Ngài Kim Cang
Trí dịch: Y kinh Phạn bản có mười vạn bài kệ. Nay tôi lược nói thứ lớp, niệm
tụng, quán hạnh, cúng dường. Nếu có bốn chúng đệ tử, phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát
hạnh, cầu mau ra khỏi sanh tử; trước phải nhập Tam ma đa quán đảnh đạo tràng,
thọ trì giới cấm bền chắc không lui, ham thích Ðại Thừa giới hạnh Bồ Tát. Trong
bốn oai nghi, tu bốn vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), phát bốn hoằng thệ nguyện
(chúng sanh không số lượng thề nguyện đều độ khắp, phiền não không cùng tận thề
nguyện đều dứt sạch, pháp môn không kể xiết thề nguyện đều tu học, Phật đạo
không gì hơn thề nguyện được viên thành). Cầu ra khỏi tam đồ, đối với tất cả sự
nghiệp, tâm không tán loạn mới có thể thức hạnh pháp môn bí mật này.
Nếu có
người tu tập Ðà Ra Ni này cầu thành tựu, trước cần tắm rửa sạch sẽ, nên mặc y
thanh tịnh.
GIẢI: Kinh Tô
Thất Ðịa nói: Ba thời tắm rửa, đầy đủ ba y. Cái áo trong mỗi ngày phải giặt ba
lần, áo ấy phơi khô xông hương sái tịnh, phải có bộ áo riêng để mặc ngủ, còn bộ
y áo giặt sạch để đó, ba thời thay đổi, áo trong thì phải mỗi ngày giặt một lần,
phơi khô cũng xông hương sái tịnh. Tắm rửa tẩy tịnh và khi đại tiểu tiện đều
dùng Chơn ngôn gia trì với nước mà rửa mới thật sạch. Nếu không như pháp tẩy
tịnh tức không có linh nghiệm.
Ở trong Căn
Bản Tạp Sự Luật, Phật có dạy: Nếu Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Sa Di, Sa Di Ni, lấy ta
(Phật) làm thầy, thảy đều phải tẩy tịnh đúng như pháp; nếu không tẩy tịnh, không
nên nhiễu tháp, hành đạo, lễ Phật, tụng kinh. Chư Thiên không vui, việc gì chú
pháp đều không hiệu nghiệm và nếu trai tăng cúng dường, chép kinh, tạo tượng thì
cũng được phước rất ít v.v… Phép tẩy tịnh đầy đủ như trong luật có chép. Kinh Tô
Thất Ðịa nói phép tẩy tịnh đều đồng, nhưng chỉ dùng chú ấn và tắm rửa, tẩy tịnh,
khứ uế, rửa tay mỗi mỗi đều có Thần chú đủ như trong các chỗ khác, nên biết. Trì
Minh Tạng Nghi Quỹ nói: Lại tụng Cam Lồ Quân Trà Lợi Bồ Tát Tâm Chơn ngôn gia
trì trong nước ba bụm (ba gáo) dùng rửa tự trên đảnh đầu, tức thành tắm rửa.
Chơn ngôn:
Úm A Mật Lị Ðế Hồng.
Lại tụng 21
biến gia trì trong nướ dùng sái tịnh và khiến đuổi ma chướng, vậy sau tùy ý tắm
rửa, dùng khăn lau cũng phải sạch sẽ, lại rửa hai tay cho thật sạch, xong rồi
mới vào đạo tràng gần gũi hiền Thánh; phàm kiết ấn phải dùng hương thoa nơi
tay.
Nghiêm sức
đạo tràng an trí Bổn Tôn (tượng Chuẩn Ðề) tùy sức bày biện, pháp kiến lập đạo
tràng, nên lựa chỗ đất thù thắng, làm đàn bốn thước cuốc sâu ba tấc.
GIẢI: Phải
trang nghiêm đạo tràng tùy sức bày biện, tràng phan, bảo cái, hương, hoa, ẩm
thực v.v… Thắng địa như sau sẽ rõ. Ngài Kim Cang Trí dịch: Ðông, Tây, Nam, Bắc,
lượng mỗi bề lấy bốn thước, làm đàn vuông cuốc sâu một thước.
Trừ bỏ gạch
đá đất dơ, tóc lông và xương cốt, tro than, trùng kiến v.v… Lấy đất tốt sạch lấp
đầy, đắp bằng. Cuốc bỏ đất dơ, lấy đất cũ ấy lấp nếu thấy có dư, phải biết chỗ
đất ấy là đại kiết tường, mau chóng thành tựu, lấy đất tốt còn lại với Cù ma di,
dùng nước hương thơm hòa với đất tốt làm bùn, tụng Vô Năng Thắng Bồ Tát Chơn
ngôn gia trì 21 biến, nhiên hậu mới đắp đàn. Ðắp rồi lấy năm món tịnh hòa lại
với nhau.
Năm món tịnh
ấy là: Cù ma di (phân trâu thơm ở Tuyết sơn bên Ấn Ðộ), nước nhựa ngưu thỉ (nước
tiểu trâu thơm), sữa chưng chín, sữa tươi, bơ. Các bộ khác bảo lấy ngưu huỳnh đó
gọi là ngũ tịnh.
Dùng Vô
Năng Thắng Bồ Tát Chơn ngôn gia trì 108 biến, mỗi biến quay phía hữu mà thoa đắp
đàn tràng.
GIẢI: Phạn ngữ
Mạn Ðà La (Ma Da La), Trung Hoa nói là Ðàn. Ðàn ấy là sanh vậy, nghĩa là xuất
sanh vô tận công đức. Ðàn ấy là tập vậy, là chỗ vô biên Thánh Hiền tập hội. Như
vậy đàn pháp chính là thần dụng không thể nghĩ bàn của chư Phật, chớ nên sanh
lòng nghi hoặc, y pháp kết đàn, sở cầu quyết được như nguyện.
Nếu ở tại
núi non trên hang đá kiến lập đàn, hoặc tại lầu các, hoặc trên thuyền, được chỗ
đạo xứ của tất cả hiền Thánh thì chỉ lấy năm món tịnh thoa đắp.
GIẢI: Ngài Kim
Cang Trí dịch: Nếu ở nơi núi non và nhà thanh tịnh tốt không cần phải thoa đắp y
như trước. Cần nên treo tràng phan, bảo cái bốn mặt, nếu có hình tượng Chuẩn Ðề
Phật Mẫu an trí trong đàn, mặt Ngài xây hướng Tây, nếu không có tượng Bổn Tôn
Chuẩn Ðề, có các tượng Phật, Xá lợi và Ðại Thừa kinh điển cúng dường cũng
được.
Hành giả
xây mặt về hướng Ðông, ngồi kiết Vô Năng Thắng ấn, đè đất tụng Chơn ngôn 7 biến
gia trì giữa trung tâm đàn. Lại lấy các món thuốc, thất bảo và ngũ cốc, mỗi thứ
một ít, cuốc đất giữa trung tâm đàn sâu một thước để các thuốc và thất bảo. Lại
lấy đất cũ lấp đầy bằng phẳng, lấy tay hữu đè tụng địa thiên kệ ba biến, để cảnh
giác địa thiên thần. Kệ viết:
Nhữ thiên thân hộ giả
Ư chư Phật đạo sư
Tu hành thù thắng hạnh
Tịnh địa Ba la Mật
Như phá ma quân chúng
Thích Sư Tử cứu thế
Ngã diệc hàng phục ma
Ngã họa Mạn trà la.
Dịch:
Người Trời gần hộ ta
Ở
các Phật đạo sư
Tu hành hạnh thù thắng
Ðất tịnh đến bờ kia
Như phá các ma quân
Thích Sư Tử cứu đời
Ta cũng hàng phục ma
Ta họa vẽ Ðàn pháp
Tụng Thiên Ðịa
Chơn ngôn rằng:
Nẵng mồ tam
mãn đa một đà nẫm tất lị thể vi duệ ta phạ hạ.
GIẢI: Ðịa
Thiên ấy là: Dạ xoa, La sát, A tu la, Long, Ca lầu la, Càn thát bà, Kiên na la,
Ma hầu la già, Bộ đa, Ty xá giá, Cưu bàn trà v.v… Chơn ngôn cũng nói là Diệu
ngôn: Nghĩa là từ trong tâm của chư Phật lưu xuất ra, là lời nói bí Mật chơn
thật vi diệu. Tất cả chư Thiên, Ma, Phạm và nhơn vị Bồ Tát không thể nào nghĩ
bàn được vậy.
Tụng kệ gia
trì rồi, nhiên hậu lại lấy đàn hương đắp thoa thoa chín cái Thánh vị như mặt
trăng tròn.
GIẢI: Ngài Kim
Cang Trí dịch: Mài đàn hương đắp thoa làm tám đàn cũng như trăng tròn, hoặc
giống như hoa sen tám cánh, bản dịch bảo đắp thoa chín Thánh vị tức là cúng
dường căn bản chín chữ Chơn ngôn Thần chú Chuẩn Ðề. Kim Cang Trí dịch: Bảo đồ
thoa tám đàn để cúng dường toàn chú tám câu, hay tùy ý làm cũng được.
Lấy đồ mới
sạch cúng dường đầy đủ kim ngân, thục đồng, thương khư, bối ngọc thạch, đồ sành
sứ, cây gỗ thơm v.v… Ðồ đựng đầy các món ăn uống và hoa tốt hương thơm, đèn nến,
ứ già hương thủy (đồ đựng nước hương thơm) tùy sức đã có sắp bày cúng
dường.
GIẢI: Thương
khư là cái chén bằng ốc xà cừ. Kinh Tô Thất Ðịa nói: Ba thời đồ địa (rưới nước
hương thơm dưới đất) hiến dâng hoa; hương, nước, các món cúng dường, trừ bỏ hoa
héo tiếp tục cúng hoa mới, đồ hiến cúng bát chén cũng ba thời thay rửa.
Nếu tại
gia, xuất gia Bồ Tát cầu thành tựu, mỗi khi vào đạo tràng, trước nên lễ Phật,
sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện. Rồi nên tự thệ thọ Bồ đề tâm
giới.
GIẢI: Cứ đây,
nếu Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni và tại gia đã thọ Tam quy Ngũ giới, Bát giới; khi vào
đạo tràng đều cần phải tự thệ thọ Bồ đề tâm giới. Kinh Tô Thất Ðịa nói: Mỗi ngày
ba thời tắm rửa thay áo, ba thời cúng dường, lễ bái, sám hối, tùy hỷ, khuyến
thỉnh, phát nguyện, ba thời tụng kinh và ba thời làm Ðàn pháp, ba thời quy y thọ
giới làm phép hộ thân như vậy, quyết định được thành tựu. Ngài Kim Cang Trí
dịch: Cũng ba thời thọ giới, lễ Phật, sám hối, tủy hỷ mà văn thiếu khuyến thỉnh,
phát nguyện. Nay lấy lễ Phật, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện là năm
pháp có phụ rõ nơi sau.
Chơn ngôn:
Úm - Mạo địa chỉ đa mẫu đát bả, noa dả nhỉ.
GIẢI: Mạo địa
cũng là Bồ đề, chỉ cũng là tức, lại là chất bả, hoặc là ma nhỉ cũng là di. Du
Già giải rằng: Mạo địa là chỉ đa, đây nói là giác tâm, chữ mạo là chủng tử, chữ
mạo ấy nghĩa đủ là tất cả pháp không còn trói buộc. Nếu hay viết trong tự thân
là Bồ đề tâm, là tự tánh thành tựu ba đời bình đẳng, như hư không xa lìa tất cả
tướng, thì hay rõ biết tất cả tâm hữu tình, và tâm của chư Phật cũng như tâm
mình xưa nay vốn thanh tịnh, hãy khởi lên lòng đại bi thâm sâu thương xót tất cả
chúng sanh, dùng các món phương tiện, khiến các hữu tình lìa khổ, được giải
thoát đến cứu cánh, không buộc cũng mở. Ðó chính là tâm Bồ đề rộng lớn vậy.
Bồ đề tâm
lìa tất cả ngã chấp, xa lìa Uẩn, Xứ, Giới và ly năng thủ, sở thủ, nơi pháp bình
đẳng. Tự tâm vốn có không sanh, tự tánh vốn là không, cho nên quá khứ tất cả
Phật, Bồ Tát đã phát tâm Bồ đề. Ta nay cũng như vậy. Ðây gọi tự thệ thọ Bồ đề
tâm giới, do tụng một biến suy nghĩ Thắng nghĩa đế (nghĩa thù thắng chắc chắn)
nên được vô lượng vô biên công đức vô vi trang nghiêm tam nghiệp cho đến Bồ đề
đạo tràng, phước kia không gián đoạn, mau diệt tất cả nghiệp chướng, Chơn ngôn
chóng thành tựu, Bổn Tôn hiện tiền. Như kinh Hoa Nghiêm phẩm Nhập Pháp Giới, đức
Từ Thị Bồ Tát vì Thiện Tài Ðồng Tử nói công đức tâm của tâm Bồ đề.
GIẢI: Uẩn tức
là năm uẩn, Xứ tức là mười hai nhập, Giới tức là mười tám giới, như trong các
chỗ đã giải thích.
Nghi thọ Bồ đề
tâm giới nói: Nay đã phát giác tâm, xa lìa các tánh, tướng, uẩn, giới và xứ
v.v…năng thủ, sở thủ, chấp các pháp đều vô ngã bình đẳng. Như hư không, tự tâm
vốn không sanh, không tánh viên mãn vắng lặng. Như chư Phật, Bồ Tát đã phát đại
Bồ đề tâm. Con nay cũng phát như vậy (muốn xem rõ như trong Thập pháp giới
phẩm).
Tự thọ Bồ
đề tâm giới rồi, toàn già hay bán già tùy ý mà ngồi. Thân ngay thẳng, nhắm mắt,
kiết định ấn, tượng trong hư không Chuẩn Ðề Phật Mẫu và Thất Câu Chi Phật, đoanh
vây đầy khắp hư không. Trong định lễ tất cả chư Phật và Chuẩn Ðề Phật Mẫu. Vậy
sau lấy hương thoa tay mà kiết ấn pháp.
GIẢI: Trước
tiên kiết định ấn, sau lại kiết ấn lễ Phật. Ðủ như sau này có chép. Ngài Kim
Cang Trí dịch: An tâm ngồi định trừ tất cả vọng tưởng, quán xét chúng sanh trong
sáu đường, từ vô thỉ đến giờ chìm trong biển khổ sanh tử, luân hồi nơi sáu thú.
Nguyện đều phát Bồ đề tâm, tu hành Bồ Tát đạo mau ra khỏi. Tức lấy hương thoa
hai tay mà kiết ấn; khi kiết ấn lấy áo y che tay lại chớ nên khiến người thấy.
Trước kiết ấn Phật Bộ Tam Ma Da ấn, sau kiết các ấn.
Phật Bộ Tam
Ma Da Ấn (tức là ấn Tam Muội)
GIẢI: Kinh Tô
Thất Ðịa nói: Trước ở trong thất phải để tôn tượng dung nhan cân đối, hoặc Chế
Ðể (tháp Xá lợi), hoặc chỉ thiết một cái tòa, khi vào mặt hướng tôn tượng, chắp
tay, nép thân mình, miệng tụng Thần chú, lễ Phật cúng dường.
Thần chú:
Úm - Nhập phạ lý đa lộ dả nê tra (7 biến)
Tụng rồi lại
kiết ấn Tam bộ tam ma da và đọc Thần chú.
Hai tay
bộng chính giữa, chấp tay lại, mở hai đầu ngón tay trỏ co vịn dưới đốt thứ nhất
của hai ngón tay giữa, co hai ngón tay cái vịn đốt dưới cùng của hai ngón tay
trỏ tức thành. Ðể nơi ngang ngực, tụng Thần chú 7 biến, tưởng đức Như Lai có 32
tướng tốt và 80 vẻ đẹp, tướng tốt phân minh rõ ràng như đối trước mắt.
GIẢI:
Ngài Kim Cang Trí dịch: Ngón tay thiền, trí đều ngửa ra. Ngón đàn, giới, nhẫn,
huệ, tiện, nguyện co kín. Ngón tấn, lực đứng thẳng nhau vịn trên đốt thứ nhất
của ngón nhẫn, nguyện; ngón thiền, trí gá một bên ngón tấn, lực tức thành
ấn.
Kinh Tô Thất
Ðịa nói: Ấn pháp này đồng. Ngài Kim Cang Trí dịch: Ngón đàn, giới, nhẫn, tấn,
thiền, từ ngón tay út bên mặt mà khởi tính. Ngón huệ, tiện, nguyện, lực, trí, từ
ngón tay út bên trái mà khởi tính. Ðó là mười ngón ba la Mật.
Thần chú:
Úm – Ðát tha nghiệt đổ nạp bà phạ dả ta phạ hạ (7 biến)
Ðổ hoặc NÔ
NẠP, hoặc Noa. Ngài Kim Cang Trí dịch: Úm, đát tha nghiệt đổ phạ bà da ta phạ
ha. Rồi xả ấn trên đảnh. Chữ BÀ là khứ thinh,còn các chữ dưới đều đồng.
Do kiết ấn
này và tụng Thần chú, tức kinh giác tất cả Như Lai thảy đều hộ niệm gia trì cho
người tu hành, dùng hào quang chiếu soi, có bao nhiêu tội chướng đều được tiêu
diệt, thọ mạng lâu dài, phước huệ tăng trưởng, Phật bộ Thánh chúng ủng hộ vui
mừng, đời đời kiếp kiếp xa lìa các ác thú, hóa sanh trong hoa sen, mau chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề.
GIẢI: Kinh Ðại
Bảo Lầu Các nói: Trên đảnh núi cao tụng Thần chú, hết thảy tầm mắt phóng đến chỗ
nào, những chúng sanh ngũ nghịch, thập ác thảy đều được diệt tất cả tội, đời sau
sanh các cõi tịnh độ của chư Phật, được hóa sanh trong hoa sen. Như thế huống
nữa người trì chú tu hành mà không sanh trong hoa sen, diệt tất cả tội ư?
LIÊN HOA BỘ TAM MA DA ẤN
Chấp hai
tay trống chính giữa, buông thả mở ra hai ngón tay trỏ, hai ngón tay giữa, hai
ngón vô danh chỉ, cong lại như hình hoa sen. Ðể ấn chính giữa ngực, tụng Chơn
ngôn 7 biến, tưởng Quán Tự Tại Bồ Tát tướng tốt đầy đủ. Rồi xả ấn trên
đảnh.
GIẢI: Hai ngón
tay út, hai ngón tay cái dựa dính nhau, còn sáu ngón kia buông thả mở ra, hơi
cong như bông sen nở. Tướng tốt của Quán Tự Tại Bồ Tát như trong kinh Quán Thánh
đã nói.
Chơn ngôn:
Úm (án) – Phá na mô, nạp bà, phạ dả ta phạ hạ.
GIẢI: Phá na
hay Bát nạp. Ngài Kim Cang Trí dịch: Úm (án). Bát đầu mâu phạ bà da ta phạ
ha.
Do kiết ấn
này tụng Chơn ngôn cho nên cảnh giác Quán Tự Tại Bồ Tát và hết thảy các Bồ Tát
cầm hoa sen hào quang chiếu đến hành giả có các nghiệp chướng thảy đều tiêu
diệt, tất cả Bồ Tát thường làm bạn lành.
GIẢI: Vô Lượng
Thọ Như Lai Nghi Quỹ nói: Do kiết ấn này và tụng Chơn ngôn cảnh giác Ngài Quán
Tự Tại và liên hoa bộ Thánh chúng đều đến gia trì hành giả đắc được ngữ nghiệp
thanh tịnh, lời nói oai nghiêm khiến người ưa nghe biện tài vô ngại, thuyết pháp
tự tại.
KIM CANG BỘ TAM MA DA ẤN
Lấy tay
trái lật ra bên ngoài, tay bên mặt đôi lưng để an nơi lưng bàn tay trái. Lấy
ngón tay cái và ngón út bên mặt và trái câu lại với nhau như hình Kim Cang Thủ
Bồ Tát, tụng Chơn ngôn 7 biến. Xả ấn lên đảnh.
GIẢI: Kinh Tô
Tất Ðịa nói: Trong hai tay sáu ngón khít lại, mở ra ba ngón dọc theo như hình
chày Kim Cang. Ba ấn này gọi là đại ấn, chư Phật, Bồ Tát còn không thể trái
huống thảy các ma loại. Chẳng những thuận giáo còn diệt các tội, trừ các nạn.
Pháp sở cầu quyết được thuận nguyện. Ngài Kim Cang Trí dịch: Tay trái sấp tay
phải ngửa, ngón cái ngón út giao móc nhau, vậy là thành ấn. Ấn này đồng với bổn
dịch.
Chơn ngôn:
Úm (án) - Phạ nhựt lô, nạp bà phạ, dả ta phạ hạ.
Kim Cang Trí
dịch: Úm (án) - Phạ chiết rõ bà bàn da ta phạ hạ.
Do kiết ấn
này và tụng Chơn ngôn ấy, tức cảnh giác tất cả Kim Cang Thánh chúng gia trì ủng
hộ, có các tội chướng đều được trừ diệt, tất cả thống khổ trọn không dính thân,
sẽ được thể Kim Cang kiên cố.
GIẢI: Cúng
dường Nghi Quỹ nói: Do kiết ấn này và tụng Chơn ngôn, kỉnh giác Kim Cang Tạng Bồ
Tát và Kim Cang bộ Thánh chúng đều đến gia trì người hành giả đắc được ý nghiệp
thanh tịnh, chứng Bồ đề tâm, tam muội hiện tiền được giải thoát. Theo Ngài Kim
Cang Tr dịch: Kiết tam bộ tam ma da ấn, sau tức kiết Phật Mẫu căn bản thân ấn,
tụng Phật Mẫu Chơn ngôn 7 biến, nay bổn dịch ở đây chỉ trì châu niệm tụng, trước
kiết căn bản bổn ấn, như muốn kiết ấn ấy, cứ theo lý thì không ngại, ấn kia sau
sẽ chép ra trong Ứ già ấn.
THỨ ÐẾN ÐỆ NHỊ CĂN BẢN ẤN
(Dùng hộ thân)
GIẢI: Ngài Kim
Cang Trí dịch: Vì ấn này ở sau trì số châu niệm tụng, trước dùng riêng ấn chú là
để toái trừ tất cả thiên ma ác quỷ … bổn dịch dùng ấn này và tâm Chơn ngôn hộ
thân, sao lại dùng "Vô Năng Thắng ấn chú” để toái trừ chướng ngại nữa.
Hai ngón
ngoài tréo nhau, hai ngón tay trỏ, hai ngón tay cái đứng thẳng tức thành Tụng
Phật Mẫu Tâm Chơn ngôn. Ấn vào năm chỗ: Nơi trán, vai bên mặt, vai bên trái, nơi
yết hầu, nơi tại ngực. Xả ấn lên đảnh.
Chơn ngôn:
Úm (án) – ca ma lê vĩ ma lê chuẩn nê ta phạ hạ.
Khi kiết ấn
hộ thân, nên phát lòng đại từ, duyên khắp lục đạo tứ sanh, nguyện tất cả hữu
tình mặc mũ giáp đại thệ Kim Cang trang nghiêm bền chắc. Mau chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bổ đề.
GIẢI: Ðại thệ
Kim Cang mũ giáp trang nghiêm kiên cố ấy nghĩa là Bồ Tát lấy Tứ hoằng thệ nguyện
làm trang nghiêm, không bị tà ma làm trở ngại, gặp duyên nghịch thuận tâm không
thoái chuyển. Cho nên nguyện các hữu tình đều mặc mũ giáp Kim Cang kiên cố bền
chắc như thế để xa lìa các chướng nạn, mau chứng Vô thượng Bồ đề. Tưởng như vậy
rồi, tức thành mặc Kim Cang mũ giáp, tất cả các ma không dám chướng ngại.
THỨ ÐẾN KIẾT ÐỊA GIỚI QUYẾT ẤN
Hai tay
tréo nhau bên trong, đứng thẳng hai ngón tay cái, hai ngón tay trỏ, hai ngón tay
út, các ngón hiệp nhau, co ngón tay trỏ bên tả như hình móc câu kéo ba lần, ngón
tay cái chỉ nơi đất tức thành. Kéo một cái tụng một biến Chơn ngôn.
GIẢI: Ngài Kim
Cang Trí dịch: Lấy tay mặt và tay trái, hai ngón tay giữa, hai ngón tay áp út
tréo vào bàn tay hữu áp chặt bàn tay tả, ngón tay trỏ bên mặt cong như hình móc
câu, ngón tay trỏ bên tả đứng thẳng, hai ngón tay cái, hai ngón tay út khiến đối
diện sát nhau.
Chơn ngôn:
Úm (án) - Chuẩn nễ nễ chỉ, lã dả ta phạ hạ.
GIẢI: Ngài Kim
Cang Trí dịch: Ấn chuẩn nễ nễ chỉ lã dả ta phạ hạ. Tụng một biến, dùng ấn ngón
tay cái chạm nơi đất một lần, trở lại đứng thẳng dường như cây trụ cao, làm hai
lần tức xong.
Do kiết ấn
này, tụng Chơn ngôn gia trì địa giới, cho nên thẳng đến dưới thủy tế như Kim
Cang tòa, thiên ma và các kẻ chướng ngại không dám làm não hại, ít gia công lực
mau được thành tựu.
GIẢI: Trong
đất có các vật dơ xấu, do sức ấn chú này gia trì, hết thảy được thanh tịnh.
Trì tụng ấy
rồi thứ đến nên ở trong đàn, tâm tưởng hoa sen lớn tám cánh. Trên hoa sen có tòa
sư tử. Trên tòa có lầu các báu treo rủ xuống các món anh lạc, tràng phan, bảo
cái, bảy hàng cây báu treo các thiên y đẹp đẽ, các món ăn uống nhiệm mầu, ma ni
làm đèn. Như không có đàn pháp, chỉ nơi trong hư không mà quán tưởng tức thành
tựu. Quán tưởng rồi, nên tụng bài kệ này:
Dĩ ngã công
đức lực.
Như Lai gia
trì lực
Cập dĩ pháp
giới lực
Phổ cúng
dường nhi trụ.
Dịch: Bởi
con sức công đức
Gia trì sức
Như Lai
Cùng do sức
pháp giới
Khắp cúng
dường mà trụ.
Tụng kệ này
rồi, liền tụng Ðại Hư Không Tạng Bồ Tát Chơn ngôn: Úm (án) – Nga nga nẵng tam bà
phạ, phạ nhựt ra hộc.
GIẢI: Chữ Tam
Khứ thinh, chữ bà khứ thinh, chữ nga hoặc là chữ dà, nhẹ kêu (đọc nhẹ).
Do tụng
Chơn ngôn này gia trì và đã quán tưởng cúng dường chơn thật đầy đủ không khác,
nên tất cả Thánh chúng đều được thọ dụng.
GIẢI: Căn cứ
theo Vô Lượng Thọ Nghi Quỹ: Tụng Ðại Hư Không Tạng Chơn ngôn, trước nên kiế: 1-
Hư Không Tạng Ấn. Lấy hai tay chấp lại, hai ngón giữa bên mặt và trái áp
bên ngoài tréo ra lưng tay, hai ngón tay trỏ cong dính nhau như bảo hình. Tưởng
từ ấn xuất lưu ra đủ vô lượng các món cúng dường, y phục, ấm thực, cung điện,
lầu các v.v… người hành giả túng sử quán tưởng niệm lực có kém, do sức ấn chú
này gia trì mà các đồ cúng dường đều thành chân thật, cúng dường một cách rộng
lớn.
Lại cứ riêng
bộ khác, có chép ra: 2- Thân Cúng Dường Ấn. Hai ngón tay để ngang ngực
chấp lại, lấy mười ngón tay bên hữu ép đầu ngón tay tả giao nhau lại, để lên
trên đảnh, tụng xuất sanh cúng dường Chơn ngôn 21 biến: tức chữ ÚM (ÁN) vậy. Do
chữ úm (án) Chơn ngôn và ấn lực bất tư nghì, tự nhiên biến khắp pháp giới, xuất
sanh vô tận hương, hoa, đèn, nến, tràng phan, bảo cái, y phục, ngọa cụ, lầu các
cung điện, âm nhạc bái tán v.v. Ðủ các thứ cúng dường, cúng dường khắp pháp
giới, vô biên Phật Pháp Tăng Tam-Bảo v.v. Nếu không có đồ ẩm thực hương hoa
thảy, chỉ đối trước tượng kiết ấn tụng (Úm) Án tự Chơn ngôn, tự nhiên có vô
lượng cúng dường, khắp cùng pháp giới vô tận Tam-Bảo. Vậy biết một chữ Úm (Án)
như ma ni châu tùy tâm sở hiện, cũng như bổn kinh đã tưởng thảy đều thành tựu.
Tại chữ Úm (Án) này là tự mẫu của tất cả Chơn ngôn, năng sanh tự nghĩa của tất
cả Chơn ngôn nên đều đứng đầu tất cả Chơn ngôn vậy.
THỨ ÐẾN KIẾT BẢO XA LỘ ẤN
(Xa nói giá
hay xả là bình thinh, lộ hay lỗ nên âm lộ)
Hai tay
tréo nhau bên trong ngửa bàn tay ra, hai ngón tay trỏ ngang bằng nhau đầu ngón
dính nhau, lấy hai ngón tay cái cầm vịn vào tiết dưới cùng của hai ngón tay
trỏ. Tưởng xe lớn bảy báu Phật bộ và Sứ giả, giá ngự trên xe bảy báu, thừa nương
hư không mà đi đến. Nơi tại đảnh của cõi Trời Sắc giới, A Ca Ni Tra Thiên, Tỳ Lô
Giá Na Phật ở trong cung điện ấy, tụng Chơn ngôn 7 biến.
GIẢI: Kim Cang
Trí dịch: Trước lấy hai ngón tay bên trong tréo nhau, ngón giữa đè ngón tả, lại
mở hai ngón trỏ ra, đầu ngón giáp nhau thẳng đứng, lấy hai ngón cái xoay đầu qua
lại nơi hai ngón tay giữa tức thành. Tâm tưởng trong cung trời A Ca Ni Tra
Thiên, đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai và Thập Ðịa Bồ Tát vi nhiễu tập hội trong ấy,
thỉnh đức Chuẩn Ðề Phật Mẫu Thánh giả, nương cỡi đại xa thất bảo trang nghiêm,
trên ấy có tòa liên hoa trắng, trên tòa có các hóa hình tượng. Trong tâm tưởng
niệm như ở trước mắt, trời A Ca Ni Tra Thiên, đây nói là Sắc Cứu Cánh Thiên, là
cõi trời tối cao của Sắc giới cũng gọi Hữu Ðảnh Thiên.
Chơn ngôn:
Úm (Án) - Ðổ rô đổ rô hồng
(Chữ rô hô
chuyển trong lưỡi, Kim Cang Trí dịch không có chữ Hồng, mà có chữ Ta phạ
ha).
Do tụng
Chơn ngôn kiết ấn gia trì cho nên thất bảo xa lộ đến sắc giới đảnh, đức Chuẩn Ðề
Phật Mẫu và tám vị đại Bồ Tát cùng chư Thánh chúng quyến thuộc vi nhiễu, nương
cỡi thất bảo xa lộ.
GIẢI: Tám vị
đại Bồ Tát ấy: 1- Quán Tự Tại, 2- Di Lặc, 3- Hư Không Tạng, 4- Phổ Hiền, 5- Kim
Cang Thủ, 6- Văn Thù Sư Lợi, 7- Trừ Cái Chướng, 8- Ðịa Tạng Bồ Tát. Nếu Tỳ Lô
Giá Na Phật nội tâm chứng được Tam Ma Ðịa Trí, thì lưu xuất ra mười sáu vị Bồ
Tát: 1. Kim Cang Tát Ðỏa, 2. Kim Cang vương, 3. Kim Cang Ái, 4. Kim Cang Thiện
Tai, 5. Kim Cang Bảo, 6. Kim Cang Oai Quang, 7. Kim Cang Tràng, 8. Kim Cang
Tiếu, 9. Kim Cang Pháp, 10. Kim Cang Kiếm, 11. Kim Cang Nhơn, 12. Kim Cang Ngữ,
13. Kim Cang Nghiệp, 14. Kim Cang Hộ, 15. Kim Cang Dược Xoa, 16. Kim Cang Quyến
Bồ Tát.
Du Già Phân
Biệt Tu Chứng Pháp Môn nói: Ðây là luận về tông Chơn ngôn Ðà Ra Ni, là bí Mật
giáo của tất cả Như Lai, là pháp môn tự giác Thánh trí tu chứng, cũng là Bồ Tát
thọ đủ tịnh giới vô lượng oai nghi, vào hải hội đàn của tất cả Như Lai để thọ
chức vị Bồ Tát, vượt qua ba cõi thọ Phật giáo sắc tam ma địa môn, đầy đủ nhân
duyên đốn tập công đức, rộng lớn, trí tuệ, nơi Vô thượng Bồ đề đều không thoái
chuyển. Xa lìa các thiên ma, tất cả các phiền não cùng các tội chướng. Mỗi niệm
dung chứng bốn món Phật thân. Nghĩ là Tự tánh thân, Thọ dụng thân, Biến hóa
thân, Ðẳng lưu thân. Ðầy đủ năm trí ba mươi bảy món trợ đạo, các món bất cộng
Phật pháp. Song Biến hóa thân của đức Như Lai, ở Diêm Phù Ðề nước Ma Kiệt Ðà,
nơi Bồ đề đạo tràng thành Chánh đẳng chánh giác, vì hàng tiền địa Bồ Tát, Thanh
Văn, Duyên Giác, phàm phu mà nói ra giáo pháp của ba thừa, hoặc tùy nơi ý kẻ
khác mà nói đến, hoặc tự ý nói đến, các căn cơ, các phương tiện như pháp tu
hành đắc quả báo nhơn thiên. Hoặc đắc quả giải thoát của tam thừa. Hoặc tiến,
hoặc thoái hóa nơi Vô thượng Bồ đề, trải qua ba vô số đại kiếp, tu hành siêng
năng khổ nhọc mới thành được Phật quả. Sanh ở nơi Vương cung, diệt nơi Song thọ,
lưu thân Xá lợi, dựng tháp cúng dường. Cảm thọ đến trời người, được quả báo
thắng diệu, làm nhơn cho Niết Bàn. Không đồng với Báo thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai,
nơi Sắc giới đảnh đệ tứ thiền, nơi cung trời A Ca Ni Tra, vân tập tận hư không,
khắp pháp giới tất cả chư Phật, Thập Ðịa đầy đủ, các đại Bồ Tát chứng minh kỉnh
giác, thân tâm đốn chứng Vô thượng Bồ đề. Tự thọ dụng Phật từ tâm lưu xuất vô
lượng Bồ Tát đều đồng một tánh. Nghĩa là Kim Cang tánh đối với Tỳ Lô Giá Na Như
Lai, thọ quán đảnh chức vị, được các vị Bồ Tát kia nói môn Tam Mật, để dâng hiến
Tỳ Lô Giá Na Phật và tất cả Như Lai, xin thỉnh gia trì dạy bảo. Ðức Tỳ Lô Giá Na
Phật dạy: Các ông tương lai nơi vô lượng thế giới là kẻ tối thượng thừa, được
hiện đời thành tưụ thế gian, xuất thế gian Tất Ðịa. Nếu y cứ vị thứ ma nói có
sai khác, còn căn cứ báo thân Phật liền chứng ba món tịnh nghiệp thân, khẩu, ý
biến khắp pháp giới nơi mỗi một pháp môn, mỗi một lý thú, mỗi một lỗ lông, mỗi
tướng tốt của thân phần, hết cõi hư không, không chướng ngại nhau, đều an trụ
nơi bản vị để thành hào quang chiếu khắp. Tỳ Lô Giá Na, Tự thọ dụng thân, Tha
thọ dụng thân, nếu y nhị thừa thứ lớp mà nói: không tu đầy đủ ba mươi bảy món Bồ
đề phần pháp mà chứng đắc đạo quả, điều đó không có lý. Còn nếu chứng Tự thọ
dụng Phật thân, quyết tu ba mươi bảy món Tam ma địa trí để thành Phật quả. Phạn
bổn nhập Lăng Già kệ tụng nói: Tự tánh và thọ dụng biến hóa với đẳng lưu Phật
đức, ba mươi sáu đều đồng tự tánh thân và pháp giới, thân tổng thành ba mươi bảy
vậy. Bởi vì ba mươi bảy là bên trong trí phần chứng Vô thượng Kim Cang giới, nhờ
oai lực gia trì liền chứng Tỳ Lô Giá Na thân. Từ vô kiến đảnh tướng lưu xuất ra
vô lượng Phật đảnh pháp thân, vân tập trong hư không để thành pháp hội, quang
minh che khắp như Tháp tướng luân, Thập Ðịa đầy đủ, thường hay soi xét, thầm gia
hộ thân tâm hữu tình, các tội chướng thảy được tiêu diệt mà không thể tự biết.
Tuy không thể biết mà hay dứt các khổ, sanh các cõi thiện. Từ ánh hào quang ấy
lưu xuất ra mười sáu vị Bồ Tát và tám phương trong ngoài đại hộ triển chuyển,
phát xuất ánh hào quang, chiếu soi đến các ác thú. Ðể thành Suất Ðổ Ba (tầng bậc
tháp Phật) giai cấp, hộ vệ chư Phật. Suất Ðổ Ba pháp giới cung điện, thành là
toàn thân hiện chứng Kim Cang giới, Như Lai thân Tỳ Lô Giá Na biến chiếu
vậy.
Vậy nên biết
Phật Mẫu Chuẩn Ðề, từ Tỳ Lô Giá Na thân lưu xuất ra mà Chuẩn Ðề Chơn ngôn tức là
pháp tự chứng nội tâm của chư Phật. Cho nên Thất cu chi (700 ức) Như Lai đã nói:
Bởi hay xuất sanh chư Phật, nên nói rằng Phật Mẫu vậy.
THỨ ÐẾN THỈNH XA LỘ ẤN
Theo như ấn
trước, lấy hai ngón tay cái hướng về thân, xoay lại hai đầu ngón tay giữa, tức
thành. Tụng Chơn ngôn 7 biến.
Chơn ngôn:
Nẵng ma tất để lị dả địa vĩ ca nẫm, đát tha nghiệt đa nẫm. Úm (án) - Phạ nhựt
lãng nghĩ nễ dã, yết lị dã, ta phạ hạ.
GIẢI: Nẫm cũng
nói là nan, lãn cũng nói lãng, lại lãng nghĩ cũng nói kỳ nghiệt đa, nên nói
nghiệt dá, nễ dã cũng nói là chữ nương thượng thinh, yết lị cũng nói ca ra.
Do tụng
Chơn ngôn gia trì, cho nên Thánh chúng từ bổn độ, lại đến trong hư không mà an
trụ nơi đạo tràng.
GIẢI: Kim Cang
Trí dịch: Không có Chơn ngôn ấn khế này, chỉ dùng sau ấn khế Chơn ngôn thỉnh đó.
Hành giả tu Chơn ngôn tùy theo một pháp đều thành.
Thứ đến
kiết ấn Bổn Tôn (Chuẩn Ðề Phật Mẫu) thỉnh, từ xa lộ hạ giáng nơi đạo tràng theo
như đệ nhất căn bản ấn ở trước, lấy hai ngón tay cái hướng vào thân chiêu mời,
tụng Chơn ngôn ba biến.
GIẢI: Ðệ nhất
căn bản ấn tức Phật bộ ấn ở trước, sau nói theo căn bản ấn trước tức đồng ở đây.
Kim Cang Trí dịch: Lấy hai ngón tay cái đưa qua lại chiêu mời ba lần. Tưởng
Thánh giả từ trên xe báu hạ lại đến trong đạo tràng, trên tòa hoa sen trắng.
Kinh Tô Thất
Ðịa dạy thỉnh rằng: Nay có đệ tử tên … việc là … Phụng thỉnh ngưỡng duy Tôn
giả, vì bổn nguyện giáng phó đạo tràng, nguyện thùy ai mẫn thọ món ứ già này và
các món cúng dường. Khi thỉnh thành tâm làm lễ tác bạch ba lần, nếu không thành
tâm phải luôn nhiều sự niệm tụng, cho đến Chơn ngôn cũng đều ân cần gia thêm chữ
Ế Ê này, lại là bí Mật, sự cầu nguyện mau được viên mãn.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|