2)Chơn
Như Tuyệt Tướng Quán: (Tức đương lý pháp giới quán) ở trong an
tâm lại có ba môn:
a)Thường quán toàn thể pháp giới, chỉ là một vị thanh tịnh chơn như.
Vốn không có sự tướng sai khác. Trí năng quán này cũng là một vị chơn như. Kinh
Hoa Nghiêm dạy rằng: "Tất cả các pháp vô sanh; tất cả các pháp vô diệt. Nếu hiểu
như vậy, các Phật thường hiện tiền”. Thất Tổ thiền sư lại nói rằng: "Niệm vô
niệm, tức là niệm chơn như”. Ðức Lục Tổ giải thích vô niệm rằng: "Không, là
không có các tướng; niệm, là niệm chơn như”, đây mới tưởng niệm các pháp toàn là
chơn như. Nhưng tưởng niệm vốn là tướng của vô tưởng niệm; cho nên Luận Khởi Tín
nói rằng: "Tuy niệm không có cái năng niệm, để mà niệm.” (Sở tưởng chơn như ở đây tức là tuyệt đãi
Chơn tâm trong Ðốn giáo đã nói trước. Hạnh môn này thường tưởng tất cả pháp, chỉ
là một vị thanh tịnh chơn như, vốn không sanh diệt. Ðó gọi là Chơn như tam muội,
cũng gọi là Nhất hạnh tam muội, hay là Vô sanh tam muội.)
b)Nếu tu niệm khởi, chỉ khởi giác tâm. Cho nên Ngài thất tổ nói rằng:
"Khi niệm khởi liền biết, biết tức liền không; tu hạnh diệu môn chỉ ở nơi đây;
tức là giác tâm này, gọi là quán. Ðây cũng tuy khởi giác tâm, vốn không có tướng
khởi giác.” (Hạnh môn này, trong tất cả
thời, nếu khởi tâm niệm, chỉ khởi giác tâm. Ðây chính là tu hạnh yếu môn nhiệm
mầu vậy).
c)Xét tâm là sai, động niệm liền trái, chỉ để tâm mà không ký thác
vào, lý huyền diệu này sẽ tự lãnh hội. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Pháp
tánh vốn không tịch, không thủ cũng không kiến. Tánh không tức là Phật, chẳng
thể suy lường được.” Cổ đức nói rằng: "Thật tướng xa lìa nói và nghĩ; chơn như
vượt lên trên thấy và nghe. Ðây là chỗ an tâm; học sự khác sẽ uổng công…” Ở đây
cứ theo bổn tánh tự chiếu, chứ không khởi sanh huệ giải mới mẻ nào. Cho nên kinh
Viên Giác dạy rằng: "Chỉ cần các Bồ Tát và mạt thế chúng sanh ở tất cả thời
không vọng niệm; nơi các vọng tâm cũng không dứt bỏ. An trụ ở cảnh vọng tưởng,
không thêm liễu. Ở nơi không liễu trí, không biện chơn thật”. Ngài Hiền Thủ lại
dạy rằng: "Nếu khởi tâm làm phàm, làm Thánh không phải là chơn hạnh; không làm
tất cả hạnh, hạnh tâm không nương ký vào đâu cả, đó gọi là Ðại Hạnh.” Môn này
lấy bổn tánh tự chiếu, gọi là quán "Hạnh môn này trong tất cả thời, tâm vô sở ký
đó gọi là chơn tu. Tuy tu đủ vạn hạnh, ở trong vạn hạnh, tâm vô sở ký…”. Thiền
tôn ở Trung Hoa bảy đời Tổ Sư, chỗ truyền tâm yếu có ba môn; mà nhiếp tận hết
thảy, không để sót gì cả.
1)Kiến Tánh Môn: Trước
cần phải liễu ngộ tuyệt đãi Chơn tâm. Tất cả vọng tưởng bổn không, Chơn tâm bổn
tịnh; tức tâm là Phật. Không nhờ ngoại cầu, tức là Ðốn giáo Nhứt tâm nói ở
trên.
2)An
Tâm Môn: Như ba môn tưởng niệm
chơn như đã nói ở trên.
3)Phát Hạnh Môn: Cần
phải đầy đủ tu Bồ Tát Lục độ Vạn hạnh. Ðủ y ba môn tức là chánh thiền; thiếu đi
một môn sẽ trở thành thiên kiến. Ngài Ðạt Ma nói rằng: "Pháp của ta, lấy tâm
truyền tâm, không lập văn tự. Tâm này là bổn giác thanh tịnh của tất cả chúng
sanh, cũng gọi là Phật tánh. Muốn cầu Phật đạo cần phải ngộ tâm này, tức là Kiến
Tánh Môn”. Lại nói rằng: "Do đó an tâm, gọi là quán vách khiến cho kẻ đạo nhơn
tu tập, tâm an trụ chơn lý. Tịch nhiên vô vi, ví như tường vách, không khởi phân
biệt tức là an tâm môn.” Lại nói rằng: "Như vậy phát hạnh, có bốn hạnh”:
a)Báo
Oán Hạnh: Nghĩa là kẻ tu hành lúc
gặp sự khổ sở phải tự nghĩ rằng: Ta từ xưa, trải qua bao số kiếp, bỏ gốc theo
ngọn, trôi nổi trong các thú, khởi lên nhiều ghét oán, gây ra nhiều điều bậy bạ,
nguy hại. Nay tuy không phạm, nhưng vì ác nghiệp, túc oán đã chín muồi, chẳng
phải trời hay người đem lại, cam tâm nhẫn chịu mà không oán trách. Kinh dạy
rằng: "Gặp khổ không buồn. Vì sao? Ðã hiểu thấu vậy!”
b)Tùy
Duyên Hạnh: Nghĩa là đạo nhơn
tu hành nếu được các việc quả báo thù
thắng vinh dự, phải tự mình nghĩ rằng: Tất cả pháp đều từ duyên sanh. Vì quá khứ
ta tu nhơn đã cảm nay mới được. Duyên hết rồi, trở lại hoàn không; có gì phải
vui mừng. Ðược, mất tùy duyên, tâm không tăng giảm, gió vui không động; gió giận
không sanh.
c)Vô
Sở Cầu Hạnh: Ðời người mê dại, nơi
nơi tham trước gọi là tìm cầu. Người trí khi ngộ chơn lý, xem thấy tam giới,
chín cõi cũng như nhà lửa. Có thân đều phải khổ, đâu được sự an vui, ở trong tam
giới, không còn chỗ mong vui. Kinh dạy rằng: "Có cầu đều khổ, không cầu mới
vui”.
d)
Xứng Pháp Hạnh: Nghĩa là tánh tịnh
chơn lý gọi là pháp, mà tánh này vốn không keo kiệt cùng tất cả vạn ác khác. Nên
xứng lý tánh mà tu bố thí v.v… Tất cả vạn thiện, riêng bốn hạnh này tức là phát
hạnh môn. Ngài Thảo Ðường Thiền Sư, ở trong kinh Viên Giác Sớ cũng có ba môn,
đều giống như vậy.
1)Trước hết phải ngộ Viên Giác tánh: Nghĩa là nhứt vị thanh tịnh Chơn tâm.
2)Phát Bồ đề tâm: Nghĩa
là đại bi, đại trí, đại nguyện.
3)Sau
rồi tu Bồ Tát hạnh: Nghĩa là Lục
độ Vạn hạnh các pháp.
Ba
môn này rất thiết yếu cho người học Thiền, nếu không viên tu ba môn, không do
đâu thể xa lìa các tà kiến. Từ xưa đến nay Ngữ Lục của các nhà Thiền tôn, đa số
chỉ ứng theo thời, theo căn cơ hoặc chỉ nói đến kiến tánh, hoặc chỉ nói an tâm,
hay chỉ nói phát hạnh. Lại như trong nơi an tâm, phát hạnh, lại mỗi mỗi có nhiều
đường lối, hoặc chỉ rõ một đường lối v.v… Nay các môn này, tâm nếu không đạt;
nhiên hậu xem đến Thiền giáo khác mới biết được quy chỉ.
3)Quán
Sự Lý Vô Ngại: (Tức là đương sự vô ngại pháp giới quán).
Nghĩa là thường quán tất cả các pháp nhiễm tịnh duyên sanh vô tánh, toàn là chơn
lý. Chơn lý là tất cả các pháp nhiễm tịnh. Như quán sóng, toàn là tánh ướt, tánh
ướt toàn là sóng. Cho nên Khởi Tín Luận nói rằng: Tuy nghĩ các pháp tự tánh
không sanh, nhưng lại nghĩ đến nhân duyên hòa hợp. Các nghiệp: thiện, ác, quả
báo, khổ vui, không mất, không hoại. (Lý
bất ngại Sự vậy, như tánh ướt tuy có một, không chướng ngại cho việc sanh ra
nhiều sóng). Tuy nhớ nghĩ nhân duyên thiện ác, nghiệp báo mà cũng liền nghĩ
đến tánh của nó không có. (Sự bất ngại lý
vậy. Như sóng mòi tuy nhiều, nhưng không ngại toàn thể là tánh ướt.)
Nếu
tu tập: Giả, Không, Trung – ba pháp quán, nghĩa là tưởng tất cả các pháp đều
duyên sanh không tự tánh, thể của nó là không, tức là Không quán. Như quán những
hình tượng trong gương, toàn là không có thật thể. Nếu tưởng tất cả các pháp,
tuy có mà không thật, đều như chiêm bao huyễn hoá, tức là Giả quán. Như quán
những hình bóng trong gương, có mà không thật. Nếu tưởng tất cả các pháp, toàn
là một vị diệu minh Chơn tâm, nhu trước chung giáo đã nói rõ, Chơn tâm rộng lớn
ấy, tức là Trung quán. Như quán cái gương sáng. Ba phép quán này, hoặc là riêng
tu một môn, hay là tiệm thứ đều tu, hoặc là một thời đồng tu, tùy ý lấy hay bỏ
như đồ dùng.
1) Ðế Võng Vô Tận Quán: (Tức
là đương sự sự vô ngại quán). Trong đây lược bày có năm môn:
1) Lễ kính môn.
2) Cúng dường môn.
3) Sám hối môn.
4) Phát nguyện môn.
5) Trì tụng môn.
1)Lễ
kính môn:Nghĩa là tưởng hư không
khắp pháp giới: trần trần sát sát trước đế võng vô tận Tam-Bảo, có mỗi đế võng
vô tận tự thân mình. Mỗi mỗi thân mình đều lễ lạy đế võng Tam-Bảo vô tận. Trước
mỗi ngôi Tam-Bảo có đế võng Tam-Bảo tự thân lễ bái. Lại tưởng một môn này, tận
hết đời vị lai tế, không thôi nghỉ, niệm niệm tương tục, không gián đoạn, thân
ngữ ý nghiệp không có nhàm mỏi (Hoặc
trong lúc ngồi thiền quán tưởng; hoặc sớm chiều lễ Phật, khi tu tập kiểm niệm.
Nhập quán môn này công đức vô tận). (Ngài Thanh Lương nói rằng: Không nhập pháp
quán này, tự mình mệt nhọc uổng công. Hoặc thuần nhập được môn này, thì tưởng
khắp pháp giới toàn là Tỳ Lô Phật hoặc Chuẩn Ðề v.v... Mỗi trước một tôn tượng,
tưởng một thân mình lễ Phật. Tu tập cho đến thuần thục, lần lần tăng trưởng đến
100, 1000 Tôn vị Phật cho đến vô tận. Mấy pháp cũng y theo môn này mà tu
tập.)
2)Cúng dường môn: Tưởng
tận hư không khắp pháp giới trần sát đế võng trước vô tận Tam-Bảo, có mỗi đế
võng vô tận đồ cúng dường đầy đủ, các sự cúng dường đế võng vô tận Tam-Bảo.
Trước mỗi một ngôi Tam-Bảo, có đế võng vô tận thân cúng dường. Lại tưởng một môn
này khắp hết đời vị lai tế không nghỉ ngơi. Niệm niệm nối nhau không gián đoạn.
Thân, ngữ, ý, nghiệp không nhàm mỏi. (Hoặc trong khi ngồi tưởng cúng dường trước
Phật, hoặc thiêu hương, dâng hoa, luyện tập nhập pháp quán này. Nếu không có
hương hoa, chỉ chấp tay nhập quán môn này, công đức cũng phát sanh vô
tận).
3)Sám
hối môn: Tưởng tận hư không khắp
pháp giới, trần trần sát sát đế vọng vô tận trước Tam-Bảo, có đế võng vô tận
thân. Mỗi mỗi một thân đều đem hết lòng chí thành sám hối đế võng vô tận tội
chướng. Nghĩa là từ hồi nào đến thân ngày nay, đã tạo các tội ngũ nghịch, thập
ác, các phiền não sở tri chướng. Mỗi mỗi một thân, sám hối đế võng vô tận tội
chướng. Mỗi mỗi tội chướng, có đế võng vô tận thân sám hối. Tổng tưởng một môn
này hết thảy đời vị lai tế không bao giờ nghỉ ngơi. Mỗi mỗi niệm nối nhau không
gián đoạn. Thân, ngữ, ý nghiệp nối nhau không nhàm mỏi. (Hoặc trong khi ngồi tưởng sám hối, trước Phật sám
hối, nên tu tập quán môn này.)
4)Phát nguyện môn:
Tưởng tận hư không pháp giới, trần trần sát đế võng vô tận, trước Tam-Bảo có đế
võng vô tận thân. Mỗi một thân phát đế võng vô tận nguyện. Nghĩa là: Chúng sanh
vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Phật pháp vô biên thệ
nguyện học. Vô biên phước trí thệ nguyện tập. Vô thượng Bồ đề thệ nguyện thành.
Ðem tất cả tự tâm dã an vui với thiện nguyện mà tổng phát. Mỗi mỗi một thân phát
đế võng vô tận nguyện. Mỗi mỗi một nguyện có đế võng vô tận thân phát. Tổng
tưởng một môn này hết đời vị lai tế không nghỉ ngơi. Mỗi mỗi niệm nối nhau không
gián đoạn. Thân, ngữ, ý nghiệp không nhàm mỏi. (Trong lúc ngồi niệm luyện trước Phật, khi
phát nguyện tu tập pháp quán tưởng này.)
5)
Trì tụng môn: Tưởng tận hư không
khắp pháp giới, trần trần sát sát đế võng vô tận trước Tam-Bảo, có các đế võng
vô tận thân. Mỗi mỗi một thân trì các đế võng vô tận chơn ngôn giáo pháp danh
hiệu chư Phật, Bồ Tát. Mỗi mỗi một chơn ngôn giáp pháp, danh hiệu chư Phật, Bồ
Tát có đế võng vô tận thân trì tụng. Tổng tường một môn này, tận đời vị lai tế
không nghỉ ngơi. Mỗi mỗi niệm nối nhau không gián đoạn. Thân, ngữ, ý nghiệp
không nhàm mỏi. (Hoặc khi trì tụng kinh
v.v… trước quán tưởng pháp môn này rồi, nhiên hậu trì tụng rất nhiệm mầu. Năm
pháp môn đã thực hành rồi, còn các hạnh khác, y theo đây mà tu tập.)
Nếu tu
tập Tương tức quán, có bốn câu:
1)Một
tức là một: Nghĩa là quán một sợi
lông tức là một cái tai. Một cái tai, đồng thời là một sợi lông.
2)Tất
cả tức là một.
3)Một
là tất cả: Hai câu này nên hiệp
lại mà quán. Nghĩa là khi quán tất cả người, tức là tất cả Phật, tất cả Phật
đồng thời, tức là tất cả người. Trong mỗi câu tất cả các pháp lệ chuẩn theo đây
mà quán.
Nếu tu
tập Tương tập nhập quán cũng có bốn câu:
1)Một
nhiếp một đem nhập một: Nghĩa là
quán một người, nhiếp một Ðức Phật, đem nhập vào một vị Bồ Tát. Như cái gương
phía Ðông nhiếp vào cái gương phía Nam, đem nhập vào cái gương phía Tây.
2)Một
nhiếp tất cả, đem nhập một: Nghĩa
là quán một cái hoa nhiếp tất cả sông, đem nhập
vào một hòn núi.
3)Tất cả nhiếp một, đem nhập tất cả: Nghĩa là quán tất cả trần nhiếp
một Ðức Phật, đem nhập trong một sợi lông.
4)Tất cả nhiếp tất cả, đem nhập vào tất cả: Nghĩa là quán tất cả cây
nhiếp tất cả thần, đem nhập vào trong tất cả biển. Trong mỗi câu, tất cả các
pháp lệ chuẩn nơi đây mà quán tưởng. Hai phép quán: Tương tức, tương nhập này,
tùy theo trong mỗi câu mà quán tưởng, lại có tổng quán, biệt quán, nhiều pháp
môn. Sợ phiền, không trình bày hết, chỉ chuyên tâm tu luyện, tự nhiên hiểu
thấu.
Cho
nên Ngài Bùi Công ở trong bài tựa Pháp Giới Quán nói rằng: "Chỉ khiến cho người
học không rõ cảnh trong tự tâm. Tâm huệ đã sáng tỏ rồi, tự thấy nghĩa vô tận.
Ðừng đem giáo nghĩa Viên Thông ra chia vụn vặt từng đoạn. Nếu đồng thời tu tập
đầy đủ tương ưng quán, nghĩa là tùy quán một pháp, đồng thời đầy đủ pháp giới
các pháp vậy. Các huyền môn kia lệ nơi
đây mà hiểu. Nếu ưa muốn tu tập Viên tôn tam quán chỉ. Chính như thân một người
rõ ba đế: Nhơn thân giả tướng mà có, đó gọi là Tục đế. Nhơn thân duyên sanh vô
tánh, sắc thể của nói toàn không gọi là Chơn đế. Nhơn thân giả tướng không có tự
tánh riêng biệt, thể của nó toàn là tịch chiếu chơn lý, gọi là Trung đạo đế.
Nhưng ba đế này thể dụng không ngại, không, hữu dung nhau. Tức một mà ba, tức ba
mà một. Pháp vốn như thị, y như ba đế này hành giả quán sát thành Tam quán Tam
chỉ. Nghĩa là tâm của hành giả quán nhơn thân giả tướng, lìa được cái chấp đó
gọi là Phương tiện tùy duyên chỉ.
Lại quán nhơn thân sắc thể toàn
không, gọi là không quán. Tức quán tâm này khi rõ được sắc Không, lìa được các
chấp sắc thể thật có, gọi là Thể
chơn chỉ. Lại quán nhơn thân này
toàn là Trung đạo thật tánh gọi là Trung đạo quán. Tức là quán tâm này xa lìa
được cái chấp có tướng và xa lìa được cái chấp thể không gọi là Viễn ly nhị biên phân biệt chỉ.
Quán
tâm như vậy ở trong một niệm thấy cả ba đế, nghĩa là lập tam quán. Xa lìa được
ba món chấp, nghĩa là lập tam chỉ. Tam quán tam chỉ, chỉ là nhứt tâm. Tức một
thường là sáu, tức là sáu thường là một. Ðem nhứt tâm này khế đồng sở quán tam
đế, cảnh vô ngại của thể và dụng, của không và hữu. Tâm cảnh thường dung, lại
thường rõ ràng. Ðã quán một thân người mà thành tam quán tam chỉ; quán tất cả
đều như vậy. Hỏi rằng: Luận về Ðại Hạnh
tóm lại chỉ vô niệm; cớ sao lấy đế võng tương tức quán v.v… Khiến cho người khởi
lên vô tận tưởng niệm, há không mệt mỏi thân tâm ư? Xin trả lời: Nếu thấy đây là một ly niệm để
ngoại cầu vô niệm, mà còn chưa được cái chơn vô niệm. Chơn vô niệm là niệm vốn
không không làm thế nào lại được cái niệm, cùng vô niệm không chướng ngại nhau?
Nếu như được toàn thể Viên hạnh trong Vô tận hạnh? Lời hỏi này là cái ý xuất ra
trong Hoa Nghiêm Kinh Ðại Sở. Nếu không tu tập các quán đế võng tương tức, thì
không thể chứng trọn được vô ngại Phật quả. Nay có tiểu căn nghe pháp môn này
liền thêm phiền loạn, hoàn toàn không thèm để ý. Người xưa nói rằng: con ếch
ngồi đáy giếng không thể biết nơi biển lớn được. Núi Thái Sơn không thể đựng
trong đãy được.
5)Vô
Chướng Ngại Pháp Giới Quán: (Tức đương tức pháp giới sở y tổng pháp giới
quán), nghĩa là thường quán sát tất cả pháp nhiễm tịnh. Thể của nó toàn là
vô chướng ngại pháp giới tâm. Trí năng quán này cũng tưởng toàn là pháp giới
tâm. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: "Biết tất cả pháp, là tâm tự tánh. Thành tựu huệ
thân, không do tha ngộ”. Lại Ngài Thanh Lương nói rằng: "Nếu biết xúc vật đều là
tâm, mới rõ được tâm tánh. Nay trong vô chướng ngại pháp giới này, vốn đủ ba thế
gian, bốn pháp giới. Tất cả nhiễm tịnh các pháp, chưa có một pháp nào ra ngoài
pháp này, mà pháp giới này đầy đủ cái này, cái kia, xen nhau vô chướng ngại.
Thời biết căn căn, trần trần, toàn là vô chướng ngại pháp giới. Nếu ở trong bốn
oai nghi, thường quán căn căn, trần trần đều là trùng trùng vô tận pháp giới,
thì tu được cảnh giới phổ nhãn vậy. Quán này là căn bản của tất cả phép quán tam
muội. Nếu thường tu tập, tất cả tam muội quán môn tự nhiên hiện tiền.” Như trên
đã nói nhiều quán môn, hoặc ưa thích tổng tu, hoặc tu một, hai phép, tùy lòng
đều được. Chỉ chuyên cần tu luyện, một đời chưa được, ba đời chắc hoàn thành.
Lại nữa, hành giả cần phải nổi lên cái tư tưởng, tưởng được hiện tiền, thường
được hiện không ẩn mới là Hoa Nghiêm Viên giáo, Chơn Hạnh; Thanh Lương Sở Chú:
Sự sự vô ngại trong mười huyền môn gồm có sáu câu. Năm câu trước là khởi tưởng
tu luyện, luyện được hiện tiền rồi, lại không tưởng luyện, tuy không tưởng luyện
thường hiện không ẩn, mới thành đệ lục hành cú. Pháp giới quán nói rằng: "Suy tư
thật sâu xa, khiến nó hiện ra trước mắt, viên minh hiển hiện, xứng hạnh cảnh
giới.” Ngài Khuê Sơn thiền sư giải thích rằng: "Suy tư khiến nó hiện ra chơn
giải vậy. Ðã hiện ra, liền dừng suy tưởng. Tuy không suy tưởng mà cũng thường
hiện ra, không giấu kín mới là thật hạnh.”
Ngài
Nhất Hạnh thiền sư nói rằng: "Trước cần khởi tưởng, tưởng được hiện tiền, nhiên
hậu dùng Bát nhã không mà tịnh trừ nó. Tức thành bất tư nghì đại dụng, liền đốn
nhập Phật quả. Nếu không khởi tâm quán đó, lầm lãnh hội ý Bát nhã, dẫu cho có
nhập không cũng mất đạo lý viên đốn, đối với viên tôn hành giả tu luyện chí
thiết thì tự nhiên lời nói biến mất, dứt tuyệt suy nghĩ, liễu liễu phân minh mới
là chơn tu hạnh. Nếu được như vậy trong bốn oai nghi thường thấy những cảnh giới
không thể nghĩ bàn. Người muốn tu đạo nên lưu tâm sự này, bổn lai như vậy, chỉ
vì mê muội không thấy đó thôi.
Người tu tâm hoặc có cảnh mộng thiện ác, hoặc gặp các thứ ma chướng
hiện ra các cảnh giới khác: Trái, thuận, hay nghe các thứ tiếng thiện ác, hoặc
các loài trùng kiến bò chạy trên thân, hoặc thân tâm không an, nhiều lo lắng.
Hoặc khi nhập quán tưởng có các thứ tướng hiện, không đồng với bổn quán tương
ưng v.v… Ðiều cần phải quán đó như chiêm bao, mộng huyễn, tất cả đều không có
thật. Hoặc quán tất cả là tự chân tâm của mình. Luận Khởi Tín dạy rằng: "Ðương
niệm duy tâm, cảnh giới bèn diệt, không thể làm hại mình được.”
Từ
trước đến giờ đã nói xong phần HIỂN GIÁO TÂM YẾU.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|