× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận



Quyển 2 - 4

iv.Y thế (thời gian).

Như trước đã nói, thức có sáu loại là thức giới con mắt cho đến ý thức giới. Vậy, cũng giống như năm thức duyên với hiện tại, ý thức duyên với quá khứ, sở y của thức (thức y) cũng như thế sao? Không thể như thế. Tại sao?

Tụng văn:

Hán:

.

Âm: Hán

Hậu duy y quá khứ Ngũ thức y hoặc câu

Dịch nghĩa:

Thức thứ sáu chỉ duyên với quá khứ

Năm thức trước duyên với cả hai /43cd/.

Luận giải thích :

Ý thức chỉ nương vào vô gián diệt ý.[68] Năm thức mắt, v.v...nương vào hoặc cả hai.[69] Nói Hoặc, ý cho thấy năm thức nầy cũng nương vào quá khứ. Nhãn là câu sanh sở y của nhãn thức; như vậy cho đến thân là câu sanh sở y của thân thức; đều là đời hiện tại. Vô gián diệt ý là sở y thuộc quá khứ[70]. Sở y của năm thức thân nầy có cả hai loại; đó là năm căn mắt, v.v... là sở y riêng biệt; ý căn là sở y tánh chung cho cả năm thức. Cho nên nói như vậy.

Nếu là tánh sở y của nhãn thức có đồng thời là vô gián duyên[71] của nhãn thức v.v... chăng; hoặc nếu là vô gián duyên của nhãn thức, v.v... có đồng thời là sở y tánh của nhãn thức chăng?

Để phân biệt nên lập bốn câu :

1.Câu thứ nhất: câu sanh nhãn căn (tức là nhãn căn là sở y tánh của nhãn thức mà không phải là vô gián duyên).

2.Câu thứ hai: vô gián diệt tâm sở pháp giới[72] (tức là các pháp tâm sở là vô gián diệt duyên của nhãn thức mà không phải là sở y tánh của nhãn thức).

3. Câu thứ ba: quá khứ ý căn (tức vừa là sở y tánh vừa là vô gián diệt của nhãn thức).

4. Câu thứ tư: ngoài các pháp đã được nói ra (các pháp còn lại không là sở y, sở duyên của nhãn thức).

Cho đến thân thức cũng như vậy. Mỗi mỗi nên nói theo tự căn.

Ý thức nên thuận theo câu đầu để nói, đó là: sở y tánh của ý thức quyết định là đẳng vô gián duyên của ý thức. Có lúc, đẳng vô gián duyên của ý thức không phải là sở duyên tánh của ý thức; đó là vô gián diệt tâm sở pháp giới.

v. Định danh sở y:

Vì duyên do gì, thức sanh khởi phải nhờ vào hai duyên mà khi lấy tên theo sở y thì chỉ theo căn mà không theo cảnh?

Tụng đáp :

Hán:

.

Âm: Hán

Tuỳ căn biến thức dị cố nhãn đẳng danh y.

Dịch nghĩa:

Theo căn chuyển biến, thức đổi khác

nên các căn mắt,v.v... được gọi là y (44ab)..

Luận giải thích:

Mắt, v.v... tức là sáu giới mắt, mũi, v.v... Do các căn mắt, tai,v.v... chuyển biến nên thức có sự đổi khác; thứ đến, tuỳ theo căn lành mạnh hay suy tổn mà thức có được sự nhận thức rõ ràng hay không rõ ràng. Chẳng phải do sắc, thanh, v.v... chuyển biến khiến thức đổi khác. Do thức tuỳ thuộc vào căn, không tuỳ thuộc cảnh nên tên gọi theo sở y là tại căn nhãn, v.v... mà chẳng phải là gì khác.

vi. Định danh thức:

Vì duyên cớ gì, sắc, v.v... là đối tượng chính được duyên nhưng khi gọi lại là nhãn thức cho đến ý thức mà không gọi là sắc thức cho đến pháp thức?

Tụng nói:

Hán:

Âm: Hán

Bỉ cập bất cọng nhân Cố tuỳ căn thuyết thức

Dịch nghĩa:

Vì chúng (mắt,...) và tính chất cá biệt

cho nên theo căn mà nói thức (44cd).

Luận giải thích:

Chúng (bỉ) như trước đã nói, chỉ cho các căn mắt, v.v... gọi là danh y (tức là chỗ dựa để đặt tên). Căn là chỗ dựa cho nên theo căn nói. Và tính chất cá biệt[73] nghĩa là con mắt chỉ là sở y của nhãn thức; sắc thì được thủ đắc bởi nhãn thức của tự tha thân và thông với ý thức tự tha; cho đến thân xúc, nên biết cũng như vậy. Do sở y ưu việt (tính ưu việt của căn) và tính chất cá biệt của nó cho nên khi lấy tên thức, theo căn mà không theo cảnh. Như nói tiếng trống, mộng lúa chẳng hạn[74].

vii. Sở y địa:

Tuỳ theo vị trí của thân (ở cõi nào), khi nhãn nhìn thấy sắc, địa của thân, nhãn, sắc, thức có đồng nhau không[75]?

Nên nói, bốn loại nầy, hoặc dị hoặc đồng.

Nghĩa là,

a. Khi sanh ở cõi Dục,

- Nếu dùng con mắt tự địa,[76] thấy tự địa sắc, thì bốn loại trên đều cùng chung một địa.

- Nếu dùng con mắt sơ thiền, thấy sắc cõi Dục, thì thân và sắc tại cõi Dục; mắt và thức tại sơ thiền; thấy sắc ở Sơ thiền, thân tại cõi Dục, ba loại kia thuộc sơ định.

- Nếu dùng con mắt nhị thiền, thấy sắc cõi Dục thì thân, sắc thuộc cõi Dục, mắt thuộc nhị định, thức thuộc sơ định; thấy sắc ở sơ định thì thân thuộc cõi Dục, mắt thuộc nhị định, sắc, thức thuộc sơ định; thấy sắc ở nhị định, thân thuộc cõi Dục, mắt, sắc thuộc nhị định, thức thuộc sơ định.

- Như vậy, nếu dùng con mắt cõi thiền thứ ba, thứ tư nhìn xem các sắc cõi dưới hoặc sắc thuộc tự địa, theo như lý mà biết.

b. Sanh sơ tịnh lự,

- Nếu dùng con mắt tự địa nhìn thấy sắc tự địa thì cả bốn đều cùng chung một địa; nếu nhìn sắc cõi Dục, ba thứ thuộc sơ định, sắc thuộc cõi Dục.

- Nếu dùng con mắt cõi thiền thứ hai nhìn sắc cõi thiền thứ nhất, ba thứ thuộc sơ định, mắt thuộc nhị định; nhìn sắc cõi Dục thì thân và thức thuộc sơ định, sắc thuộc cõi Dục, mắt thuộc nhị định; nhìn sắc cõi thiền thứ hai thì thân, thức thuộc sơ định, mắt và sắc thuộc nhị định.

Như vậy, nếu dùng mắt cõi thiền thứ ba, thứ tư nhìn sắc tự địa hoặc sắc cõi dưới hoặc sắc cõi trên, theo như lý mà suy nghĩ.

Và cũng như vậy, sanh vào các cõi thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư, dùng mắt tự tha địa nhìn (kiến) sắc tự tha địa, theo như lý mà suy nghĩ. Các giới khác, cũng nên như vậy mà phân biệt.

Nay tóm tắt các tướng trạng[77] của chúng.

Tụng nói:

Hán:

 

Âm Hán

Nhãn bất hạ ư thân sắc thức phi thượng nhãn

Sắc ư thức nhất thiết Nhị ư thân diệc nhiên.

 

Như nhãn nhĩ diệc nhiên Thứ tam giai tự địa.

Thân, thức tự hạ địa Ý bất định, ưng tri.

Dịch nghĩa:

/45/ Mắt không ở dưới thân

Sắc, thức không thể trên mắt.

Sắc đối với thức là tất cả (các địa)

Sắc thức đối với thân cũng vậy.

/46/ Như nhãn thức, nhĩ thức cũng vậy

ba thức tiếp đều thuộc tự địa.

Thân, thức là tự và hạ địa

Ý thì bất định, nên biết.

Luận giải thích:

Ba thứ thân, mắt và sắc thông với cả năm địa; đó là, trong cõi Dục, bốn cõi thiền, mắt và thức duy chỉ tại cõi Dục và cõi thiền thứ nhất. Trong đó,

/45a/ Mắt không ở dưới thân.

Căn con mắt với (vọng hướng) cõi mà thân sanh thì hoặc là ngang hoặc là trên, không thể ở dưới.

/45b/ Sắc, thức không thể trên mắt.

Sắc và thức đối với mắt thì ngang hoặc dưới, không thể ở trên. Mắt cõi dưới không thể nhìn sắc cõi trên. Thức cõi trên không thể nương vào con mắt cõi dưới.

/45c/ Sắc đối với thức là tất cả (các địa)

Sắc dối với thức thông với cả ba, trên, dưới và ngang bằng.

/45d/ Sắc thức đối với thân cũng vậy.

Sắc và thức đối với thân cũng giống như sắc đối với thức, nói rộng ra.

/46a/ Như nhãn thức, nhĩ thức cũng vậy

Nhĩ giới, nên biết như nhãn vậy. Nghĩa là, lỗ tai không ở cõi dưới thân, thanh và thức không thể ở trên lỗ tai; thanh đối với thức là tất cả; hai (thanh thức) đối với thân cũng vậy. Tuỳ theo sự ứng hợp, giải thích rộng rãi theo như mắt vậy.

/46b/ Ba thức tiếp đều thuộc tự địa.

Ba thức mũi, lưỡi, thân đều thuộc tự địa. Ở trong đó có sự khác biệt: đó là, thân với xúc, địa tất đồng.

/46c/ Thân, thức là tự và hạ địa

Thức đối với xúc và thân hoặc là tự địa hoặc là hạ địa.Tự có nghĩa là nếu sanh ở cõi Dục, cõi sơ thiền đối với ba cõi trên thì gọi là hạ địa.

/46d/ Ý thì bất định, nên biết.

Nên biết, ý giới, bốn việc đó bất định. Nghĩa là, ý có khi cùng với thân, thức, pháp, cả bốn đều cùng chung một địa; có lúc hoặc trên có lúc hoặc dưới. Thân có ngũ địa, ba thứ kia thông với tất cả, khi ở trong nhập định (Du đẳng chí), hoặc thọ sanh, tuỳ theo chỗ ứng hợp, hoặc dị, hoặc đồng. Như trong phẩm Định ở sau, sẽ phân biệt rộng rãi. Ở đây, muốn tránh sự dài dòng nên lượt bỏ bớt.

Trước sau nói đi nói lại, dụng ít, công nhiều. Bàn luận rộng ra đã đủ, nay trở về phần chính.

23.Thức, sở thức.

Nên suy nghĩ, trong 18 giới, bao nhiêu giới được biết bởi thức nào?

Tụng nói:

Hán:

Âm Hán

Ngũ ngoại nhị sở thức

Dịch nghĩa:

/47a/.Năm ngoài được biết với cả hai.

Luận giải thích:

Trong 18 giới, năm giới sắc, thanh, v.v..., theo thứ tự, được biết[78] bởi từng mỗi thức trong năm thức mắt,v.v...; lại nữa, chúng đều được biết[79] bởi ý thức (manas). Năm giới như vậy, trong sáu thức, chúng được biết bởi hai thức. Do đây mà biết, 13 giới còn lại tất cả đều được biết bởi ý thức, chúng chẳng phải là cảnh sở duyên của năm thức.

24. Thường, vô thường.

Tụng nói:

Hán:

Âm Hán

Thường pháp giới vô vi

Dịch nghĩa:

/47b/ Thường chỉ có pháp giới, vì là vô vi.

Trong 18 giới, không có một giới nào hoàn toàn là pháp thường trú, chỉ có một phần pháp giới tức vô vi pháp là thường.

Pháp vô thường là phần pháp giới còn lại và tất cả 17 giới kia. [80]

25. Căn, Phi căn.

Tụng nói:

Hán:

Âm Hán:

Pháp nhất phần thị căn tịnh nội giới thập nhị.

Dịch nghĩa:

Pháp giới, một phần của nó là căn; và mười hai nội giới là căn (47cd).

Lại như trong Kinh[81] nói 22 căn, đó là nhãn căn (cakṣurindriya), nhĩ căn (srotrendriya), tỷ căn (ghrānendriya), thiệt căn (jīhvendriya), thân căn (kāyendriya), ý căn (manaindriya), nữcăn (strīndriya), nam căn (puruendriya), mạng căn (jīvitendriya), lạc căn (sukkhendriya), khổ căn (dukkhendriya), hỷ căn (saumanasyendriya), ưu căn (daumanasyendriya), xả căn (upekkendriya), tín căn (śraddhendriya), cần căn (vīryendriya), niệm căn (smṛtīndriya), định căn (samadhīndriya), huệ căn (prajñendriya), vị tri đương tri căn (anājñātamājñāsyāmīndriya), dĩ tri căn (ājñendriya), cụ tri căn ājñāvīndriya). Các đại luận sư A tỳ đạt ma đều bỏ thứ tự lục xứ trong kinh, sau mạng căn mới nói ý căn, tức y cứ vào hữu sở duyên môn.

Hai mươi hai căn được nói như vậy, trong 18 căn, 12 nội giới (adhyātmika) nhiếp thuộc một phần pháp giới; một phần pháp giới: 11 giới từ mạng, v.v…, một phần của ba sau, nhiếp thuộc pháp giới. Nội thập nhị: năm căn mắt, v.v... nhiếp thuộc vào như chính tên của chúng. Ý căn thông nhiếp thất tâm giới. Một phần ba giới sau nhiếp thuộc ý và ý thức. Nữ căn, nam căn nhiếp thuộc một phần thân giới. Như sau sẽ nói.

Năm giới sắc, v.v.. còn lại và một phần pháp giới thể đều chẳng phải căn.

Thuyết nhất thiết hữu bộ câu xá luận. (q.2).



Xem dưới dạng văn bản thuần túy