Kinh Lương Hoàng Sám
Chương 06 PHÁT TÂM HỒI HƯỚNG

Ngày nay Ðại chúng đồng nghiệp trong Ðạo tràng đã phát bồ đề tâm rồi, đã phát đại thệ nguyện rồi, bây giờ lại nên phát tâm hồi hướng.

Cùng nhau chí thành đảnh lễ, nhất tâm tha thiết, năm vóc sát đất, quy y Thế gian Ðại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật,
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Nhật Quang Phật
Nam mô Vô lượng Bảo Phật
Nam mô Liên Hoa Tối Tôn Phật
Nam mô Thân Tôn Phật
Nam mô Kim Quang Phật
Nam mô Phạm tự tại vương Phật
Nam mô Kim Quang minh Phật
Nam mô Kim Hải Phật
Nam mô Long tự tại vương Phật
Nam mô Thọ vương Phật
Nam mô Nhất thế Hoa Phật
Nam mô Hương tự tại vương Phật
Nam mô Hương tự tại vương Phật
Nam mô Dõng mãnh chấp trì lao trượng khí xả chiến đấu Phật
Nam mô Nội phong châu quang Phật
Nam mô Vô lượng Hương Quang minh Phật
Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Nam mô Diệu Âm Bồ tát
Nam mô Vô Biên thân Bồ tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát


Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam bảo, đem sức từ bi hiện tiền chứng giám cho chúng con.

Chúng con tên . . . quá khứ đã khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hiện tại đang khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, và vị lai sẽ khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc khinh hoặc trọng, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, trong bốn loài, sáu đường, làm cho các chúng sanh ấy đều được đại đạo tâm, không hướng về nhị thừa, không hướng về ba cõi, cùng nhau hướng về vô thượng bồ đề.

Lại nguyện xin cho tất cả chúng sanh ấy đã khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai đều không hướng về nhị thừa, đều không hướng về ba cõi, mà cùng nhau hướng về vô thượng bồ đề.

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Ðạo tràng đã cùng phát tâm bồ đề rồi, đã phát đại thệ nguyện rồi đã phát tâm hồi hướng rồi rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không.

Hết thảy chư Phật, chư Ðại Bồ tát cùng chư vị thánh hiền quá khứ, hiện tại và vị lai đều chứng minh cho chúng con. Chúng con lại chí thành đảnh lễ Tam bảo.(1lạy)

Chúng con tên . . . phát tâm, phát nguyện việc ấy đã rồi, vui mừng vô lượng. Nay chúng con lại chí tâm đầu thành đảnh lễ thế cho: quốc chủ, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng bà con nhiều đời, quyến thuộc nhiều kiếp, thiện ác tri thức, chư thiên chư tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, nhũ phương long vương, long thần, bát bộ hết thảy linh kỳ, quá khứ, hiện tại cùng vị lai hết thảy người oán kẻ thân và không phải oán thân, hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường mà quy y thế gian Ðại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật
Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật
Nam mô Sư Tử Hưởng Phật
Nam mô Ðại cường tinh tấn Dõng Lực Phật
Nam mô Quá khứ kiến trú Phật
Nam mô Cổ âm vương Phật
Nam mô Nhật nguyệt anh Phật
Nam mô Siêu xuất chúng Hoa Phật
Nam mô Thế đăng minh Phật
Nam mô Hưu đa dị Ninh Phật
Nam mô Bảo Luân Phật
Nam mô Thường diệt độ Phật
Nam mô Tịnh giác Phật
Nam mô Vô lượng bảo hoa minh Phật
Nam mô Tu Di Bộ Phật
Nam mô Bảo Liên Hoa Phật
Nam mô Nhất thế chúng bảo phổ tập Phật
Nam mô Pháp luân chúng bảo phổ tập phong doanh Phật
Nam mô Thọ vương phong trường Phật
Nam mô Vi nhiễu đặc tôn Ðức Tịnh Phật
Nam mô Vô cấu Quang Phật
Nam mô Nhật Quang Phật


VÀ QUY Y KÍNH LỄ


Quá khứ vô số kiếp chư Phật. Ðại Sư Hải Ðức Như Lai.
Kính lễ vô lượng vô biên tận hư không giới vô sanh pháp thân Bồ tát.
Kính lễ vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ tát
Kính lễ vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ tát.
Kính lễ hưng chánh pháp Mã Minh đại sư Bồ tát,
Kính lễ hưng Tượng pháp, Long Thị Ðại Sư Bồ tát
Kính lễ mười phương tận hư không giới vô biên thân Bồ tát.
Kính lễ mười phương tận hư không giới cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát.

TÁN THÁN PHẬT VÀ CHÚ NIỆM.

Ðại Thánh Thế Tôn.
Uy nghiêm rực rỡ
Thần trí nhiệm mầu,
Lớn hơn các Thánh
Thân khắp lục đạo
Thể cùng mười phương
Ðảnh có nhục kế,
Tráng tỏa hào quang
Mặt như trăng tròn
Thân vàng sắc đẹp,
Nghi dung đĩnh đạt
Ði đứng khoan thai,
Oai vang pháp giới,
Ma quân kinh hoàng.
Tam đạt ([11]) sáng tỏa
Chúng tà tiềm tàng.
Thấy ác liền cứu
Tế khổ tư lương ([12])
Ðộ thoát sanh tử,
Tế khổ tư lương ([13])

Nên hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn Sư, Phật Thế Tôn, độ chúng vô lượng diệt khổ sanh tử.

Chúng con nguyện xin nhờ công đức nhơn duyên phát tâm này mà quốc chủ hiện tại và gia thân quyến thuộc của Người từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật quên mình vì đạo như:

Tát đà bà luân Bồ tát
Ðại Bi diệt tội như:
Hư Không Tạng Bồ tát
Hay ở xa nghe pháp như:
Lưu ly quang Bồ tát
Hay khéo giải đáp vấn nạn như:
Vô câu Tạng Bồ tát.

Lại nguyện xin cho đệ tử chúng con tên . . . thân sanh phụ mẫu, nhiều kiếp bà con, xa gần nội ngoại, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, biến thân ra giữa hư không thế giới như Ngài:

Vô Biên thân Bồ tát
Có đủ mười công đức như:
Ngài Cao quý Ðức Vương Bồ tát.
Nghe pháp sanh tâm vui mừng như:
Ngài Vô Úy Bồ tát.

Lại nguyện xin các Hòa Thượng, A Xà Lê, những bà con đồng tu đồng học, thượng, trung hạ tọa, hết thảy tri thức của chúng con, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, mọi người đều được phép vô úy như:

Ngài Sư Tử Vương Bồ tát
Giáo Hóa đuợc ảnh hưởng lớn như:
Ngài Bảo Tính Bồ tát.
Nghe tiếng liền cứu khổ như:
Ngài Quán Thế Âm Bồ tát.
Hay khéo thưa thỉnh giáo pháp như:
Ngài Ðại Ca Diếp Bồ tát.

Lại nguyện xin những người xuất gia, tại gia, tín thí đàn việt thiện ác tri thức và quyến thuộc của các người ấy từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật cởi mở ngay được nguy ách, như Ngài Cứu Thoát Bồ tát.

Tướng mạo trang nghiêm như:
Ngài Văn thù Bồ tát.
Hay xả nghiệp chướng như:
Ngài Khí ấm Cái Bồ tát.
Hiếu tối hậu cúng như:
Ngài Thuần Ðà Bồ tát.

Lại nguyện xin chư Thiên, chư Tiên Hộ thế tứ vương, thông minh chánh trực, Thiên địa Hư không, chủ thiện phạt ác, Thủ hộ trì chú, ngũ phương Long vương, Long Thần Bát bộ, U hiển Linh kỳ và bà con quyến thuộc của các vị ấy, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, có lòng Ðại từ che khắp chúng sanh như Ngài A Dật Ða Bồ tát.

Tinh tấn Hộ pháp như
Ngài Bất Hưu Bồ tát.
ở xa mà chứng minh cho sự đọc tụng như:
Ngài Phổ Hiền Bồ tát.
Vì Phật pháp mà thiêu thân như:
Ngài Dược Vương Bồ tát.

Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh và quyến thuộc của các chúng sanh, hoặc oán, hoặc thân hay không phải oán thân trong bốn loài, sáu đường cùng khắp mười phương từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tâm không ái nhiễm như Ngài Ly Ý Nữ Bồ tát.

Nói lời nhiệm mầu khôn khéo như lời của
Thắng man Phu Nhơn.
Tu hành tinh tấn như đức Thích Ca văn.
Có thiện nguyện lớn như Phật vô lượng Thọ.
Có oai thần như các Thiên Vương.
Bất khả tư nghị như Ngài Duy ma Cật.
Thành tựu hết thảy chúng sanh, trang nghiêm hết thảy Phật độ.

Nguyện xin mười phương tận hư không giới vô lượng vô biên chư Phật, chư Ðại Bồ tát, và hết thảy Hiền Thánh đều đem lòng từ bi, đồng gia tâm che chở phù hộ cứu vớt chúng con, và chúng sanh, cho chúng con được mãn nguyện, tín tâm được kiên cố, phước đức ngày một cao dày, có từ tâm, nuôi dưỡng chúng sanh như nuôi đứa con một.

Khiến các chúng sanh ấy được bốn vô lượng tâm (9) sáu ba la mật (10) thập thọ tu thiền (11) tam nguyện đầy đủ (12) móng tâm liền được thấy Phật như bà Thắng man Phu nhơn. Hềt thảy hạnh nguyện hoàn toàn thành tựu, đồng như chư Phật, đồng đến Ðạo Tràng, thành bậc Chánh giác.

QUYỂN NHÌ

--- HẾT---


[B]CHÚ THÍCH[/B]

[1] Thập ác.- 10 ác:

Thân 3: Sát, đạo, dâm.

Miệng4: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu.

Ý 3: Tham sân si.

[2] Trọng chướng. – Chướng ngại rất nặng: chỉ cho vô minh phiền não, nghiệp hoặc tạo ra các tội thập ác ngũ nghịch v.v... chướng ngại không cho giải thoát.

[3] Lậu tận: hết các pháp hữu lậu được giải thoát.

[4] Phương góc: Bốn góc xéo: đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc.

[5] Tám nạn. – 1) Ðịa ngục, . – 2) Ngã quỉ – 3) Súc sanh . – 4) Cõi trời trường thọ – 5) Bắc Cu lô châu – 6) Ðui điếc, câm, ngọng – 7) Thế trí biện thông – 8) Sanh ra trước Phật hay sau Phật. Tám chỗ nầy không có Phật pháp, là tai nạn của sự giải thoát.

[6] Tứ ma. . – 1) Phiền não ma: Ma, tham sân si v.v... não hại thân tâm – 2) Ngũ ấm ma: Những sắc thọ, tưởng hành thức là ma não hai thân tâm, 3) Tử ma: Ma chết, hay cướp mạng sống – 4) Thiên ma: Ma trên cõi trời Tha hóa tự tại hay phá thiện pháp não hại người tu thiện.

[7] Ngũ cái: Năm thứ ngăn che tâm tánh – 1) Tham muốn – 2) Giận hờn – 3) Ngủ nghỉ gọi là “thụy ma” – 4) Xao động, phàn nàn trong tâm, gọi là “điệu hối” – 5) Nghi ngờ lời Phật.

[8] Thập Ðịa: 1)Hoan hỷ Ðịa, ─ 2) Ly cấu Ðịa, ─ 3) Phát quang Ðịa, ─ 4) Diệm huệ Ðịa, ─ 5) Nan thắng Ðịa, ─ 6) Hiện tiền Ðịa, ─ 7) Viễn hành Ðịa, ─ 8) Bất động Ðịa, ─ 9) Thiện Huệ Ðịa, ─ 10) Pháp vân Ðịa.

1.─ Hoan hỷ địa: Bồ tát thấy chúng sanh vì si mê tà kiến, đọa lạc nên phát tâm từ bi tu hạnh hỷ xả, bỏ cả thân tâm, không tiếc của cải nên cảm quả báo hoan hỷ.

2.─ Ly cấu địa: Bồ tát thấy chúng sanh tạo mười nghiệp ác, đọa vào đường tà nên phát tâm tu thập thiện, xả bỏ cấu uế.

3. ─ Phát quang địa: Bồ tát thấy chúng sanh si mê tâm tánh nên phát bồ đề tâm, như pháp mà tu hành nên trí huệ phát ra sáng suốt.

4. ─ Diệm huệ: Bồ tát thấy chúng sanh bị phiền não dày xéo nên phát tâm tu 37 phẩm trợ đạo, nên phát ra Diêm huệ.

5. ─ Nan thắng địa: Bồ tát thấy chúng sanh các hạ thừa say đắm cảnh hữu dư niết bàn, vừa vắng lặng, độc thiện kỳ thân, nên phát từ tâm tu bình đẳng gia hạnh ngộ được chơn đế và tục đế, được trí không sai biệt.

6. ─ Hiện tiền địa: Bồ tát thấy chúng sinh bị sa đọa luân hồi nên phát tâm tu hạnh bình đẳng lợi sanh nên cảm phát ra trí huệ hiện tiền.

7. ─ Viễn hành địa: Bồ tát vì phát thệ nguyện độ sanh, nên từ bi gia công tu tập tất cả những “pháp bồ đề phần” ngộ được tam muội: không, vô tướng, vô nguyện. Ba địa nầy tu về giả quán nhiều hơn, thiên về bên ngoài nên gọi là tri kiến.

8. ─ Bất động địa: Bồ tát không bỏ thệ nguyện, không chấp trước về tâm, ý, thức nên chứng được vô sanh pháp nhẫn, tất cả phiền não không còn lay động.

Nhưng đến địa vị nầy chư Phật luôn luôn kỉnh tỉnh Bồ tát phải nhớ lại bổn thệ nguyện độ sanh, nếu không thì Bồ tát cũng an trú bất động vào nội tâm không, không ra độ sanh.

9. ─ Thiện huệ địa: Bồ tát dùng vô lượng trí huệ quán sát đúng như sự thật hết thảy cảnh giới của chúng sanh, được trí huệ vô ngại, khéo thuyết pháp giáo hóa, lợi ích vô lượng cho chúng sanh.

10. ─ Pháp vân địa: Bồ tát do vô lượng trí huệ quán sát và hiểu biết tận tường tất cả các pháp tam muội hiện tiền, chứng được đạo quả như Phật thân như mây lành phủ khắp lên tất cả chúng sanh, trong hằng sa vô số vô lượng vô biên thế giới.

Từ địa thứ tám trở đi, đã chuyển được thức hành trì rồi nên quán sát bình đẳng, không giả nhất như, gọi là “Song Chiếu”.

Chữ Ðịa có nghĩa là Bồ tát dùng công đức trí huệ tu tâm luyện tánh kết thành quả địa, nương dựa vào đó mà tiến lên quả Phật.

Thập địa nấy trong kinh Hoa Nghiêm có dạy rõ.

[9] Nhất thế chủng trí: Trí huệ của Phật, khác với: Ðạo chủng trí là trí của Bồ tát và khác với nhất thế trí là trí của Thanh văn. Nhưng đứng về phương diện tổng quát mà nói thì, Nhất thế trí cũng là trí của Phật.

[10] Ðà la ni: Tàu dịch là tổng trì: tổng nhất thế pháp trì nhất thế nghĩa: là nói pháp môn nầy tóm thâu hết thảy pháp và nghĩa.

[11] Tam đạt: tức Tam minh của A la Hán, nơi Phật gọi là tam đạt.

1.- Thiên nhãn biết suốt nhơn quả đời vị lai,

2.- Túc mạng: biết suốt nhơn quả dời quá khứ.

3.- Lậu Tận: biết suốt nhơn quả đời hiện tại, nên đoạn hết phiền não trong hiện tại.

Biết rõ ràng gọi là minh.

Biết rõ rồi đoạn tận gọi là đạt.

[12] Tế khổ tư lương: lấy việc cứu khổ làm tư lương (lương thực) đi vào Niết Bàn.

[13] Từ hàng: chiếc thuyền từ.

« Xem chương trước « » Xem chương tiếp theo »
Về mục lục Kinh Lương Hoàng Sám