---o0o---
I.- HIỂN GIÁO TÂM
YẾU
Nguyên một đời giáo hóa của đức Như Lai, văn ngôn rộng rãi, giáo lý
sâu xa, Hiển Mật đều thâu tận hết thảy.
HIỂN: nghĩa là các thừa Kinh, Luật, Luận.
MẬT:
nghĩa là các bộ Ðà ra ni (Thần chú)
Kể
từ khi Ngài Ma Ðằng truyền đạo vào đời Hán, ba Tạng lần lần lan khắp xứ Trung
Hoa. Ngài Vô Úy truyền đạo vào đời Ðường, ngũ mật ở Trung Hoa mới bắt đầu hưng
thịnh, chín phái đồng quy ngưỡng, bảy chúng đều tuân hành; lời nói pháp không
thị phi. Con người phân chia ra đường tu chứng, trải qua nhiều năm bị phai mờ,
sự hiểu lầm không phải là ít. Hoặc có người học tập Hiển giáo, khinh chê Mật bộ,
hoặc có kẻ chuyên Mật ngôn, mờ mịt lý thú của Hiển giáo, hoặc chăm học danh
tướng, chưa biết được ngõ vào đạo; hoặc học chữ, tiếng, ít biết quy tắc trì
minh, khiến cho quán hạnh thậm thâm, biến thành danh ngôn. Hiển Mật thần tông
trở thành âm vận.
Nay
tôi không so chút tài mọn, quyết nương vào hai tông: Hiển Mật lược bày tâm yếu
thành Phật. Ngõ hầu hy vọng tương lai mọi người được viên thông, nên nương vào
giáo lý lược bày bốn môn:
1. Hiển giáo Tâm yếu
2. Mật giáo Tâm yếu
3. Hiển Mật song biện
4. May mắn gặp gỡ pháp môn vô giá
này, hết lòng vui mừng.
(Trong bốn đoạn dưới đây, vì tránh văn nghĩa phiền phức, hoặc ám dụng
Thánh giáo, hoặc dẫn nghĩa kinh văn, người xem nên biết.)
Ðầu
tiên nói về Hiển giáo tâm yếu, Ngài Hiền Phủ, Ngài Thanh Lương đều chia sự giáo
hóa một đời của Ðức Phật ra làm năm thời:
1)
Tiểu Thừa giáo:A Hàm
v.v…gồm có 600 quyển Kinh, Bà Sa v.v… hơn 600 quyển Luận.
Nói
tất cả pháp từ nhơn duyên sinh, chỉ rõ ba cõi không an cũng như nhà lửa, thấu rõ
chơn lý nhơn không, tu hành tự lợi, sung sướng được chứng quả Tiểu Thừa.
2) Ðại Thừa Thỉ giáo: có hai:
a)
Pháp Tướng Tôn: Gồm có Thâm Mật, Phật Ðịa Kinh v.v… có đến hàng mười bộ kinh. Du
Già, Duy Thức v.v… có đến hàng trăm quyển Luận, nói tất cả pháp đều do Duy Thức,
chỉ rõ chơn lý Nhị Không, tu Lục độ Vạn hạnh, thẳng đến Ðại Thừa Phật quả. Trong
đó phần nhiều nói đến Pháp Tướng mà thôi.
b)
Vô Tướng Tôn: gồm có Bát nhã v.v… hơn một ngàn quyển kinh. Trung Luận. Bách Môn
Luận v.v… các bổn luận văn đó nói tất cả các pháp bản lai là không. Vô thỉ mê
tình vọng nhận là có. Muốn chứng đạo Bồ đề lấy đó làm sở đắc để tu tập vạn hạnh.
Trong đây phần nhiều nói nghĩa Không, Vô Tướng. Hai tông này đều là sơ môn của
Ðại Thừa cho nên gọi là Thỉ, nghĩa là ban đầu vậy.
3)
Nhứt thừa Chung giáo: Pháp Hoa,
Niết Bàn v.v… hơn bốn mươi bộ Kinh. Bảo Tánh, Phật Tánh v.v… hơn mười bộ Luận
nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Từ xưa đến nay sáng suốt không mờ, tỏ rõ
thường biết, nhưng vì vô thỉ mê vọng, điên đảo không tự giác ngộ. Muốn chứng
Phật quả, trước hết phải tỏ ngộ Phật tánh của chính mình đã có, sau mới đem tánh
ấy tu tập: Bổn Hữu Vô Lượng Diệu Hạnh. Ở đây hành toàn nói về Pháp tánh, là tận
lý của giáo pháp Ðại Thừa cho nên gọi là Chung. Chung nghĩa là hết vậy.
4)
Nhứt thừa Ðốn giáo: Gồm có Lăng
Già, Tư Ích, Kinh văn. Ngài Ðạt Ma đã truyền thiền tông, nói tất cả vọng tưởng
bổn không, chơn tâm bổn tịnh, nguyên không có phiền não vốn là bồ đề, chỉ nói
Chơn tánh không nương cấp bực mà thành Phật, cho nên gọi là Ðốn.
5) Bất
Tư Nghì thừa Viên giáo: Gồm có Hoa
Nghiêm nhứt Kinh, Thập Ðịa nhứt Luận, hoàn toàn nói: Tỳ Lô Pháp Giới, Phổ Hiền
Hạnh Hải. Trong đó đều có hoặc Sự, hoặc Lý, hoặc Nhơn, hoặc Quả. Một mà đầy đủ
tất cả trùng trùng vô tận. Tổng hàm các pháp, không một pháp nào mà không thu
nhiếp. Xứng tánh tự tại, không chướng, không ngại xa hẳn các thiên thuyết nên
gọi là Viên. Năm thời giáo này, trước tiên là hẹp hòi, là quyền dụ, sau cùng là
thâm mầu, là chơn thật. Nếu lấy Viên giáo mà so sánh, bốn thời giáo trước đều
tạm quyền mà nói ra vậy.
(Nay căn cứ vào lý tương đối mà Luận, bốn
thời trước là quyền, Viên giáo là thật. Nếu định chấp Viên giáo là thật, thì sẽ
thiếu khuyết bốn thời trước, như thế không phải là kẻ thông suốt Viên giáo đầy
đủ. Nếu năm thời giáo đều truyền bá, thì Thiên Viên cùng tán thán, hiệp được mọi
căn cơ mới đầu đủ. Như trong Viên giáo dưới đây, đều bao gồm đầy đủ các giáo lý
pháp môn trước, cho nên không tách riêng ra mà nói.) Nay nương theo Viên
giáo tu hành, lược chia làm hai phần. Ban đầu ngộ Tỳ Lô pháp giới, sau tu Phổ
Hiền hạnh hải. Ban đầu ngộ Tỳ Lô pháp giới nghĩa là trong kinh Hoa Nghiêm đã
nói: Nhứt chơn vô chướng ngại pháp giới, hoặc là nhứt tâm, ở trong đó đầy đủ ba
thế gian:
1)
Khí Thế Gian: là nói tất cả
quốc độ.
2)
Chúng Thế Gian: là nói tất
cả hữu tình
3)
Trí Chánh Giác Thế Gian: là
nói tất cả Thánh Nhơn.
Bốn
Pháp Giới:
1) Sự Pháp Giới.
2) Lý Pháp Giới.
3) Sự Lý Vô Ngại Pháp Giới.
4) Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới.
Tất
cả các pháp nhiễm tịnh, chưa có một pháp nào ra ngoài pháp giới này. Ðây là chơn
tâm căn bản của tất cả phàm phu, Thánh nhơn. Cũng là chơn thân căn bản.
Nói
rộng Chơn Tâm có hai:
1) Ðồng Giáo Chơn Tâm
2) Biệt Giáo Chơn Tâm.
Ðồng
Giáo lại có hai:
1) Chung Giáo Chơn Tâm.
2) Ðốn Giáo Chơn Tâm.
Trước hết nói về Chung Giáo Chơn Tâm: Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rằng:
"Phải biết hư không sinh ra trong tâm của ông, cũng như một đám mây điểm giữa
bầu trời xanh, huống là các thế giới ở trong hư không ư?”(Chơn tâm của ta, cũng như bầu trời trong
xanh. Mười phương hư không dường như một đám mây, tức biết chơn tâm rất lớn, hư
khkông rất nhỏ. Hư không so với Chơn tâm cũng còn rất nhỏ, huống các thế giới ở
trong hư không vậy ư? ). Lại nói rằng: "Hư không sanh trong đại giác, cũng
như bọt nước sanh trong biển lớn. Vi trần quốc độ hữu lậu, đều y hư không mà
sinh”. Ðại Giác tức là tên khác của Chơn tâm, Chơn tâm rất rộng lớn, cũng như
đại hải. Hư không rất nhỏ, in tuồng một bọt nước. Huống các quốc độ, đều y hư
không mà sinh. Nếu so với Chơn tâm, tức là nhỏ ở trong cái nhỏ.
Lại
nữa, Chơn tâm biến khắp và viên mãn, bao gồm cả mười phương. Quán sát lại thân
cha mẹ sinh ra, giống như trong mười phương hư không kia mà đem thổi một vi
trần, thoạt còn, thoạt mất. Lại rằng: (Không biết sắc thân, cho đến sơn hà đại
địa, hư không đều là vật ở trong Diệu minh Chơn tâm.) Lại rằng: "Tất cả các vật
có trong thế gian đều là Bồ đề Diệu minh Chơn tâm.” (Ðã nói: Tức là Bồ đề Diệu
minh Chơn tâm, không phải các pháp thế gian mà ở trong Chơn tâm riêng có tự thể.
Tức biết hết thảy pháp giới, hư không, đại địa, hữu tình, vô tình, toàn là một
vị Diệu minh Chơn tâm vắng lặng, thanh tịnh, không thêm, không bớt.). Tất cả
chúng sinh từ vô thỉ đến giờ, mê ngất Chơn tâm; vọng nhận tứ đại làm thân, duyên
lự làm tâm. Thí như trăm nghìn biển lớn trong lặng không nhận, chỉ nhận một bọt
nước nhỏ. Nếu rõ thân tứ đại, tâm duyên lự, duyên sinh không tánh, toàn là nước biển.
Gần
đây có kẻ Nho sinh ít xem kinh Phật, nghe nói Chơn tâm rất rộng lớn, mờ mịt chưa
tin.
Tôi
xin nói thêm rằng: Ðây chính là đức Như Lai dạy: Chỉ có tự tâm mê muội, điên đảo
không thấy, đâu có thể tin là không có được. Như sách Trang Tử ở thế tục còn nói
rằng: Ở biển Bắc Minh có con cá, tên nó là Côn, cá Côn lớn không biết bao nhiêu
nghìn dặm; hóa làm con chim gọi là chim Bàng, lưng loại chim này dài không biết
bao nhiêu nghìn dặm. Lúc giận, nó bay lên và đôi cánh che phủ như mây trời. Bay
đến biển Nam Minh, nó đập nước tung lên ba nghìn dặm, nổi sóng gió động đến chín
vạn dặm. Ông Liệt Tử nói rằng: Ðời đâu biết có con vật như thế đó ư? Ông Ðại Võ đi đường xem thấy, ông Bá Ích biết
mà đặt tên, ông Di Kiên nghe mà để ý. Không nên cho rằng mắt mình không thấy vật
đó, rồi không tin là có. Sách thế tục còn nói: Có tướng vật kỳ lạ, huống nữa đức
Như Lai đã nói Vô tướng Chơn tâm vậy ư?
Luận
Bảo Tánh nói rằng: Người ở trong vỏ trứng làm sao thấy suốt được vũ trụ bao la?
Câu nói đó thật là đúng!
Sau
đây nói về Ðốn Giáo Chơn tâm, nghĩa là tâm tuyệt đãi đầy đủ thanh tịnh, trong đó
không dung nạp một cái gì khác, tất cả vọng tưởng bản lai là không, tuyệt đãi
Chơn tâm bản lai thanh tịnh. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Pháp tánh bổn không tịch,
không thủ cũng không kiến; tánh không tức là Phật, không thể nghĩ lường được.”
Luận Khởi Tín nói rằng: "Tất cả các pháp từ vô thỉ đến nay, xa lìa tướng nói
năng, xa lìa tướng danh tự, xa lìa tướng tâm duyên, rốt ráo là bình đẳng; không
có thay đổi biến dị, không thể phá hoại; chỉ là nhất tâm cho nên gọi là Chơn
như.” Về phần Chung giáo ở trước, tùy theo mê muội của chúng sanh, nói có sắc
thân, sơn hà, hư không, đại địa, thế gian các pháp. Khiến các chúng sanh đổi
vọng về chơn. Rõ thấu sắc thân, sơn hà, hư không, đại địa, thế gian các pháp,
toàn là một vị Diệu minh Chơn tâm.
Nay
trong Ðốn giáo, vốn không có sắc thân, sơn hà, hư không, đại địa, thế gian các
pháp. Vốn là một vị tuyệt đãi Chơn tâm. Cho nên Ngài Thanh Lương nói rằng: Tóm
lại không nói Pháp Tướng, chỉ biện rõ chơn tánh, tức biết rõ châu biến pháp
giới, vốn là một vị tuyệt đãi Chơn tâm, vắng lặng thanh tịnh, không sanh diệt,
tăng giảm.” Muốn hiểu rõ sự châu biến của pháp giới, hãy ví dụ nó giống như một
viên ngọc tròn sáng, tỏ rõ, thanh tịnh, không hình không ảnh, không trong, không
ngoài. Ngài Thanh Lương nói rằng: "Thể tịch chiếu diệu độc lập, vật ngã nhứt
như.”
Ngài
Ðại Ma nói: "Pháp của ta lấy tâm truyền tâm, không lập văn tự!” tức là truyền
tâm này vậy. Ngài Tào Khê nói: "Gương sáng vốn thanh tịnh, cần gì phải lau chùi
bụi trần ư?”, cũng là tâm này vậy. Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, không rõ
tâm này, vọng thấy các tướng cũng như con mắt bịnh, thoạt thấy hoa đốm giữa hư
không. Kinh Viên Giác nói: "Vọng nhận tứ đại làm tự Thân tướng. Bóng dáng của
lục trần là tự Tâm tướng”. Cũng như con mắt bịnh kia thấy hoa đốm giữa hư không.
"Nếu rõ Chơn tâm, vốn không có các tướng, như trong hư không vốn không có các
hoa đốm.” Kinh Viên Giác nói: "Như Lai nhơn địa tu Viên Giác. Biết được không
hoa đốm tức không còn lưu chuyển, cũng không
có thân tâm chịu sanh tử. Không tạo tác cho nên là Không, vì bản tánh là
Không.” Nay trong Ðốn giáo dụ như không
hoa đốm rất là thiết yếu. Ngày nay, người xuất gia học Thiền rất rộng,
nhưng đến khi nghe khai thị tâm này, phần nhiều không nhập thần được. Như có ông
Diệp Công ưa thích loài rồng, nhưng lúc có con rồng thật hiện ra trước mắt, ông
ta mặc nhiên không đoái hoài đến. Nếu chưa ngộ tâm này, không gọi là bậc Chơn
thiền định. Như vậy, muốn tu hạnh tham thiền, trước hết phải tỏ ngộ nhất tâm
này.
BIỆT
GIÁO CHƠN TÂM: Nhứt chơn vô chướng
ngại đại pháp giới tâm, bao hàm ba thế gian, đầy đủ bốn pháp giới, bao gồm cả
đây, cả kia mà không chướng ngại. Tức biết pháp giới bao la, trùm chứa mười
phương, toàn là nhứt chon đại pháp giới tâm. Ở trong nhứt chơn đại pháp giới này
đã có: Phàm, Thánh, hoặc Lý, hoặc Sự. Tùy theo đó nêu một pháp, cũng đều toàn là
đại pháp giới tâm.
Kinh
Hoa Nghiêm nói: "Hoa Tạng thế giới đã có trần; trong mỗi một trần thấy pháp
giới, lại một trần đã là đại pháp giới tâm. Ở trong một trần đại pháp giới này,
lại nêu một trần, cũng toàn là đại pháp giới tâm. Hoặc thời gian hoặc không gian
trùng trùng nêu cử, trùng trùng đều là đại pháp giới tâm.” Cho nên Ngài Thanh
Lương trong Hoa Nghiêm Thập địa phẩm sớ đã nói: "Ðế võng vô tận nhứt tâm vậy”.
Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay mê vọng, không biết vô tận pháp giới là tự
thân tâm. Ở trong đó vốn đầy đủ vô tận
sắc tâm công đức, tức cùng với Tỳ Lô Giá Na, thân tâm bình đẳng. Bỏ mất thân tâm
Phật, vô chướng, vô ngại của chính mình, điên đảo chấp làm tạp nhiễm chúng sanh.
Thí như Kim Luân Thánh Vương thống trị tứ thiên hạ, thân trí đầy đủ, giàu vui
không ai sánh bằng. Thoạt tiên ngủ mê, mộng thấy làm thân con kiến, ở trong mộng
chỉ nhận thân mình là kiến, không biết mình là Luân Vương.
(Vô
tận pháp giới của Phật, đời khó thấu được, nay chỉ dụ nghĩa: Mê chơn, chấp vọng,
người trí phải nên biết.)
Vậy
muốn cầu thành tựu cứu cánh Phật quả cần phải ngộ Tỳ Lô pháp giới, nếu chưa ngộ
pháp giới này, dù trải qua nhiều kiếp tu tập vạn hạnh, cũng uổng công nhọc xác,
không được gọi là Chơn thật Bồ Tát. Cũng không thể sinh trong nhà của đức Như
Lai. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Không rõ nơ tự tâm, làm sao biết Thánh đạo, trí huệ
bị điên đảo, do đó tăng trưởng tất cả sự ác. Ngài Thanh Lương nói: "Không nương
sự ngộ này, việc làm không chơn chánh, sự tu hành của mình sẽ ràng buộc thành
nghiệp.” Vô tận pháp giới nhứt tâm này, người ít hay biết, biết cũng ít tin, tin
cũng ít hiểu, hiểu cũng khó đạt đến cảnh giới đó. Vì vậy Bồ Tát nhiều kiếp không
tin, không hiểu. Thượng thủ Thanh Văn như đui, điếc. Nếu là người có túc căn
viên mãn, nên chú ý ở đây, ai dốc lòng tri ngộ, đương nhiên ngày nay sanh vào
nhà của Phật.
Sợ
người khó tin, tôi xin kể câu chuyện trong Pháp Uyển Châu Lâm: "Có một người ảo
thuật, đi đường thấy một kẻ gánh một gánh, trên có cái lồng có thể chứa được vài
thùng. Người ấy bảo kẻ gánh rằng: Tôi đi bộ mệt mỏi quá, muốn chun vô lồng của
ông để nghỉ chân, mong ông vui lòng cho tôi được như ý. Người gánh bèn suy nghĩ
cho đó là kẻ khùng, bèn nói: Ông thử vào xem. Người kia bèn nhảy vô lồng một
cách nhẹ nhàng. Tuy lồng chẳng lớn mấy mà người ảo thuật cũng không phải là nhỏ.
Người gánh đi mãi vẫn không thấy nặng. Ði được vài mươi dặm đường, ông ta đặt
gánh bên gốc cây và ăn uống, bèn mời người ảo thuật cùng ăn. Người ảo thuật nói
rằng: Tôi cũng có đầy đủ thức ăn. Người gánh nhìn vào lồng thấy các vật dụng
chứa đầy đồ ăn uống, bèn mời người ảo thuật cùng ăn. Người ảo thuật bảo người
gánh rằng: Tôi muốn cùng ăn với vợ tôi. Nói xong, y hả miệng nhả ra một người
con gái dung mạo đẹp đẽ và hai người cùng ăn uống. Ăn xong, người chồng ngủ, còn
cô vợ bảo người gánh rằng: Tôi có một tình nhân muốn đến dùng bữa với tôi. Khi
chồng tôi thức dậy, ông chớ nên nói lại việc này. Cô gái liền há miệng nhả ra
một tình nhân rồi cùng ăn uống. Cả ba người đều ở trong lồng vẫn không thấy chật
hẹp. Lát sau, người ảo thuật cựa mình sắp thức dậy, anh tình nhân bảo người
gánh: Chào ông, tôi đi! Cô gái liền bỏ tình nhân vào miệng và đồ ăn uống cũng
cất hết trong mồm. Rồi lúc đó người ảo thuật thức giấc cũng đem vợ bỏ vào
miệng.” Ðó là truyện tiểu thuyết của thế gian, trùng trùng dung nhan như thế, mà
không bị chướng ngại pháp giới ư?
Vậy
cần phải suy xét cho chín chắn mà tin, suy nghĩ để thấu hiểu. Chớ nên cao suy
Thánh cảnh, luống dối một đời không lợi ích.
TU PHỔ HIỀN HẠNH HẢI: Ðã ngộ được vô chướng ngại pháp giới vốn tự
tâm ta, trong đó vốn đầy đủ mười Hoa Tạng thế giới vi trần số tướng hảo, đế
võng, vô tận thần thông công đức. Cũng mười phương chư Phật không sai khác; ngặt
vì vô thỉ, vọng tình chấp chặt, tập dĩ tánh thành, cuối cùng khó đoạn dứt. Ðể
khiến cho thần thông công đức của chính ta không thể thọ dụng một cách tự tại.
Cho nên cần phải xứng với Tỳ Lô pháp giới của chính mình, tu tập bản hữu Phổ
Hiền Hạnh Hải, làm cho vô tận công dụng mau được hiện tiền.
Kinh
Hoa Nghiêm nói: "Tu pháp này ít làm công lực, mau chứng Bồ đề. Tuy Phổ Hiền Hạnh
Hải rộng bao la không bờ bến.” (Tất cả hạnh môn trong Tạng giáo đã nói đều là
Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh, chỉ ứng căn cơ thiển cận mà quyền chỉ, nên nêu ra đây
một ít mà thôi.)
Nay
nói Quán Hạnh Pháp Lược có năm môn:
1) Quán Chư Pháp như mộng
huyễn.
2) Quán Chơn Như tuyệt tướng,
3) Quán Sự, Lý vô ngại.
4) Quán Ðế Võng vô tận.
5) Quán Vô Chướng ngại pháp
giới.
Trước
hết: 1) Quán các pháp như mộng huyễn: (Tức đương sự pháp giới
quán) nghĩa là thường quán các pháp nhiễm, tịnh, tất cả không thật, đều như
mộng huyễn. Kinh Hoa Nghiêm nói: " Cũng như trong chiêm bao, thấy các hình tướng
sai khác; thế gian cũng như vậy, như mộng không khác.” Lại nói: "Ðộ thoát tất cả
chúng sanh phải biết các pháp đều như huyễn; chúng sanh không khác huyễn, hết
huyễn không còn chúng sanh.” Và kinh Kim Cang có dạy: "Tất cả các pháp hữu vi
như chiêm bao, bọt nổi, như sương mù, điện chớp, thường quán xét như vậy.” Ngài
Triệu Công nói: "Hư vậy, Vọng vậy, ba cõi không thật; Mộng vậy, Huyễn vậy, sáu
đường không vật.” Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, chấp tất cả pháp cho là
có thật, khiến khởi hoặc tạo nghiệp, tuần hoàn trong sáu đường. Toàn thể không
thật, đều như mộng huyễn thì ái ố tự nhiên tiêu diệt, lòng bi trí tự nhiên tăng
trưởng, sáng suốt. Quán mộng huyễn trong Viên Giác Sớ gọi là: "Khởi Huyễn tiêu
trần quá. Trong Thiên Thai gọi là Giả quán, cũng còn gọi là "Phương tiện tùy
duyên chỉ”. Phân minh, soi chiếu, gọi là Quán, vắng lặng không loạn động gọi là
Chỉ. Tức là trong Quán có chỉ, trong chỉ có quán mới là chỉ quán song vận, các
phép chỉ quán khác nương theo đây mà rõ. Hoặc có người tuy tin hiểu Viên giáo mà
phiền não nặng nề, không thể tu tập quán mộng huyễn được nên tu quán bất tịnh.
Nghĩa là quán sát thân này có năm món không sạch.
a)Chủng tử bất tịnh:
Nghĩa là tinh cha, huyết mẹ, hai chất trắng đỏ hòa hợp mà thành. Trí Ðộ Luận
nói: "Thân là giống không sạch, không phải các vật nhiệm mầu, quý báu, không do
chất trong sạch sinh ra, mà sinh ra từ nơi dơ uế.”
b)Trụ
xứ bất tịnh: Là ở trong bụng mẹ,
dưới sanh tạng, trên thục tạng chảy ra chất không sạch, ô uế đầy dẫy, mà lại ở
ngay trong đó. Lại như Hải Sơn nói: Ðồ không sạch mà đem làm áo trang sức, còn
thứ ô uế thì lấy làm vật ăn uống.
c)Tự
thể bất tịnh: Gồm có ba mươi sáu
vật, đều cùng hòa hợp không sạch. Nói ba mươi sáu là: bên ngoài có mười hai
phần: Tóc, lông, móng, răng, mồ hôi, đại, tiểu, ghèn, mũi, đàm, dãi, nước miếng.
Lại có mười hai phần: Da, da ngoài, huyết, nhục, mỡ, đầu, óc, màng mỏng, xương,
tủy, gân, mạch. Bên trong gồm có mười hai: Tim, gan, mật, phổi, lá lách, thận,
ruột, dạ dày, sanh tạng, thục tạng, đàm đỏ, đàm trắng. Tức là từ đầu đến chân
đều không sạch. Ngài Vĩnh Gia dạy: "Cái đãy đầy phân nhơ là chỗ chứa tụ máu mủ;
chảy ra những chất không sạch, là chỗ ở của vi trùng giòi giun, quán cá ươn, hầm
tiêu, cũng không sánh kịp.”
d)Tự
tướng bất tịnh: Là chín chỗ (cửu
khiếu) thường chảy ra các chất dơ nhớp. Cửu khiếu: là hai tai xuất ra chất dơ;
hai mắt chảy ghèn và nước; hai lỗ mũi chảy ra nước mũi; miệng chảy ra đàm dãi;
đường đại tiện ra phân dơ; tiểu tiện chảy ra nước khai hôi. Trí Ðộ Luận nói:
"Các vật không sạch chứa đầy trong thân, thường chảy ra các thứ không sạch như
cái đãy rách đựng đồ vật dơ.”
e)Cứu
cánh bất tịnh: Nghĩa là khi thân
hoại mạng chung, sình to, hôi thúi, máu mủ nứt rã, không dám lại gần. Ngài Thiên
Thai nói rằng: "Từ chân đến đầu, từ đầu đến chân, tuần tự quán sát, chỉ thấy
sình lớn, nứt rã, trong đường đại, tiểu tiện giòi trùng theo máu mủ bò ra, thúi
hơn con chó chết.” Kinh Tâm Ðịa Quán dạy: "Nên quán sát tự thân mình hôi thúi,
không trong sạch, cũng như chó chết”. Kinh Kim Quang Minh nói rằng: "Ta từ lâu
hầu hạ thân hôi thúi này, máu mủ chảy ra không thể thương mến được. Tuy thường
cung cấp nuôi dưỡng, nó vẫn ôm sự oán hại. Cuối cùng bỏ ta, nó chẳng biết ơn.
Quán sát tự thân mình xong, lại quán sát thân kẻ khác hoặc nam hoặc nữ, đã có
thân thì có đủ năm món bất tịnh.” Cho nên Luận Khởi Tín nói rằng: "Nên quán tất
cả những thân có trong thế gian đều là bất tịnh.” Các món dơ uế không có một cái
gì đáng thương. Ðã quán sát đều là bất tịnh, tâm tham ái tự nhiên không khởi.
Kinh A Hàm nói rằng: "Xưa có một vị quốc vương đắm mê sắc dục không nhàm chán.
Có vị Tỳ Kheo lấy một bài kệ can gián rằng:
-
Mắt là một cái hang chứa ghèn, lệ,
-
Mũi là cái đãy dơ chứa mũi, dãi.
-
Miệng là đồ đựng đàm dãi.
-
Bụng là kho chứa phẩn niếu.
Chỉ
có vua không có mắt huệ, bị sắc dục làm mờ mịt. Bần đạo thấy gớm, cho nên xuất
gia đi tu đạo tràng.” Ngài Thiên Thai dạy rằng: "Tuy quán sát bất tịnh mà hay
thành đại sự. Như thây chết trong biển, nương nơi đó mà vào bờ.
Hoặc
là quán bộ xương trắng: Trước hết
quán tưởng cái thân của mình da thịt nát rã, chỉ thấy xương trắng lần lần từ hẹp
đến rộng. Tưởng nơi một cái đầu da thịt rã rời, chỉ thấy xương trắng cho đến
toàn thân đều là xương trắng. Ðã quán thân mình đầy đủ một bộ xương trắng phân
minh hiện rõ, rồi lại quán người khác rã rời cũng vậy. Lần lượt quán hết một cái
phòng, một ngôi chùa, một thành lũy, một quốc gia cho đến khắp đất đai, lấy biển
làm biên giới, sẽ thấy đầy những bộ xương trắng. Muốn cho quán tâm tăng trưởng,
lại quán lần lượt từ rộng đến hẹp. Quán một quốc độ là một bộ xương. Lần lần sẽ
thấy một thành, một chùa, một phòng, một bộ xương đầy đủ. Rồi quán bộ xương đó
cho tới lúc chỉ thấy một chút xương trắng ở giữa chặn mày. Thấy giữa chặn mày
rồi chuyên chú một chỗ vắng lặng mà an trụ, như vậy tu tập cho đến khi đắc định.
Quán này thành tựu thì tất cả tham ái tự nhiên tiêu diệt.
Hoặc
Quán Sổ Tức: Nên từ cạn đến sâu,
lần lượt tiến tu. Trước hết phải tự mình điều hòa hơi thở, không rít, không
nghẹt. Nhứt tâm chuyên chú đếm hơi thở ra vào. Trước hết, đếm hơi hít vào, sau
đếm hơi thở ra, từ một đến mười, xong rồi đếm lại thế mãi, tâm tưởng nơi đếm,
đừng cho tán loạn. Nếu thấy, không cần cố sức mà đếm dễ dàng từ một đến mười
trong hơi thở; lúc đó lại nhứt tâm theo hơi thở ra vào. Khi hít vào, tâm cũng
theo hơi vào, từ mũi đến yết hầu, từ yết hầu đến tim, đến rú, đến đơn điền, bắp
vế, ống chân cho đến bàn chân, ngón chân. Khi hơi thở ra, tâm cũng theo hơi thở
ra. Hơi thở ra xa ngoài thân cho đến một gan, một tầm. Nhứt tâm theo dõi hơi thở
ra vào; nếu thấy tâm và hơi thở nương nhau dễ dàng, bây giờ nên buộc niệm, đình
chỉ tại giữa chặn mày, hoặc ở nơi đầu mũi, dừng tâm tại đó, quán hơi thở an trụ
nơi thân, như sợi chỉ xâu hạt châu, hoặc lạnh hoặc ấm, hoặc thêm hoặc bớt. Nếu
thấy, thân vắng lặng khoái lạc, an vui, rồi lại quán sát hơi thở nhẹ nhàng, vi
tế. Lại quán tâm thức sát na không trụ. Như vậy tu tập, cảm giác biết hơi thở
ra, vào, khắp lỗ chân lông. Tâm nhãn khai minh, thấy sáng suốt trong thân ba
mươi sáu vật và các trùng bọ, lúc bấy giờ đã đắc định; rồi lại chăm tu các hạnh
môn khác. Ở đây, vì sợ phiền phức nên tạm chấm dứt.
Như
trong kinh nói: Quán hơi thở ra, vào là bước đầu vào đạo của chư Phật ba đời
vậy.
Hoặc
Quán Ngã Không: Nên cần phải để ý
suy tìm, thân này bản lai vốn không có Ta (vô ngã).
Chỉ
là sắc tâm, hai pháp hòa hợp mà thành. Sắc có bốn loại: đất, nước, gió, lửa.
Nghĩa là cấu sắc: Lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, cốt, tủy, não, đều là
đất. Mũi, đàm dãi, máu mủ, nước miếng, nước bọt, tinh khí, đại, tiểu tiện đều là
nước. Hơi nóng là lửa. Sự động chuyển "hô hấp” là gió. Tâm có bốn loại: thọ,
tưởng, hành, thức. Thọ nghĩa là lãnh nạp; giữ lấy hình tượng bóng dáng, đó là
Tưởng; tạo tác là Hành; rõ biết, phân biệt là Thức.
Ở
trong tám loại này, cái nào là Ta? Nếu đều là Ta thì có tám cái Ta. Hơn nữa ở
trong thân thể đã có ba trăm sáu chục đoạn xương, mỗi đoạn đều riêng. Da, lông,
gân, thịt, gan, tim, phổi, thận, mỗi cái không giống nhau. Thấy không phải là
nghe. Vui không phải là giận. Ðã có nhiều vật như thế, không biết định lấy cái
nào để làm Ta. Nếu đều là Ta cả, thì sẽ có cả trăm ngàn cái Ta. Trong một thân
sanh nhiều phân đoạn. Xa lìa nó, sẽ không có pháp riêng khác, tìm tòi kỹ lưỡng
cái Ta, cũng không thấy đâu cả. Ðã biết thân này là do duyên giả hợp với nhau.
Bản lai không có Ta. Hành giả ngày đêm thường tu phép quán rất nhiệm mầu này.
Bởi vì tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ, chấp thân này là Ta; do đó mà quý
trọng nó, tham cầu danh lợi, muốn đem vinh quang lợi ích cái Ta. Tức giận cảnh
nghịch vì sợ nó xâm phạm đến Ta. Tâm tình ngu si, đã so sánh một cách trái lý.
Nay đã thường quán thân này: Bản lai không có Ta, tức tam độc tự diệt, tam độc
diệt rồi, ba cõi tự xa lìa vậy.
Hoặc
Quán Pháp Không: Nên cần quán xét
hai pháp sắc tâm của thân này: Sắc có: Ðịa, thủy, hỏa, phong. Tâm có: Thọ,
tưởng, hành, thức. Nơi tám pháp này mỗi pháp quán xét đều do duyên sanh, không
có tự tánh. Thể của tám pháp là không. Sơ tâm của hành giả nên tu quán môn này.
Tùy nơi tâm tam ưa thích một, hoặc hai, cho đến năm pháp quán đều được tu tập.
Tâm quán pháp môn chỉ quý ở sự tu luyện, luyện mới có giá trị, nói suông chẳng
lợi ích chi.