× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận



Quyển 3 - 3

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312a28 : 唯 善 後 八 根 憂 通 善 不 善

T29n1560-p0312a29 意 餘 受 三 種 前 八 唯 無 記

Âm Hán:

Duy thiện hậu bát căn Ưu thông thiện bất thiện

Ý dư thọ tam chủng Tiền bát duy vô ký.[103]

Việt dịch:

Duy thiện, tám căn sau Ưu thông thiện bất thiện

Ý, các thọ còn lại, cả ba Tám trước, duy vô ký /12/.

 

Luận giải thích:

/12a/.Duy thiện, tám căn sau: tám căn, tín, v.v... hoàn toàn là thiện. Theo thứ tự, tám căn nầy nằm ở sau, nhưng theo văn mạch trước nên được đưa lên đầu.

/12b/.Ưu thông thiện bất thiện: ưu căn thông cả thiện và bất thiện tánh.

/12c/.Ý, các thọ còn lại, cả ba: ý căn và bốn thọ còn lại đều thông cả ba tánh.

/12d/.Tám trước, duy vô ký: tám căn, mắt, v.v..., thuộc vô ký tánh.

Như vậy, đã nói xong về ba tánh thiện, bất thiện, v.v....

5.Giới hệ.

Trong 22 căn, bao nhiêu căn hệ thuộc Dục giới, bao nhiêu hệ thuộc Sắc giới, bao nhiêu hệ thuộc Vô sắc giới?

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b01 : 欲 色 無 色 界 如 次 除 後 三

T29n1560-p0312b02 : 兼 女 男 憂 苦 并 餘 色 喜 樂

Âm Hán:

Dục, Sắc, vô sắc giới như thứ, trừ hậu tam

Kiêm nữ nam ưu khổ tịnh trừ sắc hỷ lạc.[104]

Việt dịch:

Cõi Dục Sắc và Vô sắc Thứ tự, trừ ba sau;

Thêm nữ nam ưu khổ Và trừ sắc hỷ lạc /13/.

 

Luận giải thích:

/13abc/ Cõi Dục Sắc và Vô sắc thứ tự, trừ ba sau và trừ các căn nữ nam ưu khổ

Theo thứ tự, cõi Dục trừ ba căn vô lậu sau cùng, vì ba căn đó không hệ thuộc. Cho nên biết rằng, chỉ có 19 căn hệ thuộc Dục giới.

Sắc giới cũng giống như trước, trừ ba vô lậu căn, trừ thêm bốn căn nam, nữ, ưu, khổ, còn lại 15 căn hệ thuộc sắc giới.

Trừ hai căn nam, nữ, bởi lẽ, ở cõi Sắc không còn vấn đề dâm dục; hơn nữa, hai căn nam, nữ khiến cho thân thể trở nên xấu xí.

Nếu vậy, tại sao lại nói ở cõi Sắc có nam giới?

Nơi nào nói vậy?

Trong Khế kinh nói, “Không có bất cứ trường hợp, không bao giờ có thể có thân nữ làm Phạm vương. Trường hợp xảy ra, có nam thân làm Phạm vương.”[105]

Ngoài ra có cõi, có nam tướng; đó là cõi Dục, có trong thân tướng nam giới[106].

Không có khổ căn: vì thân thể vốn tịnh diệu; lại nữa, ở cõi đó, không có các pháp bất thiện. Không có ưu căn: vì do xa-ma-tha (śamatha) tương tục, thắm nhuận; lại nữa, ở cõi kia (định kia), không có các việc não hại.

/13d/.Và trừ sắc hỷ lạc: cõi Vô sắc cũng như trước, trừ ba vô lậu, nữ, nam, ưu, khổ; và trừ năm sắc căn, cùng hai căn hỷ, lạc; cho nên biết rằng, tám căn còn lại hệ thuộc cõi Vô sắc; đó là, ý căn, mạng căn, xả căn và năm căn tín v.v...

Như vậy, đã nói xong, các căn hệ thuộc cõi Dục, v.v...

6. Đoạn trừ:

Trong 22 căn, bao nhiêu căn thuộc Kiến sở đoạn[107], bao nhiêu căn thuộc Tu sở đoạn và bao nhiêu căn thuộc Phi sở đoạn? Tụng đáp,

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b03 : 意 三 受 通 三 憂 見 修 所 斷

T29n1560-p0312b04 : 九 唯 修 所 斷 五 修 非 三 非

Âm Hán:

Ý tam thọ thông tam Ưu kiến tu sở đoạn

Cửu duy tu sở đoạn Ngũ tu phi tam phi[108]

Việt dịch:

Ý, ba thọ thông ba Ưu đoạn ở kiến tu

Chín chỉ đoạn ở tu Năm tu phi, ba phi /14/.

 

Luận giải thích:

/14a/.Ý, ba thọ thông ba: nghĩa là ý căn, và ba thọ căn hỷ, xả, lạc, mỗi mỗi đều thông cả ba tức là được đoạn trừ ở cả hai đạo Kiến, Tu, và thông với Phi.

/14b/.Ưu đoạn ở kiến tu: Ưu căn chỉ được đoạn trừ ở kiến đạo và tu đạo; vì chẳng phải là vô lậu.

/14c/. Chín chỉ đoạn ở tu: Bảy sắc căn và hai căn mạng, khổ chỉ được đoạn trừ ở tu đạo; vì không thuộc pháp nhiễm ô, không do thức thứ sáu sanh ra; tất cả đều thuộc hữu lậu.

/14d/. Năm tu phi, ba phi: Năm căn tín,v.v... hoặc được đoạn trừ ở tu đạo, hoặc thông với phi sở đoạn, vì chẳng thuộc nhiễm ô; tất cả thông với hữu lậu và vô lậu. Ba căn sau cùng chỉ thông với phi sở đoạn, vì là vô lậu, và vì chẳng phải pháp vô quá,[109] là pháp cần được đoạn trừ.

Như vậy, đã nói xong các tính chất khác nhau của căn.

V: TẠP PHÂN BIỆT.

1. Dị thục thọ sanh.

Ở giới nào, có bao nhiêu căn dị thục có đầu tiên?

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b05 : 欲 胎 卵 濕 生 初 得 二 異 熟

T29n1560-p0312b06 : 化 生 六 七 八 色 六 上 唯 命

Âm Hán:

Dục thai, noãn, thấp sanh. Sơ đắc nhị dị thục.

Hoá sanh lục thất bát. Sắc lục thượng duy mạng.[110]

Việt dịch:

Dục, từ thai, trứng, thấp mới đầu, hai dị thục;

Hoá sanh sáu bảy tám. Sắc sáu, trên duy mạng /15/.

 

Luận giải thích:

1. Cõi Dục.

/15ab/.Dục, từ thai trứng thấp; mới đầu, hai dị thục: ở cõi Dục, chúng sanh từ thai, trứng, thấp sanh ra, đầu tiên chỉ có được hai căn dị thục là thân và mạng; bởi lẽ, trong ba loại thọ sanh nầy, các căn phát sinh dần dần.

Ở đó, tại sao lại không có hai căn ý và xả?

Hai căn nầy trong giai đoạn tục sanh[111] nó nhất định thuộc nhiễm ô vậy (dị thục thuộc vô ký).

/15c/.Hoá sanh sáu bảy tám: chúng sanh loài hoá sanh[112], khi mới thọ sanh, có đến 6,7 hoặc 8; đó là loài vô hình,[113] khi mới thọ sanh có sáu căn. Như thời kiếp sơ vậy. Sáu căn đó là gì? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và mạng. Nếu là một hình,[114] khi mới thọ sanh, có được bảy căn. Như chư thiên,v.v.... Nếu là hai hình,[115] khi mới thọ sanh, có được 8 căn.

Cũng có nhị hình thọ sanh trong loài hoá sanh chăng[116]?

Trong các ác thú, đều có nhị hình hoá sanh.

Như vậy, nói xong, ở Dục giới, các căn đầu tiên có được.

2. Cõi sắc và Vô sắc.

/15d/.Sắc sáu, trên duy mạng: Ở cõi Dục, dục tham mạnh nên chỉ nói dục; cõi Sắc, sắc pháp mạnh nên chỉ nói sắc. Khế kinh cũng nói, tịch tĩnh giải thoát, vượt quá Sắc và Vô sắc.

Cõi Sắc, ban đầu có sáu căn dị thục; giống như vô hình hoá sanh ở cõi Dục.

Cõi trên hết[117] chỉ có mạng căn; nghĩa là, cõi Vô sắc có định lực thù thắng[118] và xứ sở thù thắng cho nên nói là trên. Ở cõi Vô sắc, lúc ban đầu, chỉ có dị thục mạng căn, ngoài ra, không có căn nào.

Đã nói về dị thục căn, đầu tiên có được.

2. Diệt căn đa thiểu

Tiếp đến, ở mỗi giới, khi lâm chung, bao nhiêu căn diệt sau cùng?

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b07 : 正 死 滅 諸 根 無 色 三 色 八

T29n1560-p0312b08 : 欲 頓 十 九 八 漸 四 善 增 五

Âm Hán:

Chánh tử diệt chư căn Vô sắc tam, sắc bát.

Dục đốn thập cửu bát tiệm tứ thiện tăng ngũ[119]

Việt dịch:

Chánh tử các căn diệt Vô sắc ba, sắc tám.

Dục đốn, mười chín tám; tiệm bốn, thiện thêm năm /16/.

 

Luận giải thích:

1.Cõi Vô sắc.

/16ab/.Chánh tử các căn diệt, Vô sắc ba: ở cõi Vô sắc, khi sắp lâm chung, ba căn mạng, ý, xả diệt mất sau cùng.

2. Cõi Sắc.

Sắc tám: nếu ở cõi Sắc, khi sắp lâm chung, ba căn vừa nói ở trước cùng với năm căn nhãn v.v..., tám căn đó diệt sau cùng. Tất cả các loài hoá sanh đều có đủ các căn trong khi sống chết.

3. Cõi Dục.

a. Đốn tử.

/16c/.Dục đốn, mười chín tám: nếu ở cõi Dục, chết đột ngột, có 10,9,8 căn diệt sau cùng. Nếu là nhị hình, có 10 căn diệt sau cùng; tức là hai căn nam, nữ cọng với tám căn trước. Nếu thuộc nhất hình, có 9 căn diệt sau cùng tức là trong hai căn nam nữ tuỳ theo đó mà trừ một. Nếu thuộc vô hình, có tám căn diệt sau cùng tức là không có hai căn nam, nữ, chỉ có tám căn trước. Như vậy là căn cứ vào sự chết đột ngột.

b. Tiệm tử.

/16d/.Tiệm bốn: nếu chết dần dần, cuối cùng chỉ có bốn căn; đó là, tại Dục giới, khi chết dần dần, bốn căn thân, mạng, ý, xả diệt sau cùng. Bốn căn nầy không có nghĩa diệt trước hoặc sau.

Nói như vậy, nên biết rằng, chỉ căn cứ vào tâm nhiễm ô vô ký khi lâm chung vậy.

c. Thiện.

/16d/.Thiện thêm năm: nếu trong tam giới, với thiện tâm khi chết, có đủ cả năm tín, v.v...; cho nên trước có nói, trong tất cả các địa vị, số lượng kia đều nên gia thêm năm căn tín,v.v...; nghĩa là, ở Vô sắc, tăng lên 8 căn; cho đến ở cõi Dục, chết dần dần, tăng lên 9 căn; ở trung gian nhiều ít như thế nào, nên theo lý mà biết.

3. Đắc quả dụng căn.

Tất cả các căn pháp trong phần phân biệt căn, nên suy nghĩ phân biệt[120], trong 22 căn, những quả sa môn nào, có bao nhiêu căn chứng đắc?

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b09 : 九 得 邊 二 定 七 八 九 中 二

T29n1560-p0312b10 : 十 一 阿 羅 漢 依 一 容 有 說

Âm Hán:

Cửu đắc biên nhị định Thất bát cửu trung nhị

Thập nhất a la hán Y nhất dung hữu thuyết.[121]

Việt dịch:

Chín đắc hai định biên Bảy tám chín, hai giữa

Mười một A la hán Nương một cùng có mà nói /17/.

Luận giải thích:

Biên chỉ cho quả Dự lưu và quả A-la-hán; trong bốn quả sa môn, hai quả nầy nằm trước và sau vậy. Trung chỉ cho quả Nhất lai và Bất hoàn. So sánh với hai quả trước và sau, chúng nằm ở giữa.

/17a/.Chín đắc hai định biên: quả Dự lưu tức quả đầu tiền do chín căn chứng đắc; đó là, ý căn, xả căn, năm căn (tín v.v... ) và vị tri đương tri căn, dĩ tri căn. Vị tri căn, tại vô gián đạo[122], dĩ tri căn tại giải thoát đạo[123]. Hai căn nầy hỗ trợ cho nhau để chứng đắc quả Dự lưu. Như thứ tự, đối với việc chứng đắc ly hệ, làm dẫn nhơn[124] và y nhơn[125]. Quả A-la-hán[126] cũng do chín căn chứng đắc; đó là, ý căn, năm căn (tín, v.v...), dĩ tri căn, cụ tri căn, và cọng thêm một trong ba căn hỷ, xả, lạc. Dĩ tri căn tại vô gián đạo; cụ tri căn tại giải thoát đạo; hai căn nầy hỗ trợ cho nhau để chứng đắc quả A-la-hán. Theo thứ tự, đối với việc chứng đắc ly hệ, làm dẫn nhơn, y nhơn.

/17b/.Bảy tám chín, hai giữa: (hai giữa tức) hai quả trung gian, tuỳ theo sở ứng, có bảy, tám, chín căn chứng đắc.

Vì sao như vậy?

Như với quả Nhất lai, theo thứ đệ chứng,[127] y thế gian đạo[128], do bảy căn chứng đắc; đó là các căn ý, xả, năm căn tín, v.v...; y xuất thế gian đạo[129], do tám căn chứng đắc; đó là, gồm bảy căn trước và thêm dĩ tri căn. Bội ly dục tham, siêu việt chứng,[130] như quả Dự lưu, do chín căn chứng đắc.

Nếu quả Bất hoàn[131], theo thứ đệ chứng, y thế gian đạo do bảy căn chứng đắc; y xuất thế gian đạo do tám căn chứng đắc. Cũng giống như thứ đệ chứng quả Nhất lai ở trước. Toàn ly dục tham[132], siêu việt chứng, do chín căn chứng đắc. Giống như siêu việt chứng quả Nhất lai ở trước. Nói chung (tuy giống Nhất lai được chứng đắc bởi 7,8,9), vẫn có sai biệt; đó là do y địa nầy (toàn ly dục tham siêu việt chứng) có sự sai biệt, tức trong lạc, hỷ, xả, có thể theo đó mà thủ đắc một. Quả Nhất lai trước, siêu việt chỉ có duy nhất xả căn. Lại nữa, thứ đệ chứng quả Bất hoàn, nếu ở trong đệ cửu giải thoát đạo nhập căn bản địa, y thế gian đạo, do tám căn chứng đặng; trong vô gián đạo có xả thọ tương ưng; trong giải thoát đạo, lại có hỷ thọ; hai thọ nầy hỗ trợ lẩn nhau chứng quả thứ ba. Đối với ly hệ đắc, hai nhơn dẫn, y, cũng giống như trước; y xuất thế gian đạo, do chín căn thành tựu; tám căn như trước và thêm căn dĩ tri là chín. Vô gián đạo và giải thoát đạo, căn dĩ tri nầy đều có.

/17cd/.Mười một A la hán nương một cùng có mà nói

Há chẳng phải trong trong Căn bổn A-tỳ đạt-ma,[133] có hỏi rằng, “Do bao nhiêu căn chứng đắc quả A la hán? Đáp, 11 căn chứng đắc.” Thế tại sao đây lại nói, do chín căn chứng đắc?

Thật sự chứng đắc quả thứ tư chỉ do chín căn, song Bổn luận nói 11 căn, đó là y nơi một thân có thể có nên nói như vậy; nghĩa là có một hạng bổ-đặc-già-la[134], từ vô học vị[135], sau nhiều lần thối thất, thường thường với lạc, hỷ, xả, tùy trường hợp, có một căn hiện tiền,[136] trở lại chứng đắc quả A-la-hán. Do vậy, Luận nầy, nói 11 căn; song, không khi nào ba thọ cùng khởi lên một lúc, cho nên nay nói quyết định do chín căn.

Ở trong quả Bất hoàn, sao lại không nói như vậy(cùng có ba thọ)?

Bởi lẽ, không có trường hợp bằng lạc căn chứng quả Bất hoàn rồi sau đó có sự thối lui;[137] cũng không có việc đã thối lui rồi do lạc căn, lại chứng đắc. Đây chẳng phải quả ly dục Bất hoàn do siêu việt chứng đắc, có sự thối lui; đây là quả ly dục bất hoàn do hai đạo chứng đắc (thế gian đạo và xuất thế gian đạo), rất kiên cố.

4. Chư căn định lượng.

Nay nên suy nghĩ, trong 22 căn, khi một căn thành tựu, có bao nhiêu căn quyết định cùng thành tựu?

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b11 : 成 就 命 意 捨 各 定 成 就 三

T29n1560-p0312b12 : 若 成 就 樂 身 各 定 成 就 四

 

T29n1560-p0312b13 : 成 眼 等 及 喜 各 定 成 五 根

T29n1560-p0312b14 : 若 成 就 苦 根 彼 定 成 就 七

 

T29n1560-p0312b15 : 若 成 女 男 憂 信 等 各 成 八

T29n1560-p0312b16 二 無 漏 十 一 初 無 漏 十 三

Âm Hán:

Thành tựu mạng, ý, xả. Các định thành tựu tam.

Nhược thành tựu lạc, thân. Các định thành tựu tứ[138]

 

Thành nhãn đẳng cập hỷ. Các định thành ngũ căn

Nhược thành tựu khổ căn. Bỉ định thành tựu thất

 

Nhược thành nữ, nam, ưu. Tín đẳng, các thành bát

Nhị vô lậu, thập nhất. Sơ vô lậu thập tam

Việt dịch:

Thành tựu mạng, ý, xả đều cùng thành tựu ba.

Nếu thành tựu lạc, thân đều cùng thành tựu bốn /18/.

 

Thành tựu mắt, v.v.. và hỷ đều cùng thành tựu năm.

Nếu thành tựu khổ căn kia cùng thành tựu bảy /19/.

 

Nếu thành tựu nữ nam ưu Tín, v.v... cùng thành tựu tám.

Hai vô lậu, mười một Sơ vô lậu, mười ba /20/.

Luận giải thích:

/18ab/.Thành tựu mạng, ý, xả, đều cùng thành tựu ba.

Ba căn mạng, ý, xả, khi thành tựu một, cả ba căn đều thành tựu. Trong ba căn này, không thể thiếu một mà các căn còn lại thành tựu được.

Ngoài ba căn nầy, các căn còn lại (19 căn) là bất định: hoặc thành tựu hoặc không thành tựu. Trong đó, bốn căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, nếu sanh ở Vô sắc giới, quyết định không thành tựu. Nếu sanh Dục giới mà (chúng) chưa có, hoặc đã mất tức cũng không thành tựu. Thân căn chỉ không thành tựu khi sanh ở Vô sắc giới. Hai căn nữ nam, sanh ở hai giới trên, quyết định không thành tựu; nếu sanh Dục giới, chưa có hoặc đã mất, cũng không thành tựu. Lạc căn, ở loài dị sanh, sanh ở tứ định và Vô sắc giới, quyết định không thành tựu. Hỷ căn ở loài dị sanh, sanh ở tam, tứ định và Vô sắc giới, quyết định không thành tựu. Khổ căn, nếu sanh Sắc và Vô sắc giới, quyết định không thành tựu. Ưu căn ở nơi tất cả các hàng ly dục tham, quyết định không thành tựu. Năm căn tín,v.v..., ở nơi người thiện căn bị mất, quyết định không thành tựu. Căn vô lậu thứ nhất, ở nơi tất cả các loài dị sanh và các bậc đã trú quả, quyết định không thành tựu. Căn vô lậu thứ hai, ở nơi tất cả các loài dị sanh, kiến đạo, vô học đạo, quyết định không thành tựu. Căn vô lậu sau cùng, ở nơi tất cả các loài dị sanh và hữu học vị, quyết định không thành tựu.

Các trường hợp mà trên đây không loại trừ,[139] nên biết, cứ theo như trước mà nói, các căn đều quyết định thành tựu.

/18cd/.Nếu thành tựu lạc, thân, đều cùng thành tựu bốn.

a.Nếu thành tựu lạc căn, quyết định bốn căn cùng thành tựu; đó là, mạng, ý, xả và lạc căn nầy.

b.Nếu thành tựu thân căn, cũng quyết định bốn căn cùng thành tựu; đó là mạng, ý, xả và thân căn nầy.

/19ab/.Thành tựu mắt,v.v..và hỷ, đều cùng thành tựu năm.

a. Nếu thành tựu căn con mắt, quyết định năm căn cùng thành tựu; đó là mạng, ý, xả, thân và căn con mắt.(Nếu thành tựu) các căn tai, mũi, lưỡi, nên biết, quyết định cũng cùng thành tựu năm căn; bốn căn trước giống ở căn con mắt, thứ năm là chính căn được thành tựu đó.

b. Nếu thành tựu hỷ căn, cũng quyết định thành tựu năm căn; đó là mạng, ý, xả, lạc và hỷ căn.

Nếu sanh vào đệ nhị thiền mà chưa chứng được đệ tam thiền tức là khi xả bỏ cõi dưới, chưa chứng cõi trên, thành tựu loại lạc căn nào? Nên nói, thành tựu nhiễm ô lạc căn ở đệ tam thiền; không thành tựu các căn thiện, vô phú vô ký.

/19cd/.Nếu thành tựu khổ căn; kia cùng thành tựu bảy

Nếu thành tựu khổ căn, quyết định cùng thành tựu bảy căn; đó là, thân, mạng, ý và bốn thọ căn; trừ ưu.

/20ab/.Nếu thành tựu nữ nam ưu;Tín, v.v..cùng thành tám:

a. Nếu thành tựu nữ căn, quyết định đồng thời thành tựu tám căn; đó là, bảy căn như ở khổ và thứ tám là nữ căn.

b. Nếu thành tựu nam căn, quyết định đồng thời thành tựu tám căn; đó là bảy căn như ở khổ, thứ tám là nam căn.

c. Nếu thành tựu ưu căn, quyết định đồng thời thành tựu tám căn; đó là bảy căn như ở khổ, thứ tám là ưu căn.

d. Nếu thành tựu các căn, tín, v.v..., quyết định đồng thời cũng đều thành tựu tám căn; đó là mạng, ý, xả và năm căn, tín v.v...

/20cd/.Hai vô lậu, mười một; Sơ vô lậu, mười ba:

a. Nếu thành tựu cụ tri căn, quyết định đồng thời thành tựu 11 căn; đó là mạng, ý, lạc, hỷ, xả và năm căn tín, v.v... cùng cụ tri căn.

b. Nếu thành tựu dĩ tri căn, quyết định đồng thời thành tựu 11 căn; mười căn như trên cùng với dĩ tri căn.

c. Nếu thành tựu vị tri căn, quyết định đồng thời thành tựu 13 căn; đó là thân, mạng, ý, khổ, lạc, hỷ, xả, năm căn tín v.v... và vị tri căn.

5. Chư căn cực thiểu.

Trong 22 căn, số lượng các căn thành tựu tối thiểu là bao nhiêu?

Văn Tụng.

Hán:

T29n1560-p0312b17 : 極 少 八 無 善 成 受 身 命 意

T29n1560-p0312b18 : 禺 生 無 色 界 成 善 命 意 捨

Âm Hán:

Cực thiểu bát vô thiện. Thành thọ, thân, mạng, ý.

Ngu sanh vô sắc giới. Thành thiện mạng ý xả.[140]

Việt dịch:

Cực thiểu, tám, vô thiện Thành thọ, thân, mạng, ý.

Ngu sanh cõi vô sắc Thành thiện mạng ý xả /21/.

Luận giải thích:

/21ab/.Cực thiểu, tám, vô thiện, thành thọ, thân, mạng, ý.

Chúng sanh đã đoạn thiện căn gọi là vô thiện.[141] Với chúng sanh đó, số căn tối thiểu được thành tựu[142] là tám; đó là năm thọ và thân, mạng, ý. Thọ là năng thọ, năng lãnh nạp[143] vậy; hoặc là thọ tánh[144] nên gọi là thọ. Như dựa vào tánh viên mãn[145] mà lập tên gọi là viên mãn[146].

/21cd/.Ngu sanh cõi Vô sắc thành thiện mạng ý xả.

Cũng như hàng chúng sanh đoạn thiện căn thành tựu tối thiểu tám căn, hàng ngu sanh ở Vô sắc, cũng thành tựu tám căn. Ngu là dị sanh, chưa thấy Đế lý vậy. Những gì là tám? Năm căn tín, v.v... mạng, ý, xả căn. Năm căn tín, v.v... luôn luôn là thiện nên gọi chung là thiện.

Nếu vậy, nên bao gồm luôn cả ba vô lậu căn.

Không thể được. Ở đây, căn cứ vào tám căn (mà nói là thiện, không căn cứ vào 22 căn). Lại nói ngu sanh Vô sắc giới vậy (tức biết rằng, không thành tựu ba vô lậu căn).

6. Chư căn cực đa.

Trong 22 căn, số lượng các căn thành tựu tối đa là bao nhiêu?

Văn Tụng:

Hán:

T29n1560-p0312b19 : 極 多 成 十 九 二 形 除 三 淨

T29n1560-p0312b20 : 聖 者 未 離 欲 除 二 淨 一 形

Âm Hán:

Cực đa thành thập cửu nhị hình trừ tam tịnh

Thánh giả vị ly dục Trừ nhị tịnh nhất hình.[147]

Việt dịch:

Cực đa là mười chín Nhị hình trừ ba tịnh

Bậc thánh chưa ly dục Trừ hai tịnh, nhất hình /22/.

Luận giải thích:

/22ab/.Cực đa là mười chín Nhị hình trừ ba tịnh.

Chúng sanh nhị hình đầy đủ các căn mắt, v.v..., trừ ba căn vô lậu, thành tựu 19 căn còn lại. Vô lậu gọi là tịnh vì lìa xa hai sự trói buộc (tương ưng phược và sở duyên phược). Nhị hình tức là dị sanh cõi Dục, chưa ly dục tham, cho nên thành tựu 19 căn.

Chỉ có nhị hình thành tựu đầy đủ 19 căn mà thôi ư?

/22c/.Bậc thánh chưa ly dục.

Các bậc thánh chưa ly dục cũng thành tựu đầy đủ 19 căn; đó là thánh hữu học chưa lìa dục tham thành tựu cực đa cũng đầy đủ 19 căn.

/22d/.Trừ hai tịnh, nhất hình.

Trừ hai tịnh tức trừ hai vô lậu và hàng chúng sanh nhất hình: ở tại kiến đạo, trừ dĩ tri căn và cụ tri căn; nếu ở tu đạo, trừ vị tri căn và cụ tri căn. Hai căn nữ nam, tuỳ theo đó, trừ đi một loại vì các bậc thánh, không có nhị hình.

Nhơn phân biệt về giới, căn, phi căn khác nhau, đã bàn luận chi tiết về 22 căn.

Thuyết nhất thiết hữu bộ câu xá luận (q.3)

 


Xem dưới dạng văn bản thuần túy