế-giới-quan. Về số mục hoặc vị trí của địa-ngục thì mãi đến A-tỳ-đạt-ma luận thư sau này hầu như cũng chưa có xác định (A. I. p.141, M.3p, 166, S. I. p. 151. Tạp-A-Hàm, quyển 47, Tăng-Nhất-A-Hàm, quyển 36, Trung-A-Hàm, quyển 1, Thiên-Sứ-Kinh). Tuy nhiên, nói một cách đại thể thì lúc đầu các thuyết minh về địa-ngục đều rời rạc, vả lại có tính cách thí dụ nhiều hơn, và có rất nhiều điểm liên hệ với tư tưởng địa-ngục của Bà-la-môn-giáo (chẳng hạn như số 7 được nhận là số mục địa ngục). Trải qua các niên đại, đồng thời với sự phát huy những đặc sắc của Phật giáo, tư tưởng địa-ngục cũng lần lượt được chỉnh lý, để rồi đã chiếm một địa vị rất lớn trong thế giới và hữu tình quan.
Dưới đây chúng tôi xin kể qua những tài liệu nghiên cứu về tư tưởng địa-ngục: Tăng-Nhất-Bộ và Trung-Bộ văn Ba-li là những tư tưởng thời đầu đã dần dần đầy đủ. Từ đó tiến lên bước nữa thì có phần chú kinh Bản-Sinh, Đại-Sự, Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm địa-ngục, cuối cùng có Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 8, phẩm địa-ngục, Thế-gian-Thiết-luận, Câu xá luận, Thế-gian phẩm (quyển 11), cho đến Du-dà-sư-địa-luận là thuyết minh chung cục về địa-ngục.
2- VỊ-TRÍ.
Trước hết hãy nói vể vị trí của địa-ngục. Trên văn hiến, lúc đầu khảo sát về địa-ngục như một nơi tận cùng của thế giới. Trong Trường-A-Hàm, phẩm Địa-ngục nói: “Nơi tận cùng của thế giới này tựa vào một biển nước lớn, lại có hai ngọn núi Kim-Cương, nơi giữa khoảng hai ngọn núi này, ánh sáng mặt trời, mặt trăng không chiếu rọi đến được, và đó là địa-ngục (Đại chính, 1, trang 121, hạ). Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 1 thì bảo địa-ngục thì ở ngoài núi Thiết-vi (Đại chính, 32, trang 173, trung). Song, đến Câu xá luận thì cho rằng nếu bảo nơi tận cùng thế giới là địa-ngục thì quyết không thích hợp, nên cho địa-ngục là ở dưới mặt đất, và lấy địa điểm phía dưới châu Diêm-phù hai vạn do-tuần (dưới đáy bốn vạn do-tuần từ bề mặt trở xuống) làm địa-ngục A-tỳ (vô gián địa-ngục), lấy đó làm cơ-để, trở lên còn có bảy tầng địa ngục (Du-dà-sư-địa-luận, quyển 4, nói, từ đây trở xuống ba vạn hai nghìn do-tuần có Đẳng-hoạt-na-lạc-ca (Đại chính, 30, trang 294) song có thể nói là tám địa-ngục, mỗi địa-ngục cách nhau một nghìn do-tuần).
3- SỐ VÀ LOẠI.
Thứ đến, là số và loại địa-ngục. Như đã nói ở trên, Trung Bộ liệt kê bảy địa-ngục; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận kể có mười hàn, tám nhiệt và mười sáu tăng (Đại chính, 32, trang 173, 207, thượng, 215, thượng); Trường-A-Hàm, quyển 19, cũng kể mười hàn, tám nhiệt và sáu tăng. Nhưng đến Câu xá luận thì lấy tám hàn, tám nhiệt và mười sáu địa-ngục nhỏ phụ thuộc làm chủ thể của địa-ngục. Địa-ngục-quan của Phật giáo, cuối cùng, đã được định ở đây. Bởi vậy, chúng ta hãy căn cứ theo đó để liệt kê những tên gọi như sau:
Trước hết bắt đầu từ tám nhiệt. Tám nhiệt là: 1-Đẳng-hoạt (xưa là Cánh hoạt), 2-Hắc-thằng, 3-Chúng-hợp (xưa là Chúng-hạp), 4-Hiệu-khiếu (xưa là Khiếu-hoán), 5-Đại-hiệu-khiếu, 6-Viêm-nhiệt (xưa là Thiêu), 7-Cực-nhiệt (xưa là Đại-Thiêu), 8-Vô-gián. Trong số này, bất luận loại nào, đều là chỗ đến của những kẻ tạo nghiệp cực ác, và đều phải chịu khổ bị thiêu đốt. Cũng vì thế mà có tên là Nhiệt-địa-ngục. Tựu trung, những kẻ bị đoạ vào địa-ngục Đẳng-hoạt, tuy bị ngục tốt - về thân phận của ngục tốt, giữa các A-tỳ-đạt-ma luận sư có sự tranh luận, Đại-chúng-bộ và Chính-lượng-bộ cho ngục tốt là hữu tình; Hữu Bộ và Kinh-lượng-bộ thì bảo không phải hữu tình, mà là một biến hình lớn do ác nghiệp chiêu cảm. Đại thừa cũng thế (Duy-thức-nhị-thập-luận-thuật-ký, quyển thượng, Đại chính, 43, trang 987, thượng). Nếu theo K. V. XX. 33, thì Án-đạt-la-phái cũng cùng một ý kiến - chặt đứt từng đoạn đặt tên sắt nóng, nhưng nhờ gió mát mà lại sống lại để tiếp tục chịu khổ, do đó mà có tên là Đẳng-hoạt-địa-ngục. Hắc-thằng có nghĩa là sợi dây đen. Như người thợ mộc dùng sợi dây đen trong tàu-mực đánh dấu trên khúc cây để cưa xẻ, ở đây tội nhân cũng vậy: ngục tốt dùng dây sắt nóng đặt lên thân thể tội nhân để đánh dấu và cứ theo dấu ấy mà cưa xẻ tội nhân, do đó mà có tên là Hắc-thằng. Còn Chúng-hợp-địa-ngục là ngục tốt đuổi tội nhân vào giữa hai quả núi, phía trước phía sau đều có lửa cháy, trong khi đó hai quả núi hợp lại mà ép tội nhân, do đó mới có tên là Chúng-hợp. Ngoài ra Viêm-nhiệt, Đại-viêm-nhiệt, Khiếu-hiệu, Đại-khiếu-hiệu, v.v… đều do chịu khổ lửa đốt mà diễn tả cái trạng thái kêu gào, than khóc của tội nhân. Sau hết là địa-ngục vô-gián. Trong bảy địa-ngục kia, có khi tội nhân còn được nghĩ ngơi đôi chút, khỏi chịu khổ, chứ tại địa-ngục này thì một chút do dự cũng không được, bởi thế mới có tên là Vô-gián. (Những luận sau đây nói rõ về tám địa-ngục lớn này: Du-dà-sư-địa-luận, quyển 4 (Đại chính, 30, trang 295, hạ - 297, thượng); Thi-Thiết-túc-luận. Thi-Thiết-luận nói: “Tạo nghiệp sát sinh, kẻ nặng nhất đọa vào Vô-gián-địa-ngục; nặng vừa đọa Đại-viêm-nhiệt-địa-ngục; vừa nữ, đọa Viêm-nhiệt-địa-ngục; vừa nữa, đọa Đại-khiếu-địa-ngục; vừa nữa, đọa Hiệu-khiếu-địa-ngục; vừa nữa, đọa chúng-hợp-địa-ngục; vừa nữa, đọa Hắc-thằng-địa-ngục; vừa nữa, đọa Đẳng-hoạt-địa-ngục; vừa nữa, đọa Bàng-sinh-thú,và nhẹ nhất thì đọa ngả-quỷ-lớn”; Bà sa quyển 47 (Đại chính, 27, trang 243, thượng); và Nghiên-cứu-A-tỳ-đạt-ma-luân, trang 137).
Về bề rộng của tâm địa-ngục lớn trên đây, theo Câu xá, mỗi địa-ngục là hai vạn do-tuần, nhưng ngoài những địa-ngục chính ra còn có sáu địa-ngục phụ mệnh danh là Tăng. Trong Phật giáo, vì một lý do nào đó, tuy lấy tám địa-ngục lớn làm chủ vị, nhưng do kết quả của một hình thái muốn gia tăng nào đó, nên cũng lập ra những địa-ngục phụ thuộc. Bởi thế con số mười sáu Tăng chưa hẳn đã được quyết định từ lúc đâu. Trung-Bộ (M.III.p.166) nói tại địa-ngục thứ bảy có nhiều địa-ngục phụ; kinh Thế-Khởi trong Trường-a-Hàm (Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm địa-ngục, Đại chính, 1, trang 121, hạ) nói như sau: 1-Hắc-sa, 2-Phí-niệu, 3-Ngũ-bách-đình, 4-Cơ, 5-Khát, 6-Nhất-đồng-phủ, 7-Đa-đồng-phủ, 8-Thạch-na, 9-Nùng-huyết, 10-Lượng-hỏa, 11-Khói-trà, 12-Thiết-hoàn, 13-Xích-phủ, 14-Sài-lang, 15-Kiếm-thụ, 16-Hàn-băng. Điều không may là vì không có nguyên điển của kinh Thế-Khởi, nên không thể nói rõ nguyên ngữ của từng địa-ngục trên đây. Nhưng điều đại khái không còn hồ nghi là sự thành lập như trên đã thoát thai từ Bá-lạp-na. Song, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 8 (Đại chính, 32, trang 211, hạ), hay luận Câu xá quyển 11, nói rằng tại bốn cửa của tám địa-ngục lớn đều có bốn tăng,cộng tất cả là mười sáu, như vậy đều khác với số mười sáu của Trường-A-Hàm. Tức là bốn phương đều có bốn loại: 1-Đường-ổi-tăng (xưa gọi là Nhiệt-khôi-viên), 2-Thì-phẩn-tăng (gọi là Tử-thi-viên). Trong Thi-phẩn này có con trùng kêu là nương-củ-tra (xưa gọi là phương-cưu-đa), 3-Phong-nhận-tăng (trong đó lại chia thành 3 loại: 1 Đao-nhận-lộ, 2 Kiếm-diệp-lâm, 3 Thiết-thích-lâm), 4-Liệt-hà-tăng. Nếu chia nhỏ ra nữa thành bảy loại, tức là thêm ba loại ở số 3 vào. Tất cả địa-ngục này đều khoảng vài trăm do-tuần. Tội nhân khi từ địa-ngục chính ra rồi lại phải vào đây để chịu khổ, bởi thế mới có tên là Tăng (thêm). Đây là sự giải thích của luận Câu xá.
Trên đây, tất cả đều là Nhiệt-địa-ngục, đối lại với Nhiệt địa-ngục còn có Hàn-địa-ngục. Trường-A-Hàm, quyển 19, phẩm địa-ngục (Đại chính, 1, trang 125, hạ), Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 1 (Đại chính, 22, trang 137, hạ) liệt kê mười loại. Tăng-Nhất-Bộ, Tạp-Bộ thì kể có chín loại. Câu xá luận thì lại có tám loại.
Mười loại của Trường-A-Hàm bản dịch là: 1-Hậu—vân, 2-Vô-vân, 3-Ha-ha, 4-Nại-há, 5-Dương-minh, 6-Tu-càn-đề, 7-Ưu-bát-la, 8-Câu-vật-đầu, 9-Phân-đà-lợi, 10-Bát-đầu-ma.
Mười loại của Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận là: 1-At-phù-đà, 2-Niết-phù-đà, 3-A-ba-ba, 4-A-tra-tra, 5-Ưu-hống-hồng, 6-Uất-ba-lũ, 7-Càn-vật-đầu, 8-Tô-kiện-đà-cố, 9-Phân-đà-lợi-cố, 10-Ba-đầu-ma.
Còn tám loại của Câu xá là bỏ số 7, 8 trên đây còn lại tám.
Những tên gọi trên đây là căn cứ theo trạng thái cực lạnh của thân thể, hoặc tiếng khổ mà đặt (trong Phát-hợp-tư-ba-tạo-ảnh-sơ-trí-luận, quyển thượng (Đại chính, 32, trang 229, thượng) và Du-dà-sư-địa luận quyển 4, có nói rõ về tám Hàn). Về vị trí của những địa-ngục này, Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 1, bảo là ở ngoài núi Thiết Vi, nhưng Câu xá luận quyển 11 lại nói ở phía ngoài tám địa-ngục nhiệt kể trên. Mà hình thể châu Nam-Diêm-phù-đề, bề mặt tuy không rộng, nhưng phía dưới trở xuống thì rất rất rộng, cho nên có thể bao hàm rất nhiều địa-ngục ở dưới.
4- DIÊM MA ĐỊA NGỤC.
Trở lên, có bát nhiệt, bát hàn và mười sáu tăng, tất cả là 8 + 8 (8 x 16). Đây là con số chủ yếu trong địa ngục quan Phật giáo, nhưng Trường-A-Hàm quyển 19. Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 8, còn đặc biệt nói đến Diêm-Ma địa-ngục nữa.
Vua Diêm-Ma, lúc tối sơ là người chết, mà điểm v5 là theo Trường-A-Hàm, vua từ ở trong cung điện tráng lệ đó mà hưởng các thú vui, nhưng cứ mỗi ngày ba lần, ngồi trên sắt nóng lấy nước đồng sôi rót vào miệng mà chịu khổ (Trường-A-Hàm quyển 19, Đại chính, trang 126,trung). Theo chỗ tôi biết, Bà-la-môn-giáo không nói Diêm Ma tự thân chịu khổ, nhưng Phật giáo thì cho thân phận Diêm Ma cũng chỉ là một loài quỷ. Song, Diêm Ma có nhiệm vụ răn dạy các tội nhân mà ông ta xét xử: điều này trong Trường-A-Hàm cũng có nói. Nhưng đến Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì nói sự thụ khổ của Diêm Ma không phải nhiệm vụ của tài phán quan tận lực. Phương pháp tài phán của Diêm Ma rất có tính cách luân lý giáo huấn. Đó là đặc sắc của Diêm Ma.
Quan Phật giáo, sứ giả của Diêm Ma có ba hoặc năm người. Ba là lão, bệnh-tử; năm là sinh, lão, bệnh, tử và hình vụ sở. Diêm Ma thường sai sứ tăng gia cảnh giới nhân loại, nhưng vì nhân loại không thèm để ý, nên không chịu làm việc thiện, mà, trái lại, chỉ chăm lo tạo ác nghiệp, cho nên cuối cùng không tránh khỏi những nỗi khổ ở địa-ngục. Đó là lời răn dạy của Diêm Ma đối với người mới chết. Như Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 8, nói: “nghiệp tà ác của ngươi, do nơi tự làm tự chịu, chẳng phải trời làm, cũng chẳng phải cha mẹ làm cho, chẳng phải quốc vương làm, mà là do người tự làm tự chịu, tuy không mong muốn, nhưng quả báo quyết định sẽ đến. Lại trong Trung-A-Hàm, quyển 12, Thiên Sứ Kinh (Đại chính, 1, trang 504, trung) nói: “Ác nghiệp này của người chẳng phải cha mẹ làm, chẳng phải vua, chẳng sa môn, phàm chí làm, mà chính ngươi tạo nghiệp bất thiện, nên nay ngươi tất sẽ phải chịu báo”. Đó là những lời Diêm Ma thường tuyên bố. Theo ý nghĩa ấy, Diêm Ma tuy đã mất cái ý nghĩa tài phán quan, nhưng trong truyền thuyết này. Còn về chỗ ở của Diêm Ma, theo Trường-A-Hàm thì tại núi Đại-Kim-Cương ở phía nam châu Diêm-phù; nhưng Câu xá luận lại bảo ở dưới đất năm trăm do-tuần, là chỗ thuộc loài quỷ (Câu xá, quyển 11).
5- CÔ ĐỊA NGỤC.
Ngoài ra, theo Phật giáo, còn có cái gọi là Cô-địa-ngục ở rải rác trên đất hoặc trên sông, ở sườn núi hay ở giữa cánh đồng không, như Sương-căng-đại-địa-ngục, Khủng Sơn của Nam Bộ, Biệt phú địa-ngục, v.v… cùng tương đương với Cô-địa-ngục. Vì chúng ở tản mạn khắp nơi nên gọi là Cô.
(Về địa-ngục, ngã quỹ, súc sinh, thiên, v.v… xem chính pháp-niệm-xứ-kinh-toàn 70 quyển (Đại chính, 17, trang 1 – 417).
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|