ĐOẠN I
MỤC-ĐÍCH
Học duy-thức là để biết rõ tâm-lý chúng-sinh và mình để tiện việc tu-học.
Khi đã biết rồi, nên nghiên-cứu về pháp-tính, tức là lối học tổng-quát, lời Phật dạy ở các kinh liễu-nghĩa như Duy-ma-cật, Viên-giác v.v… Tu dễ và chóng hơn.
* *
ĐOẠN II
AI LẬP RA DUY-THỨC ?
Duy-thức do Phật lập ra.
Phật đã tu-chứng rồi, mới bao được hết, nên thành-lập tâm-lý học của các chúng-sinh.
Đứng trên cao nhìn xuống, Phật mới bao-trùm được toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.
*
* *
ĐOẠN III
DUY-THỨC LÀ GÌ ?
Duy-thức nghĩa là : « Không ngoài ý thức ».
Ta đã biết pháp-giới bao-la, trong đó các thế-giới, các cõi Phật nhiều như bụi nhỏ ở hư-không.
Chữ « Thức » chỉ pháp-giới bao-la đó.
*
* *
Nay muốn tiện việc học, ta thử giả-lập, chia ra 2 mặt chân, vọng :
|
|
VỌNG |
CHÂN |
Mặt « vọng » là mặt chúng-sinh.
Mặt « chân » là cảnh-giới Phật.
Chữ « thức » bap-trùm cả hai mặt « chân, vọng ».
Vậy chữ « thức » cũng đồng nghĩa với chữ « tâm ».
Phật dùng chữ « tâm ».
Bồ-tát dùng chữ « thức ».
Lời Phật nói, gọi là « kinh ».
Sách Bồ-tát viết, gọi là « luận ».
*
* *
Đó là nghĩa :
« Tam giới duy-tâm, vạn pháp duy-thức »
Tức là : Tâm bao-trùm ba cõi, thức bao gồm muôn vât.
*
* *
ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP
1) Vũ-trụ bao-la, pháp-giới mênh-mong, trong đó có nhiều cõi Phật, nhu bụi nhỏ ở hư-không.
2) Để tiện việc học, chia các phật-sát làm nhiều nhóm.
- Ta thấy có đồng, có biệt :
a) đồng : nói chung các nhóm.
b) Biệt : nói riêng từng nhóm.
3) Cứ thế chia ra từ rộng xuống hẹp, thì có đồng có biệt.
*
* *
4) THÀNH-LẬP DUY-THỨC
- Thành lập trên hai căn-bản.
a) Đồng-nghiệp
b) Biệt-nghiệp
*
* *
ĐOẠN V
NÓI RIÊNG VỀ PHẬT-SÁT CỦA PHẬT THÍCH-CA, TỨC LÀ CÕI SA-BÀ THẾ GIỚI NÀY :
a) Đồng : gồm cả sa-bà thế-giới.
Thế-giới này có ba nghìn nghìn triệu thái-dương-hệ (3000,000,000,000).
b) Biệt :
I. Chúng-sinh hữu-tình : gồm các chúng-sinh có trí biết phân-biệt. Những chúng-sinh này thấy biết giống nhau, có nhiều điểm chung.
Cùng chung một đồng-nghiệp.
II. Chúng-sinh vô-tình : gồm các sự-vật, có liên-quan đến chúng-sinh trong Phật-sát.
*
* *
I. CHÚNG-SINH HỮU-TÌNH LẠI LÀ ĐỒNG.
Khi nói gồm cả các chúng-sinh đó.
A) Nhân-loại : lại là biệt.
B) Các loại khác : là biệt.
Cứ thế chia mãi, thảy đều có đồng, có biệt. :
- Xét nhân-loại : là đồng.
- Nhân-loại có nhiều giống người : là biệt
Mỗi giống người da trắng, da vàng, da đen là biệt.
- Trái đất này có nhiều châu: Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc v.v.
Mỗi châu là biệt, trái đất là đồng.
- Chia đến từng dân-tộc, từng nước, từng tỉnh, từng quận, từng làng, thảy đều có đồng có biệt.
- Cho đến một người, lại có đầu, mình, chân, tay, các bộ máy tiêu-hóa, tuần-hoàn, lại chia bao bộ phận như gan, ruột v.v. chia cho đến các tế-bào. Thảy đều có đồng, có biệt.
*
* *
ĐOẠN VI
ĐỨNG VỀ MẶT CHÚNG-SINH :
« Thức » là cái biết hẹp-hòi, nông-cạn của chúng-sinh.
« Nhất-thiết duy-tâm tạo » : đều do thức biết mà có chúng-sinh, thế giới.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|