6)Chư
Phật mẫu giáo hạnh bổn nguyện:
Nghĩa là tất cả chư Phật đều từ Ðà Ra Ni sanh ra. Kinh Lầu các nói: Chơn ngôn là
mẹ của chư Phật, thành chủng tử Phật, nếu không Chơn ngôn thì không thành chánh
giác. Tất cả Tam Tạng giáo điển đều do Ðà Ra Ni phát xuất cho nên trong kinh Tối
Thượng Ðại Thừa Bảo Vương nói có bốn thừa:
1)
Thinh Văn thừa
2)
Duyên Giác thừa.
3)
Phương Quảng Ðại thừa.
4)
Tối Thượng Kim Cang thừa. Ðó là Ðà Ra Ni tạng vậy. Tất cả pháp đều từ Kim Cang
lưu xuất. Thần Biến Sao nói: Nghìn dòng, muôn phát khởi từ núi Tích Thạch, Côn
Lôn. Mươì hai phần kinh phát xuất từ Tạng Tổng trì bí Mật; lại muôn hạnh cũng do
Ðà Ra Ni mà ra. Nghĩa là trong Chơn ngôn, mỗi mỗi một chữ toàn là Vô tướng pháp
giới. Muôn hạnh đều từ pháp giới mà ra. Cho nên kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói
rằng: Chữ ÁN tức vô tướng pháp giới mà ra.
Thần
Biến Sớ nói: Vô tướng pháp giới toàn là Chơn ngôn, Chơn ngôn toàn là vô tướng
pháp giới; vả lại Chơn ngôn cũng gọi là Tam tạng. Có trì chú ấy đều là Tam tạng.
Nghĩa là trong Chơn ngôn mỗi mỗi một chữ đều gm đủ cả Giới, Ðịnh, Huệ; đủ muôn
hạnh không ra ngoài Lục độ, Lục độ không ly Tam học. Ðã nói Chơn ngôn gọi Tam
tạng tức biết Chơn ngôn bao gồm muôn hạnh. Chơn ngôn là Tổng hạnh, các pháp môn
khác là chi lưu của các hạnh môn.
Hỏi:
Trên dẫn kinh nói rằng: Ðà Ra Ni là Thiền Ðịnh Tạng trăm nghìn tam muội thường
hiện tiền. Nay lại nói: Chơn ngôn tổng hành Tam tạng, tức biết Chơn ngôn tổng
chứa đủ tất cả môn thiền định. Cớ gì Thiền giả ngày nay không cho trì chú ư?
Ðáp:
Trong các truyện ký Thiên Trúc và Trung Hoa, xưa nay các thiền đức đêù vâng làm
các điều thiện, huông gì Thần chú là vô tướng định môn tâm ấn của Phật ư!
Trong Bạch Tán Cái Ðà Ra Ni có bài tụng rằng: Khai vô tướng môn viên
tịch tông, tự tự quán chiếu Kim Cang định. Lại nói: "Du Già diệu chỉ truyền tâm
ấn; Ma Ha diễn hạnh tổng trì môn”. Như Long Thọ Bồ Tát trong Truyền Ðăng Lục ở
Tây Thiên Thiền tông Tổ thứ 14, chép lược ra kinh Tạng Trì Minh, hoằng dương
Thần chú Chuẩn Ðề. Ngài Nhất Hạnh thiền sư là Thánh nhơn trong xứ Trung Hoa còn
tán thuật thần biến Chơn ngôn; Ngài Trí Giả được túc mạng thông, rộng bày nghi
quỹ Thần chú. Khế Phù thiền sư có người hỏi Tối Thượng thừa pháp, Ngài liền dạy
tụng Mật ngôn; xưa các thiền sư đâu không cho trì chú ư?
Lại
như Thiền tôn đã noí: Tất cả các pháp đều là chơn như. Trì tụng Chơn ngôn đâu
không phải là chơn như? Nay có thiền sư hoặc giảng sư thấy hoằng truyền Mật chú,
sợ mất lợi của mình, tâm sinh tật đố. Vậy xin quý vị hiện tại cũng như vị lai đề
phòng ác báo. Cho nên trong kinh Phật Ðảnh Vô Cấu Quang Minh Ðà Ra Ni có nói:
xưa có ông Vô Cấu Bà la môn vì người tuyên nói bí mật Thần
chú.
Có
ông Quang Minh trưởng giả, trước kia có nhiều người quy ngưỡng, sợ mất cái lợi
của mình mà sanh ác tâm, ác tâm hưng khởi, ông liền mắc bịnh lác hủi, thọ đại
khổ não. Cho đến khi chết đọa trong vô gián đại địa ngục chịu khổ một kiếp; trở
lại đọa vào địa ngục một kiếp nữa mới được sinh làm người mà không có hai con
mắt. Vì nhờ duyên lực kiếp trước, trở lại gặp Vô Cấu Bà la môn đang làm bực Tỳ
Kheo tuyên nói Mật chú, vừa nghe liền sinh vui mừng rồi nhờ chú lực kia, lúc
chết sinh cõi trời … Như trên đã nói: Hủy báng tuy có lợi ích nhưng sự lợi ích
đó xa vời lắm và hủy báng đều có tội như ông trưởng giả Quang Minh kia vậy. Bởi
vì Mật chú là tâm ấn của chư Phật có vô lượng Minh vương, chư Thiên, Long thần
thảy đến hộ trì nên khiến người hủy báng hiện đời đa phần mắc bịnh lác hủi, xin
mong kẻ thời lưu cần phải dè dặt.
7)Tứ
chúng dị tu Kim Cang thủ hộ: Tất
cả tứ chúng chỉ cần hiểu lời nói, đi, đứng, nằm, ngồi trong bốn oai nghi được dễ
dàng tụng tập. Lại chỉ miệng tụng được gọi chơn hạnh. Năng trừ phiền não, an lạc
pháp thân không nhờ thông suốt giáo điển, như người bịnh được uống thuốc, uống
vào liền trừ bịnh, thân an không cần phải rộng hiểu sách thuốc. Cho nên kinh Bát
Nhã nói: Tổng trì cũng như diệu dược, cũng như Thiên cam lồ, năng trị lành các
bịnh, uống thứ đó thường an vui. Phật Ðảnh Ðà Ra Ni sớ nói: Trai giới không bẩm
thọ mà được đầy đủ; quả chứng không xa mà có thể được: Tiêu hết nạn, đạt lợi
ích. Tự tu hành lại hóa độ các người khác, bởi nhơn của người, bởi quả của
người, không có cái gì mà không do điều này mà hiện rõ sự việc được. Lại Mạn Trà
La Sớ nói: Ai niệm Thần chú của đức Như Lai, tâm tâm ám hợp tâm của Như Lai; đọc
Mật ngôn của Bồ Tát, nguyện nguyện phù hợp nguyện của Bồ Tát; sanh tử nào
không lánh xa, Niết Bàn nào mà không
chứng đắc. Nếu y các tôn khác tu hành, cần yếu phải biết rộng giáo lý của Phật,
tỏ ngộ được Chơn tâm, nhiên hậu tu hành mới là chánh hạnh. Nếu chưa ngộ mà tu,
thì không phải chánh hạnh.
Như
người bịnh ở đời, cần yếu phải biết rộng sách thuốc, hiểu rõ dược tánh mới trị
được bịnh, tức khó được trong muôn một vậy. Nên biết Thần chú hạnh môn tóm lược
công đức thâm sâu; khắp dẫn bảy chúng mau đến Bồ đề, rất là yếu đạo. Cho nên
Ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng nói rằng: Lên trời cỡi rồng, sai sử trăm thần, phương
pháp lợi sanh chỉ cần thần giúp đỡ.
Hỏi:
Nếu y theo Hiển giáo sanh lòng tin, nương theo lòng tin phát sanh sự hiểu biết.
Nương sự hiểu biết phát khởi hạnh tu hành, tu hành thành đắc quả. Nay Mật tông
Thần chú không cần sanh hiểu biết, chỉ cần tụng liền được đạo quả. Ðã vượt quy
tắc thông thường, khó mà sanh lòng tin?
Ðáp:
Như người bịnh trong thế gian không hiểu phương thuốc, gặp được thuốc thần diệu
mà uống, liền được thân tâm an ổn. Nếu đã không hiểu dược tánh, vì sao trừ bịnh
thân an? Thuốc đời còn vậy, huống chi Thần chú không thể nghĩ bàn của đức Như
Lai và giáo lý của đức Như Lai không thể lấy một lý mà suy. Ðã nói Hiển, Mật có
khác không thể lấy một mặt mà giải. Khởi Tín Sao nói: Ép chặt trụ đàn mà lên
dây, toàn là ngu, ôm cây đợi thỏ chẳng phải kẻ trí. Chỉ nên tin mà tu trì sẽ mau
đắc đạo quả. Nếu chẳng sanh lòng tin, thì luống uổng công chẳng ích gì. Kinh Ðại
Bi Tâm nói: Tụng trì Thần chú thì tất cả mọi sự mong cầu đều được kết quả toại
nguyện. Chỉ trừ đối với Thần chú sanh lòng nghi.
Lại
nói rằng: Nếu có sanh nghi không tin đó là trong trăm vạn kiếp thường ở chỗ ác
đạo, không nghe được Tam-Bảo. Lại các kinh đã nói: Kẻ hành giả đối với Chơn ngôn
trong bốn oai nghi, có vô lượng thiên long bát bộ chúng, Kim Cang thiện thần
thường theo gia hộ. Cho nên kinh Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà Ra Ni
nói tụng trì Ðà Ra Ni là Vô úy tạng; Long thiên, thiện thần thường theo hộ trì.
Lại nói rằng: Nếu như pháp tụng chú, tức có tất cả thiện thần, long vương Kim
Cang Mật tích thường theo hộ vệ không xa lìa hai bên người trì chú, như giữ gìn
đôi tròng con mắt, như hộ mạng mình. Lại người trì chú: Hoặc ở núi non, đồng
vắng, ngủ riêng một mình, các thiện thần sẽ thay nhau ngủ nghỉ để bảo vệ trừ
sạch tai chướng. Nếu ở nơi rừng sâu nuí thẳm, quên mất đường đi; các Thiện thần,
Long vương hoá làm kẻ thiện nhơn chỉ đường về. Nếu gặp giặc, trận đánh, bị bọn
cướp giựt, trốn lạc qua nước khác, thiện thần long vương sẽ dắt dẫn về chỗ cũ.
Nếu ở nơi núi rừng, đồng vắng, nước, lửa hiếm ít; Long vương ủng hộ hóa ra nước,
lửa. Cho nên kia có bài tụng rằng: Long Thiên chúng Thánh đồng từ hộ, trăm nghìn
tam muội đốn huân tu. Lại trong kinh Ðại Phật Ðảnh Ðà Ra Ni nói: Giả sử có chúng
sanh nơi tâm tán loạn, miệng vẫn tụng Thần chú, thường được tám vạn bốn ngàn na
do tha, hằng hà sa cu chi Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát chủng tộc, mỗi mỗi đều có
các Kim Cang chúng mà làm quyến thuộc, ngày đêm thường theo hộ vệ người này. Dù
có ma vương phương tiện rình tìm người kia, cũng không thể được. Các tiểu quỷ
thần xa lánh kẻ thiện nhơn này ngoài mươi do tuần. Nếu quyến thuộc của ma muốn
rình tìm đến xâm nhiễu kẻ thiện nhân; các chúng Kim Cang lấy chày đập nát đầu,
nhỏ như hạt bụi. Hằng ngày khiến người này làm việc như nguyện. Cho nên lời tụng
kia nói: Tám vạn bốn ngàn Kim Cang chúng: Ði, đứng, nằm, ngồi đều theo hộ thân
(hành giả).
Mật
bộ các kinh rộng nói hộ trì cho người tụng chú; muốn biết rõ, xin xem trong Tạng
giáo.
8)Khiến phàm đồng Phật Như Lai quy mạng: Chơn ngôn người hành giả, trì tụng Thần chú
khi khoá số đã mãn; thân, khẩu, ý ba nghiệp ra làm các việc thiện ác, đều thành
pháp môn vô lậu công đức. Cho nên Bạch
Tán Cái tụng nói rằng: Tụng xong một vạn tám ngàn biến, biến biến nhập nhập nơi
vô tướng định. Tên thành Kiến cố Kim Cang tràng, tự tại được gọi là Phật giữa
loài người. Dù cho mắng chửi, chẳng lấy làm lỗi, chư Thiên vẫn nghe tiếng thành
ra Phạn âm. Kinh Ðại Bi Tâm Ðà Ra Ni nói rằng: Tụng trì Ðà Ra Ni ấy, trong miệng
nói ra lời gì, hoặc thiện hay ác tất cả thiên long nghe đều là pháp âm thanh
tịnh. Lại có bài kệ rằng:
Thí
như thuốc linh đơn;
Ðiểm
sắt thành vàng báu.
Tụng trì Ðà Ra Ni;
Biến phàm làm Thánh Hiền.
Lại
Thần Biến Sớ nói rằng: Chơn ngôn hành giả năng khiến ba nghiệp giống như ba
nghiệp của Bổn Tôn. Lại kẻ hành giả trì chú, được quy mạng; cho nên được chư
Phật quy mạng. Cho nên Phật Ðảnh kệ rằng: Mười phương thế giới các đức Như Lai
hộ niệm, cho người đó hộ trì vậy đó.
9)Ðầy
đủ tha lực, tự lực hiện thành Bồ đề:Trong Hiển giáo có Tự lực và Tha lực, hai môn Thập Trụ Luận, Niệm
Phật cảnh … nói:
1)Tự
lực môn: Nghĩa là tu lục độ hết
thảy muôn hạnh gọi là khó hành đạo, như người đi bộ xa nghìn dặm thì phải đến chậm.
2)Tha
lực môn: Các pháp môn niệm Phật
gọi là dễ hành đạo. Như người đi đường thủy xuôi thuyền thuận gió thì được đến
mau.
Nay
trong Chơn ngôn bí Mật Thần chú đầy đủ hai lực Tự và Tha. Trong kinh Ðại Thừa
Bảo Vương Ðẳng và các kinh nói: Hành giả Chơn ngôn ngày ngày được đầy đủ Ba la
Mật, viên mãn công đức. Lại Phật Ðảnh tụng rằng: Không trì trai ấy mà gọi là trì
trai, không trì giới mà xưng là trì giới, Tăng pháp 250 giới, Tỳ Kheo Ni phạm
Bát Ba La, khi nghe Phật Ðảnh Ðà Ra Ni liền được cụ túc Thanh Văn giới. Và trong
Phật Ðảnh Sớ có nói: Hạnh môn Bồ Tát tùy hành thời đủ; nay không hành mà tự đủ,
là nhờ sức của Thần chú có đầy đủ muôn hạnh; lời nói này không sai.
Trong Chơn ngôn Tự Lực Môn: Mỗi mỗi một chữ đều là toàn thân của chư
Phật. Kinh Mạt Pháp Trung Nhứt Tự Chú nói: Sau khi diệt độ, Ta biến thân làm chú
này … tức là Tha Lực môn. Lại có các kinh nói: Chơn ngôn hành giả hiện đời năng
thành Vô thượng Bồ đề. Cho nên kinh Lầu các nói rằng: Ta từ nơi vô lượng cu chi
trăm ngàn kiếp, tuy hành khổ hạnh mà không được Bồ đề nhờ có vừa nghe Ðà Ra Ni
thì tăng thêm hạnh tương ưng, liền thành chánh giác. Lại Ngũ tự Ðà Ra Ni tụng
rằng: Chư Phật sức bổn thệ, hiện thành các việc Thánh. Nghĩa là chỉ ngồi niệm
một lần, liền thành tới Chánh giác. Lại tựa Ðà Ra Ni nói rằng: Nếu học chứa nơi
tâm, tức là ba nghiệp của phàm phu sẽ biến thành chỗ chứa công đức, chỉ trong
đời này liền được Bồ đề, không cần lao nhọc tấn tu nhiều kiếp. Lại Thần Biến Sớ
nói rằng: Xét Ðà Ra Ni làm Ðại bất tư nghì thừa, thành Phật thần thông. Nghĩa là
y các môn thành Phật, như cỡi dê, ngựa, đi nghìn dặm đường qua thời gian rất lâu
mới đến. Y Ðà Ra Ni môn thành Phật, như cỡi thần thông đi nghìn dặm đường, móng
ý liền đến nơi. Chỗ đến tuy không khác, chỗ nương pháp có chậm, mau vậy. Lại các
môn thành Phật như mài vàng đá lấy ngọc Như Ý, tu theo Chơn ngôn thành Phật như
sức thần thông lấy ngọc Như Ý. Lại còng nói rằng: Các vị Bồ Tát vì cầu Bồ đề,
tuy tu các khổ hạnh khó làm, như sự cứu lửa cháy đầu. Trải qua vô lượng kiếp còn
không được thành tựu như vậy. Chơn ngôn hành giả nếu tu không thiếu pháp tắc thì
chỉ trong đời này sẽ được thành công, đắc chứng Bồ đề. Cho nên Thần Biến Sao
nói: Ðốn siêu các địa vị, là ví dụ nhờ các thần thông, mau xa lìa phiền não ràng
buộc, là vì nhờ chú thuật, và trong Ðại Giáo Vương kinh nói: Nếu không y bí mật
khóa tụng tu hành, sẽ không thành công trọn vẹn ở cõi Vô thượng Bồ
đề.
10)Chư
Phật Như Lai thượng nãi cầu học:
(Các Phật Như Lai còn tìm cầu
học).
Như
Ðại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương kinh nói: Các Phật cũng cầu Thần chú, huống nữa
phàm phu không trì tụng sao? Cho nên các kinh kia noí: Trong một lỗ chân lông
của Quán Thế Âm Bồ Tát có vô lượng chư Phật và Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát vào trong
một lỗ chân lông của Quán Âm, trải qua mười hai năm mà chẳng biết chừng đổi. Lại
nói rằng: Ðức Quán Âm có sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni; tất cả Như Lai đều không
biết chỗ sở đắc kia. Nhơn vị Bồ Tát làm thế nào mà biết được, đến nỗi nói: Phật
trên hoa sen đã thành Phật, để cầu sáu chữ Ðại Minh này …
Hỏi:
Phật có đủ tất cả trí, đâu không biết Ðà Ra Ni đó ư?
Ðáp:
Có ba nghĩa:
1)Tiêu biểu Ðà Ra Ni này là thù thắng thâm sâu, khiến tôn trọng. Như
trên đã nói: Phật không biết mà tự cầu đó.
2)Phật trong Quyền giáo: Như A la hán hay Bích chi Phật: Phật trong
Quyền giáo không thể biết được Viên tôn Mật chú. Như Tiểu Thừa cực quả không hay
biết được pháp thâm sâu của Ðại Thừa.
3)Mật tôn Thần chú: Tức thể, lại là Viên viên quả hải cho nên Phật
không đắc được. Như Thích Ðại Thừa Luận nói: Viên viên quả hải Phật cũng không
đắc được. Nay Lục Tự Ðại Minh và Chuẩn Ðề Thần chú tức thể lại là Viên viên quả
hải vậy. (Nay Mật bộ tất cả Thần chú là pháp sở thuyên trong Hiển giáo. Thật mà
luận thì hàm đủ năng thuyên trong Hiển giáo. Nay Lục Tự và Chuẩn Ðề chính là quả
hải trong Hiển giáo).
Hỏi:
Kinh Bảo Vương chỉ nói Lục Tự Ðại Minh, Phật không biết được, cớ sao nay nói
Chuẩn Ðề mà Phật cũng không biết được?
Ðáp:
Kinh Bảo Vương kia nói: Lục Tự Ðại Minh rồi, lại liền nói Chuẩn Ðề, nên biết
Chuẩn Ðề là đồng quả hải. Lại Phật chỉ biết Phật nói Chơn ngôn ở trong Ngũ bộ:
Phật bộ gồm thâu tất cả. Nay Chuẩn Ðề độc riêng ngoài Ngũ bộ; chẳng chẳng Viên
viên quả hải đó là pháp gì?
Lại
hỏi: Luận rằng Chơn ngôn chỉ là ngôn giáo năng thuyên tức lấy tiếng danh, câu
văn thể là thể, vì sao được cho là viên viên quả hải?
Ðáp:
Nếu hỏi câu này tức là chưa biết tôn chỉ của Mật giáo. Nay bí Mật Thần chú trong
Mật giáo tức là pháp sở thuyên. Như trên đã nói, tất cả lời nói, văn tự thuộc về
lời năng thuyên, phần nhiều lấy thinh, danh, cú văn làm thể hoặc lấy Duy Thức là
thể. Trong Chung giáo nói: Lấy Vô tánh chơn như làm thể. Trong Ðốn giáo lấy
Tuyệt đãi chơn như làm thể. Trong Viên giáo nói lấy Thập huyền làm thể hoặc Hải
ấn tam muội làm thể. Kia trong ngôn ngữ năng thuyên, trong Hiển giáo còn như
vậy, tức là tuyệt đãi chơn như thập huyền môn, huống là Mật tôn Thần chú, chính
là Nhứt chơn pháp giới trong Hiển viên ư! Lại Thích Ma Ha Diễn Luận, căn cứ vào
năng thuyên trong sanh diệt môn. Hội tướng quy tánh, lấy chơn như làm thể hoặc
lấy Nhứt tâm làm thể. Trong chơn như môn, lấy tuyệt đãi chơn như làm thể. Lại
Thậm Thâm Huyền Lý Luận, Bất Ðộng Bổn Nguyên Luận, trong hai bổn Luận kia, lấy
gì làm thể, lấy lý suy gạn, thì biết nói là lấy bất nhị quả hải làm thể. Lời nói
năng của nó còn như thế, tức cũng là bất nhị quả hải; huống hồ Lục Tự Ðại Minh,
Chuẩn Ðề Thần chú, nghĩa là pháp sở thuyên trong hai bổn Luận kia ư! Lại từ xưa,
các Ngài đều cho rằng: Bí Mật Thần chú là chư Phật tâm ấm, chỉ có Phật mới biết
được chẳng phải nhơn vị có thể hiểu. Lại nay, kinh Bảo Vương nói: Phật cũng
không biết Thần chú, nếu chẳng phải viên viên quả hải đó thì còn là gì nữa? Mong
các học giả rộng lòng mà thể nhận, chớ vọng tình tự chấp!
Hỏi:
Vì sao chư Phật không đắc được viên viên quả hải?
Ðáp:
Viên viên quả hải là pháp bổn tánh thành tựu, tiêu biểu chẳng phải chư Phật tu
nhơn đoạn chướng mà được; lại tiêu biểu ra ngoài nhân quả vậy. Vì thế nên nói
chư Phật không được cầu mà tự cầu đó. Cứ thật mà luận, các Phật đều biết được.
Cho nên Ngài Hiền Thủ nói: Tánh đức quả hải, tức là thập Phật cảnh giới.
Hỏi:
Lục Tự Ðại Minh và Chuẩn Ðề Thần chú đã là viên viên quả hải, tức là thập Phật
cảnh giới cớ gì phàm phu trì tụng được?
Ðáp:
Nay trong Mật giáo nói: Lấy Chơn ngôn bất tư nghì lực khiến ba nghiệp phàm phu
đồng ba nghiệp của Như Lai mà được trì tụng. Lại Mật tôn Thần chú, nếu y cứ vào
chỗ hiểu biết, tức là chỉ cảnh giới của chư Phật. Nay nhơn vị phàm phu tuy chẳng
hiểu biết, chỉ nên trì tụng tự nhiên diệt chướng thành đức, siêu phàm nhập
Thánh. Riêng một nghĩa này người tục nghe nói mà phát sợ. Lý vượt thường tình;
người đã ít nghe, kẻ phàm phu lại khó tin. Những bậc bác học Thượng Trí, xét kỹ
nơi đây mà rõ. Ba nghĩa trên đây tùy lòng thủ, xả (lấy hay bỏ).
Mười
môn từ trước đến đây lược bày Mật bộ, y tận kinh điển, chẳng phải kẻ hạ ngu này
hay biết được Mật chỉ. Cho nên Thần Biến Sớ Sao nói: Chỉ có tay Kim Cang mới sờ
được chỗ kín đáo; con mắt liên hoa mới có thể nhìn suốt nơi thâm sâu nhiệm mầu
kia.
B. HỎI,
ÐÁP MẬT CHÚ PHÁP KHÍ HƠN KÉM.
Hỏi:
Mười môn như trên trình bày hết trong Chơn ngôn Viên giáo, là tất cả Chơn ngôn
có hơn kém của ngũ giáo mỗi mỗi không đồng, hay là tất cả chơn môn mà không hơn
kém đều là Viên giáo ư?
Ðáp:
Theo Thần Biến Sớ có hai môn:
1)Tùy
tha ý môn: Tất cả Chơn ngôn có hơn
kém, các bộ không đồng. Lại Ngài Thanh Lương sớ chú, ngoài ba Tạng: Kinh, Luật,
Luận lập thêm một tạng bao gồm Ðà Ra Ni làm thành bốn tạng. Một trong ba thừa
đều có bốn tạng, làm thành mười hai tạng. Trong Tam thừa đều có Ðà Ra Ni, Ngũ
giáo sau đây mỗi mỗi cũng có Mật chú, như chú trong kinh A Hàm tức là Tiểu giáo.
Các chú trong kinh Bát Nhã tức là Thỉ giáo. Chú trong kinh Kim Quang tức là
Chung giáo. Chú trong Lăng Già tức là Ðốn giáo. Lục Tự Ðại Minh Chơn ngôn và
Chuẩn Ðề Thần chú trong kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương tức là Viên giáo.
(trong mười môn trước đây đã dẫn chứng kinh Ðà Ra Ni, phần nhiều là Viên
giáo)
Phạn
ngữ Ðà Ra Ni: Tàu dịch là Tổng Trì, là lấy Giáo, Lý, Hạnh, Quả bốn pháp làm thể.
Trong Ngũ Giáo Ðà Ra Ni, mỗi mỗi bao gồm thâu nhiếp những giáo trong đó gọi là
Giáo, Lý, Hạnh, Quả vậy.
(Hơn
kém của Ngũ giáo nay nên lên ví dụ này để kẻ mới học được biết):
1) Tiểu giáo như sắt.
2) Thỉ giáo như đồng.
3) Chung giáo như bạc.
4) Ðốn giáo như vàng.
5) Viên giáo như ngọc Như ý.
2) Tùy
tự ý môn: Tất cả Chơn ngôn lại
không hơn kém đều là Tỳ Lô Giá Na Ðại Bất Tư Nghì Bí Mật Tâm Ấn. (Trong một đời
giáo pháp cho đến Chơn ngôn do quỷ thần nói đều là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, muốn
pháp môn có lợi ích khắp chúng sanh, quý Ngài đã biến ra các loại quỷ thần mà
nói Chơn ngôn được; chứ không phải thập loại quỷ thần mà nói Chơn ngôn được; các
loại khác cũng vậy). Lại Hiền Thủ Thanh Lương lấy nghĩa phán giáo trong nhứt
kinh gồm nhiều giáo. Tức là biết Chơn ngôn trong tất cả kinh đều là Viên
giáo.
Tất
cả Chơn ngôn gọi là Tổng Trì, năng tổng hàm nhiếp vô tận Giáo, Lý, Hạnh, Quả.
Thật mà nói: Dùng tất cả hai môn mới phù hợp Phật tâm nhiệm mầu. Cho nên Thần
Biến Sớ nói: Chơn ngôn hành giả hay ở trong sai biệt, giải vô sai biệt nghĩa. Ở
trong vô sai biệt giải sai biệt nghĩa. Nên biết đó là người khéo đạt tướng Chơn
ngôn vậy.
Hỏi:
Trên nói Mật bộ là bao la rộng rãi, thâm sâu, khó suy, khó nghĩ: chưa xét pháp
này hợp với căn khí nào.
Ðáp:
Chỗ hợp căn khí có hai:
1)Tùy
tha ý môn: Chơn ngôn đã nói có Ngũ
giáo không đồng, căn khí cũng có năm món sai khác, Ðà Ra Ni trong ngũ giáo. Các
giáo lý trong đó gồm có ba căn: thượng, trung, hạn. Cho nên trong kinh Mạn Trà
La Sớ cũng có nói: Ðà Ra Ni thông suốt đầy đủ các căn hơn kém.
2)Tùy
tự ý môn: Tất cả Ðà Ra Ni đều hợp
với bất tư nghì viên căn. Cho nên Phật Ðảnh tụng nói rằng: Thần thông thắng hóa
bất tư nghì; Ðà Ra Ni là môn tối đệ nhất. Nay có người chưa từng tán ngưỡng Mật
giáo, mà phần nhiều cho rằng Ðà Ra Ni tạng chỉ hợp hạ căn. Ðây là lời nói rất
sai lầm. Nhưng trong các kinh Ðà Ra Ni hoặc gọi Tối Thượng Thừa, hoặc gọi Vô
thượng Thừa, hoặc gọi Kim Cang Thừa, hoặc gọi Bất Tư Nghì Thừa, đâu có phải là
chỉ hợp với hạ căn? Cho nên Ngài Thanh Lương nói: Lấy cạn làm sâu có phải lỗi
báng pháp không? Mong các học giả nên lưu tâm, không nên cố chấp cái nghe trước mà sinh ra khinh
chê. Ngũ giáo ở Thiên Trúc và Trung Hoa Hiển Mật cả hai đều rõ mới là bậc thông
nhơn. Từ trước đến đây Hiển Mật
đều giảng giải xong.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|