× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận



Quyển 1 - 3. Chú thích


105 Ht.Trong đây ,Quang ký : " .... ", trong mười một loại sắc uẩn được ở trước.

106 Ht. Hứa "(được xem) là”; Tì Bà Sa Sư Hứa (chấp nhận) chính căn và cảnh là mười xứ giới. Kinh Bộ Sư, Xứ giả, Giới thật, không thể lấy Xứ làm thể của Giới. Ở chỗ nầy có sự trái ngược nhau cho nên Luận chủ dùng chữ Hứa, tức bày tỏ sự không tin.

107 Ht.Xứ môn Skt. āyatanavyavasthā.

108 Ht.Nhãn xứ . Skt. cakṣurāyatana.

109 Ht.Sắc xứ . Skt. rūpāyatana.

110 Ht.Thân xứ . Skt. kāyāyatana.

111 Ht.Xúc xứ . Skt.spraṣṭavyāyatana.

112 Ht.Giới môn . Skt. dhātuvyavasthā.

113 Ht. Sáu thọ thân ; cđ: thọ tụ . cf. Tập Dị 15, tr.429a26 :”sáu thọ thân ... thế nào là thọ thân phát sinh từ thức của con mắt ? –con mắt và các sắc làm duyên, phát sinh thức con mắt. Ba yếu tố nầy hoà hiệp do đó có xúc. Xúc làm duyên cho nên thọ ... " . Skt. vedanākāya.

114 Ht.Tượng ; cđ. : tướng Skt. nimitta, hình tướng, dấu hiệu, hay tín hiệu. Sphut., tr.46 (T. Tuệ Sỹ): "nimittaṃ vastuno vasthāviśeso” , tướng là phần vị sai biệt của các vật thể .

115 Ht.Sáu loại tưởng thân . Skt. ṣaḍ saṃjñākāyā.

116 Ht.Tư thân Tập Dị Môn Túc Luận 15, nt.; Skt. cetanakāya. Sphut., tr.48 (T. Tuệ Sỹ) giải thích : saṃskāraskandhaḥ katamaḥ ? ṣaḍ cetanākāyāh, "những gì là hành? sáu tư thân.”

117 Ht.Nếu không như vậy . Bảo sớ1A, tr.486b19 : ...nếu y theo kinh văn, duy chỉ sáu tư thân là hành uẩn thì trong hữu vi pháp, ngoại trừ sắc, thọ, tưởng, thức, còn lại không nhiếp thuộc vào uẩn; như vậy, chẳng phải là khổ đế, tập đế; đã không phải là khổ đế, tập đế thì không thể là nên biết, nên đoạn.

118 Ht.Một pháp , chỉ pháp khổ đế. Skt. ekadharma. Quang ký 1B, tr.25c13 , Nếu một pháp khổ đế, chưa ở vô gián đạo để thấu triệt; chưa ở giải thoát đạo để chứng tri, Ta nói không thể tận cùng biên tế của sự khổ, chứng quả vô học.

119 Ht. Khổ biên tế . Quang ký1B, tr.25c18 : "Đó là niết bàn; niết bàn vượt ra ngoài sự khổ chỗ nên gọi là khổ biên tế; còn gọi là khổ tận xứ : nơi không còn bóng dáng của khổ đau.

120 Ht.Chưa đoạn chưa diệt , chỉ tập đế. Quang ký 1B, tr.25c16 "một pháp tập đế, chưa được đoạn trừ ở vô gián đạo, chưa chứng diệt ở giải thoát đạo, Ta nói ...”

121 Ht.Pháp xứ . Skt. dharmāyatana.

122 Ht.Pháp giới . Skt. dharmadhātu.

123 Ht.Các các liễu biệt bỉ bỉ cảnh giới . Quang ký 1B, tr.26a3 " thức không phải chỉ một nên nói là các các liễu biệt (mỗi thức); cảnh chẳng phải là một nên nói là bỉ bỉ cảnh giới (từng cảnh, mỗi cảnh mỗi cảnh)

124 Tổng tướng ; cđ., tổng thủ cảnh tưóng . Quang ký 1B, tr. 26a10 ; sáu thức kia, mỗi thức đối với từng đối tượng riêng biệt của nó, không tiếp thu biệt tướng mà chỉ tiếp thu tổng tướng. Chính lý 3, tr. 342a : nhãn thức chỉ tiếp thu sắc, không tiếp thu các thứ thanh ... Skt. upalabdhi, sphut., tr.50 (T. Tuệ Sỹ) : upalabdhir vastumātragrahaṇam, sự tri nhận là sự tiếp thu vật thể tự thân.

125 Ht. Sáu thức thân ; Cđ.: lục thức tụ . Cf. Tập dị 15,tr.429a14 ... Sphut.,tr.50 (T. Tuệ Sỹ) : ṣaḍ vijñānakāyā iti ṣaḍ vijñānasamūhāḥ .

126 Ht. Chính sáu thức thân . Bảo sớ1b,tr.487c6 : sáu thức thân khi lấy nghĩa sở y gọi đó là ý giới; khi lấy nghĩa năng y gọi đó là thức giới.

127 Ht. không gián cách ; cđ.: vô gián tạ . Skt. anantarātīta, quá khứ trực tiếp. Sphut.,tr.50 (T.Tuệ Sỹ):Từ vô gián (anantara), chỉ sự không gây trở ngại cho thức khác. Nếu nó không gián cách nghĩa là không cản trở sự sinh khởi của thức khác, thì nó là sở y của thức ấy.

128 Ht. Tối hậu niệm tâm . Đó là tâm khi nhập vô dư niết bàn. Đại tỳ bà sa 10,32 : trong ba cõi, khi bậc A la hán trú ở tối hậu tâm, nhơn vì tất cả các sắc pháp không hiện hành, cho nên thành tựu tối đa phi trạch diệt. Ngoài ra, khi nhập vô dư niết bàn, thân tâm đều diệt, không có tâm tương tục (tiếp nối), cho nên tối hậu niệm tâm của A la hán chỉ có tướng của ý căn ..., không có tướng của đẳng vô gián duyên. (Câu xá quang ký 7).

129 Ht.Nhiếp ;Cđ., tổng nhiếp . Skt. saṃgraha , sự thâu tóm, sự bao hàm; tích hợp, thống hợp.

130 .Tổng nhiếp . Skt. sarvasaṃgraha. Chính lý3,tr.342c7 : Tổng (saṃ) có nghĩa là tập hợp. Nói tổng để biết ba tổng chứ không phải từng cái cá biệt.

131 Ht. Tự tánh . Skt. svabhāva

132 Ht. Tha tánh . Quang ký 1B,tr. 2719 : Hoá địa bộ (Mahiśāsaka) cho rằng, pháp tương ưng với tha tính chứ không tương ưng với tự tính. Như bằng giới, định, huệ mà nhiếp thánh đạo tám chi. Cf. Tỳ bà sa 59,tr.306b13: Phân biệt luận giả (Vibhajyavādin) ... các pháp đều được nhiếp bởi tha tính chứ không phải tự tính.

133 Ht. Nhiếp . Skt. saṃgraha, ở đây được hiểu là sự đoàn kết. Trung a hàm, 41 "Thủ trưởng giả’ bằng bốn nhiếp sự mà duy trì sự đoàn kết của cộng đồng tại gia. Cf. Tỳ bà sa 59, tr. 306b22.

134 Ht. Cảnh , sở hành cảnh giới . Skt. gocara : môi trường hoạt động.

135 Cf. Tạp a hàm, Đại 2,tr. 15a.

136 Ht. Tụ . Skt. rāśi, đống, tích tụ . Cf. Tỳ bà sa 74, tr. 383c16 : "Uẩn có nghĩa là tụ , là hiệp , là tích , là lược "

137 Ht. Tự thân 身,tự tương tục . Skt. svāsāṃtānika, dòng chảy liên tục của sinh mệnh cá biệt. Cf. Tập dị môn 11, tr.412a29 : "nội sắc là gì? Sắc ở nơi tương tục (thân) nầy, đã sở đắc mà chưa mất. Ngoại sắc là gì? Sắc ở nơi tương tục (thân) nầy, vốn chưa sở đắc hoặc đã mất; hoặc ở nơi tương tục khác; hoặc thuộc phi hữu tình.”

138 Ht. Chướng ngại ; hữu ngại . Skt. sapratigha.

139 Sự đối đãi . Skt. āpekṣikā.

140 Sở đãi .Skt. apekṣa.

141 Đại đức Pháp cứu (Bhandanta Dharmatrāta). Bảo sớ,1B, tr.488c15 : "Vị Luận sư nầy không công nhận có sắc vô đối.” . Spht., tr.85 (T. Tuệ Sỹ) : "Bhadanta (Đại đức), nghĩa là Thượng toạ, một vị thuộc Kinh Lượng bộ (kaścitsautrāntikaḥ, tan nāmā vā). Bhagavadviśéṣa nói vị Thượng toạ nầy là Dharmatrāta. Thế nhưng, Dharmatrāta là vị chủ trương thuyết quá khứ và vị lai thực hữu nên không phải là Vị Kinh lượng bộ. Do đó, đây là một vị Tôn giả khác với Bhadanta Dharmatrāta.”

142 Ht. Sinh môn ; cđ., lai môn . Skt. āyadvāra. Tỳ bà sa 73, tr. 379a12 : "nêu lên 20 định nghĩa của xứ.”

143 Sphut., tr. 59 (T. Tuệ Sỹ) : cittacaitānām, āyam utpattiṃ tanvantīty āyatanāni, "những gì khuyếch trương sự xuất hiện, hay sinh khởi, của tâm và tâm sở, đó là xứ.” .Theo đây, āyatana, là phức hợp từ của āya + tanoti, trong đó āya (sự hiện đến) utpatti (sự sinh khởi).

144 Ht. Chủng tộc ; Cđ.: tính hay biệt . Skt. gotra, nghĩa đen: chuồng bò; nghĩa rộng : dòng họ.

145 Ht.Chủng tộc có nghĩa là gốc sinh khởi . Cđ.: "Biệt nghĩa là gốc”. Skt. ākarās tatra gotrāṇy ucyate. Sphut., tr. 59 (T. Tuệ Sỹ): ākarā iti prakṛitam, ākara ( mỏ khoáng chất), nghĩa là sản vật nguyên thuỷ (prakṛta; trong cá bản Hán : prakṛti, nguyên sinh chất).

146 Skt. sabhāgahetu. Sphut., tr.59 ( T.Tuệ Sỹ) : "con mắt sinh khởi trước làm nguyên nhân đồng loại cho con mắt sinh khởi tiếp theo sau.

147 Ht. Giả hữu ; Cđ, giả danh hữu . Skt. prajñaptisat. Quan điểm của Tỳ bà sa nói Uẩn, Xứ, Giới, có tự thể thực hữu. Kinh bộ cho rằng, Uẩn và Xứ là giả, chỉ có Giới là thực hữu. Luận chủ quan niệm chỉ Uẩn là giả, Xứ và Giới đều thực. Cf. Quang ký 1B, tr. 29a6; Bảo sớ 1B, tr.489b16.

148 Ht. Năng hạ trọng đảm ; cđ., năng hạ phụ sự, . Skt. kāryanhārodvahana.Tỳ bà sa 79, tr.407c9. Cf. Tạp a hàm 3, Đại 2, tr. 19a.

149 Ht. Phần đoạn ; Cđ., phân phần ; khả phân đoạn .Skt. praccheda : nhát cắt, mảnh cắt, một bộ phận. Chính lý 3, tr. 344a13 : "Các pháp hữu vi đều có ba phần đoạn là quá khứ, hiện tại và vị lại.”

150 Ht. Nhữ tam uẩn hoàn, ngã đương dữ nhữ , . Cđ., ngã ưng chuyển (thâu) tam ấm vật () " Tôi cần chuyển (mượn) ba vật ấm. Skt. skandhakair deyaṃ dāsyāma. Quang ký 1B, tr.29b13 ; "Thế gian khi cho mượn tiền của đều có giao ước người mượn phải trả đủ trong ba lần, cho nên nói như vậy.”

151 Quang ký 1B, tr.nt. : Kinh nói lược tụ (ekadhyam abhisaṃkṣipya), đâu có thể từng cái riêng biệt được gọi là uẩn. Cho nên như tụ, uẩn là giả.’

152 Quan điểm của Luận chủ : Xứ thực hữu. Do đó, đây là giả thiết của Kinh bộ nạn vấn Luận chủ.

153 Cf. Tỳ bà sa 74, tr. 384a18.

154 Ht. Ư phần đoạn vị hữu phần ; Cđ., nhất phần .. cụ phần ... . Skt. pradeśe’ pi pradeśivad.

155 Ht.Căn tánh . Skt. indriya. Quang ký 1B, tr. 30a10 : căn , chỉ căn cơ mà tự thể là năm căn ( tín ... ).

156 Ht. Gốc rễ của sự đấu tránh . Skt. vivādamūla. Cf. Tập dị 15, tr.131 : "sáu gốc rễ của sự đấu tránh.”.

157 Ht. đam mê dục vọng và đắm chấp quan điểm 欲,貪 . Skt. kāmādhyavasānam,dṛṣṭyadhyavasānam ca. Cf. Tỳ bà sa 74, tr. 385a27. Quang ký 1B, tr. 30a ; "Tại gia ham mê dục vọng, xuất gia đắm trước quan điểm”.

158 Ht. Nhơn thứ đệ : thô nhiễm và khí , sẽ nói ở sau.

159 .Ht. Thể của nó ... không phải là thức ..... . Cf. Tỳ bà sa 74, tr. 385b16.

160 Ht. Uẩn thứ sáu . Cf. Tỳ bà sa 74, tr. 385c2.

160 Ht. Uẩn đã diệt rồi, không còn gọi là uẩn . Cf. Tỳ bà sa 74, tr. 385b17 :”Vô vi là chỗ cứu cánh diệt của uẩn nên không thể lập làm uẩn”

161 Ht. Ví dụ kia so sánh với xứ giới là sai lầm ...... 七失 . Spht, tr. 66 ( T. Tuệ Sỹ) : Nếu ghè vỡ, không còn là ghè; uẩn diệt không thể là uẩn; cũng vậy, xứ diệt không thể là xứ; giới diệt không thể là giới. Như thế vô vi không được an lập trong pháp giới pháp xứ. Chính lý 3, tr. 345a12, biện minh quan điểm của Tỳ bà sa (xem ct. 159), " Chúng sinh chấp ngã trong toàn bộ uẩn môn. Khi nhập vô dư vị, các uẩn tức thời đình chỉ. Xứ và giới thì không như vậy .. Nơi nào hoàn toàn không có tướng của uẩn, nơi đó được nói là uẩn đình chỉ. Nơi ba vô vi, hoàn toàn không có nghĩa tích tụ nên có thể nó là uẩn đình chỉ. Nhưng không phải rằng ở đó không có ý nghĩa chủng tộc và sinh môn.”

162 Ht. Vì tính chất ... sắc là thô ..... . Cf.Tỳ bà sa 74, tr.584b1.

163 Ht.Căn cứ ... thứ tự các uẩn . Cf. Tỳ bà sa 74, tr. nt. : "Bốn uẩn phi sắc tuy không hình chất nhưng y theo hình tướng mà phân biệt thô tế.”

164 Ht. Hữu đảnh ; đệ nhất hữu . Skt. Bhavāgra .

165 Ht. Tư , hành . Skt. saṃskāra. Spht., tr. 66 (T. Tuệ Sỹ) : saṃskāramātra - prabhāvitaṃ ... , ở đây, do tư (cetanā), tuổi thọ được kéo dài tám mươi nghìn kiếp.”

166 Ht. Bốn uẩn ... của thức . Xem Tập dị 8,tr. 400c16.

167 Ht. Mười xứ ... sắc xứ ...... .Cf. Tỳ bà sa 73,tr. 397c3 : "Năm căn, năm cảnh và một phần pháp xứ, đều là sắc uẩn, nhưng chỉ một xứ được gọi là sắc xứ.”

168 Ht. Mười hai xứ ... gọi là pháp xứ ..... . Cf. Tỳ bà sa 73,tr. 380a24 ; "Tự thể của mười hai xứ đều là pháp, nhưng một xứ được gọi là pháp xứ.”

169 Ht. Cảnh và hữu cảnh ; Cđ., căn và trần . Skt. viṣayin, viṣaya: chỉ cho sự nhận thức và đối tượng nhận thức.

170 Ht. Thế gian .. là sắc xứ ....... . Cf. Tỳ bà sa 73,tr. 379c27 ; " Nếu xứ nào có đủ hình sắc và hiển sắc thì được lập làm sắc xứ.”

171 Bảo sớ 1B,tr. 492a3 : " Đây là giải thích của các Luận sư Tạp tâm luận. Cf. Tạp a tỳ đàm tâm luận 1 (Pháp cứu) tr. 873a29.

172 Ht. Ngữ âm ; ngôn âm .Sphut., tr. 91. ( T. Tuệ Sỹ) : đây là quan điểm của Sautrāntika .

173 Ht. Danh từ ; Cđ. văn cú . Sphut., tr. nt., các bộ phái khác ngoài kinh bộ

174 Ht. Pháp uẩn túc luận . Cđ. : "có một bộ phận A tỳ đàm được gọi là pháp uẩn.”. Theo đây, Dharmaskandha là danh từ chung không chỉ một tác phẩm nào. Bảo sơ 1B, tr. 492b13, giải thích đoạn dịch của Cđ. : "A tỳ đạt ma tạng của Phật gồm có 9 phần : 1.Pháp ấm; 2.phân biệt hoặc; 3.phân biệt thế; 4.phân biệt nhân; 5.thành lập giới; 6.danh tụ; 7.đoá đắc; 8.nghiệp tướng; 9.định tướng..”

175 . Đây là quan điểm của Thế Thân về lượng của pháp uẩn.

176 Ht.Tập tính . Skt. carita.

177 Ht. Giải thoát tri kiến . Cf. Tỳ bà sa 33, tr. 171b8

178 Ht. Biến xứ ; Biến nhập . Cf. Tập dị 19,tr. 447a.

179 Ht. Đa giới kinh , Trung 47, kinh 181, đại 1, 723a. Cf. Pháp uẩn 10, "20. Phẩm đa giới” , đại 26, 501b.

180 Ht. Hư không . Cđ., hư không vô vi

181 Ht.Truyền thuyết. Cf. Tỳ bà sa 75, tr. 388a29. Thuận chánh lý 3, tr. 347b5 : " Nói là truyền thuyết vì không tin ... ; Thượng toạ nầy cùng với các nhà Thí dụ bộ nói rằng hư không giới không tách rời với hư không, nhưng thể tính của hư không kia vốn không thật hữu.”.

182 . Ht. Chất ngại rất lớn . Theo nguyên văn bản Skt.(T. Tuệ Sỹ) : tasya tat sāmantakam iti. Cđ., và Ht. hiểu rất khác nhau. Theo Cđ., đại danh từ tasya (của nó) chỉ cho sáng và tối; tat chỉ cho ngại sắc. Ht. tat chỉ cho không giới sắc.

183 Ht. Tục sanh tâm ; Cđ., Thác sanh tâm .

184 Ht. Mạng chung tâm ; Cđ., tử đoạ tâm .

185 Ht. Duy trì sinh mạng . Tỳ bà sa 75, tr. 387b22 : " Do sáu giới nầy năng sinh, năng dưỡng, năng trưởng thân có sắc và không có sắc của các hữu tình.” Sphut., tr.98 (T. Tuệ Sỹ) : ete hi janmano janakapoṣakasaṃvardhakatvād ādhārabhūtāḥ, những giới nầy là điểm duy trì, vì chúng sinh sản, nuôi dưỡng, phát triển sự sinh. Thuyết nhất thiết hữu bộ câu xứ luận , quyển 1 hết.

---o0o---


Xem dưới dạng văn bản thuần túy