ĐOẠN 1
TÊN BỘ SÁCH NÀY
CỤ Trí-Độ dịch bộ « Thành-duy-thức-luận » này của ngài
Huyền-Trang, lấy tên là
«
THÀNH-DUY-THỨC-LUẬN CƯƠNG-YẾU »
Thành-duy-thức : lấy đạo-lý thành-lập duy-thức-học.
Cương : giềng mối
Yếu : quan-hệ, yếu-ước.
Bộ sách này nghiên-cứu những chỗ
quan-hệ làm căn-bản cho duy-thức-học.
*
* *
Đoạn II
(nguyên-văn)
I) Làm ra luận này là cốt để cho những người
mê-lầm hai lý sinh-không và pháp-không để khiến chỗ hiểu biết đượcc
chính-đáng.
*
* *
BÌNH-LUẬN
1) Mê : không-biết
Lầm
: bảo còn chấp không nghe.
Sinh-không : là quả tu-chứng đến của A-la-hán hay là người
đã vượt
khỏi luân-hồi sinh-tử vượt tam-giới (ba-cõi), đã vượt
được
ngã chấp. Ngã chấp là chấp có mình.
Pháp-không là cảnh-giới Phật đã vượt
được
pháp-chấp của hàng bồ-tát, Pháp chấp là chấp có sự vật.
*
* *
II) Để Khiến cho họ hiểu-biết và dứt-trừ hai thứ trọng-chướng
là phiền-não và sở-tri.
*
* *
BÌNH LUẬN
2) Phần bình-luận của Tuệ-Quang. Bình luận nguyên-văn ở trên.
3) Trọng-chướng : Trọng (khó dứt trừ)
Chướng : che mất chân-lý, ngăn-ngại Bồ-đề và giải-thoát. Vì
mê-lầm.
4) Phiền-não : Phiền-não chướng là tham, sân, si v.v
làm chúng-sinh đau-khổ.
5) Sở tri : Tri-kiến, biết hẹp hòi, chút-ít, làm ngại
không biết được nhiều, vì tự cho là đủ. Hai cái chướng phiền-não và sở-tri
là danh-từ để gọi một cách khác ngã-chấp và pháp-chấp.
*
* *
III) được hai cái kết-quả hơn vậy.
*
* *
BÌNH-LUẬN
6) Hơn : hơn hết cả ba cõi.
Dứt từ phiền-não chướng tức là vượt luân-hồi sinh-tử, chứng
quả A-la-hán.
7) Muốn nghiên-cứu kỹ, xin xem bộ « Phật-giáo của Tuệ-Quang,
phần thứ ba : lý thuyết của Phật-pháp » từ trang 202 đến 226.
Vượt sở-tri chướng tức là thành Phật, trí tuệ hoàn-toàn, sáng
suốt, bao-trùm pháp-giới.
*
* *
IV) Hơn nữa, vì mở-mang và chỉ-thị cho những người
lầm chấp ngã và pháp, mê cái lý duy-thức, khiến cho họ được thông-đạt lý
sinh-không và pháp-không, đối với lý duy-thức hiểu-biết đúng như thực.
*
* *
BÌNH-LUẬN
1) Đối với người mới học : mở-mang cho họ biết chân-lý.
2) Đối với người học đã lâu, chưa hiểu : chỉ-thị cho họ hiểu
rõ.
Tóm lại, bộ luận này được tạo ra, để giúp người tu học biết rõ
tâm-lý mình, tâm-lý chúng-sinh, không còn chấp ngã và pháp, không còn bị
nô-lệ cho mình và sự-vật, không còn bị hai cái chướng phiên-não và sở-tri.
Họ sẽ tu thẳng thành Phật.
*
* *
ĐOẠN III
PHÁ CHẤP
Có 4 cái chấp :
I) Có người mê lý duy-thức, hoặc họ chấp : « ngoại-cảnh, cũng
như thức, chẳng phải không »
*
* *
BÌNH-LUẬN
Ngoại-đạo Tát-bà-đa và Tiểu-thừa chấp :
«
ngoại-cảnh thật có, như thức ». Tức là họ còn pháp-chấp, cho là sự-vật
thực có. Cũng như khoa-học và phái duy-vật ngày nay.
*
* *
II) Chấp :
« Nội-thức, cũng như cảnh, chẳng
phải có ».
*
* *
BÌNH LUẬN
Phái Thanh-Biện cho là : "Thức và cảnh đều không”
*
* *
III) Chấp : « Các thứ, dụng khác nhau mà thể vẫn
đồng ».
GIẢI
Chỉ có một thức, y đó mà chuyển-khởi ra các tác-dụng khác.
*
* *
IV) Chấp : « Xa lìa cái tâm ra, không
có tâm sở riêng ».
GIẢI
Phái Giác-Thiện-Tôn-giả cho là : « Chỉ có tâm, không có tâm sở
»
*
* *
Vì ngăn đón sự chấp như vậy, nên tạo luận này, để khiến họ đối
với trong duy-thức, hiểu biết được một cách như thật lý thâm-diệu.
GIẢI
1) Thâm : Sau, Phàm-phu, nhị-thừa không hiểu được.
Diệu
: Có, không, không thể nói được
vễ phía nào hẳn.
*
* *
BÌNH-LUẬN CHUNG
Duy-thức học phá mấy thuyết sau đây :
1) Có thuyết cho là : sự vật có thực. Đây là quan-niệm của
khoa-học ngày nay và các nhà duy-vật. Có thuyết cho là : Sự vật và thức
đều có thực. Đó là quan-niệm của đạo Tát-bà-đa và tiểu-thừa Phật-giáo.
Duy-thức học cho là :
-
Đối
với chúng-sinh, sự-vật thực có, đối với họ.
-
Đối
với Phật, đã chứng đến cảnh-giới Phật, sự vật mà ta thất đây không thực
có.
Ví dụ con kiến, con ốc, con cá dưới
đáy biển, con chim, mỗi loài thấy sự-vật một khác. Họ quý những thứ mà ta
coi thường,
hay không biết là có. Đối với Phật, chúng sinh là người
trong chiêm-bao, thấy các vật trong chiêm-bao. Khi tỉnh mới biết là không
có. Phật ví với người
tỉnh.
*
* *
2) Có thuyết lại cho là : nội-thức,
cũng như
cảnh,
chẳng phải có.
Đó là quan-niệm của phái Thanh-biện.
Phái Thanh-biện là đệ tử của Bồ tát Long Thụ, một ngôi sao sáng trong
Phật-pháp.
Phái này đứng về mặt « pháp-tính », quan-niệm : sự-vật và thức
của chúng-sinh đều không.
Đứng về mặt chân-lý, tức là cảnh-giới Phật, thấy mọi sự vật mà
chúng-sinh cho là có, thực ra không có.
Duy-thức học nghiên-cứu về tâm-lý chúng-sinh, cho là : thức có
thực.
Bề ngoài, hai thuyết có vẻ trái nhau. Thực ra, mỗi thuyết đúng
về một phương-diện
của Phật pháp.
Khi ta còn la chúng-sinh, duy-thức-học giúp ích cho ta, vì nó
giúp ta hiểu rỏ tâm-lý mình.
Khi ta thành Phật, dy-thức học và mọi sự-vật trong cảnh-giới
chúng-sinh đều không còn nữa.
*
* *
3) Có thuyết lại cho là : chỉ có một thức, nhưng
có nhiều tác-dụng khác nhau.
Duy-thức học chia làm tám thức, để dể nghiên-cứu toàn phần
vọng-thức của chúng-sinh. Mỗi thức có đặc-sắc, có tác-dụng riêng.
Đây là chia theo bề mặt, để nghiên-cứu. Nếu cho là có
một thức, sự nghiên-cứu sẽ khó khăn và dể lầm-lộn.
*
* *
4) Có thuyết lại cho là : Chỉ có tâm, không có tâm sở riêng.
Duy-thức-học chia là nhiều tâm-sở, vậy trái với thuyết trên.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|