-
Úm Á Hồng
-
Úm A Hum
-
Án dạ hồng.
Du Già Ðại giá Vương kinh nói: Chữ Úm là Ðại Biến Chiếu
Như Lai tức Phật Tỳ Lô Giá Na. Chữ Á là Vô Lượng Thọ Như Lai, tức Phật A Di Ðà.
Chữ Hồng là A Súc Như Lai, tức Bất Ðộng Phật. Ðức Như Lai nhơn ở trong nhiều năm
tu trì hành đạo không đắc Bồ đề, sau tu tập quán tưởng này, trong khoảng nửa đêm
liền thành Chánh giác. Nghĩa là chữ ÚM gồm đủ vô lượng pháp môn, là mẫu của tất
cả Chơn ngôn (Thần chú). Tất cả Như Lai đều nhơn quán tưởng chữ này mà được
thành Phật. Chữ A (hay Á) là Tỳ Lô Phật thân, cũng là pháp giới, cũng là Bồ đề
tâm. Nếu người tưởng niệm, hay sanh vô lượng công đức. Chữ Hồng tổng nhiếp Kim
Cang bộ, tất cả Chơn ngôn (Thần chú) là chủ thân Kim Cang bộ, cũng là ba môn
giải thoát. Nếu thường tưởng niệm, hay trừ tất cả tội chướng, thành tựu tất cả
công đức. Ba giải thoát môn: 1- Không giải thoát môn, 2- Vô tướng giải thoát
môn, 3- Vô nguyện giải thoát môn. Căn bản các hạnh của đại Bồ Tát từ sơ phát tâm
đến "Nhứt thiết trí”.
Chư Giáo Quyết Ðịnh Danh Nghĩa Luận nói: Chữ Hồng tức
Pháp thân, chữ A tức Báo thân, chữ Úm tức Hóa thân. Ba chữ như vậy nhiếp cả ba
thân này, để phân biệt nói tam thừa và đạo giải thoát, ấy là nhơn chánh thuyết,
nói có Thanh Văn, Duyên Giác và Nhứt thiết trí. Do trí xuất hiện nói tất cả
pháp, tức ba chữ kia cũng là Kim Cang tam nghiệp, như thật an trụ; nghĩa là Úm –
A - Hồng. Trong chữ Úm này, là Kim Cang thân nghiệp, chữ A Kim Cang ngữ nghiệp,
chữ Hồng Kim Cang tâm nghiệp. Lại nữa, chữ Hồng là tâm trí giác liễu (rõ thấu
tất cả) tất cả pháp như trên đã nói. Phải biết tất cả văn tự đều từ chữ Úm A
Hồng ba chữ mà ra, do đó nên các pháp khởi lên các tướng phân biệt tất cả pháp
kia, đều cùng Úm – A hai chữ trước sau nhiếp nhau. Chữ Hồng trong đây, xuất
sanh tất cả, ở trong ba cõi, xuất hiện các sắc; nghĩa là có Thiên, Nhơn, Long, A
tu la, Ca lầu la, Khẩn Na La, Càn thác bà. Thành tựu Trì Minh Thiên, Cát Tường
Thiên, Biện Tài Thiên, Ô Ma Thiên, Ðế Thích Thiên, Phạm Vương Thiên, Na La Diên
Thiên, Ðại Tự Tại Thiên, những trời như vậy, và Thiên hậu đã có tất cả trong cõi
hữu tình kẻ nam tử, người nữ nhơn cho đến hết thảy các Phật, Bồ Tát đều từ chữ
Hồng này xuất sanh biến hóa, kia mỗi một tâm, trụ tướng chữ này, nếu khi tâm
tưởng chữ này, phải trụ nơi hư không, xuất sanh ra vô ngại, nghĩa là tâm ba cõi,
đồng một tâm này, được nhập vào tâm rồi, tức được gọi là hiện chứng Bồ đề, phải
biết tâm này là vô đẳng, vô thủ, vô trước, vô trụ, vô biểu, vô tướng, tức là hư
không bình đẳng tất cả trí vô sở đắc, tương ưng không tự, không tha, tương ưng
chánh hạnh. Thế gian đã có Chiên đà la tối hạ chủng tộc v.v… các loại kia cũng
bình đẳng các hạnh cho đến các loại súc sanh, kia đã có hạnh, các hạnh sai khác.
Các hạnh như vậy, tuy lại sai khác, đều cũng không lìa nhứt thiết trí, trí tương
ưng chánh hạnh v.v…
Thành Phật Nghi Quỹ tụng rằng:
Do tụng chữ Úm này, gia trì oai lực vậy.
Dù quán tưởng không thành, nơi các Phật hải
hội.
Các cúng dường mây biển, chơn thật đủ thành
tựu.
Do chư Phật chắc thật, pháp nhĩ đã thành vậy.
Do vừa tụng chữ Á, diệt sạch các tội chướng.
Ðược các vui ý lạc, đồng đẳng tất cả Phật.
Vượt hơn các chúng ma, không thể làm chướng
ngại.
Ðáng thọ các thế gian, rộng nhiều thứ cúng
dường.
Do gia trì chữ Hồng, cọp sói các trùng độc,
Ác tâm người chẳng người, không còn thể khuấy
phá.
Như Lai mới thành đạo. Nơi dưới cội Bồ đề.
Dùng Ấn Mật ngôn này, phá dẹp chúng Thiên ma.
Kinh Ðại Phật Ðảnh Ðà Ra Ni nói: Giả sử có chúng sanh nơi
tâm tán loạn, miệng tụng Thần chú, còn có 8 vạn 4 ngàn na do tha hằng hà sa trăm
ức, Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát chủng tộc. Mỗi vị đều có các chúng Kim Cang làm
quyến thuộc. Ngày đêm thường theo hầu hạ ủng hộ, người này dù cho ma vương rình
tìm phương tiện, trọn không thể được, các Thần quỷ núi đi cách xa người thiện
nhơn này, ngoài mười do tuần. Nếu có quyến thuộc của ma muốn tìm đến phá rối
người thiện ấy, các chúng Kim Cang lấy chày Bảo xử đập nát cái đầu kia cũng như
hạt bụi, hằng khiến người này việc làm như nguyện.
GIẢI: Như trên tu trì bi kỉnh các Chơn ngôn, nếu không
thể mỗi mỗi tụng trì chép tả ấy, thì tất cả việc làm hết thảy đều dùng Chuẩn Ðề
Chơn ngôn cũng được. Vì Chuẩn Ðề Chơn ngôn giống như châu ngọc như ý, nếu người
tu hành trì tụng nơi chỗ dùng đó, đều được thành tựu. Như trên tụng trì Chơn
ngôn, hay diệt ngũ nghịch, thập ác, tứ trọng tội ấy. Phải biết tội có Tánh tội
và Giá tội, sám hối phải đủ Sự Lý. Tánh thời không luận thọ giới hay không thọ
giới, làm là có tội. Giá (ngăn) nghĩa là tăng thọ Phật giới, tâm hủy phạm. Sự,
cần phải trình bày phát lồ, lễ Phật danh kinh, tu hành các nghi Phương Ðẳng, để
hàng phục cội gốc của nghiệp. Lý, nghĩa là chuyên quán thật tướng, đạt tội tánh
không, diệt nghiệp căn nguồn. Các Chơn ngôn Thần chú này, nếu hay y pháp tụng
trì, tức song vận cả Sự Lý, nguồn tội gốc nghiệp liền tiêu. Nếu phạm cấm giới,
căn cứ theo luật nói sám hối, gia thêm Thần chú, thời Sự Lý gồm đủ, Tánh Giá đều
tiêu hết không sót. Không thể vừa nghe công lực của Thần chú như thế, liền trái
phạm cấm giới, không y luật sám hối thì giá tội cũng phải còn. Hoặc nhờ nương
Nghi Quỹ Chơn ngôn lại tạo thêm các lỗi. Thí như người ngu, ỷ thế lực của vua,
rộng tạo các ác, họa trọn đứt đầu. Nghiệp tâm không dứt, tội thật khó trừ, quyết
khiến thân tâm đều tiêu, mới được diệt tội, như ánh mặt trời sương mù tiêu
tan.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|