× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển II


1.- Hoàn thuốc phục-sinh hòa-bình

Tại Đền - Thánh, thời Tý Mồng 1 tháng Giêng năm Mậu - Tý ( 10 - 2 - 948)

Ngày hôm nay, giờ này chúng ta vui một tí, năm Tý đến với chúng ta, nếu Bần-Đạo nhớ không lầm thì buổi Chí-Tôn hành pháp có cho Bần-Đạo biết rằng 3 con chuột hiệp lại là ngày thành đạo. Năm nay đủ 3 con chuột rồi đó vậy. Ta chắc rằng năm nay Đạo sẽ kết-quả lời hứa của Chí-Tôn với con cái của Ngài, thành Đạo tức thành Đời nơi nước Việt-Nam đó vậy.

Chúng ta thử ôn lại đã có 23 năm hành-đạo , chúng ta đã chịu bao nhiêu khổ-hạnh để bảo-vệ con cái của Chí-Tôn. Ngày nay các kết-quả này có đáng giá trừ cái khổ-hạnh trong 23 năm ấy chăng ? Bần-Đạo xin nói quả-quyết rằng : từ tạo-thiên lập -địa đến giờ chưa có nền tôn-giáo nào được mau chóng như tôn-giáo của Chí-Tôn đến tạo nơi xứ Việt -Nam chúng ta. Chúng ta ôn thử lại trong buổi thành Đạo cuối cùng trong 2 năm nay, ta thấy gì ? Nếu chúng ta có đủ tinh thành tìm hiểu thánh-ý của Chí-Tôn trong 22 năm. Để cho chủng-tộc Việt-Nam chịu đau-khổ, chiụ trong cảnh tương-tàn, tương-sát, thống khổ, cảnh tượng nguy-ngập có nghĩa gì ? Ý vị gì ? ấy là Đức Chí-Tôn xây-chuyển cho con cái của Ngài thấy rằng: hung bạo ở thế-gian, không phải năng-lực độc đoán mà thắng được và trị thế được.

Cường-lực ! Ôâi cường-lực ! Đối với thế gian nầy, nếu có phương-chước, có bí-pháp thì duy lấy nhơn-đức trị nó mà thôi. Hung-bạo của đời nầy không lấy hung-bạo trị đặng, duy lấy đạo-đức tinh-thần trị mới đặng. Trong 2 năm quốc-vận thống khổ do duyên cớ gì ? Do lấy hung-bạo chẳng trừ được năng-lực hung-bạo vì hiện giờ sự hung-bạo của thế-gian vô đối. Aáy là Chí-Tôn cho quốc-dân Việt-Nam một bài học đích đáng đủ bằng-cớ trước mắt để suy đời. Ngài để kinh-nghiệm rồi hai năm rồi. Ngài lấy năng-lực đạo-đức tinh thần để cho thiên-hạ thấy : đạo-đức tinh-thần mới có thể đem hạnh-phúc đến cho nòi giống như thế nào ? Làm cho tỏ rạng nền tôn-giáo bằng năng-lực tinh-thần của Ngài. Chúng ta đã thấy : Bần-Đạo sau 5 năm bị dồ-lưu nơi hải-ngoại. Chịu mọi điều thống khổ , cái chết của Bần-Đạo cách cái sống bằng một sợi tóc, mà Bần-Đạo vẫn còn về đây. Nếu nói thế thường, cái tình cảnh chịu 5 năm khổ sở lao-lý ấy. Tinh-thần, lấy vật hình thường-tình tâm-lý mà nói, không ai không có hận, có phiền được, hận với phiền nó cố nhiên, mà nếu hận phiền ấy theo tâm-lý thường-tình thì có gì quan-hệ đâu. Trái lại trong thi hài cuả Phạm-Công-Tắc còn có một vị làm chủ của nó nữa là Hộ-Pháp; quyền của Hộ-Pháp mạnh-mẽ hơn của Phạm-Công-Tắc là con ngựa để cởi mà thôi, còn Hộ-Pháp là người cởi, nên con ngựa không thể không tuân mạng lịnh của chủ nó được. Hộ-Pháp có một phần, mà Phạm-Công-Tắc có một phần. Phạm-Công-Tắc là tôi, còn Hộ-Pháp là quyền năng của Chí-Tôn .

Nòi giống Việt-Nam chịu ảnh-hưởng của văn-hóa Nho-phong 4.000 năm đã để cho chúng ta hai câu đích-đáng, nếu chúng ta biết dùng từ thử Việt-Nam không có cảnh tượng ngày nay:

"Hành-thiện chi nhơn như xuân viên chi thảo, bất kiến kỳ trưởng nhựt hưũ sở tăng.
"Hành ác chi nhơn như ma đao chi thạch, bất kiến kỳ tổn nhựt hữu sở khuy".

Câu trước : người làm lành như vườn cỏ mùa xuân không thấy lớn càng ngày càng tăng thêm.

Câu sau : người làm ác như cục đá mài dao, tuy không thấy hao mà càng ngày càng mòn khuyết.

Lấy nhơn-nghĩa đối với bạo tàn, lấy tâm ưu-ái trả thù-hận, ấy là tâm Phật, phải tâm chí Thánh mới làm đặng. Bần-Đạo làm đặng, đặng chi? Đặng nêu cao tinh-thần Đạo Cao-Đài nầy lên như Chí-Tôn muốn.

Lẽ thì đem hung-bạo trừ hung-bạo, theo thường tình thì mới vui lòng, thỏa-mãn tâm thần của Phạm-Công-Tắc thì ắt vui mầng lắm chớ. Nhưng Hộ-Pháp, vì biết hại cho tương lai nước nhà, nên cầm cây huệ-kiếm đưa ra, lấy tâm-lý yêu-ái đối lại với oán ghét, cốt yếu làm cho nhơn loại, làm chứng rằng chơn truyền của đạo Cao-Đài là hườn thuốc " phục sinh hòa bình" cho nhơn loại. Quốc dân Việt-Nam làm đặng thì toàn-cầu mới làm đặng. Ai cầm huệ-kiếm ấy đặng, thì họ cứu nước họ đặng, cũng như Việt-Nam đã cứu nước Việt-Nam vậy.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 627 | Tác giả: Đức Hộ Pháp