ĐOẠN I
TU-CHỨNG
Hỏi:
Như vậy đã thành-lập tướng và tính Duy-thức. Ai đối với mấy vị,
làm thế nào ngộ-nhập?
Đáp:
Người đủ hai chủng-tính đại-thừa, lược đối với 5 vị, lần-lữa
ngộ-nhập.
ĐOẠN II
HAI CHỦNG TÍNH ĐẠI THỪA
Hỏi:
Hai chủng-tính1 đại thừa là gì?
Đáp:
Đó là:
1.
CHỦNG-TÍNH BẢN-TÍNH TRỤ2: Từ vô-thủy đến nay, nương-dựa
bản-thức, vẫn sẵn có nhân vô-lậu.
2.
CHỦNG-TÍNH TẬP-SỞ-THÀNH3: Sau khi nghe pháp, thuận theo pháp
giải thoát, pháp đại-thừa, pháp xuất-thế giới, định, tuệ, vạn-hạnh v.v...
rồi huân-tập cái nghe được thành chủng.
Phải đủ hai chủng-tính đại-thừa ấy, mới có thể lần-lữa ngộ-nhập
duy-thức.
(1)
Chủng: đã tập thành hạt giống. Tính: Tính mãi mãi thế, giống đại-thừa cứ
phát-triển.
(2) Sẵn có giống Phật.
(3) Nghe rồi mới biết, huân-tập thành
giống.
ĐỌAN III
NGỘ NHẬP 5 VỊ DUY THỨC
Đây là năm vị duy-thức phải ngộ-nhập:
1. VỊ
TƯ-LƯƠNG: Tu đại-thừa, thuận theo phần giải-thoát. Thuận theo pháp
xuất-thế, đại-thừa.
2. VỊ
GIA-HÀNH: Tu đại-thừa, thuận phần quyết-trạch. Lựa-chọn biết đi con
đường nào, làm sao đến đích, theo ai, lựa chọn thầy, bạn, pháp.
3. VỊ
THÔNG-ĐẠT: Các bồ-tát sở-trụ kiến-đạo. Tức là ở phần thấy đạo: biết
rõ hành trình từng chặng, lui-tới, thời-gian.
4. VỊ
TU-TẬP: Các bồ-tát sở-trụ tu-đạo. Tức là có lương rồi, quyết chọn, biết rõ
rồi: Nay là đi đường: tu hành, tiến bước.
5. VỊ CỨU
CÁNH: Trụ nơi vô-thường chính-đẳng bồ-đề. Tức là tới đích: thành Phật.
ĐOẠN IV
LẦN-LỮA NGỘ-NHẬP.
Hỏi:
- Thế
nào là: lần-lữa ngộ-nhập duy-thức?
Đáp:
-
Các bồ-tát trong VỊ TƯ-LƯƠNG:
Biết rõ duy-thức-tướng, duy-thức-tính, và tin sâu-xa.
-
Ở VỊ GIA-HÀNH: Có thể lần-lữa
dẹp-trừ năng-thủ và sở-thủ, dẫn phát chân-kiến, chân-trí. Sở-thủ là
tướng-phần, thân, cảnh.
-
Ở VỊ THÔNG-ĐẠT: Như-thật
thông-đạt. Hiểu biết rõ-ràng, chắc-chắn.
-
TRONG VỊ TU-TẬP: Như lý đã
nhận thấy, hằng hằng tu tập, dẹp trừ các chướng.
-
ĐẾN VỊ CỨU CÁNH: Thoát-ly
chướng-ngại được viên-minh. Có thể cùng-tột đời vị-lai giáo-hóa chúng
hữu-hình. Lại khiến họ ngộ-nhập Duy-thức-tướng và Duy-thức-tính1.
(1)
Tướng là đứng về mặt: bề ngoài. Tính là đứng về mặt: bề sâu
ĐOẠN V
VỊ TƯ LƯƠNG
Hỏi:
Hành tướng của vị tư lương thế nào?
Đáp:
Cho đến nay chưa khởi thức1.
Cầu an-trụ nơi duy-thức-tính
Đối với hai thủ tùy-miên2
Còn chưa có thể dẹp và dứt
GIẢI THÍCH:
Từ khi pháp
bồ đề tâm thâm-cố3, cho đến chưa khởi thức, thuận theo
quyết-trạch-phần.
Cầu an-trụ
duy-thức chân-thắng-nghĩa tính4.
Thảy đều
nhiếp về vị tư lương.
Bởi vì đến
vô-thượng chính-đẳng5, bồ đề, nên tu tập các thẳng6
tư-lương.
Vì chúng
hữu-tình7, nên siêng cầu giải-thoát.
Bởi thế, cũng
gọi là thuận phần giải-thoát8
Bồ tát về vị
này: nương nhân9, bạn lành10, tác ý11,
tư lương, bốn cái sức hơn.
Đối với
duy-thức-nghĩa dù rất tín-giải12, mà chưa có thể rõ
năng-thủ và sở-thủ không. Phần nhiều ở ngoài cửa tu
bồ-tát-hạnh.
Cho nên đối
với 2 thủ tùy-miên13, còn chư có cái công-lực dẹp và
dứt được, khiến chúng chẳng khởi hiện-hành.
(1)
Từ
lúc phát bồ-đề-tâm cho đến chưa chứng.
(2) Tùy: theo. Miên: ngủ. Nằm nép ở
trong, chưa dẹp, dứt được.
(3) Sâu, bền chắc.
(4) Thuộc chân-lý, không phải tục-nghĩa
(nghĩa-lý thế-gian).
(5) Đẳng: rộng khắp cả
(6) Thắng: hơn hết
(7) Muốn độ sinh
(8) Cởi cho người rồi cho mình
(9) Chủng-tử.
(10) Thầy, bạn, hòan cảnh
(11) Chú-ý, quyết-định.
(12) Hiểu sâu
(13) Chưa dứt, chúng ngủ, có khi dậy,
khởi.
Đây nói hai
thủ, chỉ rõ là năng-thủ và sở-thủ tính. Tập-khí hai thủ gọi là
TÙY-MIÊN, theo dõi chúng-hữu-tình, nằm nép trong tạng thức.
Hoặc theo luôn luôn và làm cho thêm lầm lỗi, nên gọi là
tùy-miên. Tức là chủng-tử sở-tri-chướng và phiền-não-chướng.
ĐOẠN VI
VỊ GIA HÀNH
Hỏi:
Hành tướng của vị gia hành thế nào?
Đáp: (bài
tụng)
Hiện-tiền lập chút ít vật1.
Gọi là duy-thức-tính.
Bởi vì có sở-đắc2.
Chẳng phải thật trụ duy-thức3.
GIẢI THÍCH:
Bồ-tát
đầu-tiên đối với vô số kiếp trước4 khôn khéo sắm đủ tư lương:
Phúc đức, trí tuệ, thuận theo phần giải thóat đã đầy đủ5
(viên-mãn) rồi. Vì vào kiến-đạo. Muốn trụ duy thức tính, lại phải tu gia
hành, để dẹp trừ hay thủ.
Gia hành có
4: Noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất pháp6. Bốn pháp ấy đều gọi là
thuận quyết trạch phần, bởi vì đến chân-thật quyết-trạch phần, gần
thấy đạo: tức là gia-hành.
ĐOẠN VII
VỊ THÔNG ĐẠT
Hỏi:
Hành tướng của Vị Thông Đạt thế nào?
Đáp: (bài
tụng)
Nếu khi đối với cảnh sở duyên
Trí đều vô sở đắc7
Khi ấy mới trụ Duy-thức
Bởi vì xa lìa hành-tướng hai-thủ.
(1)
Nay
lập chút ít phương-pháp: tu duy-thức-tính.
(2) Vì còn biết (tâm sở-đắc): chấp, mắc
cứng trong đó.
(3) Cầu-trụ chứ chưa an-trụ
duy-thức-tính.
(4) Tu 3 vô số kiếp mới thành Phật. Đây
là vô số kiếp đầu. Đến hết hồi-hương.
(5) Phúc, trí viên-mãn, phần giải-thoát
đã viên-mãn.
(6) Bốn quả vị tu-chứng. Xem trong "bản
đồ tứ-giáo” trong quyển:”Phật-giáo” cua Tuệ Quang, về mấy quả đầu Tạng
giáo.
(7) Không cảnh sở-duyên và không trí: 2
không (không năng, sở) mới trụ duy-thức.
GIẢI THÍCH:
Nếu khi Bồ
tát đối với cảnh sở-duyên1, vô-phân-biệt-trí đều vô-sở-đắc2,
bởi ví chẳng lấy các tướng lý luận.
Khi đó mới
gọi là thật trụ tính duy thức chân thắng nghĩa, tức là chứng Chân-như.
Trí với Chân
như bình đẳng, bình đẳng3, đến xa lìa hành tướng năng thủ và sở
thủ.
Hành tướng
của năng thủ và sở thủ đều là phân biệt, bởi vì tâm hý luận-hữu-sở đắc
hiện.
ĐOẠN VIII
VỊ TU TẬP.
Hỏi:
Hành tướng của Vị Tu Tập thế nào?
Đáp: (bài
tụng)
Vô-đắc4 bất-tư-nghì,
Là trí xuất-thế-gian,
Bởi vì xa lìa hai thứ thô-trọng5,
Bên chứng được chuyển-y6.
GIẢI THÍCH:
Bồ tát trước
kiến-đạo khởi rồi, vì dứt các chướng, nên chứng được chuyển-y.
Lại hằng
tu tập trí-vô-phân-biệt7.
Cái trí ấy xa
lìa năng thủ và sở thủ, nên nói là vô đắc và bất tự nghì.
Hoặc xa lìa lý-luận8, nói là vô đắc. Diện dụng khó lường, gọi
là bất tư nghì.
Đó là trí vô
phân biệt xuất-thế-gian9. Bởi vì dứt thế gian nên gọi là xuất
thế gian.
Hai thủ tùy
miên là cội gốc của thế gian, chỉ trí đó có thể dứt, mới được cái tên "xuất”
hoặc "xuất thế”.
(1)
Quán
duy-thức.
(2) Thấy không có cảnh sở-duyên, không
phân-biệt.
(3) Như gương soi vật.
(4) Không được.
(5) Phiền-não, sở-tri.
(6) Bồ-đề, niêt-bàn.
(7) Chính-trí.
(8) Danh ngôn, lý luận ở đời.
(9) Vượt cái biết trong đời.
Trí đó đủ hai
nghĩa thể vô lậu và chứng chân như, riêng gọi là xuất thế.
Các trí khá
chẳng như vậy.
Cứ trong
thập-địa hằng tu vô-phân-biệt-trí như vậy, bỏ 2 thứ thô-trọng.
Chủng-tử 2
chướng đặt tên là thô-trọng.
Bởi vì tính
không kham-nhiệm, trái với tế-khinh.
Khiến cho
trọn dứt, nên gọi là xả.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|