× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận



Quyển 2 - 2

8. CHẤP THỌ.

Trong 18 giới, bao nhiêu giới được chấp thọ[39], bao nhiêu giới không được chấp thọ ?

a. Không chấp thọ

/33c-d/ Tám giới trước và thanh không chấp thọ.

Có chín giới không được chấp thọ; đó là bảy tâm giới, toàn bộ pháp giới ; tám giới nầy cùng với thanh giới không được chấp thọ.

b. Cả hai.

/33d/ Còn hai.

Chín giới còn lại vừa là chấp thọ vừa không chấp thọ. Năm căn nhãn v.v.. , ở trong hiện tại là chấp thọ; trong vị lai, quá khứ là không được chấp thọ. Hương, vị, xúc, ở trong hiện tại, không lìa năm căn, là được chấp thọ; nếu trong hiện tại lìa năm căn, hoặc ở vị lai hay quá khứ là không được chấp thọ. Chẳng hạn như, trong thân, trừ các thứ hiệp với căn, còn lại tóc lông, móng tay, răng, đại tiểu tiện lợi, mũi, đàm, huyết v.v... và các thứ ngoài thân như sở tạo sắc -sắc, hương, vị, xúc, tuy ở trong hiện tại nhưng không được chấp thọ.

Chấp thọ ở đây nói theo nghĩa nào ? –Pháp mà tâm, tâm sở đều cùng nắm bắt, đều lấy làm chỗ nương tựa và sự lợi ích hay tổn hại của chúng xoay vần tuỳ thuộc lẩn nhau được gọi là chấp thọ. Đó là điều mà thế gian nói là có cảm giác[40]; các cảm giác vui buồn do tiếp xúc với các duyên vậy.

Ngược lại với chấp thọ là không chấp thọ.

9. ĐẠI CHỦNG.

Trong 18 giới, bao nhiêu giới có tự tính là đại chủng[41], bao nhiêu giới có tự tính là sở tạo[42] ?

/34a/ Trong xúc giới có hai.

Xúc giới có cả hai tính chất -đại chủng và đại chủng sở tạo. Đại chủng có 4 loại : tánh cứng v.v... . đại chủng sở tạo có 7 loại : tánh trơn v.v... ; từ đại chủng sinh ra gọi là đại chủng sở tạo.

/34b/ Chín sắc kia sở tạo.

Chín sắc giới còn lại chỉ là đại chủng sở tạo. Chín sắc giới đó là năm sắc căn và bốn cảnh vực (viṣaya) -sắc v.v...

/34c/ Pháp, một phần cũng vậy.

Vô biểu sắc tức một phần của pháp giới, cũng chỉ là đại chủng sở tạo.

Còn lại bảy tâm giới và một phần pháp giới trừ vô biểu sắc đều không thuộc cả hai.

i.Tôn giả Giác Thiên (Budhadeva) nói : "Mười loại sắc xứ chỉ là đại chủng”. Điều đó không đúng, vì trong Kinh nói, bốn tính chất cứng, mềm, ấm, động là đại chủng. Bốn đại chủng nầy nhiếp thuộc xúc giới. Chúng không phải là đối tượng được nắm bắt bởi con mắt .v.v... ; ngược lại, sắc, thanh v.v... không phải là đối tượng được xúc giác bởi thân căn. Do vậy, điều mà Tôn giả nói là không hợp lý.

Khế Kinh lại nói, con mắt là nội xứ, tịnh thể của bốn đại chủng sở tạo, là cái có sắc, là cái không thể thấy, là cái có tính chất cản ngại. Cho đến thân xứ, cũng nói như vậy. Bí sô nên biết, sắc là ngoại xứ, do bốn đại chủng tạo nên, là cái có sắc, có thể thấy được, có tính chất cản ngại. Thanh là ngoại xứ, do bốn đại chủng tạo nên, là cái có sắc, không thể thấy được, có tính chất cản ngại. Hai xứ hương, vị cũng nói như vậy. Xúc là ngoại xứ, là bốn đại chủng đồng thời được tạo nên bởi bốn đại chủng sở tạo, là cái có sắc, không thể thấy được, có tính chất cản ngại. Như vậy rõ ràng[43], trong Kinh chỉ nói, xúc xứ nhiếp thâu bốn đại chủng.Các sắc xứ còn lại đều chẳng phải là đại chủng.

ii.Nếu vậy, tại sao Kinh lại nói rằng trong con mắt, trong khối thịt đều có tính cứng[44], thuộc loại thể rắn[45] v.v... Cho đến nói rộng ra. Kinh ấy nói , không thể lìa con mắt mà khối thịt có tính cứng .v.v... được; điều đó không có gì trái nhau.

Trong Kinh Nhập thai[46] nói, sáu giới là con người[47]; ý nghĩa là nêu rõ thực thể căn bản[48] tạo nên con người, chẳng phải sáu giới là con người. Lại nữa, Kinh cũng nói, có sáu xúc xứ. Vả lại, tâm sở lẽ ra nên không có; cũng không nên chấp tâm sở cũng chính là tâm vì Khế Kinh nói rằng, các pháp tâm sở như thọ, tưởng v.v... đều y chỉ vào tâm vậy. Cũng như Kinh nói tâm có tham[49] v.v... vậy. Do đó, như trước đã nói, các giới là đại chủng, do đại chủng tạo nên khác nhau đã được thành lập.

10. KHẢ TÍCH TẬP.

Trong 18 giới, có bao nhiêu giới là khả tích tập[50], bao nhiêu giới là phi tích tập ?

/34d/ Mười sắc thuộc tích tập.

Mười sắc giới gồm năm căn và năm cảnh là khả tích tập vì chúng do cực vi tạo nên. Căn cứ vào nghĩa nầy, tám giới còn lại là phi tích tập vì không phải do cực vi tạo nên.

11. NĂNG CHƯỚC.

Trong 18 giới, có bao nhiêu giới là năng chước[51], bao nhiêu giới là sở chước ?

/35a-b/ Chỉ có bốn giới ngoài / là năng chước, sở chước.

Sắc, hương, vị và xúc khi trở thành hoặc búa hoặc củi thì gọi là năng chước, sở chước.

Pháp gì gọi là chước ? –Các tụ sắc như củi v.v... khi bị tương bức vẫn tiếp tục tồn tại; khi bị búa, rìu cắt đứt chúng vẫn tiếp tục tồn tại riêng biệt. Những pháp đó gọi là chước. Các sắc căn như thân không thể gọi là sở chước vì khi bị cắt lìa không thể tồn tại thành hai phần riêng biệt. Thân căn v.v.. không thể thành hai phần vì các chi phần khi bị cắt đứt khỏi thân thì không thể tồn tại như căn được. Thân căn v.v.. cũng không thể là năng chước; vì trong suốt[52] như ánh sáng của minh châu.

12. TRỌNG LỰC.

Trong 18 giới, bao nhiêu là năng thiêu[53], bao nhiêu là sở thiêu ?

/35c-d/ Là sở thiêu, năng xứng / Năng thiêu, sở xưng tránh.

Cũng như năng chước, sở chước, thể của sở thiêu, năng xưng[54] là bốn giới bên ngoài; nghĩa là bốn giới bên ngoài gọi là sở thiêu, năng xưng. Các sắc căn như thân v.v... cũng chẳng phải là hai loại đó; vì trong suốt như ánh sáng của minh châu. Thanh giới hoàn toàn không phải là chước, thiêu và xưng; vì nó không có tính chất gián đoạn.

Với năng thiêu, sở xưng còn có những quan điểm khác nhau – có quan điểm cho rằng, thể của sở thiêu, năng xưng cũng giống như trước đã nói;đó là bốn giới bên ngoài. Có quan điểm cho rằng, hoả giới mới gọi là năng thiêu; và trọng lực mới gọi là sở xưng.

13. HẬU QUẢ - PHÁT TRIỂN.

Trong 18 giới, có bao nhiêu giới là Dị thục sanh[55], bao nhiêu giới là Sở trưởng dưỡng[56] và bao nhiêu giới là Đẳng lưu tánh ?

/36a/ Năm trong là thục, dưỡng.

Năm trong tức là năm giới nhãn, v.v... thuộc dị thục sanh và sở trưởng dưỡng. Chúng không thuộc Đẳng lưu vì lìa dị thục và sở trưởng dưỡng, chúng không còn có một tính chất nào khác. Từ dị thục nhơn sinh ra nên gọi là dị thục sanh. Như chiếc xe được kéo bởi con bò nên nói là xe bò. Do lược bỏ mầy chữ ở giữa ( sở giá) nên nói như vậy. Hoặc gọi là dị thục khi nghiệp sở tạo đã dẫn đến kết quả. Tức là, nghiệp đã được nấu chín. Quả từ đó sanh ra nên gọi là dị thục sanh. Quả với nhơn là khác loại nhưng đã chín muồi từ nhơn nên gọi là dị thục. Hoặc trong nhơn của quả, giả thuyết là quả; hoặc trong quả giả thuyết là nhơn. Kinh nói " Sáu xúc xứ trong hiện tại, nên biết, đó chính là nghiệp đã tạo trong quá khứ.”

Sở trưởng dưỡng là những cái được tích luỹ từ thực phẩm, từ sự trang sức, từ ngủ nghỉ và từ định. Có vị nói, phạm hạnh cũng có khả năng trưởng dưỡng. Thật ra, phạm hạnh chỉ không gây nên tổn hại chứ không có một lợi ích nào khác. Tính liên tục[57] của sở trưởng dưỡng bảo vệ tính liên tục của dị thục. Giống như ngoại quách giữ gìn bảo vệ nội thành vậy.

/37b/ Thanh không thuộc dị thục.

Thanh giới thuộc đẳng lưu, sở trưởng dưỡng[58], không thuộc dị thục. Vì sao ? bởi vì nó hoạt động theo ý muốn[59]. Nếu vậy, lẽ ra luận Thi thiết (Prajñapti) không nên nói, âm thanh tướng của đại nhân thành tựu từ sự tu tập, tránh xa lời nói thô ác[60]. Các vị khác nói, tuy do nghiệp sanh nhưng chẳng phải là dị thục bởi vì Thanh khởi sinh từ khâu thứ ba[61]. Đó là, từ nghiệp sanh đại chủng; từ đại chủng sanh thanh. Hoặc các vị khác lại nói, tuy do nghiệp sanh nhưng chẳng phải là dị thục bởi vì Thanh khởi sinh từ khâu thứ năm[62]. Đó là, từ nghiệp sanh dị thục đại chủng; từ dị thục đại chủng sanh trưởng dưỡng đại chủng; từ trưởng dưỡng đại chủng sanh đẳng lưu đại chủng; từ đẳng lưu đại chủng sanh thanh. Như vậy thì, cảm thọ nơi thân vốn phát sinh từ đại chủng do nghiệp sanh, không thể là dị thục. Nếu nói thọ giống như thanh[63] thì không phù hợp với luận Chánh lý.

14. ĐẲNG LƯU.

/37c-d/ Tám vô ngại, đẳng lưu cũng là dị thục sanh.

Tám vô ngại là bảy tâm giới và pháp giới. Tám giới nầy có tính chất đẳng lưu[64] và dị thục. Được sinh ra từ đồng loại biến hành nhơn[65] là đẳng lưu tánh. Các pháp vô ngại không do tích tập nên không phải là sở trưởng dưỡng. Được sinh ra từ nhơn dị thục gọi là dị thục sanh.

/38a/ Còn lại thông cả ba.

Chữ còn lại chỉ cho bốn giới -sắc, hương, vị, xúc. Bốn giới nầy có cả ba tính chất là dị thục sanh, sở trưởng dưỡng và đẳng lưu tánh.

15. THỰC CHẤT.

/38a-b/ Thật, pháp.

Pháp có thực chất[66] duy chỉ pháp giới. Ở đây, thật là vô vi vì nó có tính kiên thật. Do vậy, trong 18 giới, chỉ có pháp giới là thật hữu.

16. SÁT NA.

/37b/ Sát na, ba loại sau.

Ý giới, ý thức giới và pháp giới là ba loại sau. Ba giới nầy, trong ba cụm sáu ( sáu căn, sáu trần và sáu thức), đều được xếp ở sau cùng vậy. Chỉ có ba giới nầy là nhất sát na bởi vì chúng ở trong phẩm loại vô lậu tối sơ[67] của khổ pháp trí nhẫn chứ không ở trong đẳng lưu[68]. Ở đây, nói cứu cánh chẳng phải là đẳng lưu. Nên nhớ rằng, ngoài ra, không có pháp hữu vi nào (đã sinh khởi) mà không phải đẳng lưu. Tâm tương ưng với khổ pháp nhẫn là ý giới và ý thức giới. Những pháp còn lại cùng khởi lên với tâm nầy là pháp giới.

Như vậy, đã nói xong về Dị thục sanh v.v...

Tiếp đến, cần nghiệm xét vấn đề - Hoặc khi thành tựu nhãn giới mà trước đây vốn chưa thành tựu[69], có thành tựu nhãn thức giới không? Hoặc khi thành tựu nhãn thức giới trước đây vốn chưa thành tựu, có thành tựu nhãn giới không ?

17. THÀNH TỰU.

(37c-d)Nhãn và nhãn thức giới độc câu đắc phi đẳng

Độc: độc đắc, ý nghĩa thế nào? –Đó là, (a).Hoặc chỉ thành tựu nhãn giới vốn chưa thành tựu, không thành tựu nhãn thức giới. Trường hợp, nhãn căn dần dần thành tựu ở Dục giới; và khi ở Vô sắc, chết, tái sanh vào các cõi thiền thứ hai, ba, tư[70]. (b).Hoặc chỉ thành tựu nhãn thức giới vốn chưa thành tựu, không thành tựu nhãn giới. Trường hợp, nhãn thức giới hiện khởi[71] khi sanh vào các cõi thiền thứ hai, ba, bốn; hoặc từ đó chết, tái sanh vào các cõi dưới.

Câu đắc: Hoặc thành tựu cả hai giới (nhãn giới và nhãn thức giới), trước đây vốn chưa thành tựu. Trường hợp, từ Vô sắc chết, sanh vào Dục giới và Phạm thế.

Phi: câu phi (cả hai giới đều không thành tựu). Đó là trừ các tướng (trường hợp) ở trước.

Đẳng: đó là, hoặc thành tựu nhãn giới, đồng thời thành tựu nhãn thức giới chăng? Có bốn trường hợp:

Thứ nhất, sanh vào các cõi thiền thứ hai, ba, bốn, khi nhãn thức không hiện khởi..

Thứ hai, sanh vào Dục giới, khi nhãn căn chưa thành tựu, hoặc đã thành tựu rồi mà bị mất.

Thứ ba, sanh vào Dục giới, khi nhãn căn đã thành tựu, không mất; hoặc sanh vào Phạm thế, hoặc sanh các cõi thiền thứ hai, ba, bốn, khi đang thấy sắc.

Thứ tư, trừ các trường hợp trên.

Cũng như vậy, sở đắc và thành tựu nhãn giới và sắc giới; nhãn thức giới và sắc giới ... cứ theo lý đó mà suy ra.

Chữ "đẳng” trong bài tụng nầy được dùng để chỉ cho những trường hợp chưa được đề cập đến. (Đó là, xả, bất thành tựu.).

(còn tiếp)

T.P.V.


[1] Ht.Hữu kiến ; Cđ. hữu hiển , theo luận Chánh lý q.4, tr.348a, có 3 thuyết : 1.Nhãn thấy gọi là kiến: Sắc và kiến luôn luôn cùng có mặt với nhau; do sắc và nhãn cùng khởi lên một lúc, nên gọi là hữu kiến. 2.Ngôn thuyết gọi là kiến: sắc có thể được chỉ cho thấy ở chỗ nầy chỗ kia khác nhau nên gọi là hữu kiến. 3.Ảnh tượng gọi là kiến: sắc có thể hiển hiện ảnh tượng ở trong gương v.v... nên gọi là hữu kiến. Luận Tỳ bà sa q.75, tr.390b13 và q.128, tr.666a18 cũng nêu ba thuyết giống luận Chánh lý. Skt.sanidarśana, (có tính chất) được chỉ cho thấy, thuộc hữu hình. Sphuṭ.,(b.d. T.Tuệ Sỹ) "vật thể nào có thể được chỉ cho thấy một cách thích đáng với sự đặc thù, cái ấy được nói là cái được chỉ cho thấy”.

[2] Ht.Vô kiến ; Cđ. vô hiển . Skt.anidarśana, (có tính chất) không được chỉ cho thấy, vô hình.

[3] Ht.Hữu đối ; Cđ.hữu ngại . Quang ký q2. tr.34c9: Đối có nghĩa là cản trở. Cản trở có hai loại, một là che chắn; hai là níu kéo, ràng buộc. Cản trở bằng sự ngăn che chính là sự cản trở bởi che chắn. Cản trở bởi hoạt trường, bởi đối tượng thuộc sự cản trở níu kéo, ràng buộc. Skt.sapratigha, (có tính chất) phương hại, gây trở ngại.

[4] Ht.Vô đối ; Cđ.vô ngại . Skt. apratigha, (không có tính) phương hại, gây trở ngại.

[5] Ht.Sắc ; Cđ. hữu sắc . Skt. rūpiṇa, Sphut (b.d. T.Tuệ Sỹ), có tính biến hoại; cái nào có tính chất nầy, cái đó gọi là sắc.

[6] Ht.Đối ; Cđ. ngại . Skt. pratigha, sự cản trở, gây trở ngại, sự đề kháng.

[7] Ht.Ngại ; Cđ. tương chướng . Skt. pratighāta

[8] Ht.chướng ngại hữu đối ; Cđ. chướng ngại . Skt.āvaraṇa-pratighāta trong đó, āvaraṇa có nghĩa là sự chống lại,vật chướng ngại, sự che, đóng chặt, khoá lại.

[9] Sphuṭ. (b.d. T.Tuệ Sỹ), nơi nào có một vật thể hữu đối, nơi đó không tồn tại vật thể thứ hai.

[10] Ht.Cảnh giới hữu đối ; Cđ.trần ngại . Skt. viṣaya-pratighāta, trong đó vish-aya có nghĩa là môi trường, phạm vi, lãnh vực hoạt động.

[11] Cf. Thi thiết luận (Prajñapti), q.5, tr.524 a2 : "Hỏi-do nguyên nhân gì mà cá ở trong nước thì thấy, nhưng trên đất liền thì không thấy ...”.

[12] Ht.Tất xá già ; Cđ. một loài quỷ ăn máu thịt người. Skt. piśāca,quỷ.

[13] Ht. phiên âm - thất thú ma la ; Cđ. ngạc . Skt. śiśumāra , cá sấu

[14] Ht. sở duyên hữu đối ; Cđ. duyên duyên ngại . Skt. Ālambana-pratighāta, trong đó, Ālambana có nghĩa là chỗ tiếp xúc, va chạm; nơi nương tựa, đối tượng nắm bắt.

[15] Ht.Hoà hội ; Cđ. dĩ đáo . Skt.nipāta, sự rơi xuống, sự xông vào (tấn công).

[16] Trường hợp, cản trở bởi hoạt trường, mà không phải là cản trở bởi ngăn che.

[17] Trường hợp, cản trở bởi ngăn che mà không phải cản trở bởi hoạt trường.

[18] Trường hợp, vừa cản trở bởi hoạt trường vừa cản trở bởi ngăn che.

[19] Trường hợp, không cản trở bởi hoạt trường cũng không cản trở bởi ngăn che.

[20] Cưu ma la đa là tiếng phiên âm của chữ Kumāralāta trong Sanskrit. Hán dịch, Hào đồng; Tổ sư của Kinh lượng bộ, đã viết những tác phẩm như Dụ man luận, Si man luận,Hiển liểu luận v.v... .

[21] Vô tham, v.v... tức là ba thiện căn (trīṇi kuśalamūlāni) : vô tham (alobhaḥ), vô sân (adveṣaḥ), vô si (amohaḥ).

[22] Đoạn thực ; đoàn thực . Skt., kavaḍīkārāhāra : thức ăn được vo thành miếng, thành mẫu

[23] Luận sư khác, ở đây chỉ Đại Đức Śrīlāta.

[24] Thêm một giải thích khác của Vaibhāṣika.

[25] Sphut., Luận chủ nêu vấn đề.

[26] Ht. Âm tàng ẩn mật ; Cđ., Tượng vương âm, . Skt., kośagatavastiguhya.

[27] ibid., Ý kiến Luận chủ.

[28] ibid., Vaibhāṣika dẫn chứng Kinh.

[29] ibid., kết luận của Vaibhāṣika.

[30] Ht. Hữu tầm hữu tứ ; Cđ., Hữu giác hữu quán .

[31] Ht. duy ; Cđ., định . Skt., hi: chắc chắn, thật vậy.

[32] Tam phẩm . Ba trường hợp được nêu thành ba vấn đề. Skt., triprakāra.

[33] Ht Truyền thuyết ; Cđ. bỉ thuyết . Sphut.,Kila. nêu rõ, đây là ý kiến của người khác.

[34] Ht.Tự tánh phân biệt . Skt., svabhāva-vikalpa.

[35] Ht.Kế đạt phân biệt ; Cđ. nhị hiển thị phân biệt . Skt., abhinirūpaṇa-vikalpa.

[36] Ht.Tuỳ niệm phân biệt ; Cđ. ức niệm phân biệt . Skt., anusmaraṇa-vikalpa.

[37] Ht.Ý địa ; Cđ. Tâm địa .

[38] Ht.Hữu sở duyên ; Cđ. Hữu duyên duyên . Skt. Sālambana, hình dung từ, chỉ tính chất sở hữu đối tượng, tồn tại trong liên hệ đối tượng.

[39] Ht.Chấp thọ ; Cđ. Hữu chấp . Skt. upātta, được tiếp thu, tính chất gần với khái niệm vật hữu cơ.

[40] Ht. Hữu xúc giác ; Cđ. Hữu giác . Skt. sacetana, có tính nhạy cảm.

[41] Ht.Đại chủng 種, tứ đại chủng . Skt. bhūtasvabhāva.

[42] Ht.Sở tạo , đại chủng sở tạo . Skt. bhautika

[43] Ht.Như thị Kinh trung ... ... , là kết luận của Luận chủ.

[44] Ht.Kiên tính 性,là tính chất cứng của vật thể . Skt. kakkhaṭa.

[45] Ht.Kiên loại , là thể loại có tính cứng, vật thể rắn. Skt.kharagata.

[46] Ht.Nhập thai kinh ; Cđ. cũng là Nhập thai kinh . Skt. Garbhavikranta. Ở đây, dẫn Kinh để chứng minh bốn đại chủng cũng là tự thể của nhãn căn v.v... .

[47] Ht.Đại phu . Skt. puruṣa, con người.

[48] Ht.Bản sự ; Cđ. chúng sanh căn bản . Sphut.,(b.d.T.Tuệ Sỹ), nêu hai giải thích: "hoặc bốn giới đầu (bốn đại) là thực thể căn bản (mūlasattva) vì năm xúc xứ (sparśāyatana) của con mắt từ đó mà phát sinh. Ý giới (manodhātu) cũng là thực thể căn bản, vì ý xúc xứ (manaḥsparśāyatana) từ đó mà sinh ra. Hoặc bốn giới đầu, vì là sở y của sắc phái sinh; và ý giới, vì là sở y của tâm sở; nên chúng là thực thể căn bản.” Nghĩa là, theo ý Kinh, thực thể căn bản, chứ không phải là tự thể.

[49] Sphut. (b.d. T.Tuệ Sỹ), sarāgaṃ cittam iti cittarāgayoḥ parasparato arthāntaratvam, tâm có tham, tâm và tham khác nhau.

[50] Ht.Khả tích tập có thể nhóm chứa lại, là một hợp thể. Skt. saṃcita.

[51] Ht.Năng chước . Skt. cheda; động từ căn: chid, cắt, chặt, chẻ, làm gián đoạn. Thể năng động: chinatti, chitte, chặt, nó chặt. Thụ động: chidyte, bị chặt, nó bị chặt.

[52] Ht.Tịnh diệu . Cđ. thanh tịnh . Skt. accha.

[53] Ht.Năng thiêu . Skt. động từ căn "dah”, thiêu, đốt cháy.Năng động-dahati/dahate, đốt, nó đốt. thụ động-dahyate, bị đốt, cái bị đốt, vật bị đốt (sở thiêu ).

[54] Ht.Năng xưng . Skt. động từ căn "tul”, cân. Thể năng động -tolayati/tulayati, cân, nó cân. Thể thụ động –tolyate, bị cân, được cân, cái bị cân, vật được cân (sở xưng ).

[55] Ht.Dị thục sanh ; Cđ. quả báo sinh . Skt. Vipākaja , được sinh ra như là sự chín muồi của nghiệp quá khứ.

[56] Ht.Sở trưởng dưỡng ; Cđ.Tăng trưởng sinh . Skt. Aupcayika, cái được tích luỹ, vật được phát triển thêm lên.

[57] Ht.Tương tục . Skt. santāna: sự kết nối thành một quá trình liên tục.

[58] Ht.Thanh hữu .. sở trưởng dưỡng, ... . Sphut. (b.d.T,Tuệ Sỹ), anupacitakāyasya śabdasauṣṭhavādarśanāt, "bởi vì, đối với thân không khoẻ mạnh (không được phát triển) thì thanh không tỏ ra vi diệu.”

[59] Ht.Tuỳ dục chuyển . Sphut. (b.d. T.Tuệ Sỹ), yat tu vipākajaṃ na tasyecchayā pravṛttiḥ "cái gì như là kết quả của quá khứ, cái đó không hoạt động theo ý muốn”

[60] Câu nầy có ý khẳng định rằng, Thanh cũng là dị thục sanh.

[61] Ht.Thanh thuộc đệ tam truyền , quá trình chuyển khởi qua ba giai đoạn. Nghiệp (Karma) – các đại chủng (bhūtāni) – thanh (śabda).

[62] Ht.(có vị lại nói) Thanh thuộc đệ ngũ truyền ; đây là quá trình chuyển khởi qua năm giai đoạn : Nghiệp (Karma ) - Dị thục đại chủng (vipāka-ja – bhūtāni) - Trưởng dưỡng đại chủng (Aupacayika-bhūtāni) - Đẳng lưu đại chủng (Naiṣyandika-bhūtāni) – Thanh (śabda).

[63] Câu nầy, ý nói –Thanh hoạt động theo ý muốn; Thọ không hoạt động theo ý muốn, khác nhau, không thể nói giống nhau được.

[64] Ht.Đẳng lưu . Skt., naiṣyandika <ni-syad: sự tuôn chảy, giòng chảy.

[65] Ht.Đồng loại biến hành nhơn . Skt., Sabhāgasarvatraga-hetu; tức là Biến hành nhơn (sabhāga-hetu) và Đồng loại nhơn (sarvatraga-hetu ).

[66] Ht.Thật , hữu thật sự , hữu thật vật . Skt. dravyavant (<dravya, thực chất, thực thể, thực vật)

[67] Ht.Vô lậu tối sơ . Skt., Prathamānāsrave, chỉ sát na đầu tiên khi chứng dự lưu hướng.

[68] Ht.Phi đẳng lưu . Vì ba giới ấy trong sát na đầu tiên nầy không do nhân đồng loại tạo nên, nên không phải là quả đẳng lưu. Sphut., (b.d. T.Tuệ Sỹ) pūrvakṣaṇasravābhāvāt, "vì vô lậu chưa có trong sát na trước đó”.

[69] Ht.Đắc , thành tựu 就。Quang ký, Đ.T tập41, tr.44a12 , pháp khi mới sanh khởi gọi là đắc (pratilambha); kéo dài đến hiện tại gọi là thành tựu (samānvagata).

[70] Quang ký, Đ.T.,tập 41, tr.44b22, từ Vô sắc giới, chết, tái sanh trong ba cõi thiền trên (hai,ba, bốn), với sơ tâm của thân trung ấm, chỉ mới có được nhãn căn cho nên gọi là đắc nhãn; thức chưa hiện khởi.

[71] Quang ký, nt. tr44b24, khi thức hiện khởi gọi là đắc thức; .... khi đó, nhãn căn thuộc cái đã thành tựu trước nên không gọi là Đắc.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy