1-
TU KÍNH ÐIỀN.
Hành giả tu hạnh Du Già, muốn được huệ tăng trưởng, phước
trí viên minh quyết cần
phải rộng tu hai món phước điền Bi và Kỉnh. Trên hết cúng
dường mười phương Tam-Bảo, dưới cứu giúp lục đạo tứ sanh, để làm nền tảng cho
định huệ căn bản cho Bồ đề. Cho nên nói rằng: Bồ đề tâm có hai thứ độ vô biên
chúng sanh để làm nhơn, làm quả cho Vô thượng Bồ đề. Mạn Trà La Sớ nói: Luận kẻ
làm đạo, trên nếu không cúng dường chư Phật, Bồ Tát thì làm thế nào khai mở trí
huệ mong cầu Bồ đề, dưới nếu không cứu giúp chư tiên, ngã quỷ, thì thế nào có
hạnh từ bi? Như muốn tu kính điền phải y bản kinh kiết ngũ cúng dường ấn tụng
căn bản Chơn ngôn, vận tưởng cúng dường Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát, tất cả Thánh
chúng đã thành tựu sở nguyện phước trí viên mãn. Như hoặc thường tu cúng dường
không thể y kinh làm đủ phép tắc. Nay căn cứ vào các bộ Ðà Ra Ni và Thành Phật
Tâm Yếu mà chép ra, trước hết ở trước Thánh tượng nhứt tâm cung kính, năm vóc
sát đất, khắp lễ mười phương pháp giới, vô tận Phật, Pháp, Tăng Tam-Bảo. Như ngũ
tự Ðà Ra Ni tụng khiến kiết Kim Cang ấn, lấy hai tay đôi lưng nhau, hai ngón út
hai ngón cái câu móc với nhau, miệng tụng Chơn ngôn 7 biến.
Chơn ngôn: ÚM, PHẠ NHỰT RA VẬT (Ðọc việc hay phệ).
Tụng rồi xả ấn lên trên đảnh, do Chơn ngôn ấn pháp này
oai lực không thể nghĩ bàn, tự nhiên biến khắp pháp giới vô tận Tam-Bảo, trước
các ngôi Tam-Bảo đều có tự thân lễ bái phụng sự, nhiên hậu lấy đồ ăn uống hương
hoa các thứ v.v… tùy sức bày biện nhiều món để trong đồ thanh tịnh, kiết phổ
thông kiết tường ấn, ấn đó lấy tay mặt, ngón tay cái cùng ngón vô danh bấm nhau
lại ba ngón tay kia mở tản ra, tụng tịnh pháp giới Chơn ngôn, gia trì 21
biến.
Chơn ngôn: Úm Lam (21 biến).
Do sức Chơn ngôn gia trì và oai lực của ấn, các món đồ
vật thực ăn uống thảy đều tự nhiên thanh tịnh, khắp nơi pháp giới.
Liên Hoa bộ niệm tụng pháp nói rằng: Ðối với tất cả các
món cúng dường hương hoa v.v… chữ LAM tự này phóng ánh sáng sắc trắng, tức
không thể uế xúc, vật đã cúng dường đều khắp pháp giới. Kế đến tụng vô lượng oai
đức tự tại quang minh thắng diệu lực Biến thực Chơn ngôn: chấp tay gia trì 21
biến.
Chơn ngôn: Nẵng mồ tát phạ đát tha, nghiệt đa phạ lồ chỉ
đề, úm tam bạt ra tam bạt ra hồng (21
biến).
Do sức gia trì Chơn ngôn này, cho nên các món ăn uống kia
biến thành thức ăn ngon lành của chư Thiên thượng vị cam lồ, phụng hiến cúng
dường mười phương vô tận Tam-Bảo, cũng là tán thán, khuyến thỉnh, tùy hỷ công
đức. Kiết xuất sanh cúng dường ấn, hai tay chấp lại mười ngón ngoài tréo nhau,
hai lóng đầu của các ngón giao nhau, để trên đảnh đầu, tụng xuất sanh cúng
dường Chơn ngôn 21 biến: ÚM. Do Chơn ngôn này và ấn oai lực không thể nghĩ bàn,
tự nhiên biến khắp pháp giới, xuất sanh vô tận hương hoa, đèn nến, tràng phan,
bảo cái, y phục, ngọa cụ, lầu các, âm nhạc v.v… các món cúng dường đầy đủ biến
khắp pháp giới vô tận Tam-Bảo v.v… Nếu không có các món ẩm thực hương hoa v.v…
chỉ đối trước Phật vận tưởng kết ấn tụng chú, cũng tự nhiên xuất sanh các món
cúng dường như trên đầy đủ khắp pháp giới Tam-Bảo.(Ðây là biến thực Chơn ngôn lý
thú công đức như sau sẽ rộng rõ).
1-
KẾ ÐẾN TU BI ÐIỀN
Muốn cúng chí đồ ăn cho chư Tiên, lấy một cái đồ thanh
tịnh đựng đầy các thức ăn uống, tụng biến thực Chơn ngôn 21 biến, ném vào trong
dòng nước trong sạch, tức biến thành món ăn mỹ diệu của Thiên Tiên, cúng dường
trăm ngàn ức hằng hà sa số chư Tiên, hết thảy các chư Tiên kia được gia trì món
ăn mỗi mỗi đều thành tựu sở nguyện các thiện công đức. Nếu người nào lấy Chơn
ngôn này gia trì trong đồ ăn uống cúng thí cho chúng chư Tiên, hay khiến hiện
đời tăng trưởng phước thọ, tâm được thanh tịnh thấy nghe chánh giải, đầy đủ
thành tựu Phạm Thiên oai đức, tất cả oán thù không thể xâm hại.
Muốn cứu tế các loài ngã quỷ, mỗi buổi sớm chiều hay các
thời khác cũng đều không ngại. Lấy đồ sạch đựng ít nước tịnh thủy để vào ít cơm
và đồ ăn như bánh, lấy tay trái cầm đồ đựng, tay mặt kiết Bảo ấn. (Lấy ngón tay
cái, ngón tay trỏ, ngón tay giữa, ngón tay út mở ra, lấy ngón vô danh dùng khoáy
vào trên đồ ăn, thí cho các Tiên ăn cũng dùng ấy này). Tụng Biến thực Chơn ngôn
7 biến gia trì rồi nhiên hậu xưng danh hiệu bốn đức Như Lai.
Nam Mô Ða Bảo Như Lai (hay phá nghiệp xan lẫn của ngã
quỷ, được phước đức viên mãn.)
Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai (hay trừ hình hài xấu xí của
ngã quỷ, được sắc tướng đầy đủ.)
Nam Mô Quảng Bát Thân Như Lai (hay khiến yết hầu ngã quỷ
mở lớn ăn được đồ cúng thí, hết thảy được no đủ.)
Nam Mô Ly Bố Úy Như Lai (hay trừ tất cả sự sợ hãi của ngã
quỷ được xa lìa quỷ đạo.)
Xưng Như Lai danh hiệu rồi, gảy móng tay bảy lần, lấy đồ
ăn kia để trên đất sạch, mở tay mặt rưới đó (trên đá sạch, cây, đồ sành cũng
được.) Phật dạy gia trì Ðà Ra Ni này 7 biến, hay khiến tất cả các món ăn uống
biến thành các thứ cam lồ, ăn uống no đủ, trăm ngàn ức na do tha hằng hà sa số
tất cả quỷ thần và hết thảy các loại ngã quỷ khác đều được no đủ, các chúng ngã
quỷ như vậy, mỗi mỗi đều được 49 hộc to lớn các đồ ăn uống, như nước Ma Già Ðà.
Nước và đồ ăn uống đồng pháp giới, ăn được đồ ăn vô tận ấy đều được thành Thánh
quả, giải thoát khổ thân được sanh lên cõi trời và sanh về Tịnh độ. Người hay
cúng thí, hiện đời được đầy đủ vô lượng phước đức, thời đồng với công đức cúng
dường trăm ngàn ức các đức Như Lai không khác.
GIẢI: Phải biết đây là sức vô lượng oai đức, tự tại quang
minh thắng diệu. Biến thực Ðà Ra Ni, tức là bí tạng của ba đức. Bí tạng này, đầy
đủ tất cả pháp, có công năng lưu xuất vô cùng, xuất sanh vô lượng châu biến pháp
giới, khắp cúng dường ba đức: Pháp thân, Bát Nhã, Giải thoát và đầy đủ Thường,
Lạc, Ngã, Tịnh, bốn đức của pháp thân, không riêng gì Pháp thân có đầy đủ Bát
Nhã và Giải thoát; mà Bát Nhã, Giải thoát cũng đầy đủ như vậy. Nói oai đức tự
tại ấy; tức là Giải thoát đức. Quang minh ấy; là Bát Nhã đức. Thắng diệu ấy; là
Pháp thân đức. Lực ấy là sức của ba đức. Phạm ngữ Ðà Ra Ni đây dịch rằng: Tổng
trì nghĩa là Tổng trì ba đức, tóm lại là ở nơi nhứt tâm, một tâm đủ tam đức,
pháp nhĩ đầy đủ như vậy. Song nhứt tâm tức Ðà Ra Ni. Ðà Ra Ni tức là pháp thực,
đều lấy ba đức chung làm Thể, cũng đều lấy ba đức chung làm Dụng. Người ở bên
Viên giáo, do hay rõ biết bí tạng của ba đức đầy đủ tất cả pháp, tất cả các pháp
thể của nó là ba đức. Cho nên nêu Thể khởi Dụng làm ra hiện tiền những phần ban
thí ra các món ăn, ở trong mỗi mỗi món ăn ấy, xuất sanh tất cả Thiên Tu Ðà Cam
Lồ Vị và hết sức vui mừng, phàm những món như bơ, phô ma, đề hồ, tất cả các món
ăn mỹ vị thảy đều đầy đủ. Ở đây trong mỗi mỗi vị cũng lại xuất sanh hương thơm
vi diệu, hoa báu nhiệm mầu, áo trời đẹp đẽ, chuỗi ngọc trân châu, các thứ xe
báu, tất cả đồ phục dụng, chuông khánh, kim bạt, thiều sáo, sừng ốc, nhạc cụ,
đờn ca, tất cả diệu âm, dòng suối trong mát, ao tắm thanh tịnh, hoa trái vườn
rừng, hào quang chiều sáng, lâu đài cung điện, tất cả trụ xứ. Lại ở trong mỗi
mỗi mỹ vị, mỗi mỗi phục dụng, mỗi mỗi diệu âm, mỗi mỗi trụ xứ. Mỗi vật kia xuất
sanh tất cả diệu cúng của lục trần, như trên đều chu biến khắp hết. Một món đồ
ăn đựng nhỏ cho đến một thìa, mà chỗ thọ dụng năng thí mầu nhiệm không thể nghĩ
bàn ấy. Vì đây một tức toàn thể của ba đức.
Tôi nay trì ba đức này, đã huân ướp diệu cúng của sáu
trần khắp thí pháp giới vô lượng quần sanh, một thời đầy đủ, không còn thiếu
kém. Tuy vật ban thí mà cũng vốn không có ta, và chúng sanh, cũng không có
tướng, là vì không quán vậy. Tuy lại không, mà cùng không giữ lấy, không vật,
không ta, không chúng sanh, người thí, kẻ thọ và những vật trong ấy đều uyển
nhiên rõ ràng có thể thấy được, là bởi vì nhờ ở sự quán tưởng, trong một tâm rõ
biết người thí, kẻ thọ và các vật đã bố thí, chẳng phải có, cũng chẳng phải
không có, tam luân cu tuyệt (cả ba đều tuyệt nhiên vắng lặng). Là bởi vì trong
ấy do sức quán tưởng, ba quán chiều trong một niệm, đắc không sau, không trước,
tưởng gì? Nghĩ gì? Hãy luyện pháp quán tưởng như vậy mà tu hạnh bố thí. Ấy là
không trụ tưởng bố thí, hay là các chúng sanh thọ thí. Khi bố thí này mỗi mỗi
món ăn tự nhiên đều được thiền duyệt pháp hỷ. Vì vậy ở cõi Trời chuyển thêm
thắng phước, nơi cõi Người thì đốn ngộ nguồn chơn, ở Tu la thì tâm được điều
phục, ở Ngã quỷ thì được no đủ, ở Súc sanh thì tự được trí huệ, nơi Ðịa ngục
vĩnh thoát giam cầm câu thúc. Liền khi bấy giờ đều hối hận ăn năn nghiệp nhơn đã
tạo, tiến cầu đạo quả xuất thế. Nên biết là pháp, là thực đều được lợi lạc. Thí
như ướp thuốc, thuốc tùy sức lửa, nhập vào trong thân người, bịnh hoạn trừ diệt
trở lại khỏe mạnh, pháp thực ăn vào cũng lại như vậy. Hoặc gần hoặc xa trọn phá
vô minh.
Nếu lấy một bát nước, dùng Cam lồ Chơn ngôn gia trì 7
biến, tán rải nơi hư không, một giọt nước kia, tức biến thành 10 hộc vị cam lồ,
tất cả ngã quỷ đều được uống đủ, không có thiếu kém, thảy đều đầy đủ sung
mãn.
Chơn ngôn: Nam Mô tố rô bá da, đát đa nga tha da, đát
điệt tha – Úm tố rô tố rô bá ra tố rô bá ra tố rô ta phạ ha (7 biến).
GIẢI: Giả như không có đồ ăn uống, tức dùng Cam lồ Chơn
ngôn gia trì trong nước đem thí, khiến tất cả ngã quỷ thảy đều no đủ. Nếu có bốn
chúng đệ tử, dùng Chơn ngôn này và danh hiệu bốn đức Như Lai gia trì đồ ăn uống
mà bố thí các loài ngã quỷ, thì hay được đầy đủ vô lượng công đức, tuổi thọ sống
lâu phước đức tăng vinh. Lại được nhan sắc trắng đẹp, oai đức mạnh mẽ, mau chóng
đầy đủ đàn Ba la mật (Bố thí Ba la mật). Tất cả Dạ Xoa, La Sát, các ác Quỷ Thần,
người chẳng phải người v.v… đều kính nể người đó, không dám lại gần xâm
hại.
TRÍ CỰ NHƯ LAI TÂM PHÁ ÐỊA NGỤC
CHƠN NGÔN
Kinh Biệt Hành nói: Thần chú này nếu tụng một biến, địa
ngục Vô gián tan nát như vi trần, những chúng sanh thọ khổ ở trong đó, thảy đều
sanh về Cực Lạc. Nếu viết Thần chú này bằng chữ Phạn nơi chuông, nơi trống, nơi
linh, nơi khánh, có các âm thanh, hoặc trên bảng mộc v.v… Chúng sanh nào nghe
được tiếng ấy, các tội thập ác ngũ nghịch thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào
trong các ác thú.
Chơn ngôn: Nẵng mồ a sái tra tất để nẫm, Tam ma dã tam
mẫu đà cố trí nẫm; Úm cấn nghiết nẵng phạ bà, tất đề lị đề lị hồng.
(Viết chữ Hán và chữ Phạn trên chuông,
trống rất là nhiệm mầu.)
TỲ LÔ GIÁ NA
PHẬT ÐẠI QUÁN ÐẢNH QUANG CHƠN
NGÔN
Kinh Bất Không Quyến Thần Biến nói: Nếu có các chúng sanh
tạo đủ mười điều ác, năm nghịch tội, bốn trọng giới, tội số như vi trần đầy khắp
thế giới, thân hoại mạng chết thần thức đọa vào các ác đạo. Dùng Chơn ngôn này
gia trì vào đất, cát, 108 biến tán rải nơi vong linh, nơi tử thi, nơi hài cốt,
rải trên mồ mả, vong linh kia nếu ở địa ngục, ngã quỷ, tu la, súc sanh v.v… nhờ
sức Chơn ngôn gia trì tức liền khi ấy được ánh hào quang của chư Phật rọi vào,
thân trừ các tội báo, bỏ thân khổ sở, vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới,
hóa sanh trong hoa sen, thẳng đến thành Phật, không còn đọa lạc.
Chơn ngôn: Úm a mộ già vĩ lô tả nẵng ma hạ, mẫu nại ra ma
nĩ bát nạp mạ nhập phạ ra, bát ra mạt đa dã hồng (108 biến).
GIẢI: A mộ già đây nói rằng vô gián đoạn. Vĩ lô tả nẵng
cũng nói Phệ lô giá na. Hoặc dùng giấy, vải lụa, viết chép Thần chú này để nơi
vong nhơn nơi trên thân, hoặc trên hài cốt cũng rất nhiệm mầu. Có bài kệ rằng:
Chơn ngôn Phạn tự chạm xúc nơi thi cốt của vong nhơn, được sanh về cõi tịnh độ,
thấy Phật nghe pháp, gần gũi thọ ký mau chứng Vô thượng đại Bồ đề. Kinh Bất
Không Quyến nói: Nếu nghe Thần chú này hai, ba, đến bảy lần trải qua nơi tai
mình, tức được trừ diệt tất cả tội chướng. Nếu có chúng sanh, chầy năm nhiều
tháng bịnh hoạn khổ sở hoành hành, vạn mối sầu khổ; ấy là người bịnh do nghiệp
báo đời trước, tụng Chơn ngôn này trước người bịnh nhơn một, hai đến ba ngày,
mỗi ngày lớn tiếng tụng Thần chú này 1080 biến thì được trừ diệt túc nghiệp bịnh
chướng. Nếu bị quỷ mị làm nhiễu hại cuồng loạn mất tiếng không nói được, trì
Chơn ngôn này gia trì nơi tay 108 biến thoa nơi đầu mặt, để tay nơi ngực nơi
trán gia trì 1080 biến bịnh được trừ lành. Nếu các quỷ thần vọng lượng làm bịnh,
gia trì nơi chỉ ngũ sắc 108 biến thành 108 gút, đeo trên lưng, tay, cổ người
bịnh, hoặc gia trì nơi áo mặc, bịnh kia liền trừ lành.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|