Nếu
hạng thượng căn trì tụng, cần phải được Tam mật tương ưng.
1) Thân mật: Kiết ấn.
2) Ngữ mật: Tụng chú.
3) Ý mật: Hoặc tưởng Chơn ngôn Phạn tự, hoặc duyên nghe theo tiếng trì
tụng.
Hoặc
tưởng tượng đức Chuẩn Ðề Bồ Tát, hoặc tưởng trong tay của Bồ Tát cầm các vật như
xử, bình, hoa, quả v.v… Cho nên Thần Biến Kinh Sớ nói: Nếu dùng Tam mật làm môn
tu hành; không cần tu trải qua nhiều kiếp số, đủ tu các hạnh, chỉ nơi đời này
đầy đủ các Ba la mật rồi. Lại nữa, khi đang trì tụng chưa đủ 108 biến, không
được nói chuyện với ai. Còn nếu muốn nói chuyện thì phải tưởng trên lưỡi mình
chữ phạm LAM, dù cho nói chuyện cũng không bị gián đoạn.
Hỏi:
Chỉ trì tụng nhứt đạo Chơn ngôn sẽ thành
tựu hay phải rộng trì nhiều bổn Chơn ngôn mới được thành tựu công đức?
Ðáp:
Có hai môn:
1)Tùy
căn cơ ưa muốn: Căn cơ có nhiều sự
ưa muốn bất đồng. Hoặc ưa trì 3, 5, 10 đạo cho đến 100 đạo v.v… Trong đó tùy căn
cơ ưa muốn không đồng, đều được trì tụng.
2)Muốn
mau chóng thành tựu: Muốn cầu tất
cả công đức mau thành tựu, nên chuyên trì tụng nhứt đạo Chơn ngôn cho thành,
thời tất cả Chơn ngôn công đức đều thành tựu.
Cho
nên kinh Văn Thù Nghi Quỹ có nói: Nếu muốn tất cả công đức thành tựu, không được
dùng Chơn ngôn mà khởi tư tưởng như trên, tuy có số đạo Chơn ngôn, nhưng đó là
thứ lớp trì tụng với Chuẩn Ðề Chơn ngôn.
Hỏi:
Ðã chuyên tụng một Thần chú mau được
thành tựu, vì sao lại hay bày vẽ Chuẩn Ðề ngôn cho người trì tụng?
Ðáp:
1- Vì Chuẩn Ðề Chơn ngôn bao gồm tất cả các Chơn ngôn, và bao hàm tất cả các
Thần chú. Các chú không bao hàm được Chuẩn Ðề như biển lớn hay nhiếp trăm sông
chứ trăm sông không thể thu nhiếp biển lớn (Chuẩn Ðề tổng hàm các chú sau đây sẽ
rõ.)
2-
Vì Chuẩn Ðề Ðàn pháp người dễ làm thành
tựu. Chỉ lấy một cái kính mới chưa từng dùng, ấy là Ðàn pháp . Không đồng như
các chú, phải kiến lập đàn pháp , cần phải lựa chọn nơi tịnh xứ hương nê đồ địa,
rộng tạo các Phật tượng, các món cúng dường đầy đủ mới có thể thành tựu. (Người có tài vật, rộng tạo các Phật tượng,
các món cúng dường đầy đủ, nơi trước tượng Phật, an trí Kính đàn, đối trước trì
tụng lại càng nhiệm mầu.)
Vì
Chuẩn Ðề không cần lựa tính cách nhiễm tịnh để trì tụng, chẳng luận tại gia,
xuất gia, đã lỡ uống rượu, ăn thịt, có vợ con v.v… đều trì tụng được. Không
giống các Thần chú khác cần yếu phải trì giới mới hay tụng tập. (Nay vì những kẻ thế tục đeo mang vợ con,
uống rượu, ăn thịt, ấy là thường nghiệp của họ. Tuy gặp kẻ Tăng nhơn dạy bảo,
nhưng tập tánh khó mà cải đổi. Nếu không dùng Ðại bất tư nghì chú pháp này cứu
thoát, thì những kẻ như vậy biết ngày nào ra khỏi sanh tử. Còn những ai, trai
giới thanh tịnh y pháp trì tụng, lại là thù thắng nhiệm mầu hơn hết. Trong kinh
Chuẩn Ðề nói: Huống là trai giới đầy đủ, y pháp đầy đủ để trì tụng, không
chuyển, không thân vãng đến Tứ thiền, sẽ được đại Thần túc ấy.)
Sở
dĩ thế nên dạy nhiều về Chuẩn Ðề Chơn ngôn, khiến người trì tụng. Nếu muốn trì
các Chơn ngôn khác, tùy tâm đều được, đừng định chấp một bên nào vậy. (Tuy
chuyên tụng nhị chú, trước hết cần phải khởi tâm viên tín: Ngũ bộ Thần chú, đều
là pháp môn thành Phật. Nếu thiếu tin một bộ, trở thành hủy báng Phật pháp). Lại
nữa, Chơn ngôn hành giả, mỗi ngày đối trước Kính đàn, như ban đầu trì tụng; hoặc
chỉ y như trước tiên, tưởng trên đầu của mình có chữ Phạn LAM tròn sáng như Minh
Châu, nhiên hậu mới trì khóa. Lại căn cứ theo kinh Ðại Thừa Quán Tưởng Mạn Noa
La, kinh Trì Minh Tạng Thành Tựu Nghi Qũy cùng với kinh Tôn Thắng Phật Ðảnh Tu
Du Dà pháp cùng nhiều kinh khác đến mấy chục bộ, trong đó nói: Hoặc tưởng trên
đỉnh đầu của mình có chữ LAM, biến thành lửa ba góc; đốt hết thân mình từ đỉnh
đầu tới chân; khắp pháp giới chỉ thấy thanh tịnh, dù có ngũ vô gián tội, dụng
chữ này đốt thân, cũng đều trừ diệt không sót. Tiếp đó, nên tưởng chữ Phạn A,
sanh thành tự thân. (Chữ A tức là thể; tức vô tướng pháp giới, từ vô tướng đó
sanh thành thân hành giả.) Lại một chữ ÁM, mang kết trong thập tự đảnh môn (Nghĩa chữ Ám tức là thể, nước quang minh của
mười phương chư Phật để rưới lên đỉnh đầu của Phật tử. Ðây là bí mật quán đảnh
trong pháp môn, nhiên hậu trì tụng. Hoặc tưởng tự tâm như mặt trăng tròn sáng,
thanh tịnh, mặt trăng ấy có một chữ Phạn ÁN)
(Trong Nhơn vị của đức Như Lai, nhiều năm tu
hành không đắc đạo Bồ đề, sau tu tập quán pháp quán này, đầu hôm liền thành
Chánh giác. Chữ Án hàm đủ vô lượng pháp môn. Là mẹ của tất cả Chơn ngôn. Tất cả
đức Như Lai đều nhờ quán tưởng chữ này mà được thành Phật.) Hoặc trong tâm
Nguyệt luân tưởng một chữ A, (Chữ A này
là Ty Lô Phật thân, cũng là pháp giới, cũng là Bồ đề tâm, nếu người tưởng niệm
thì pháp sinh được vô lượng công đức.) Hoặc tưởng trong tâm Nguyệt luân một
chữ Hồng (chữ Hồng tổng nhiếp Kim Cang
bộ, tất cả Chơn ngôn. Là chủ thân Kim Cang bộ, cũng là ba giải thoát môn. Nếu
thường tưởng niệm, hay trừ tất cả tội chướng, thành tựu các công đức.) Hoặc
trên lưỡi tưởng một chữ LAM, hay chữ HỒNG, tưởng xong rồi sẽ tụng trì. Hoặc
tưởng trên cổ mình phát xuất hoa sen lớn, trên hoa sen xuất hiện chữ A; lại
tưởng chữ A biến thành mặt trăng tròn; tưởng nơi mặt trăng đó biến thành chữ
HỒNG, chữ Hồng này biến ra năm chùy Kim Cang, lại tưởng cái chày này dời lên
trên cái lưỡi, gọi là lưỡi Kim Cang. Nhiên hậu trì tụng (Kế đó tay cũng tưởng chữ A, A lại biến thành
Nguyệt luân, Nguyệt luân biến thành HỒNG tự, chữ Hồng biến ra sắc trắng năm chày
Kim Cang mới gọi là tay Kim Cang, sau đó kiết tất cả ấn.) Hoặc tưởng ra chín
chữ Thánh Phạn Chuẩn Ðề mỗi một chữ có các thứ ánh sáng An trong tự thân phần;
nghĩa là tưởng chữ ÁN, an trên đỉnh đầu; chữ Chiếc, an nơi hai con mắt, chữ LỆ,
an tại cổ, chữ CHỦ, an nơi tâm. Chữ Lệ, an nơi hai vai chữ CHUẨN, an nơi rún;
chữ ÐỀ, an nơi hai bắp về; chữ Ta Bà, an nơi hai cổ chân và chữ HA, an tại hai
bàn chân. Tưởng An bố khắp nơi rồi, nhiên hậu trì tụng.(Kinh Trì Minh Tạng Thành Tựu Nghi Quỹ nói:
Nếu kẻ nào muốn thành tựu trong pháp Chuẩn Ðề Bồ Tát, trước hết quán Chuẩn Ðề Bồ
Tát căn bổn vi diệu tự luân, trên thân mình mỗi một chữ ở vào một chỗ rõ rệt,
thân đời trước ngươi đó có tạo tất cả tội nghiệp, thì cũng được trừ diệt. Phàm
có sở cầu, quyết định thành tựu, pháp An bố cửu tự, trong Kinh tạng có nhiều chỗ
nói vậy.)
Quán
tưởng chữ Phạn đã có công đức rộng như trong các kinh Ðà Ra Ni có nói: "Trên đây
về quán môn Phạn tự, trong bốn oai nghi thường tư duy đến, rất là nhiệm mầu”.
Phàm trong các kinh, tưởng chữ Chơn ngôn đều là chữ Phạn chứ không phải chữ của
xứ ta. Cho nên Nhứt Tự Ðảnh Luân Vương Nghi Quỹ nói rằng: "Chỗ nói quán các chữ,
chỉ là chữ Phạn, không phải chữ ở các địa phương mà có sức đại thần dụng.” Hoặc
có người không thể tưởng được chữ Phạn, chỉ nên chuyên tâm trì tụng cũng đủ tất
cả tam muội. Cho nên Ðại Bi Tâm Kinh nói rằng: "Ðà Ra Ni là Thiền định tạng;
trăm nghìn tam muội thường hiện tiền.”
Nếu
người khẩn thiết trì tụng, hoặc gặp các thứ ma chướng, hoặc bỗng nhiên sợ hãi,
hoặc lưỡi khó trì tụng, hoặc thân không an, hoặc ngủ nhiều, giận nhiều, hoặc
thấy các tướng lạ, hoặc sanh nghi các Thần chú không muốn trì tụng v.v… Nếu đối trị các điều đó,
nên quán tưởng Phạn tự RA, hoặc quán chữ LAM, hay quán chữ A v.v… Chỉ tùy theo
đấy quán tưởng một chữ, cảnh giới kia tự nhiên tiêu diệt. Nếu tâm hay sanh nhiều
phân biệt, nên quán Phạn tự SÁI, tức Thánh vô phân biệt. Nếu có trước tâm nhiều,
nên quán tưởng HÀM tự, tức nhơn duyên pháp vốn không có vậy. (Trên đây ước nơi một mặt mà nói, nếu thật
nói ra: Chỉ tùy một chữ mà tất cả đều có công dụng đó, nghĩa là một chữ thật đủ
tất cả chữ, là công dụng của tất cả chư Phật, Bồ Tát vậy.)
Hỏi:
vì sao Phạn tự đều có bất tư nghì thần dụng như vậy?
Ðáp:
Nghĩa là mỗi một chữ tức thể là thân tâm của chư Phật, Bồ Tát vậy; tức là thể là
ly tướng pháp giới vậy. Lại tức thể là giáo lý, hạnh và quả ấy vậy, sở dĩ thế
nên có bất khả tư nghì thần dụng. (Phạn tự: ở Tây Phương vốn có sẵn trong
pháp nhĩ. Khi thế giới mới thành, Phạm
Vương truyền nói: Không đồng như chữ ở phương này, do Thương Hiệt sáng
chế).
Hỏi:
Nếu vậy, Phạn tự ở Phương Tây, đều có bất khả tư nghì thần dụng, cớ gì riêng nói
chữ trong Chơn ngôn?
Ðáp:
Nghĩa là chữ trong Chơn ngôn, là pháp nhĩ của chư Phật bất tư nghì lực gia trì
vậy. Pháp tánh như vậy đó, riêng có thần dụng. Như ngôn ngữ ở đây chỉ là một.
Duy chỉ những câu như "cấp cấp như luật lịnh v.v…Chú hỏa không thiêu được, chú
thủy không làm chìm, cho nên làm ngữ chú riêng có công dụng, chẳng phải tất cả
ngôn ngữ khác đều có công dụng như vậy. Chữ ở Tây Phương cũng thế …, chữ tuy là
một mà làm chữ trong Chơn ngôn, riêng có thần dụng, chẳng phải tất cả chữ đều có
thần dụng như vậy.
Hỏi:
Trên nói đối đàn, kiết ấn, tụng chú v.v… đâu không phải hữu tướng ư?
Ðáp:
Viên Tông vô chướng ngại pháp giới, trên thể, vốn đủ vô tận pháp môn. Thiền tông
vô tướng pháp môn chỉ là một trong vô tận môn vậy. Nay Mật tông, Ðàn pháp, thủ
ấn, Chơn ngôn, tức thể lại là vô chướng ngại pháp giới vậy. (Như Hoa Nghiêm kinh
Sớ Sao, trong Thập huyền môn, nương sự hiển pháp môn, nói Kim sắc thế giới, tức
là bổn tánh là Bát nhã vô phân biệt trí v.v… Nay có người nói rằng: Trì chú,
kiết ấn, đối đàn là trệ ngại nơi tướng, đây chỉ là trong thiền tôn mà luận. Tức
là ly tướng ngoại cầu nơi vô tướng. Tổ sư vì ngoại đạo mà kiến giải, chứ không
phải ý Phật giáo. Lại trong kinh Lăng Nghiêm sớ nói rằng: Trì tụng Thần chú hay
trừ được các ác, hay nhóm tập các thiện. Kẻ ngu muội không biết ý chỉ đây; thấy
người trì chú thường nổi lên lòng hủy báng, cho đó không phải là kẻ tu hành.
Chưa có một Ðức Phật nào, không do nơi Thần chú mà được thành đạo để độ chúng
sanh vậy, xin mời xét kỹ lại để cải cái lỗi này.
Hỏi:
Trên kia dẫn chứng các đại sư, các Ngài đều nói rằng: "Chú là pháp bí mật của
chư Phật, không phải chỗ giải của nhơn vị, cớ gì trên kia lại giải chữ A, là Tỳ
Lô Phật thân, chữ Hồng là Tam giải thoát môn v.v…
Ðáp:
Cứ theo Hiền Thủ Bát nhã trong kinh sớ và Thần Biến sớ, các Mật tạng Ðà Ra Ni
Kinh Ý thì có hai môn:
1)Bát
Nhã Thuyết Môn: Chú là mật pháp
của chư Phật. Chư Phật truyền nhau, kẻ khác chẳng thông hiểu, chỉ nên trì tụng
không cần cưỡng thích.
2)Cưỡng Thuyết Môn: Như
trong Chơn ngôn, tùy cử một chữ, hoặc tác nhơn, hoặc tác pháp, bao trùm cả không
gian và thời gian, tự tại giải thoát. Tóm lại mà nói: Vô tận pháp môn ở trong
một chữ tổng giải nói hết, mới là chữ nghĩa của Ðà Ra Ni. Ðem lời nói này, giả
sử mười phương các Ðức Phật trải qua hằng sa kiếp, chung nói nghĩa một chữ trong
Chơn ngôn cũng không thể hết được, huống nữa người khác, nói đó còn khó, huống
chi tham thọ. Sở dĩ đem một phần trong một chữ, hoặc tác nhơn, hoặc tác pháp mà
giải nó như trước nó chữ A, là Tỳ Lô Phật thân, Hồng tự là Tam giải thoát môn
v.v… Tức là cưỡng nói cái nghĩa của một phần thôi. Còn các chỗ khác có giải
thích Chơn ngôn, tự nghĩa, cú nghĩa, đều là cưỡng thuyết giải một phần nhỏ nghĩa
vậy. (Nếu ở trong một chữ Chơn ngôn, hoặc chia ra ba nghĩa, mười nghĩa hay một
trăm nghĩa v.v… giải thích gọi là nghĩa một mặt vậy.) Trên nói: Duy Phật mới
biết, chứ không thông giải cho kẻ khác. Ðó là căn cứ vào Mật giáo bổn tôn bất
khả thuyết môn mà nói: (Bất khả thuyết môn này là nói đến quả ly ngôn của Hiển
giáo Viên tôn, Cưỡng thuyết môn đây tức là nói đến nhân quả của Hiển giáo Viên
tôn)
Hỏi
rằng: hoặc có chúng sanh muốn trừ các thứ tai, chướng, hoặc muốn tăng trưởng
phước huệ, hoặc muốn cầu Thánh quả … là chỉ y Nghi Quỹ như trước trì tụng hay là
có phương pháp nào khác?
Ðáp
rằng: Chỉ y Nghi Quỹ như trước trì tụng. Phàm có sở cầu nhất định thành tựu.
Hoặc có muốn tùy việc sở cầu, mỗi pháp làm riêng khác. Nay lược bày pháp thức
sau đây: Theo trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Tu Hành Nghi
Quỹ, Thất Cu Chi Ðại Minh Ðà Ra Ni kinh, Thần Biến Sớ và các Chơn ngôn Nghi Quỹ
… nói: Có năm thức Ðàn pháp gọi:
1) Tức Tai Pháp.
2) Tăng Ích Pháp.
3) Kính Ái Pháp.
4) Hàng Phục Pháp.
5) Xuất Thế Gian Pháp.
1)Tức
Tai Pháp: (Vì để trừ ác nghiệp, trọng tội, phiền não
chướng … Các món tai nạn, quan sự, khẩu thiệt, quỷ mị sở trước, ác tinh lăng bức
…) Kẻ hành giả hướng về phương Bắc, tréo gót chân ngồi thẳng; tượng Chuẩn Ðề
xoay về hướng Nam, đối trước tượng Ngài mà an trí Kính đàn. (Cái kính tròn) Lại tưởng một Ðàn tròn sắc trắng, trong cái
đàn ấy tưởng khắp chữ PHẠ, hoặc chữ VÃM tôn tượng cúng dường đầy đủ, và tự thân
hành giả điều tưởng ở trong đàn tròn; hoặc trước tượng chỉ vẽ một đàn tròn cũng
được. Quán tưởng đức Chuẩn Ðề sắc trắng, hiến cúng hoa quả, ẩm thực và tự thân y
phục đều là sắc trắng, đồ hương dùng bạch đàn, thiêu hương dùng trầm thủy, thắp
đèn dầu Tô du; lấy từ tâm tương ưng. Lúc đầu hôm ngày mồng một mỗi tháng bắt đầu
khởi việc, đến ngày mồng tám là mãn, mỗi ngày ba thời tắm gội, ba thời thay áo,
khi đến ngày mãn hoặc đoạn thực (không ăn) hoặc ăn tam bạch thực: nghĩa là sữa,
gạo gãy hay cháo. Người không đủ sức tôn tượng cúng dường đầy đủ y phục chỉ vận
tâm tưởng cũng được, sau này cứ theo đây mà biết) Nếu khi tụng niệm, lần lượt
trì tụng như trước, đến Chuẩn Ðề chú tụng 108 biến, rồi sau chỉ từ chữ ÁN mà
tụng. Diệu Chơn ngôn: Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề, gia hô tên … và trừ tai nạn
TA BÀ HA. Nếu tự cầu cho mình, trên chữ TA BÀ HA xưng danh mình và sự việc cầu
xin. Nếu vì người khác, cũng xưng rõ tên, họ, sự việc
v.v…
2)Tăng
Ích Pháp: Vì cầu thêm sự vinh
quang, tăng trưởng thọ mạng, cầu phước đức thông minh, quyến thuộc thế lực, tiền
tài phongn thạnh, lúa nếp thành thục, cầu phục tang bảo châu, thuốc tiên, năm
thần thông v.v… Hành giả hướng về Tây phương; trước tượng Chuẩn Ðề an trí Kính
đàn (lại tưởng một hình Ðàn vuông, sắc vàng trong Ðàn ấy có khắp chữ A, hoặc
tưởng chữ ÁM, Tôn tượng cúng dường đầy đủ. Tự thân của hành giả đều tưởng ở
trong cái đàn vuông, hoặc ở trước tượng vẽ một hình đàn vuông cũng được). Quán
tưởng đức Chuẩn Ðề sắc vàng, chỗ hiến cúng hoa quả ẩm thực và tự thân y phục …
đều là sắc vàng. Ðồ hương dụng, bạch đàn gia chút uất kim, thiêu bạch đàn hương,
thắp đèn ma du (dầu mè) đem tâm vui mừng được tương ưng. Theo tháng ngày mồng 9,
khi mặt trời mới mọc, khởi đầu hành trì cho đến ngày rằm là mãn. Mỗi ngày như
trước, ba thời tắm gội thay áo. Ðến ngày mãn cứ như trước đoạn thực và tam bạch
thực; niệm tụng như trước.
Diệu
Chơn ngôn: Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề, gia hộ tên… sở cầu như ý, Ta Bà Ha.
(xưng tên và sự việc như bài trước đã nói)
3)Kính
Ái Pháp: (Vì cầu tất cả Thánh Hiền
gia hộ, Thiên long Bát bộ hoan hỷ, cầu thuyết pháp biện tài, ngôn âm hoà nhã,
người nghe hoan hỷ và cầu tất cả mọi người ái kính, bạn hữu tri thức thân cận,
oan gia hoà thuận …) Hành giả xây mặt về hướng Tây, ngồi cách thiền tọa, tượng
diện hướng Ðông, trước tượng Chuẩn Ðề an trí Kính đàn. (Lại tưởng một bán nguyệt hình Ðàn sắc màu
đỏ, trong bán nguyệt hình Ðàn ấy, tưởng khắp chữ Hạ hoặc chữ Hàm; tôn tượng cúng
dường đầy đủ, và tự thân hành giả đều tưởng ở trong bán nguyệt hình đàn ấy. Hoặc
trước tượng chỉ vẽ một hình đàn bán nguyệt cũng được.) Quán tưởng đức Chuẩn
Ðề màu sắc đỏ, thân mặc áo sa lụa, chỗ hiến cúng hoa quả, ẩm thực và tự thân y
phục, thảy đều màu đỏ. Ðồ hương dụng uất kim, thiêu hương lấy đinh hương, Tô hạp
hương hòa mật để thiêu đốt. Thắp đèn dầu trái cây đem thân tâm hỷ nộ tương ưng.
Từ ngày 16 cuối đêm (hậu dạ) là khởi đầu; đến ngày 23 là mãn, mỗi ngày tắm gội
đoạn thực hiện tụng, thực hành như pháp trước.
Diệu
Chơn ngôn: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề linh nhứt thiết nhơn ái kính…tên…Ta Bà
Ha. (Xưng tên họ tùy theo việc sở cầu, như trước đã bày.)
4)Hàng
phục pháp: Ðể hàng phục tất cả ác
độc, quỷ thần và ác long thú tổn hoại tất cả hữu tình và điều phục tất cả người
ác, không trung với đất nước, sanh tâm phản đạo, diệt Tam-Bảo, hủy Chơn ngôn,
hoặc gây chướng ngại. Ðối với tất cả người ác như vậy, người trì chú vận đại từ
bi tâm, làm được phép này.
Nếu
vì ích kỷ mà cầu, hoặc có tâm oán cừu mà
cầu, mà làm phép này, theo các kinh đã nói, quyết định phản chiêu tai họa, phản
đắc suốt đời si ai, học giả nên biết! (nghĩa là mình oán ghét người nào đó, cầu cho
họ bệnh chết hay tai họa, thì không thành mà trái lại mình bị mang họa. Chư Phật
Bồ Tát không cho phép, nếu cưỡng làm suốt đời bị ngu si.)
Hành
giả hướng mặt về phương Nam, dùng phép ngồi tôn cư Tọa (Ngồi chồm hổm, bàn chân
bên tả áp qua hai bàn chân bên hữu. Mặt tượng hướng về phương Bắc. Nơi trước
tượng Chuẩn Ðề, an trí Kính đàn. (lại tưởng một cái Ðàn tam giác sắc xanh ở
trong tam giác Ðàn, tưởng khắp chữ Ra, hay chữ Lam, tôn tượng cúng dường đầy đủ
và tự thân của hành giả điều tưởng ở trong cái Ðàn tam giác cũng được.) Chuẩn Ðể
sắc xanh, hay màu đên mặc áo đen xanh tự thân y phục cũng đều sắc xanh. Hiến
cúng hoa sắc xanh, hoa thối, hoa không thơm và Mạn đà la hoa v.v… ẩm thực, dùng
thạch lựu làm nước nhựa nhuộm thành sắc đen hay sắc xanh, đồ hương dùng cây bá.
Ứ già: dùng phân trâu (phân trâu trắng ở
núi tuyết bên Ấn Ðộ nói ăn toàn cỏ thơm, nên phân nó mịn thơm chứ không phải
phân trâu xứ ta). Lấy hoa sắc đen và giới tử Bá mộc làm đồ hương v.v… Mỗi
thứ lấy một ít để nơi Ứ già thủy; đốt an tức hương. Thắp đèn dầu hạt cải; lấy
phẫn nộ tâm tương ưng. Từ ngày 24 vào lúc giờ ngọ hoặc nửa đêm khởi đầu hành
pháp cho đến ngày cuối tháng thì mãn; mỗi ngày tắm gội, đoạn thực, niệm tụng
pháp, thực hành như trước.
Diệu
Chơn ngôn: Hồng, Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Ðề, Hồng Phấn Tra, (Phấn Tra viết chữ
Phạn)
(Nếu các người ác thân tâm không an, hoặc sắp
chết, phải khuyên gấp người ấy, phát thiện tâm. Nếu người ấy biết hối lỗi, tự
trách vĩnh đoạn ác tâm, thì nên vì họ làm phép Tức Tai, niệm tụng, người kia bèn
khỏi tai nạn. Trên đây là bốn pháp thành tựu. Nếu muốn nhờ được thành công trong
bốn pháp này; cần được dự tu trì Chuẩn Ðề Chơn ngôn trước là 50 vạn, 70 vạn, hay
100 vạn biến. Ðã thực hành rồi, mới làm bốn pháp, thành tựu được, tùy sự ưa
muốn, dù làm một pháp cũng sẽ thành. Thấy trong thời nay hoặc Thích, hoặc Nho vì
lợi vì danh mãn năm suốt ngày xu hướng tham lam, dụng hết thân tâm cũng chưa vừa
bụng. Khi vô thường đến lại sanh vào xứ thấp hèn. Sao bằng, vâng Thánh ngôn chư
Phật tụng bí mật Thần chú, trên trong các pháp Tăng Ích lần lượt thực hành, việc
sở cầu quyết định toại tâm; tất cả nghiệp chướng thảy đều tiêu diệt; vô thường
có đến thì được sanh thắng xứ. Hiện tại, vị lai, đều được lợi lạc, há chẳng là
điều tốt sao. Có được lợi lớn ấy, cho nên Phật mới dạy.)
5)Xuất
thế gian đàn pháp: Vì muốn mau đủ
hai món tư lương: Phước đức và trí huệ. Ðốn viên mười món Ba la mật, siêu việt
ba vô số kiếp khắc kỳ trong đời này Thánh quả hiện tiền. Người hành giả ở tại
núi non, hang cốc sâu thẳm thù thắng, già lam thanh tịnh. Ðem hết lòng Ðại Bi,
thường ưa lợi lạc vô biên hữu tình, đồng với Chuẩn Ðề Vương Bồ Tát. Nương nhờ
Ðại Bi, nguyện lực, hộ trợ các Phật, Bồ Tát. Hạn định bốn tháng bốn ngày trong
một thời kỳ, dứt tuyệt không tiếp khách, dứt bặt lời nói. Tam Mật tương ưng tâm
không gián đoạn; kẻ hành giả mặt hướng về phương Ðông. (Các phương khác cũng
được, nhưng hướng Ðông là tốt hơn hết; hoặc ngồi toàn già, bán già, hay tùy ý
ngồi đều được.) Mặt tượng hướng về Tây, nơi trước tượng Chuẩn Ðề an trí Kính
đàn.
(Trên đảnh hành giả tưởng chữ Lam, biến thành
vòng lửa đỏ đốt hết tự thân hữu lậu. Lại tưởng trên một hoa sen lớn có chữ A,
sanh thành vô lậu trí thân, lại tưởng chữ Ám, quán đảnh rồi. Lại tưởng chữ LAM
biến thành lửa lớn đốt cháy thế giới hữu vi này đồng như hỏa kiếp, cháy sạch
không sót, chỉ có không tịch. Lại tưởng tượng lập nên Ðàn vô vi. Phí dưới hạ
phương khắp tưởng chữ Khiếm: tạp sắc mà làm Không luân. Nơi trên Không luân
tưởng chữ Hàm, sắc đen, biến thành Phong luân (gió). Trên Phong luân tưởng chữ
Lam sắc đỏ, biến thành Hỏa luân (lửa). Trên hỏa luân tưởng khắp chữ Vãm, sắc
trắng biến thành Thủy luân. Trên Thủy luân (nước) tưởng khắp chữ A, sắc vàng,
biến ra Kim Cang địa. Trên Kim Cang địa khắp tưởng đại Liên hoa. Trên mỗi hoa
sen đều có đức Chuẩn Ðề Bồ Tát, vô lượng Thánh chúng vi nhiễu (vây quanh) trước
mỗi đức Chuẩn Ðề, đều có tự thân của hành giả (Chính mình mỗi mỗi thân có hiện
ra hoa quả ẩm thực, tràng phan… đầy đủ các món cúng dường đều đối trước Kính đàn
Chuẩn Ðề: Tam mật tương ưng. Nếu hành giả không có tượng Chuẩn Ðề và hoa quả ẩm
thực cúng dường đầy đủ, chỉ dùng quán tưởng này cũng được thành tựu kiết tường).
Nhứt tâm để tưởng đức Chuẩn Ðề Bồ Tát, đầy đủ vô tận tướng hảo quang minh, nơi
trong tâm Nguyệt luân của Bồ Tát, tưởng có Cửu Thánh Phạn tự Ðàn (9 chữ chú
Chuẩn Ðề). Hành giả tưởng trong tâm Nguyệt luân của mình cũng có chín chữ Phạn
Ðàn, còn ở tại thân mình, tưởng khắp 9 chữ Thánh Phạn (Tâm Nguyệt luân và tự
thân phần tưởng đủ các chữ, như trước đã nói). Các thứ hiến cúng hoa quả, ẩm
thực, hương, đèn, đuốc, nến, …Nơi trong ba pháp: dứt tai ương, tăng ích, kính ái
đã nói rõ sắc vật đều dùng được. Y phục của hành giả phải được mới, trong sạch
mới được vào Ðàn pháp (tu). Tóm lại thì loại áo vàng là tốt nhất. Hành giả không
cần phải lao hình, khổ nhọc sợ tâm thần tán loạn; đối với bốn oai nghi: đi đứng
nằm ngồi đều được Tam mật tu tập. 1)Thân
kiết ấn. 2)Miệng đọc chú. 3)Tâm duyên Phạn tự. Chỗ thấy, nghe hay biết chỉ
quán chữ A: Nơi nhứt chơn thanh tịnh pháp giới, thường tu quán hạnh này. Lần
lượt nghi quỹ trì tụng như đã nói ở trên, đến Chuẩn Ðề Chơn ngôn. Từ đầu vô số,
vô ký chuyên tinh niệm tụng. Cần sách thân tâm chớ nên biếng nhác. Lúc sắp thành
tựu, ắt có khởi lên các thứ chướng ngại, nên làm phép: Tức tai, hàng phục … Tùy
theo căn tánh sai khác của hành giả, khoảng thời gian này quyết chứng được Tam
muội hiện tiền. Tức ở trong định thấy có vô số Phật hội, nghe được pháp âm vi
diệu, chứng được Thập Ðịa Bồ Tát vị. (Một
là pháp này, chỉ cầu xuất thế gian, nếu muốn thành tựu trong pháp này, trước hết
cần phải trì tụng Chuẩn Ðề Chơn ngôn được 500 vạn, 700 vạn, hoặc 1000 vạn biến
rồi mới làm pháp này, quyết định có linh nghiệm.)
CÁC
HÀNH TƯỚNG
THÀNH
TỰU LINH NGHIỆM
Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni kinh, Kim Cang Ðảnh kinh, Tô Tất Ðịa … Cộng lại hơn
mười bổn kinh đều nói Chơn ngôn, người hành giả dụng công trì tụng. Hoặc mộng
thấy chư Phật, Bồ Tát, Thánh tăng, Thiên nữ. Hoặc mộng thấy tự thân bay lên hư
không một cách tự tại; hoặc vượt qua biển lớn, hoặc trôi nổi trên sông Giang Hà,
bay lên lầu các, hoặc lên cây cao thọ, hoặc trèo lên núi trắng, hoặc cỡi sư tử,
ngựa, voi trắng, hoặc thấy hoa quả tốt đẹp. Hoặc mộng thấy mặc áo vàng, áo trắng
Sa Môn. Hoặc nuốt bạch vật, nhả vật đen. Hoặc ngậm nuốt, mặt trời, mặt trăng …
tức là cái tướng trạng tiêu diệt tội vô thỉ.
Hoặc
chính đương lúc trì tụng thấy các thứ ánh sáng; hoặc thấy khắp chỗ trong hư
không có các hoa kỳ lạ, đặc biệt. Hoặc
thấy các Phật, Bồ Tát, Thánh tăng, Thiên Tiên … Hoặc thấy chư Phật Tịnh độ, hoặc
thấy tự mình dạo qua các Phật quốc và cúng dường. Hoặc tạm thời gian trải qua
nhiều kiếp. Hoặc thấy đèn sáng cao 1 thước, 2 thước cho đến 1 trượng. Hoặc trong
lư không có lửa mà tự nhiên có khói. Hoặc thấy Phật tượng, phan cái tự động;
hoặc nghe các món mỹ thinh của chư Phật, Bồ Tát.
Hoặc
tự biết thân mình nguy nga, vòi vọi cao lớn. Hay răng rụng lại mọc, tóc trắng
lại đen; hoặc thân thể trắng nhuận, không sanh rận rệp, hoặc tham sân si tự
nhiên tiêu diệt. Hoặc tổng trì bất vong, một chữ năng diễn nhiều nghĩa. Hoặc trí
tuệ đốn sanh, tự nhiên thông hiểu tất cả kinh luật luận. Hoặc tất cả tam muội
pháp môn tự nhiên hiện tiền. Hoặc phước đức đốn cao, tứ chúng thảy đều quy
ngưỡng …(Kinh văn trên đây đã nói: Nay có kẻ Tăng, Nho sĩ sơ lược tham học thiền
lý, vừa thấy các tướng ấy cho là yêu dị. Ðây chẳng những là hủy báng tối thượng
thừa giáo, mà cũng là đắc tội tà kiến, xả tướng, thủ tánh; lại không biết tướng
kia, bản lai là tánh vậy.
Nếu
gặp các việc như trên, chỉ là phước huệ tăng trưởng, tướng trạng gần thành tựu;
chớ sanh lòng nghi hoặc, chớ khởi niệm thủ xả.
Nên
quán những cảnh giới đã gặp đó, đều là A tự, hoặc Lam tự, hoặc tưởng đều nh mộng
huyễn hay đều là pháp giới nhứt tâm, nếu được ứng nghiệm như vậy cần phải phát
tu, sách tất tam nghiệp, gia công trì tụng, không được tuyên nói những cảnh
trong Thần chú để lòe gạt người. Chỉ có người đồng đạo, không vì danh lợi kính
khen, thì mới được nói sự đó.
Sự
thành tựu có 9 phẩm:
1)Hạ
phẩm có ba:
a)Nếu hạ phẩm thành tựu, năng nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở
cầu, cử ý tùng tâm, tất cả thiên long thường đến thăm hỏi; lại hay hàng phục tất
cả trùng thú và quỷ mị …
b)Trung phẩm thành tựu: Có công năng sai sử tất cả thiên long, bát bộ
hay khai mở tất cả những bảo tàng giấu kín, hoặc cần vào tu la cung, long cung
liền được vào đó, đi, ở tùy tâm.
c)Thượng phẩm thành tựu: Liền được tiên đạo, thừa nương hư không bay
đi qua lại. Trên trời dưới đất đều được tự tại. Thế gian xuất thế gian chẳng
việc gì mà không đạt đến.
2)Trung phẩm có ba:
a)Hạ
phẩm thành tựu: Liền được làm vua trong các tiên chú, trụ thọ vô số tuổi, phước
đức trí huệ ba cõi không thể so kịp.
b)Trung phẩm thành tựu: Liền được thần thông qua lại các thế giới,
làm Chuyển luân vương, trụ thọ một kiếp.
c)Thượng phẩm thành tựu: Hiện chứng từ Sơ địa Bồ Tát trở lên.
3)Thượng phẩm có ba: Nếu hạ phẩm thành tựu: Ðược đến đệ Ngũ địa Bồ
Tát trở lên.
b)Trung phẩm thành tựu: Ðược đến đệ Bát địa Bồ Tát trở lên.
c)Thượng phẩm thành tựu: Tam mật biến thành Tam thân. Chỉ trong đời
này được chứng quả Vô thượng Bồ đề. Ðây là 9 phẩm thành tựu của người trì chú.
Nếu cầu thẳng đến thành Phật chẳng cân cầu thành tựu ba hạ phẩm. Còn căn cứ theo
Thần Biến Sớ có năm phẩm thành tựu:
1)
Hiện đến tín vị.
2)
Ðến sơ Ðịa.
3)
Ðến tứ Ðịa.
4)
Ðến bát Ðịa.
5)
Ðến thành Phật.
Ðó
là thuộc về kinh này. Nay thông y theo các kinh cho nên nói chín phẩm, nghĩa là
Chuẩn Ðề Chơn ngôn, bao gồm tất cả các bộ Thần chú.
Hỏi:
Vì sao biết được Chuẩn Ðề gồm các bộ Thần chú?
Ðáp:
Nghĩa là trong một tạng kinh, Thần chú không ngoài 25 bộ.
1) Phật bộ: Là các chú của
Phật.
2) Liên Hoa bộ: Là các chú của Bồ
Tát.
3) Kim Cang bộ: là các chú của Kim
Cang thần.
4) Bảo bộ: Là các chủ của chư
Thiên.
5) Yết ma bộ: Là chú của các vị
quỷ thần.
Năm
bộ này mỗi bộ gồm có 5 bộ nhỏ thành 25 bộ. Nay Chuẩn Ðề tổng nhiếp 25 bộ cho nên
Chuẩn Ðề kinh nói: Chỉ có 1 bộ mà nhiếp 25 bộ. Lại nói rằng: Nếu muốn triệu
thỉnh 25 bộ thiên ma … chuyên tụng chú này, tùy thỉnh quyết đến. Lại nói rằng:
Ngũ bộ Kim Cang Tứ Thiên Vương, đồng kết Tổng trì tam muội giới. Kinh đại Giáo
vương có nói: Thất Cu Chi Như Lai, ba thân khen nói: Chuẩn Ðề Bồ Tát Chơn ngôn
năng độ tất cả hiền Thánh. Nếu người trì tụng, tất cả sở cầu thảy được thành
tựu; không bao lâu chứng được Chuẩn Ðề đại quả, vì thế nên biết Chuẩn Ðề Chơn
ngôn đứng hàng đầu trong Mật tạng, là mẹ của Chơn ngôn, là vua của các Thần
chú.
Chuẩn Ðề Chơn ngôn tổng nhiếp 25 bộ Chơn ngôn, hoặc dùng hình tượng
ấn pháp Phạn tự … mỗi mỗi không đồng. Nay Chuẩn Ðề Kính đàn tổng nhiếp tất cả
các đàn pháp này vậy. Cho nên Chuẩn Ðề kinh nói rằng tổng nhiếp 25 bộ. Ðại Mạn
Trà La: Phạn ngữ Mạn Trà La nghĩa là Ðàn. Cho nên biết Kính đàn rất là tối tôn
tối thượng hay diệt tất cả ma chướng, năng sanh tất cả công đức; mắt thấy, thân
đeo mang đều được lợi lạc. Cho nên người xưa nói rằng: Ðàn ấy là tập vậy, là chỗ
vô biên Thánh Hiền tập hội. Như ngọc Phương Châu hứng ánh mặt trăng, liền có
nước phát ra, đem kính (hội tụ) hứng ánh mặt trời, liền phát sanh ra lửa. Ðá từ
thạch dẫn hút kim loại. Hổ phách lượm hạt cải. Cái công dụng thật khó so lường;
huống chi là Ðàn pháp không thể nghĩ bàn của chư Phật. Nay có kẻ ít nghe thấy,
mê mờ không hiểu mật giáo, thấy dùng Kính đàn lại sanh hủy báng. Song ba đời các
đức Như Lai, chưa hề có vị Phật nào không theo Ðàn phát mà thành Phật đạo, để
hóa độ chúng sanh vậy. Mong những ai nghe thấy rộng rãi, hãy mau sửa đổi sự sai
lầm đó.
Mật
giáo Tâm yếu đến đây là
hết.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|