× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Giáo Lý

Hội Lý Xiển Chơn Luận


Đạo tự xưng luận

Trong Tam-Giáo của Ðại-Ðạo phân chia ra nhiều đạo, hoặc xưng Thích-Ðạo, hoặc xưng Tiên-Ðạo hoặc xưng Nho-Ðạo, và các đạo khác nữa, vân vân... đều cũng dạy ăn-năn sửa lỗi, cải tà qui chánh, bỏ giả về chơn, cải dữ làm lành khử nhơn-dục tầm đường Thiên-lý, giữ theo phép luật qui điều, hoặc giảng giáo việc lành, khuyên tỉnh người mê, lập công đức, giúp người cứu vật, mà không biết hành tâm-pháp diệu-lý, không tu dưỡng thần thuần-dương thì cũng bậc trung hạ tiệm-giáo mà thôi. Nếu tu đắc chứng dương-thần thuần-dương thì mới đặng thượng-thừa đốn-giáo của Phật, Thánh, Tiên. Nên Phật nói rằng: hễ còn tụng niệm tiếng tăm nghe thấy đó, là tu tiểu-thừa sơ học, còn thông pháp giải-nghĩa là trung-thừa, đắc y pháp tu-hành cho thấy ấn-chứng ứng nghiệm là thượng-thừa.

Trong muôn phép mà tận thông thuần-dương chi đạo, danh tối thượng nhứt thừa.

Song muốn học thượng-thừa đốn-giáo thì phải dùng cái yếu-lý tâm-pháp trong các mối đạo tự xưng trên đây mà tu thì trở về nơi khí Tiên-Thiên; nhưng trước hết, phải bỏ các việc hình tướng mô dạng, dối giả bề ngoài đặng học tu theo diệu lý hư-vô cảnh giới của Phật Tiên mới nhầm mối Tiên-Thiên Ðại-Ðạo. Nên Ðức Lạt-Ma rằng: "Tây lại nhứt tự vô toàn bằng tâm ý dụng công phu". Nghĩa là: Ngài dạy đạo vô-vi một chữ kinh bạch tự không hình tướng thông linh do nương tâm ý, tu-hành mà dụng công. Còn Ðức Lục-Tổ rằng: "Nhược ngộ vô sanh đốn pháp, kiến Tây-phương chỉ tại sát na". Nghĩa là: tu gặp thấu chỗ (1) vô sanh đốn pháp ấy thì thấy Tây-Phương nơi trước mắt; và tiếp theo rằng: "Ngộ vô-niệm pháp giã, kiến chư Phật cảnh giới, tức chí Phật địa vị. Hậu đại đắc độ pháp giã tương thủ đốn-giáo pháp-môn". Nghĩa là: Ai tu rõ thấy ứng hiện chỗ phép vô niệm đó thì thấy đến cảnh giới của Phật. Ðời sau mà đặng hiểu thấu phép vô-vi nầy thì đặng lên đốn-giáo pháp-môn của Phật.

Nên Ngài thường nói rằng: "Nhược thức tự tánh, nhứt ngộ tức chi Phật địa". Nghĩa là: Mình biết cái nguơn tánh mình, rõ thấu ngộ đạo thì đến chỗ đất Phật liền.

Song đạo nào trước phải học, sau mới hành, trước chấp sự, sau dùng lý, gọi là biết thể biết dụng.

Học rồi phải hành, tu rồi phải luyện, theo tâm-pháp diệu lý, y kinh sách của Tam-Giáo, giả như không thấy ấn-chứng ứng nghiệm chi cả, thì gọi là thất kỳ-truyền. Tuy xưng ở đạo nào cũng không thành đặng. Dẫu có công lành thì được ban thưởng hồng phước, chuyển kiếp an hưởng mà thôi. Tỷ như chúng ta học một cái máy chi chỗ yếu-lý nó cử động đó mà chúng ta không rõ thấu thì làm sao chúng ta cử-động đặng. Còn như đồ trúng kiểu, hiểu thấu chỗ vô-vi bí-pháp của Phật, Thánh, Tiên thì thấy ấn-chứng ứng nghiệm như dưới đây mới chắc thành đặng.

Kinh Diệc nói rằng:

Nhĩ mục thông minh nam tử thân,
Hồng-Quân dự phú bất vi bần,
Thám tri huyệt khốt, phương tri vật.
Vị tiếp thiên-căn khởi thức nhơn,
Càn ngộ tốn thời quan huyệt khốt,
Ðịa phùng lôi xứ kiến thiên-căn,
Thiên-căn huyệt khốt nhàn lai vãng,
Tam thập lục cung đô thị xuân.

Nghĩa là: Tai mắt thông-minh đứng làm người nam tử, vì Hồng-Quân phú cho người các vật đều đủ, tỏ thông nơi huyệt khốt mới biết chỗ linh vật, nếu chưa thấu đáo thiên căn đâu gọi đặng người quái càn gặp quẻ tốn thì tường nơi huyệt khốt, quái địa mà gặp (2) lôi thì rõ chỗ thiên căn. Thiên căn huyệt khốt, hằng lai vãng trong ba mươi sáu cung đều ứng dương khí.

Lại có câu rằng: Hốt nhiên bán dạ nhứt thinh lôi, vạn hộ thiên môn thứ để khai, thức đắc vô trung hàm hữu xứ. Hứa-Quân thân kiến Phục-Hi lai. Nghĩa là: Tu luyện thoạt vậy trong lúc ban đêm trong mình có tiếng sấm vang, muôn cửa ngàn then đều mở hết, mới biết nơi không mà có cảnh, Hứa-Quân xảy thấy Phục-Hi đến gần.

Còn Nhan-Tử rằng: "Ngưỡng chi di cao, tàng chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt nhiên tại hậu". Nghĩa là: tu luyện đến lúc cảnh nghiệm phát ra; ngước ngữa lên càng cao vọi-vọi, cúi xuống thấy càng sâu thẩm-thẩm, xem thấy tuồng hình ở trước thoạt vậy trở lại sau (ấy là chơn-khí xung đột phát cảnh nghiệm đó). Ðây cũng là ấn-chứng cảnh nghiệm của Nho.

Tiên rằng: "Mặc mặc tự nhiên trần cảnh diệt, tịnh trung cánh hữu biệt càn khôn". Nghĩa là: lặng-lẽ tự nhiên cảnh trần dứt trong chốn tịnh thanh có ứng cảnh càn-khôn.

Lại rằng: "Yểu minh hoản hốt năng tương kiến, tiện thị siêu phàm xuất thế nhơn". Nghĩa là: Tu-hành thường phát cảnh yểu minh (hào-quang xung đột) thì mới đặng siêu-phàm người xuất thế; ấy là ấn-chứng của Tiên-gia.

Phật rằng: "Phân minh động tịnh, ứng vô tướng, bất giác long cung khổng nhứt thinh". Nghĩa là phân minh khi động tịnh ứng ra, không hình tướng, hay đâu chốn long cung có tiếng sấm vang, là chơn-khí trong mình nó phát ra vậy.

Hễ diệt tận định thì phát xuất huệ-cảnh, y như lời Lục-Tổ rằng: "Nhơn địa quả huờn sanh". Nghĩa là biết phép giao phối âm dương, gieo hột xuống đất hột ấy bởi nương đất mới hóa sanh, đây là ấn-chứng của Phật đó. Như vậy mới có Xá-lợi tử, nhứt khí Thái-cực, thuốc linh-đơn, mới thấy chắc sự thành cảnh của Tam-Giáo Ðạo.

Còn học không biết hành, tu không biết luyện, biết thể không biết dụng, làm sao thấy Tiên, Phật đặng.

Tuy Phật, Thánh, Tiên nói khác nhau chớ cũng tu một cái Chơn-khí tự nhiên trong sạch nhẹ-nhàng hơn hết mà thành.

Chớ Ðông, Tây, Nam, Bắc cũng là một vì Tạo-Hóa sanh, chẳng phải Ðông Tây mà riêng, Nam Bắc mà khác, hễ phương nào tu trúng phép huyền-cơ Tạo-Hóa thì về trên cõi Thiên-đàng đặng. Song con người ở dưới thế này phân cách xứ, xứ khác nhau chẳng đồng ngôn-ngữ thì phải tùy phong-thổ mà lập đạo. Vì vậy mà kẻ học không thấu đáo cho cùng lý, mới phân chia nhơn ngã rằng: tôi đạo nầy, người đạo kia, thì rất lầm sai cho đó lắm, chớ nơi nào cũng một gốc Tạo-Hóa ban cho, tuy Ðông, Tây, Nam, Bắc phong-thổ khác nhau cái điểm linh-quang chơn tánh cũng đồng chung con của Tạo-Hóa sanh như con một cha sanh cả.


(1) Vô sanh đốn-pháp, nghĩa là tạ thiền cho đến cảnh diệt hết tâm phàm thì thấy cảnh Tiên-Thiên phát huệ quang chiếu diệu.
(2) Lôi là chấn vi lôi, một hào dương mới sanh, kêu địa lôi phục.



Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 652 | Tác giả: Nguyễn Văn Kinh