ĐOẠN I.
DUY THỨC
Hỏi:
- Đã
rộng phân-biệt hành-tướng ba thứ năng-biến, chúng làm chỗ sở-y cho hai
phần sở-biến1 của chúng. Làm sao biết được: Nương thức sở-biến,
giả nói là ngã và pháp, chẳng phải riêng thực có? Bởi vậy nên nói: "tất cả
pháp duy-thức"?
Đáp:
- Thật
các thức chuyển-biến2, phân-biệt3 và sở-phân4.
Bởi cái này và kia đều không, cho nên "tất cả duy-thức".
GIẢI THÍCH:
Thật các thức: Trước nói ba thức năng-biến thức5 và
tâm-sở của chúng đều có thể biến6 in tuồng kiến-phần7
và tướng phần8. Đặt cái tên là chuyển-biến9.
Phân-biệt: Năng-biến kiến-phần nói là phân-biệt, vì có thể thấy
tướng.
Sở phân-biệt: Sở-biến10 tướng-phần gọi là sở phân-biệt,
vì là cái sở-thủ của cái thấy11.
Bởi chính-lý ấy, pháp và ngã dời thức sở-biến ra đều quyết-định chẳng phải
có. Xa-lìa năng12 và sở-thủ13, không có vật riêng14.
Chẳng phải có thực vật, xa-lìa hai tướng. Vậy nên tất cả hữu-vi15
và vô-vi pháp16, hoặc thật hoặc giả đều chẳng dời thức.
Nói là duy
nghĩa là: "Ngoài thức, không pháp".
(1)
Kiến và tướng-phần.
(2) Yên thì không có sóng. Chuyển tức là
biến.
(3) Năng-biệt: Kiến-phần. Tâm-vương và
tâm-sở.
(4) Tướng-phần.
(5) Tâm-vương.
(6) Năng-biến.
(7) Kiến: thấy.
(8) Tướng: thấy trong óc cái hình-hảnh,
ghi-nhớ, cảm-tưởng. Hình-ảnh đó là tướng.
(9) Có chuyển mới biến.
(10) Bị: sở.
(11) Bị lấy của kiến phần.
(12) Kiến.
(13) Tướng.
(14) Nói ở trong tâm.
(15) Cảnh vật.
(16) Niết-bàn.
Chuyển-biến: Các nội thức1 chuyển, in-tuồng cái
cảnh-tướng2 ngã và pháp ngoài-hiện. Cái năng chuyển-biến, gọi
là phân-biệt, vì hư vọng phân biệt làm tự tính.
Tam-giới, tâm và tâm-sở chấp cảnh, cái cảnh bị chấp ấy3 gọi là
Sở phân-biệt, là cái bị hư-vọng chấp làm thực ngã và pháp.
Bởi cái phân-biệt ấy biến, in tuồng ngoại-cảnh, giả ngã và pháp tướng. Cái
bị phân biệt, tức là ngã và pháp quyết định đều không.
Kết luận: Ngã và pháp chẳng phải có, thức chẳng phải không. Xa lìa
có và không4, nên khế-hợp với lý trung-đạo.
BÌNH LUẬN5
Đây là phần căn-bản của duy-thức học. Xem lối thành-lập duy-thức học, biết
người học cao hay thấp, vững hay không.
Đây là lối lập của ngài Huyền-Trang. Ngài đã tham-khảo các bộ sách căn-bản
của các đại-luận sư, nhất là của các ngài Hộ-pháp, Giới-Hiền và Thế-Thân.
Gạn lấy tinh-hoa, lập ra lý duy-thức ở bộ thành-duy-thức này.
Ngày nay, có cụ Huyền-Cơ, một tam-tạng pháp-sư lỗi lạc, đã nghiên-cứu 5
đại-tạng, đã đọc hàng trăm bộ duy-thức.
Đây là thuyết thành-lập duy-thức của cụ Huyền-cơ, làm duy-thức-học và
Phật-pháp lại rực-rỡ, bao-trùm cái học đời nguyên-tử này.
Ở
đầu sách này, trong hai phần hai và ba, đã nêu rõ thuyết này.
Bây giờ tôi giảng rõ hơn.
DUY-THỨC
Theo ngài Huyền-Trang và ngài Khuy-cơ, hai luận-sư xuất-chúng đời Đường
nước Trung-hoa, "DUY" có nghĩa là "BAO-GỒM".
Về sau, nhiều nhà học Phật chưa đến nơi giảng Duy là "chỉ có".
Đến nay, hầu hết các nhà Phật-học cũng hiểu như thế. Và mắc vào cái lưới,
lúng túng không ra khỏi, không trả lời được các câu tấn-công đanh thép của
khoa-học và ngoại-đạo.
(1)
Trong.
(2) Ngoài.
(3) Cảnh bị tâm-vương và tâm-sở chấp đó,
gọi là tam giới. Đó là ba cõi mà chúng-sinh tham-đắm.
(4) Đừng chấp có và không.
(5) Của Tuệ-Quang.
Vậy "DUY-THỨC" là gì?
"DUY THỨC" là "Thức bao-trùm tất cả pháp-giới bao-la, bao-trùm cả "chân"
và vọng.
Bởi thế có câu:
-
"Ngoài thức không pháp".
Nghĩa là: "Không có sự-vật nào ra ngoài được phạm vi của "thức".
Vậy chữ "thức" giống như chữ "tâm".
Trong kinh, Phật dùng chữ "tâm".
Trong luận, bồ-tát dùng chữ "thức".
Và câu:
"Tam-giới duy tâm, vạn pháp duy thức" là đúng.
Nghĩa là:
"Tâm bao-trùm ba cõi, thức bao-trùm tất cả sự-vật".
"Duy-tâm" và "duy-thức" đều giống nhau.
THÀNH-LẬP DUY THỨC HỌC.
Pháp-giới bao-la bao-trùm không-gian vô-tận, bao-trùm mọi sự-vật.
Chữ "thức" là danh-từ chỉ pháp-giới.
Thức bao-trùm mọi sự vật.
Ngoài thức, không có pháp, vì pháp nào cũng trong phạm-vi của thức.
Muốn tiện việc học, ta hãy giả lập, chia sự-vật làm hai mặt: "chân"
và "vọng".
"Chân" tiêu-biểu cho cảnh-giới Phật.
"Vọng" tiêu-biểu cho cảnh-giới chúng-sinh.
Ta có thể dùng các danh-từ "Chân-lý", hay "chân-tâm", hay
"thanh-tịnh-thức" để chỉ cái biết bao-trùm pháp-giới của Phật, cái biết
tuyệt-đối.
Ta có thể dùng các danh-từ "vô-minh" hay "vọng-tâm", hay "vọng-thức"
để chỉ cái biết nông-cạn, hẹp-hòi, sai-lầm của chúng-sinh.
Xuống một tầng nữa, ta nghiên-cứu riêng về mặt "vọng".
Trong cõi Sa-bà của đức Phật Thích-Ca đây, tất cả chúng-sinh đều có một
nghiệp-chung. Đó là "nghiệp-chung" của tất-cả chúng-sinh ở cõi
Sa-bà. Cõi đó có ba nghìn nghìn triệu thái-dương-hệ. Mỗi thái-dương-hệ là
một thế giới.
Chữ "thức" là danh-từ để chỉ "ĐỒNG-NGHIỆP" của cõi Sa-bà. Chữ "thức"
bao-trùm cả cõi Sa-bà. Tất cả vọng-thức của chúng-sinh đều trong vòng của
"THỨC".
Tất cả sự-vật, thế-giới vật-chất, vô-hình đều trong vòng của thức.
Khi còn là chúng-sinh ở cõi nào, ví dụ cõi người, cõi tiên, cõi trời, hay
là cõi bàng-sinh, chúng-sinh đều thấy biết theo nghiệp-chung của các
chung-sinh cõi đó, của hoàn-cảnh, của nhóm bạn-hữu, ví dụ, ông A. thấy
biết theo loài người, theo người Á-đông, theo người Việt-Nam, theo người
Nam Việt, theo tỉnh Saigon, theo giới tiểu-công-chức v.v...
Và chúng-sinh lại thấy biết theo nghiệp riêng của mình, ví dụ ông A lại
thấy biết theo nghiệp riêng của cá-nhân ông nữa.
Với toàn-phần vọng-thức của chúng-sinh, Phật chia làm tám phần: từ thức
thứ nhất đến thức thứ tám.
Tám thức lại chia làm 3 loại: thức thứ tám, thức thứ bảy và sáu thức sau,
như ta đã thấy ở trên.
Khoa-học dù cho tiến đến đâu chăng nữa, cũng chỉ là một phần bé nhỏ trong
phạm-vi thấy biết của loài người.
Loài người chỉ là một loại chúng-sinh, so với bao từng chúng-sinh đã tiến
cao hơn nhiều.
ĐOẠN II
DO ĐÂU SINH PHÂN-BIỆT?
Hỏi:
- Do
đâu sinh các phân-biệt?
Đáp:
- Vì
các chủng-tử trong tạng-thức chuyển-biến, thay đổi nhiều hình-dạng. Chúng
hiện-hành tám thức. Tám thức với các tâm-sở tương-ưng, nào kiến-phần, nào
tướng-phần, đều có sức giúp nhau, ảnh-hưởng lẫn nhau. Các thức có
tính-cách riêng là phân-biệt.
ĐOẠN III
BỐN DUYÊN
Đã nói
chủng-tử, hiện-hành và trợ-duyên sinh phân-biệt. Đây nói về các duyên, có
4 duyên:
1)
NHÂN-DUYÊN: Nhân nhờ duyên sinh ra quả. Nhân nào quả nấy, như hạt lúa sinh
cây lúa.
2)
ĐẰNG-VÔ-GIÁN-DUYÊN: Tám thức và tâm-sở liên-tiếp duyên nhau, duyên xong
cái này sang liền cái sau. Như bước đi, các bước nối nhau. Không xen-hở,
gián-đoạn. Các thức và tâm-sở luôn luôn chung nhau chuyển, thuận-ứng nhau
hòa-hợp, tưởng như là một. Ảnh-hưởng lẫn nhau.
3)
SỞ-DUYÊN-DUYÊN: Duyên với cảnh bị duyên. Ví dụ: mắt nhìn cái chén.
Hình-ảnh cái chén ghi trong căn. Căn túc là cơ-quan sống, hoặt động của
con mắt. Ý-thức duyên với hình-ảnh đó, rồi nghĩ đến bao truyện. Ở cái chén
nghĩ đến bao việc gần xa, nào chén này xấu, chén kia tốt, chén mua ở đâu,
chén dùng làm gì v.v...
4)
TĂNG-THƯỢNG-DUYÊN: Giúp thêm cho tốt hay xấu hơn. Ví-dụ: trồng rau. Tưới
cho rau khỏi chết. Nếu mưa: rau càng mọc chóng, xanh tươi. (Tăng thượng
thuận: làm tốt hơn). Nếu ít mưa, thiếu nước tưới: rau xấu. (Tăng thượng
nghịch: làm xấu hơn).
ĐOẠN IV
MƯỜI NHÂN
- Trên
đã nói bốn duyên. Bốn duyên nương 15 chỗ lập là 10 nhân.
15 chỗ là:
1)
NGỮ-Y-XỨ: Nương lời nói. Các sự-vật đều có tên, có hình-dáng. Lời nói
nương đó diễn-tả ra. Gọi là "nhân tùy-thuyết".
2)
LĨNH-THỤ Y-XỨ: Nương chỗ lĩnh-thụ. Chỗ quan-sát chờ đợi. Nương chỗ ấy lập
"nhân quán-đãi". Quan-sát, chờ đợi một vật, các vật kia sinh ra. Ví
dụ: ở một cái bút, xem xét chữ viết việc viết, dùng bút.
3)
TẬP-KHÍ Y-XỨ: Luyện-tập thành công-năng. Các chủng-tử lúc chưa thành-thục.
Nương chúng lập "nhân khiên dẫn": dẫn đến kết-quả sau, xa. Ví dụ:
hạt đa sinh cây đa.
4)
HỮU-NHUẬN CHỦNG-TỬ Y-XỨ: Hạt giống có đồ tẩm bổ, trau-dồi, giúp cho nó.
Các hạt giống đã thành-thục (chín). Nương đó ập "nhân sinh-khởi":
Có thể sinh-khởi cái quả gần của nó. Ví dụ: như người tu lâu, căn lành
thành-thục, nhờ một chút duyên là thành.
5)
VÔ-GIÁN-DIỆT-Y-XỨ: Tâm và tâm-sở nương đẳng-vô-gián-duyên.
6)
CĂN-CẢNH-Y-XỨ: Tâm và tâm-sở nương sở-duyên-duyên.
7)
CĂN-Y-XỨ: Tâm và tâm-sở nương 6 căn.
8)
TÁC-DỤNG-Y-XỨ: Trừ chủng-tử ra, các cái khác giúp cho hiện-duyên.
9)
SỸ-DỤNG-Y-XỨ: Trừ chủng-tử ra, các cái khác làm hiện-duyên.
10)
CHÂN-THỰC-KIẾN-Y-XỨ: Cái kiến vô-lậu, đối với pháp vô-lậu, có thể giúp
dẫn để chứng vô-lậu. Nương đó để lập "nhân-nhiếp-thụ": Nhiếp bao
thứ để lập thành pháp vô-lậu. Chờ bao duyên để thành-tựu.
11)
TÙY-THUẬN-Y-XỨ: Tiến tới, sinh các cái khác: như cây chuối lớn lên, đâm
lá, hoa, quả. Nương đó lập "nhân dẫn phát": ví dụ: đã lành, tu lành
thêm lên.
12) SAI-BIỆT
CÔNG-NĂNG-Y-XỨ: Các pháp hữu-vi đều đối với quả của chúng, có cái thế-lực
có thể khởi chứng khác nhau: Như thiện được quả sướng, cảnh sướng. Thấy
(chứng) rõ. Nương đó lập "nhân-định-dị": lành ác quyết-định khác
nhau. Có thể sinh trong các cõi, hay chứng các cảnh-giới trên.
13) HÒA-HỢP
Y-XỨ: hòa-hợp nhau. Bao cái khác chung làm thành. Từ nơi lĩnh-thụ cho đến
sai-biệt công-năng y-xứ, đối với trong cái quả "sinh, trụ, thành, đắc", có
cái sức hòa-hợp nhau. Nương đó lập "nhân đồng-sự": Từ quán-đãi cho đến
định-dị, đều đồng-sinh một quả.
14)
CHƯỚNG-NGẠI Y-XỨ: Có thể chướng-ngại. Đối với "sinh, tru, thành, đắc", có
thể chướng-ngại. Nương đó lập "nhân tương-vi": Có thể trái "sinh,
trụ, thành, đắc".
15)
BẤT-CHƯỚNG-NGẠI-Y-XỨ: Chẳng chướng-ngại. Đối với "sinh, trụ, thành, đắc",
chẳng chướng-ngại. Nương đó lập "nhân bất tương-vi": Không trái với
"sinh, trụ, thành, đắc".
Mười nhân
nhiếp về 2 nhân:
a)
Năng-sinh1.
b)
Phương-tiện2.
NHÂN NĂNG-SINH: Các nhân khiên-dẫn chủng-tử và sinh-khởi chủng-tử.
NHÂN PHƯƠNG-TIỆN: Các nhân khác.
KHIÊN-DẪN CHỦNG: Các chủng nhân-duyên dẫn phát, định dị, đồng-sự, và bất-
tương-vi, về cái vị chưa thành-thục3.
SINH-KHỞI-CHỦNG: Về cái vị đã thành-thục.
ĐOẠN V
NĂM QUẢ
Đã nói nhân-duyên, tất phải có quả.
Quả có mấy thứ? Nương chỗ nào được?
Có 5 thứ:
1)
DỊ-THỤC: Pháp hữu-lậu thiện và bất-thiện chiêu-cảm dị-thục sinh4.
Vô ký của nó nối luôn. Như người tu thập-thiện, sinh cõi trời.
2)
ĐẲNG-LƯU: Tu thiện được quả thiện. Tu ác được quả ác.
3) LY-KẾ5:
Vô-lậu đạo, đoạn chướng, chứng được thiện vô-vi.
4) SỸ6-DỤNG:
Các người làm, mượn các đồ dùng, tạo ra sự-nghiệp.
5)
TĂNG-THƯỢNG: Các thứ khác phụ thêm.
Luận Du-già nói: Tập-khí y-xứ được quả dị-thục.
Tùy-thuận y-xứ được quả đẳng-lưu. Chân-kiến y-xứ được quả ly-kế.
Sỹ-dụng y-xứ được quả sỹ-dụng. Còn các y-xứ khác được quả tăng-thượng.
(1)
Hạt giống: nhân.
(2) Duyên: giúp.
(3) Chưa đủ sức.
(4) Khác thời, khác chỗ, khác loại. Ví
như nước ở suối, chảy thành sông, ra biển.
(5) Kế: trói-buộc, ly: giải thoát.
(6) Sỹ: người.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|