Chơn ngôn:
Úm (án) - Giả lễ chủ lễ chuẩn nê ế ê duệ hê bà chiến phạ để ta phạ hạ.
GIẢI: Chữ bà
khứ thinh mà hô đó. Kim Cang Trí dịch: Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ế hê duệ hê
bạt dà, phạ đế ta phạ ha. Dà nga yết nghiệt bốn chữ là đồng âm, chữ chiến nghi
là kích, chữ dà phải hô nhẹ. Kinh Tô Thất Ðịa dạy rằng: phụng thỉnh rồi lại tác
bạch như vầy: Thiện lai Tôn giả, thương xót chúng con, giáng lâm đạo tràng, thủy
từ ai mẫn. Ðến nơi tòa này, an tọa thọ món cúng dường. Lại hết lòng thành tâm
luôn luôn làm lễ, bạch rằng: Tôn ngôn đại bi thùy mẫn thừa bổn nguyện giáng lâm
cho con được thấy chẳng những con đã bày biện các món cúng dường, trước hiến đồ
hương, sau hiến các hoa lại hiếu thiêu hương, lại hiến các món ẩm thực và các
món nhiên đăng đèn sáng, thứ lớp như vậy cúng dường.
VI KHIỂN ẤN HAY
KẾT VÔ NĂNG THẮNG BỒ TÁT
ẤN TỊCH TRỪ CHƯỚNG NGẠI
Hai tay,
tay hữu đè lên tay tả tréo nhau bên trong, nắm tay lại, đứng thẳng hai ngón tay
giữa, đầu hai ngón tay hiệp lại, tức thành vòng quanh thân bên mặt ba lần, khởi
lên suy nghĩ, chỗ có chướng ấy, Tỳ Na Dạ Ca, các ác quỷ thần hãy chạy xa đi, chỗ
đến của các Thánh chúng, chẳng vượt bổn tam ma da đại bi mà an trụ, nguyện thùy
gia hộ.
GIẢI: Hành giả
phàm tu Chơn ngôn và người tọa thiền cần trước phải dùng ấn chú trừ các ma
chướng. Cho nên kinh Kim Cang Quang Minh nói: Hàng Thập Ðịa Bồ Tát còn lấy chú
hộ trì, huống nữa kẻ phàm phu ư! Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: Nếu không trì chú mà
ngồi đạo tràng, khiến thân tâm được xa lìa các việc ma là điều không có lý.
Kinh Tô Tất
Ðịa dạy: Nếu muốn thành tựu các việc nên phải khiển trừ các ma chướng ngại, nếu
không khiển trừ sau sợ có sự tổn thương. Bởi vậy nên trước cần làm phương pháp
khiển trừ.
Chơn ngôn:
Nẵng mồ tam mãn đa một đà nẫm, úm (án) - Hộ rô hộ rô chiến noa lị mạ đắng kỳ ta
phạ hạ.
GIẢI: Chiến hoặc tán kỳ, hoặc nghĩ li hoặc lị. Trì Minh Tạng dạy: Chú này hay
thành tựu tất cả việc.
THỨ KIẾT TƯỜNG GIỚI ẤN
Theo như ấn
địa giới ở trước, co đầu ngón tay hữu, mở đầu ngón tay tả ra, xoay bên hữu ba
vòng, tùy tâm gần xa, tức thành cái thành Kim Cang kiên cố. Chư Phật, Bồ Tát còn
không dám trái vượt huống gì các kẻ khó điều phục, Tỳ Na Dạ Ca và loại nha,
trảo, độc trùng, không thể gần gũi được.
GIẢI: Vô Lượng
Thọ Nghi Quỹ dạy rằng: Tưởng từ ấn ấy lưu xuất ra ánh lửa rực rỡ, dùng ấn ấy
nhiễu thân ba vòng, tùy tâm lớn nhỏ, thành Kim Cang sáng chói vuông vức bốn phí
tường vách làm giới hạn, các ác ma nhơn, cọp, beo, sư tử, và các độc trùng không
thể gần gũi.
Thần Biến Sớ
dạy rằng: Người hành giả trì chú, được chư Phật quy mạng, cho nên Phật đảnh kệ
dạy: Mười phương thế giới các Như Lai, hộ niệm quy mạng người thọ trì. Như vậy
chư Phật còn trở lại quy mạng người trì chú, mà đâu dám có sự trái vượt ấy ư! Tỳ
na dạ ca đây nói rằng: Trư đầu tượng tỳ (đầu heo mũi voi)
Chơn ngôn:
Án - Chuẩn nễ nĩnh bát ra, ca ra da ta phạ hạ. Kim Cang Trí dịch: Chữ nĩnh
nói nê, tụng ba biến lấy ấn diêu động ba vòng.
THỨ KIẾT THƯỢNG PHƯƠNG VÕNG
GIỚI ẤN
Theo như
Tường giới ấn ở trước, mở ngón tay trỏ bên trái, ngón tay mặt đè ngón trái giữa
trung tiết giao với nhau lại tức thành. Tụng chú này ba biến.
GIẢI: Kim Cang
Trí dịch: Theo như tưởng giới ấn, mở ngửa ra, ngón tay bên mặt nắm đầu ngón trỏ
bên trái, đầu ngón cái bên trái nắm đầu ngón trỏ bên mặt, đầu ngón út đứng thẳng
như cũ tức thành.
Chơn ngôn:
Úm (án) - Chuẩn nể nĩnh bán nhạ ra ta phạ hạ.
(Chữ nhạ đọc
ra. Kim Cang Trí dịch: Chữ nĩnh đọc nê, chữ ra đọc chữ lạ, tụng ba biến. Lấy ấn
tùy theo đó mà dung động qua ba lượt. Riêng có bộ lấy ấn để nơi đảnh xoay quanh
bên hữu rồi xả ấn.
Do tụng
Chơn ngôn kiết ấn gia trì, tức thành lưới Kim Cang kiên cố bất hoại.
(Vô Lượng Thọ
Nghi Quỹ nói: Do sức ấn chú gia trì nên phương trên che lưới Kim Cang kiên cố,
cho đến các cõi trời Tha hóa Tự Tại không thể chướng nạn, người hành giả thân
tâm an vui, Tam ma địa dễ thành tựu.)
THỨ KIẾT HỎA VIỆN MẬT PHÙNG ẤN
Lấy tay tả
đậy lên lưng tay hữu trùng nhau (linh vô phùng) thẳng đứng hai đầu ngón tay cái,
tức thành. Tụng Chơn ngôn ba biến xoay quanh bên hữu ba vòng. Tưởng ngoài vách
tường Kim Cang có đại Kim Cang hỏa diệm đoanh vây chung quanh.
GIẢI: Kim Cang
Trí dịch: Lấy tay trái che kín lên lưng tay mặt trùng nhau, đứng thẳng hai ngón
tay cái, cách nhau hai lóng nhỏ.
Vô Lượng Thọ
Nghi Quỹ dạy: Tưởng từ ấn này lưu xuất ra vô lượng ánh quang rực rỡ. Lấy ấn
nhiễu quanh bên mặt ba vòng, nơi ngoài tường Kim Cang lại có ánh sáng rực rỡ
đoanh vây chung quanh, tức thành hỏa giới kiên cố thanh tịnh.
Chơn ngôn:
Úm (án) – A tam mãn nghĩ nễ hồng phấn tra (chữ Hồng bán thinh)
GIẢI: Chữ tam
khứ thinh, chữ mãn thượng thinh cũng nói ma, hoặc xã, hay là mang, kéo dài âm
thinh ra, nghĩ. Hoặc nghĩ, Tô Tất kinh nói tiếng niệm trong cổ họng. Kim Cang
Trí dịch: Úm (án) – A tam ma kỳ nễ hộc ta phạ ha.
Do kiết ấn
này tụng Chơn ngôn, thành đại Mật bộ bủa giăng kín đáo. Không bị các ma nhập
vào.
THỨ KIẾT Ứ GIÀ ẤN
GIẢI: Ứ già
hoặc Át già, lại nói A già. Ðây là nói rằng khí, đồ đựng. Phàm đồ đựng cúng
dường đều xưng là Ứ già nghĩa là lấy uất kim, long não, bạch đàn hương v.v…để
nước đầy trong Ứ già diệu khí mà phụng hiến đó. Ðồ đựng này làm bằng vàng, bạc,
bảo ngọc, đồng đá, gỗ, sành, chén loa và chuyết liên diệp, nhũ thọ diệp, đều
được.
Làm đồ Ứ già
cúng dường phải làm thứ đồng tốt làm đồ đựng Ứ già là hơn hết. Kinh Tô Tất Ðịa
dạy: Làm Ế Ðể Ca pháp phải dùng đồ đựng màu trắng, để chút ít gạo nếp và sữa.
Làm Bố Sắt Vi Ca pháp phải dùng đồ đựng màu vàng, nên để hộ ma và sữa chín. Làm
Tỳ Giá Rô Ca pháp phải dùng đồ đựng màu đen, để gạo tẻ và ngưu thỉ, hoặc lấy
chút huyết của mình ( sau này sẽ giải thích.)
Hai tay
tréo nhau bên trong, dựng hai ngón tay giữa đầu ngón dính sát nhau, lấy hai ngón
tay trỏ vịn lưng hai ngón tay giữa, hai ngón tay cái vịn sát dưới lóng cuối cùng
của hai ngón tay trỏ tức thành căn bản ấn. Theo như ấn căn bản trước. Co sát hai
ngón tay cái vào bàn tay, tức thành Ứ già ấn, tụng Chơn ngôn ba biến.
GIẢI: Kim Cang
Trí dịch: Theo như căn bản ấn trước, lấy hai ngón tay cái mỗi ngón nắm vịnh đốt
thứ nhất cuối cùng của ngón tay trỏ, tức thành.
Chơn ngôn:
Úm (án) - Giả lễ chủ lễ chuẩn nê hát kìm bát ra để, tha bà nga phạ để ta phạ
hạ.
GIẢI: Kim
Cang Trí dịch: Úm (án) - Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Ðề hát kìm bạt già phạ đế bát ra
để ta sa phạ hạ.
Xét Chơn ngôn
này với bổn dịch đồng, chỉ sau hai câu đảo nhau không đồng vậy. Bản dịch lấy bát
ra để tha, để nơi trước, bà nga phạ để, lại nơi sau. Ngài lấy bạt già phạ đế, để
nơi trước, bát ra để ta, để nơi sau. Bởi vì riêng bản Trì Minh trong kinh tạng
cũng đồng với Ngài Kim Cang Trí.
Hành giả tư
duy Thánh chúng rõ ràng phân minh, tưởng tự thân mình ở dưới chân chư Phật,
Thánh chúng, tay cầm bát bảy báu đồ ứ già, đựng đầy nước thơm rửa chân Thánh
chúng, do dâng hiến nước thơm hương ứ già cho nên hành giả ba nghiệp được thanh
tịnh, tẩy sạch phiền não cấu trược, nghiệp chướng tiêu trừ.
GIẢI: Vô Lượng
Thọ Nghi Quỹ dạy: Do hiến cúng ứ già hương thủy, rửa hai chân Thánh chúng khiến
hành giả ba nghiệp thanh tịnh, tẩy trừ tất cả phiền não tội cấu. Từ Thắng Giải
Hạnh Ðịa đến Thập Ðịa và Như Lai Ðịa, sẽ chứng như vậy cho đến đạt địa vị Ba la
Mật, các đức Như Lai trao nước cam lồ pháp thủy để quán đảnh. Lại Ngũ Tự Tâm Ðà
Ra Ni nói: Uống nước này trừ các tai hoạn.
THỨ KẾT LIÊN HOA TÒA ẤN
Theo như
căn bản ấn trước, hai ngón tay cái hướng thân đứng thẳng, vận tởng từ ấn này lưu
xuất ra vô lượng sư tử tòa phụng hiến tất cả Thánh chúng, các vị Thánh chúng ấy
mỗi mỗi đều ngồi.
Kim Cang Trí
dịch ấn chú đều đồng, mà ấn nói rằng: Hai ngón tay cái hướng thân mở ra đứng
thẳng tức thành. Tâm tưởng ở trong đạo tràng có các bảo điền (như đài sen, như
hoa bèo) sư tử tòa, trên tòa có có hoa sen trắng nở, an trí Thánh giả. Tức tụng
Chơn ngôn ba biến.
Chơn ngôn:
Úm (án) – Ca ma lạ ta phạ hạ (Mạ cũng nói ma thượng thinh, chữ lạ cũng nói
la hoặc ra).
Do kiết ấn
tụng Chơn ngôn, phụng hiến Thánh chúng cho nên người hành giả sẽ được Thập Ðịa
đầy đủ và được tòa Kim Cang.
GIẢI: Người tu
hành cũng được ba nghiệp bền chắc, cũng như Kim Cang. Nói Kim Cang tòa ấy nghĩa
là ngồi trên tòa Kim Cang mà thành Ðẳng Chánh Giác. Nay đây Thần chú là cảnh
giới của chư Phật đã có, nên thần lực không thể nghĩ bàn, chỉ nên sinh lòng tin
thọ đọc tụng tự nhiên diệt chướng thành đức, vượt phàm lên Thánh. Cho nên nói
rằng: Sẽ được Thập Ðịa mãn túc, được tòa Kim Cang. Kinh Minh Trì Tạng dạy: Người
tu hành tụng Chơn ngôn rồi, liền nói: xin nguyện Thánh chúng, chỗ tòa này đã
xong, quý Ngài an trụ nơi đạo tràng, thọ sự cúng dường của con.
THỨ KẾT THÁO DỤC ẤN
Theo như
căn bản ấn trước, lấy hai đầu ngón tay cái nắm đốt giữa của hai ngón tay giữa
tức thành. Tụng Chơn ngôn ba biến.
GIẢI: Kim Cang
Trí dịch: Lấy hai ngón tay cái nắm đốt dưới cùng của hai ngón tay giữa.
Chơn ngôn:
Úm (án) - Giả ta phạ hạ (hay Án - Chiết ta phạ hạ).
Tưởng từ ấn
này lưu xuất ra vô lượng quang minh (hào quang sáng), mỗi một đường hào quang
sáng có vô lượng hiền bình bảy báu, tưởng đầy nước thiên diệu hương thủy, rót
tưới tắm rửa tất cả Thánh chúng. Lại tưởng trong hư không có vô lượng thiên nhạc
cúng dường Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát và hết thảy Thánh chúng. Do kiết ấn này tụng
Chơn ngôn, người tu hành không lâu sẽ chứng được Pháp Vân Ðịa.
GIẢI: Pháp Vân
Ðịa là đệ Thập Ðịa, nghĩa là Bồ Tát tu thành công đã đầy đủ, làm các việc giáo
hóa lợi ích chúng sanh, lòng đại từ như mây che khắp cả. Thần Biến Sớ nói: Như
các Bồ Tát khác vì cầu Bồ đề, tuy tu nhiều khổ hạnh khó làm, như cứu lửa cháy
đầu, trải qua vô lượng kiếp còn không thể đắc. Nay người tu hành Chơn ngôn không
thiếu phép tắc, chỉ nội trong đời này được quả Bồ đề. Kinh Ðại Giáo Vương nói:
Nếu không y bí Mật khóa tụng tu hành, trọn không thể thành Vô thượng Bồ đề.
THỨ KẾT ÐỒ HƯƠNG ẤN
Theo như
căn bản ấn trước, lấy hai ngón tay cái đưa qua bên mặt, ngón tay trỏ dưới đốt
cuối cùng một bên, tức thành. Tụng Chơn ngôn ba biến (Kim Cang Trí dịch ấn
chú đều đồng)
Chơn ngôn:
Úm (án) - lễ ta phạ hạ (án lệ ta phạ ha.)
Tưởng từ ấn
này lưu xuất ra vô lượng quang minh, mỗi mỗi đường hào quang sáng có vô lượng
thiên diệu đồ hương (hương thoa), mạt hương (hương bột nhiều như mây trời nước
biển), vân hải. Cúng dường Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát và hết thảy Thánh chúng. Do
kiết ấn này tụng Chơn ngôn cho nên sẽ được chứng tất cả Như Lai giới, định, huệ,
giải thoát, giải thoát tri kiến hương.
GIẢI: Hương
nghĩa là huân văn, cho nên đều chứng hương của ngũ phần pháp thân. Như các Bồ
Tát khác, do trì giới thanh tịnh nên giới thể được thành tựu, đắc được vô trì vô
phạm. Nếu tu tập vô lậu thiền định, được căn trần hết sạch, xa lìa các tán loạn.
Nếu tu tập vô lậu trí huệ, đoạn ba cõi phiền não mà ra khỏi sanh tử, không còn
tạo các nghiệp, được thoát các lụy ràng buộc mà giải thoát tự tại. Tri tức vô
sanh trí. Nhãn tức là chiếu soi rõ ràng phân biệt hư vọng của thức tâm, mà trí
vô sanh, nhãn tự tại sáng suốt. Nay hành giả trì Chơn ngôn, không nương các món
tu ấy mà do sức của Chơn ngôn cho nên vượt hẳn các giai cấp, chứng đắc được ngũ
phần pháp thân.
Lý Thú Sớ nói:
Sức lớn tánh đức, Mật chú công mạnh, giải hạnh tuy kém, giải thoát thì mau.
Cho nên Thành
Phật Tâm Yếu nói: Hiển giáo viên tông cần yếu trước ngộ Tỳ Lô pháp giới. Sau y
ngộ tu mãn Phổ Hiền Hạnh Hải, được lìa sanh tử chứng thành mười thân vô ngại
Phật quả. Như người bịnh được phương thuốc hay, cần yếu phải tự biết phân lượng,
phép tắc bào chế hiệp thành mới uống, được trừ bịnh thân an. Nay Thần chú này là
Mật giáo viên tông, tất cả chúng sanh và nhơn vị Bồ Tát, tuy không hiểu được chỉ
trì tụng liền đầy đủ Tỳ Lô pháp giới, Phổ Hiền Hạnh Hải, tự nhiên lìa được sanh
tử, thành tựu mười thân, vô ngại Phật quả, như người bịnh được viên thuốc hay đã
chế thành, tuy không biết phân lượng phép tắc hòa hợp, chỉ uống đó tự nhiên trự
bịnh thân an. Cho nên kinh Ðại Bát Nhã dạy: Tổng trì như thuốc thần, cũng như
cam lồ của trời, có công năng trị lành các mê lầm, uống đó thường an vui.
THỨ KIẾT HOA ẤN
Theo như
căn bản ấn trước, lấy hai ngón tay cái đưa qua đốt cuối cùng của hai ngón tay
trỏ một bên tức thành. Tụng Chơn ngôn ba biến (dưới chữ tiết (đốt) nên có chữ
trắc (bên). Kim Cang Trí dịch, ấn này đồng.
Chơn ngôn:
Úm (án) chủ ta phạ hạ.
Tưởng từ ấn
này lưu xuất ra vô lượng quang minh, mỗi một đường quang minh có vô lượng các
món thủy lục thiên diệu hoa vân hải, cúng dường Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát và hết
thảy Thánh chúng. Do kiết ấn này tụng Chơn ngôn cho nên sẽ được thành tựu đại từ
Tam ma địa, có thể lợi lạc vô biên chúng sanh, các tai nạn không dính đến
thân.
GIẢI: Ðại từ
tức là Vô Duyên từ. Nói Vân Hải: Vân nghĩa là tùy duyên, nghĩa là các món cúng
này đầy đủ sắc tướng hiển bày rõ ràng mà trí chiếu soi nơi vô tánh, tứ pháp tánh
không, vô sanh pháp phát khởi ra năng hiện và sở hiện. Năng hiện tức sức hạnh
nguyện, sở hiện tức nổi lên sự cúng dường đầy đủ, không có chỗ y cứ chỉ ứng dụng
mà đến, đến không chỗ từng dụng, tạ rồi mà đi, đi không chỗ để đến mà hay năng
xả bi mẫn, rưới mưa pháp vũ cứu giúp lợi ích vạn vật, trùng trùng vô tận, giống
như mây che khắp. Nói Hải ấy là để tiêu biểu cúng dường xứng lý cho nên thâm
sâu. Xứng sự cho nên rộng lớn. Lấy sâu rộng mà thí dụ như biển. Như vậy mỗi một
món cúng dường đầy đủ xứng nơi chân lý bình đẳng khắp hư không giới. Tức lấy
toàn pháp thân dạo các cõi Phật. Vật xứng chơn cúng dường chư Phật, Thánh chúng.
Người tu hành an tâm quán hạnh nơi các món cúng dường đầy đủ xứng lý mà thành
tựu. Bởi vậy nên pháp thí cúng dường Phật đều gọi là Chơn cúng dường vậy.
THỨ KIẾT THIÊU HƯƠNG ẤN
Theo như
căn bản ấn trước, co ngón tay trỏ bên hữu nắm hai đầu ngón tay cái, tức thành.
Tụng Chơn ngôn ba biến (Kim Cang Trí ấn chú đều đồng).
Chơn ngôn:
Úm (án) - Lễ ta phạ hạ.
Tưởng từ ấn
này lưu xuất ra vô lượng quang minh, mỗi một đường quang minh có vô lượng hòa
hợp câu sanh thiên diệu hương đốt thắp khói, hương như mây che, như biển lớn hải
vân, cúng dường Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát và tất cả Thánh chúng. Do kiết ấn này
tụng Chơn ngôn cho nên khắp biến pháp giới, Tam ma địa thành tựu.
THỨ KIẾT ẨM THỰC ẤN
Theo như
căn bản ấn trước, lấy ngón tay trỏ bên tả nắm hai đầu ngón tay cái tức thành.
Tụng Chơn ngôn ba biến (Kim Cang Trí ấn chú đều đồng.)
Chơn ngôn:
Úm (án) - Chuẩn ta phạ hạ.
Tưởng từ ấn
này lưu xuất ra vô lượng quang minh, mỗi một đường quang minh có vô lượng thiên
diệu các món đồ ăn uống. Vân hải, cúng dường Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát, tất cả
Thánh chúng. Sẽ được pháp hỷ thiền duyệt thực, ba giải thoát tối thắng vị, Tam
ma địa thành tựu.
GIẢI: Bởi ham
muốn Ðại thừa pháp nên được pháp nuôi lớn hột giống đạo, tâm sanh vui mừng.
Không ham thích mùi vị ở đời, mà thường giữ gìn chánh niệm ấy là pháp hỷ thực.
Do đắc được thiền định tự nuôi dưỡng tăng trưởng huệ mạng. Ðạo phẩm tròn sáng
chánh niệm hiện tiền. Tâm thường vui vẻ, không tham vị đời ấy là thiền duyệt
thực.
Tô Tất Ðịa
cúng dường pháp dạy rằng: Nếu không sắp bảy đồ hương cho đến đèn sáng cúng
dường, chỉ tụng như trên phụng đồ hương v.v… Chơn ngôn và tay kiết ấn cũng thành
viên mãn cúng dường. Sau vận tâm cúng dường, đem tâm vận tưởng thủy lục các hoa
vô chủ sở nhiếp, biến mãn hư không tận mười phương giới và cùng trời người, mây
diệu đồ hương, hương thắp, đèn sáng, tràng phan, tàn lọng, các món cổ nhạc, ca
vũ xướng hát, chơn châu lưới báu, treo các linh báu, các tràng hoa, phất trần
trắng, các tiếng vi diệu như khánh, chuông rung, linh như ý, bảo thọ, y phục như
mây trời và các thứ bếp trời, món ăn thượng diệu, hương thơm mỹ vị các món bảo
trụ lầu các, chư Thiên nghiêm thân, đầu mão anh lạc, như mây bay khắp v.v… Người
hành giả vận tâm biến khắp không. Lấy chí thành tâm như vậy cúng dường rất là
hơn hết. Như trên phát hạnh ấy, vì quyết định nơi tâm mà làm pháp này. Vận tâm
cúng dường tụng Chơn ngôn và tay kiết ấn, như trên đã tưởng cúng dường thảy đều
thành tựu.
Kinh Tô Tất
Ðịa dạy: Nếu hương hoa ẩm thực không thể có để hiến cúng, chỉ tụng bốn sắc Chơn
ngôn và tay quyết ấn mà hiến cúng. Những vật cúng dường tiêu biểu ấy không thể
cầu mà được mà chỉ nạp Chơn ngôn, bởi vì Chơn tâm nên mau được mãn nguyện.
Ngoài đây ra,
có bốn thứ cúng dường, khắp thông các bộ, tất cả chỗ dùng. 1- Chắp tay. 2- Lấy ứ
già. 3- Dụng Chơn ngôn và mộ nại la. 4- Chỉ vận tâm. Trong hiện phẩm này, tùy
sức mà làm, hoặc thời gian dài, trong khi cúng dường ấy không qua sự vận tâm.
Như đức Thế Tôn nói: Trong các pháp hạnh, lấy tâm làm đầu. Nếu năng đem tâm mà
cúng dường, được mãn nguyện tất cả nguyện.
Lại nên biết,
không nên vừa nghe vận tâm liền lại tiếc tiền xan tham không sắm sửa đồ cúng
dường thì Tất Tô Ðịa khó thành. Nếu năng bày biện các đồ cúng dường, lại gia trì
Chơn ngôn thêm tâm vận tưởng rất là thù thắng. Cho nên các kinh kia dạy rằng:
Người trì tụng không hiến dâng các món cúng dường ẩm thực, đó là trái với bổn
bộ, người đó đắm trước nơi ma chướng, thân không có tinh quang sáng sạch, phong
độ xem như đói khát, thường có ác tư tưởng, không thể thành tựu, Bổn Tôn Chơn
ngôn không hiến dâng. Thì Bổn Tôn quả thực nơi sáu ngày trai, phải rộng bày các
món cúng dường phụng hiến đức Bổn Tôn và các quyến thuộc. Nên rửa tay, súc
miệng, nuốt nước xong, sau mới trưng bày các món cúng dường ẩm thực. Theo bổn bộ
Chơn ngôn, vận tưởng hương hoa v.v cúng dường đều từ trong ấn lưu xuất ra rất là
thù thắng. bởi thủy lục vô chủ, hương hoa do vận tưởng. Hoặc sợ người sơ học
quán tâm chưa thuần thục, dùng đây để trợ giúp mau thành rất là nhiệm mầu. Nói
ba giải thoát ấy: 1- Không giải thoát, 2- Vô tướng giải thoát, 3- Vô nguyện giải
thoát. Cũng gọi tam muội, ba món này tức Niết Bàn môn, là chỗ hiền Thánh ưa
thích, trong hết thảy pháp giải thoát không qua đây, nên nói rằng tối thắng
vị.
THỨ KIẾT ÐĂNG ẤN
Theo như
căn bản ấn, lấy hai đầu ngón tay trỏ mỗi ngón nắm hai đầu ngón tay cái tức
thành. Tụng Chơn ngôn ba biến.
Chơn ngôn:
Úm (án) – nê ta phạ hạ.
Ngài Kim Cang
Trí dịch ấn chú đều đồng. Như các bộ kia nói rằng: Như trước đồ hương ấn v.v…
mỗi ấn chạm nơi sắc vật trên để cúng dường. Xét riêng các bộ Ðà Ra Ni có hương
hoa ẩm thực cúng dường v.v… ấn chú mà chữu câu rườm rà. Nay bộ Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni
này chỉ cải bổn ấn lấy gốc sáu chữ Chơn ngôn mà thành sáu món cúng dường, thật
là diệu dụng không thể nghĩ bàn.
Tưởng từ ấn
này lưu xuất ra vô lượng quang minh, mỗi một đường quang minh có vô lượng các
thứ bảy báu, đèn đuốc vân hải như mây bay, như biển lớn cúng dường Bổn Tôn chư
Phật, Bồ Tát, tất cả Thánh chúng. Sẽ được Bát Nhã ba la Mật quang minh, ngũ nhãn
thanh tịnh.
GIẢI: 1- Nhục
nhãn, 2- Thiên nhãn, 3- Huệ nhãn, 4- Pháp nhãn, 5- Phật nhãn. Bát Nhã đây nói
trí huệ. Ba la mật nghĩa là đến bờ bên kia (bờ giải thoát). Do hiến cúng đèn
sáng nên cảm được trí huệ sáng suốt, được ngũ nhãn thanh tịnh, được đến bờ kia
vậy.
Trên đây tác
pháp, làm phép kiết giới, cúng dường Chơn ngôn, cùng với Trì Minh Tạng Nghi Quỹ
kinh đồng. Chỉ kiết ấn có khác. Kinh kia nói rằng: Các ấn tướng như vậy, người
tu hành cứ tâm ghi nhớ luyện tập, khiến tinh thông thuần thục để khi làm phép
tác pháp không còn sai lầm. Nếu có chút ít sai lầm tức không thành ấn khế. Ấn
khế không thành tức Hiền Thánh không vui thì việc mong cầu sẽ không thu hoạch
kết quả thành tựu.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|