× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

Duy thức học



PHẦN THỨ MƯỜI MỘT SÁU THỨC TRƯỚC

ĐOẠN I

TƯỚNG NĂNG-BIẾN THỨ BA

Hỏi :

            - Tướng năng-biến thứ ba thế nào ?

Đáp : (bài tụng)

1)      Thức năng-biến thứ ba, có 6 thức khác nhau.

2)      Phân-biệt cảnh (liễu-cảnh) làm tính tướng.

3)      Thức này nhiếp về thiện và vô-ký.

ĐOẠN II

 

SÁU THỨC : LIỄU-CẢNH

  Sau cái thức năng-biến tư-lương, nên nói về hành-tướng của thức năng-biến liễu-cảnh.

 Thức này có sáu thứ khác nhau, bởi vì theo căn cảnh khác nhau.

 

  Có thể theo căn đặt tên: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý.

  Có thể theo cảnh đặt tên: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

 

  "Thức” nghĩa là phân-biệt, biết 6 cảnh.

  Năm thức trên mỗi thức chỉ biết riêng từng thứ. Mắt biết phạm-vi của mắt. Tai của tai. Ý-thức biết cả sáu thứ.

  Đó là nói về chúng-sinh chưa chứng, chưa tự-tại. Nếu được tự-tại, một căn dùng cho sáu, mắt nghe, ngửi được.


 

ĐOẠN III

NHIẾP VỀ BA TÍNH

 

Hỏi :

-          Sáu chuyển-thức ấy nhiếp về tính nào ?

Đáp :

            - Nhiếp về thiện, bất-thiện cu-phi

           

1)      Cu-phi vô-ký, chẳng phải thiện và bất-thiện.

2)      Thiện: Có thể làm lợi-ích trong đời này và đời khác.

3)      Ác: Có thể làm vi-tổn (hại) đời này và đời khác.

*

**

ĐOẠN IV

TÂM-SỞ

Hỏi :

            Sáu thức với mấy thứ tâm-sở tương-ưng ?

Đáp : (bài tụng)

            Đây, các tâm-sở

1)      Biến-hành.

2)      Biệt-cảnh.

3)      Thiện.

4)      Phiên-não.

5)      Tùy-phiền-não.

6)      Bắt-định.

 

Đều tương-ưng với ba thứ thụ.

  Giả-thích :

            - Sáu chuyển thức này chung với 6 loại tâm-sở tương-ưng.

            Tâm-sở : hằng nương theo tâm mà khởi1, với tâm tương-ưng2, hệ-thuộc nơi tâm. Như vật thuộc về ta, đặt tên là ngã-sở.

(1)  Tâm khởi nó khởi.

(2)  Tâm ưng gì, nó ưng nấy.

           

Tâm đối với cảnh sở-duyên, chỉ lấy tướng-chung.

Tâm-sở lấy tướng riêng với cảnh1.

Ví-như thầy trò thợ vẽ, thầy phóng kiễu, trò tô mầu.

Khi chứng-quả : Khi tu-chứng, đã được tự-tại, chỉ với hỷ-lạc và xả2 ? Vì Phật đã đoạn ưu và khổ.       

ĐOẠN V

BIỆT-CẢNH TÂM-SỞ.

 

Hỏi:

-          Trước đã lược nói sáu loại tâm-sở, nay nên nói rỏ tướng khác nhau của chúng.

-          Hai loại đầu, tướng ấy thế nào?

Đáp:

Loại đầu biên-hành: xúc v.v.

Loại sau biệt-cảnh là: dục, thắng giải, niệm, định, tuệ.

Sở-duyên sự chẳng đồng.

Giải:

            Trong sáu loại, loại đầu là biến-hành tâm-sở (xúc…) trước đã nói.

            Sau là biệt-cảnh tâm-sở, là từ dục cho đến tuệ. Việc duyên cảnh của biệt-hành không đồng nhau.

BIẾN HÀNH TÂM-SỞ

  Tâm-sở này đi khắp tất cả:

            1) Đi khắp tất cả thời-gian (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) .

            2) Đi khắp tất cả không-gian (ba cõi v.v…).

            3) Đi khắp tất cả tính (thiện, ác, vô ký).

            4) Đi khắp tất cả thức (tám thức).

(1)  Phân-biệt, chia-chẻ.

(2)  Bình-thường.


 

BIỆT-CẢNH TÂM-SỞ.

Tâm-sở này có 5 thứ, mỗi thứ duyên một cảnh khác nhau. Năm thứ là:

1)      DỤC: Đối với cảnh ưa thích, trông mong làm tính, siêng-năng1, nương nơi đó làm nghiệp.

2)      THẮNG-GIẢI: Biết rõ ràng, chắc chắn, không thay đổi, thật quyết định.

3)      NIỆM: Đối với cảnh đã từng tập2, khiến cho tâm rõ ràng ghi nhớ chẳng quên làm tính. Định nương làm nghiệp.

4)      ĐỊNH: Đối với cảnh sở quán, khiến tâm chuyên chú, chẳng tản làm tính. Trí nương làm nghiệp.

5)      TUỆ: Đối với cảnh sở quán, lựa chọn3, làm tính, đọan nghi làm nghiệp.

*

* *

Hỏi:

-         Năm thứ biệt-cảnh này nhiếp về thứ thụ nào?

Đáp:

-         Dục nhiếp 3 món: hỷ, lạc và xả, trừ "ưu" và khổ thụ ra. Vì 2 cảnh sau chẳng phải sở lạc (ưa thích).

-         Còn 4 thứ kia thông cả 4, chỉ trừ khổ-thụ.

 

(1)  Muốn làm.Siêng năng trái vói lười.

(2)  Học-tập ghi-nhớ.

(3) Suy-xét.


 

ĐOẠN VI

THIỆN TÂM-SỞ

Hỏi:

-         Thiện tâm sở, tướng ấy thế nào?

Đáp: (Bài tụng)

-         Thiện là: Tín, tàm, quý, vô tham, vô sân-vô si, cần, an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

*

* *

 

1)      TÍN: tin. Đối với "thật, đức và năng1" rất nhẫn-thụ ưa-muốn, tâm tịnh làm tính, đối-trị bất tín, lạc thiệu làm nghiệp.

 

2)      TÀM: Biết xấu hổ, thẹn. Kính-trọng hiền thiện làm tính. Đối-trị vô-tàm. Ngăn-dứt các ác-hạnh làm nghiệp. (Thẹn với mình).

 

3)      QUÝ: Thẹn với thế-gian (với người). Khinh chống bạo ác làm tính. Đối-trị vô-quý. Ngăn dứt cái ác làm nghiệp.

 

4)      VÔ-THAM: Không tham. Không tham-đắm2 cái sướng ở cõi làm tính. Đối-trị tham-đắm. Làm lành làm nghiệp.

 

5)      VÔ-SÂN: Không nóng-giận. Đối với cái khổ và nhân khổ3, không giận làm tính. Đối-trị cái giận dữ. Làm lành làm nghiệp.

 

6)      VÔ-SI: Không ngu-si. Đối với sự lý, hiểu biết rõ ràng làm tính. Đối-trị với ngu si4. Làm lành làm nghiệp.

 

7)      CẦN: Tinh tiến. Đối với trong phẩm thiện ác, về sự tu5 và đoạn6, mạnh mẽ làm tính. Đối-trị với lười biếng. Mãn thiện7 làm nghiệp.

 

8)      AN: Khinh-an8. Xa lìa cái thô trọng9. Thân tâm thư thái. Kham-nhiệm10 làm tính. Đối-trị hôn trầm. Chuyển-y11 làm nghiệp.

(1) Tin sức mình làm được. Sự thật, đức-hạnh, tài năng. 

(2)  Thèm.

(3) Phiền-não.

(4) Lấy trái làm phải, lấy phải làm trái.

(5) nuôi lớn thiện.

(6) Dứt trừ ngay từ lúc khởi mầm, đều ác.

(7) Đầy nghiệp làm.

(8) Yên-ổn, nhẹ-nhàng.

(9) Thô, năng-nề.

(10) Làm gì cũng được.

(11) Cái tối, chìm, năng-nề, chuyển lại

 

9)      BẤT PHÓNG-DẬT: Không bị buông lung, bị lôi kéo. Tinh-tiến và vô-tham, vô-sân, vô-si, đoạn ác và dứt mầm ác làm tính. Đối-trị buông-lung. Đầy đủ tất cả sự lành thế gian và xuất thế gian làm nghiệp.

 

10)   HÀNH-XẢ: Làm mà không tham-đắm, không để tâm. Tinh-tiến ba căn1, khiến tâm bình-đẳng chính-trực2. Không công-dụng3 làm tính. Đối-trị với cố-chấp. Yên-ổn, bằng-phẳng làm nghiệp.

 

11)   BẤT HẠI: Không làm hại. Không làm tổn hại chúng hữu tình. Không giận làm tính. Đối-trị với hại. Thương người làm nghiệp.

ĐOẠN VII

PHIỀN-NÃO

Hỏi:

-         Phiền-não tâm-sở, tướng ấy thế nào?

Đáp: (Bài tụng)

-         Tham, sân, si, mạn, nghi, ác-kiến: Sáu thứ, tính chúng nhiếp về căn-bản4 phiền-não.

*

* *

 

1)      THAM: Tham-đắm. Đối với ba cõi5 và thân6, nhiễm-đắm làm tính. Có thể chướng cái tâm vô-tham. Sinh khổ làm nghiệp. Vì tham ái mới lấy thân ngũ-uẩn, thụ-sinh.

 

2)      SÂN: Nóng giận. Đối với khổ và các nhân khổ, thêm cái giận làm tính. Có thể chướng cái tâm vô-sân. Không an-ổn. Hạnh ác nương-dựa làm nghiệp. Giận khiến thân-tâm nóng-nảy, khởi các ác-nghiệp và cái tính-cách bất-thiện.

 

3)      SI: Ngu tối. Đối với các sự-lý mù mờ7 làm tính. Có thể chướng ngại vô si. Tất cả các tạp nhiễm nương-dựa làm nghiệp. Bởi vô-minh khởi ra nghi, tà kiến8, các nghiệp phiền-não. Có thể chiêu-cảm các pháp tạp-nhiễm về các đời sau.

 

(1) Vô-tham, vô-sân, vô-si.   

(2) Hể đắm thì không chín, thẳng (thiên-lệt).

(3) Tự-nhiên thành sự, làm đựoc nhẹ nhàng, dể dàng.

(4) Cội gốc.

(5) Như cảnh sướng ở cõi dục. Còn cõi sắc và vô-sắc: tham cảnh-giới cõi đó.

(6) Kiết-sử.Nguyên nhân ràng buộc.

(7) Không biết phải trái, chân vọng.

(8) Thấy bất-chính.

4)      MẠN: Kiêu-ngạo. Ỷ mình1 đối với người khác. Nâng cao mình lên làm tính. Có thể chướng-ngại cái bất mạn. Sinh-khổ làm nghiệp. Tâm chẳng khiêm-hạ, bởi vậy sinh-tử luân-chuyển, chịu các khổ.

 

5)      NGHI: Nghi-ngờ. Đối với chân lý, do dự làm tính. Có thể chướng-ngại thiện-phẩm bất nghi làm nghiệp. Dụ-dự thì nghiệp lành không sinh.

 

6)      ÁC-KIẾN: Thấy sai. Đối với chân-lý điên-đảo đo-lường2 nhiễm-tuệ3 làm tính. Có thể chướng với thiện-kiến. Rước khổ làm nghiệp. Ác-kiến phần nhiều bị khổ.

 

*

* *

 

      THỨC: Sáu thứ này tương-ưng với thức nào:

-         Tạng-thức hoàn-toàn không có. Mạt-na có 4 thứ. Ý-thức đủ 10 thứ. Năm thức chỉ có 3 thứ: tham, sân, si.

 

      THỤ: Mười thứ này tương-ưng với thụ nào:

-         Với 5 thứ thụ, tham-sân-si 3 thứ cu-sinh và phân-biệt, đều tương-ưng.

 

TÍNH: Nhiếp về tính nào?

-         Sân chỉ nhiếp về bất-thiện, bởi vì hại mình và người. Còn 9 thứ kia thông cả 3 tính.

 

GIỚI: Buộc về giới nào?

-         Sân chỉ ở cõi dục. Còn 9 thứ kia thông cả 3 cõi.

 

BỰC: Nhiếp về học quả nào?

-         Chẳng phải nhiếp về bực vô-học và hữu-học4, vì các bực đó chỉ là thiện.

(1) Ỷ mình giàu, sang, thông minh.    

(2) Với chân-lý, suy-tính trái hẳn.

(3) Đem kiến-thức mình lẫn-lộn chân-lý.

(4) Đoạn ác. Còn phải tu về việc phiền-não.


 

ĐOẠN VII

 

TÙY PHIỀN-NÃO

Hành-tướng1 là: Phẫn, hận, phú, não, tật san, cuống, xiểm, hại, kiêu, vô-tàm, vô-quí, trạo-cử, hôn-trầm, bất-tín, giải-đãi, phóng-dật, thất niệm, tản loạn, và bất chính-tri.

*

* *

 

1)      PHẪN: Nổi-xung khi gặp cảnh trái ý-thích. Nhiều khi phát ra bạo-ác.

 

2)      HẬN: Kết oán. Sau khi nổi-xung, giữ cái giận trong lòng. Kết oán làm tính. Có thể chướng bất hận. Nóng nảy, bức tức làm nghiệp.

3)      PHÚ: Che-dấu. Che-dấu tội mình làm, e mất cái lợi và tiếng khen. Có thể chướng bất-phú. Hối não làm nghiệp. Tức là sau bị ăn-năn và não không yên-ổn.

4)      NÃO: Dữ tợn. Trước đã giận, bị người xúc-xiểm cho giận thêm. Dữ-tợn làm tính. Có thể chướng cái bất não. Độc-dữ làm nghiệp. Khi đã giận nhiều, tâm bèn hung-dữ phát ra táo-bạo và các lời thô-bỉ, độc hại.

5)      TẬT: Ganh-ghét. Chỉ theo cái danh-lợi củ mình, chẳng chịu ai vinh hơn. Ganh ghét làm tính. Có thể chướng bất tật. Lo-rầu làm nghiệp. Người ganh-ghét, nghe thấy ai vinh hơn, ôm lòng lo lắng, chẳng yên-ổn.

6)      XAN: bỏn-xẻn. Tham-đắm tiền của, không thể ban cho. Bỏn-xẻn làm tính. Có thể chướng bất-xan. Xẻn chứa làm nghiệp. Người bỏn xẻn tâm hay riết-róng và xẻn, chất chứa tiền của, không thể bỏ.

7)      CUỐNG: Dối-trá. Vì muốn được lợi và tiếng khen, giả hiện ra có đạo-đức. Dối-trá làm tính. Có thể chướng bất-cuống. Tà-mạng2 làm nghiệp. Người kiểu-cuống lòng ôm giữ mưu-mô khác, phần nhiều hiện ra sự bất-thật.

8)      XIỂM: Xiểm-cong. Vì dối người, giả lập cái nghi-dung khác. Xiểm-khúc3 làm tính. Có thể chướng bất xiểm. Người xiểm-khúc, vì dối ghạt người, chiều theo thời nghi, giả-lập phương-tiện, để lấy ý người, hoặc dấu lỗi mình, chẳng để cho thầy bạn chính-đáng dạy-bảo.

(1) Hành-vi, tướng-trạng.    

(2) Mưu cầu nuôi sống bất-chính.

(3) Xiểm-cong: chiều uốn theo lòng người.


 

9)      HẠI: Làm hại. Đối với các hữu-tình, tâm không thương-xót. Tổn-não1 làm tính. Có thể chướng bất-hại. Bức-não2 làm nghiệp. Người có hại bức-não loài khác.

10)   KIÊU: Ỷ mình. Đối với việc tốt, hay của mình, rất sinh nhiễm trước. Túy-ngạo3 làm tính. Có thể chướng bất kiêu. Người kiêu sinh-trưởng tất cả pháp tạp-nhiễm.

 

11)   VÔ-TÀM: Không biết hổ, xét mình. Chẳng tự xét mình, khinh chống hiền-thiện làm tính. Có thể chướng ngại tâm. Sinh-trưởng ác-hạnh làm nghiệp.

12)   VÔ-QUÝ: Không biết thẹn với người. Chẳng nhìn người, kính trọng cái bạo-ác làm tính. Có thể chướng ngại quý. Sinh-trưởng ác-hạnh làm nghiệp. Không biết thẹn vì đều xấu của mình.

13)   TRẠO-CỬ: Tâm lêu lổng. Khiến tâm đối với cảnh chẳng tịch-tĩnh làm tính. Có thể chướng cái hành-xả Sa-ma-tha làm nghiệp. Luận chỉ nói nó là tham phần. Nó bởi nhớ sự vui lúc trước mà sinh.

14)   HÔN TRẦM: Mờ tối, nặng-nề. Khiến tâm đối với cảnh không kham-nhiệm làm tính. Có thể chướng tu quán khinh-an làm nghiệp. Luận chỉ nói nó là si-phần. Mờ tối, trầm trọng là tướng-si.

15)   BẤT-TÍN: Không tin. Đối với sự-thật, đức-hạnh và tài-năng, chẳng ưa muốn. Tâm uế làm tính. Có thể chướng tịnh-tín. Đọa nương làm nghiệp. Người bất-tín phần nhiều hay lười nhác.

16)   GIẢI-ĐÃI: Lười-biếng. Đối với thiện và ác phẩm, trong việc tu và đoạn, lãng-đoạn4, làm ính. Có thể chướng tinh-tiến. Thêm nhiễm làm nghiệp. Người lười nhác thêm nhiều nhiễm nghiệp.

17)   PHÓNG-DẬT: Buông-lung. Đối với tịnh và nhiễm phẩm, không ngăn nhiễm5. Buông-lung làm tính. Chướng bất-phóng-dật. Thêm ác tổn thiện nương-dựa làm nghiệp.

 

18)   THẤT-NIỆM: không nhớ. Đối với các cảnh duyên, không thể rõ ràng ghi nhớ làm tính. Có thể chướng chính-niệm. Tản-loạn nương-dựa làm nghiệp. Người thất-niệm tâm hay tản-loạn.

 

(1) Làm hư-hại.    

(2) Ép, đè, phiền.

(3) Ngạo say mê. Đâm say mê việc tốt, hay của mình.

(4) Lúc làm lúc không.

(5) Tu phải ngăn nhiễm.


 

 

19)   TẢN LOẠN: lưu lãng. Đối với cảnh sở-duyên, khiến tâm lưu-lãng1 làm tính. Có thể chướng chính-định. Ác-tuệ nương-dựa làm nghiệp. Người tản-loạn phát ác-tuệ2.

 

20)   BẤT CHÍNH TRI: Hiểu biết sai-lầm. Đối với cảnh sở-quán, hiểu biết lầm3 làm tính. Có thể chướng chính-tri. Hủy-phạm4 làm nghiệp.

 

ĐOẠN IX

BẤT-ĐỊNH TÂM-SỞ

Hỏi:

-         Bất-định có 4 thứ, tướng ấy thế nào?

Đáp:

-         Hối, miên, tầm, từ (Chia làm hai: hối miên, tầm từ). Không nhất-định thiện hay ác, nên gọi là bất-định.

 

1)      HỐI: Ăn năn. Ghét cái việc đã làm. Còn hối-hận làm tính. Chướng cái chỉ làm nghiệp.

 

2)      MIÊN: Buồn ngủ. Khiến cho tâm không tự tại. Mờ-ám và ít thức làm tính. Chướng quán làm nghiệp.

 

3)      TẦM: Tìm kiếm. Khiến cái tâm vội-vàng, đối với cảnh ý ngôn5, thô chuyển làm tính6.

 

4)      TỪ: Xem-xét kỹ-càng. Khiến tâm bận-rộn. Đối với cảnh ý ngôn, tìm kỹ-càng làm tính.

 

(1) Như nước tràn-lan chảy.    

(2) Thuộc điên đảo.

(3) Biết không chính, lầm.

(4) Phá hư pháp, pham giới.

(5) Trong ý hay lời nói.

(6) Tìm vội-vàng cái mất.


 

ĐOẠN X

HIỆN-KHỞI

Hỏi:

-         Làm sao biết được phần-vị hiện-khởi của sáu thức?

 

Đáp: (bài tụng)

-         Nương-dựa theo căn-bản-thức.

-         Năm thức theo duyên-hiện-khởi, hoặc chung hoặc chẳng chung. Như sóng nương nước.

-         Ý-thức thường hiện-khởi, trừ-sinh vô-tưởng-thiên và hai thứ định vô tâm, ngủ say và chết ngất.

GIẢI-THÍCH (nguyên-văn)

            Căn-bản-thức: Là A-đà-na thức. Thức này là căn-bản; là gốc, cho các thức sinh.

            Y-chỉ: Nương dựa. Sáu chuyển-thức trước lấy căn-bản-thức (A-lại-da) làm chỗ nương chung.

            Năm thức: Năm chuyển-thức trước, chủng-loại giống nhau, nên nói chung.

            Tùy duyên-hiện: Chỉ rõ là chẳng phải thường khởi.

            Duyên: Tác ý, căn, cảnh v.v...

            Nương-dựa...khởi: Năm thức thân, bề trong nương bản-thức, bề ngoài theo tác-ý, 5 căn, cảnh v.v...các duyên hòa-hợp, mới được hiện tiền.

            Hoặc chung, hoặc chẳng chung khởi. Ngoại duyên họp là có đốn tiệm.

            Ví dụ như nước và sóng, theo duyên nhiều ít (Gió).

            Vô-tưởng-thiên: Người tu định vô-tưởng, do cái sức nhàm chán cái tướng thô, sinh trong cõi trời ấy. Nó trái với tâm và tâm-sở, nên chúng không thường hành-động. Diệt tưởng làm đầu. Lục thức đều đoạn ở cõi này.

            Hai vô-tâm định: Vô-tưởng-định, và diệt-tận định, đều không có sáu thức. Nên gọi là vô tâm.


 

            Vô-tưởng-định: Các loài dị-sinh, dẹp cái tham tịnh, tham các cái tốt đẹp trong ba cõi, chưa dẹp được nhiễm cõi trên. Xuất ly tưởng tác-ý1, khiến cho khi có khi không. Tâm và tâm-sở diệt. Cái tưởng diệt làm đầu, đặt tên là vô-tưởng. Khiến thân an-hòa nên nói là định.

            Diệt-tận-định: Các bực vô-học hoặc hữu-học2 thánh-nhân, đã dẹp hoặc xa bỏ cái tham3. Cái tham cõi trên bất-định. Bởi ngăn dứt cái tưởng, cái tác ý làm đầu khiến tâm và tâm sở diệt. Tên là diệt-tận. Khiến thân an-hòa, nên gọi là định.

            Ngủ say và chết ngất: Khi ngủ say và chết ngất, mê-man không biết gì, khiến 6 thức trước đều không hiện-hành.

            Chung nhau chuyển: Trong tất cả chúng hữu-tình, tâm với Mạt-na, hai cái thường chung nhau chuyển. Nếu khởi thức thứ sáu, thì ba cái chung nhau chuyển. Các cái khác theo duyên hợp, khởi một cái cho đến 5 cái, thì 4 cái cho đến 8 thức chung nhau chuyển. Đó là lược nói nghĩa thức chung nhau chuyển.

(1) Chú-ý.    

(2) Đương tu học.

(3) Tham cõi trên.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy