× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Chuyện tâm linh huyền bí » Cao tăng dị truyện

35. CẦU NA BẠT MA (GUNAVARMAM)
Cầu Na Bạt Ma (Công Ðức Khải) đến Kim Lăng. Ban đầu, bỏ nước xuất gia, quán thông tam tạng, các vua thuộc quốc đều quy y thọ giới. Ngài dạo nước Ðề Bà, vua nước này muốn theo Ngài xuất gia, quần thần cố thỉnh nên không thể đi được, bèn ra lệnh trong nước rằng: - Nếu mọi người theo Hòa thượng quy y thọ giới thì ta sẽ theo lời thỉnh. Vì thế thần dân nước ấy đều cúi đầu tuân mệnh. Ðầu niên hiệu Nguyên Gia (424), Tống Văn Ðế nghe danh Ngài, sai sứ rước về. Ngài vui vẻ nhận lời ghé thuyền đến Hàng Châu. Ðạo pháp do đây được hưng thịnh. Ngài mến núi ở đây giống Linh Thứu, bèn lưu lại suốt năm. Trên vách chùa Ngài vẽ tượng Ðịnh Quang trải tóc ..., ban đêm có hào quang chiếu sáng, Ngài thường ngồi nhập định trải mấy ngày chẳng ra. Tăng trong chùa sai sa di hầu hạ. Sa di này bỗng thấy sư tử trắng vờn cột mà giỡn, khắp trời đều có hoa sen xanh. Sa di cả kinh bỏ chạy và la lớn. Tăng trong chùa đổ xô đến chẳng thấy gì cả. Niên hiệu Nguyên Gia thứ tám (431) Ngài đến Kim lăng, vua hỏi: - Quả nhân thường muốn trì trai chẳng sát sanh; đem thân tiếp vật, mà chẳng tròn sở nguyện, xin thầy dạy cho. Ngài đáp: - Ðạo tại tâm chứ không phải nơi việc. Pháp do mình chứ chẳng do người. Hơn nữa, Ðế vương tu khác với thất phu. Thất phu nếu không khắc kỷ, tiết chế thì còn làm gì nữa? Còn Ðế vương lấy bốn biển làm nhà, muôn dân làm con. Ban một lời khen thì sĩ thứ đều vui, công bố một chính sách tốt thì thần dân an hòa. Hình phạt không chết người, sưu dịch không làm nhọc sức người, thì mưa gió đúng thời, nóng lạnh hợp tiết, lúa đậu dồi dào, cây trái tốt tươi. Lấy điều này mà trì trai, trì trai cũng lớn, lấy đây mà chẳng sát sanh, thì lợi cũng nhiều. Ðâu phải ở chỗ ngày ăn một bữa, bảo toàn tính mệnh cho một con vật, mới gọi giúp đỡ rộng rãi ư? Vua vỗ ghế than rằng: - Người tục thì mê những triết lý xa xôi, Tăng thì trệ ở kinh điển thiển cận. Còn như lời của Thầy, có thể nói gồm cả trời người vậy. 36. PHÁP SƯ HUYỀN CAO Ngụy Thái Vũ nghe lời sàm tấu của Thôi Hạo, bắt giam Thái tử Triều. Triều bèn kêu cầu với Huyền Cao. Ngài làm bài sám Kim Quang Minh cho Triều. Vua mộng thấy vua cha là Tổ Nhượng nói: - Chớ nên vì lời sàm báng mà nghi Thái tử. Tỉnh dậy, vua kể lại cho quần thần. Quần thần đều tâu là Thái tử vô tội. Vua thả Thái tử cho phục quyền như cũ. Thôi Hạo sợ bất lợi cho mình nên tâu vua: - Trước đây Thái tử quả thật có âm mưu tạo phản, nhưng cấu kết với Huyền Cao, dùng pháp thuật đến tiên đế. Bệ hạ nếu không trừ sớm, e có hại lớn. Vua nổi giận bắt Huyền Cao và Huệ Sùng thắt cổ. Huyền Sướng là đệ tử của Huyền Cao, từ xa chạy đến. Huyền Cao chợt mở mắt nói: - Ðại pháp ứng duyên, tùy theo duyên mà thạnh suy, thạnh suy là đối với thân xác chứ lý thường trạm nhiên. Chỉ tiếc các ông hành như ta vậy. Chỉ có Huyền Sướng về Nam hóa độ. Các ông chết rồi, giáo pháp sẽ hưng thạnh lại, khéo tự tu tâm chớ để sau hối hận. Nói xong liền chết. Sa môn Pháp Tấn kêu gào: - Thánh nhân đã qua đời, tôi còn sống làm chi? Dứt lời liền thấy ngài Huyền Cao ở trên không bảo Pháp Tấn rằng: - Ta chẳng quên mọi người, chẳng lẻ bỏ mình ông sao? Pháp Tấn nói: - Hòa thượng với Sùng Công sanh về đâu? Ngài đáp: - Ta đến cõi ác để cứu giúp chúng sanh, còn Sùng Công nước An Dưỡng (Cực lạc ). Nói xong biến mất. Ngài tịch khoảng 427 - 451 thời Ngụy Vũ đế trị vì. Lúc Huyền Cao ở núi Mạch Tịch, nghe Ðàm Vô Sấm đến Lương, liền đến thờ làm thầy. Qua một tuần liền ngộ. Vô Sấm tán thán cho là hơn mình. Ngụy Vũ sai sứ rước Huyền Cao làm thầy Thái tử Triều, môn nhân đắc pháp rất đông. Ngài có một đệ tử tên Tăng Ấn, tự nói mình đắc quả A la hán. Lúc mới nhập hạ, Ngài liền dùng thần lực khiến Tăng Ấn trong định thấy mười phương vô tận thế giới và nghe chẳng phải thuyết pháp, mỗi mỗi chẳng đồng. Cả một hạ đó tìm chỗ thấy này chẳng dứt, bèn sanh lòng hổ thẹn sám hối. 37. PHÁP SƯ HUỆ ƯỚC Huệ Ước họ Sổ, lúc trẻ đạo đức đã vang xa, tổ tiên là Cấp sự Trung Sổ Ấu Du, mỗi lần thấy Huệ Ước đến thì đứng lên làm lễ. Có người hỏi: - Ðây là hạng con cháu của ông, sao ông lại cung kính thế? Du đáp: - Ðây là Bồ tát ra đời sẽ làm thầy trong thiên hạ, há chỉ có mình lão phu kính mà thôi sao? Lương Vũ Ðế thỉnh Ngài ở trong cung. Ngày mồng 8 tháng 4 năm thứ mười tám (520) niên hiệu Thiên Giám. Vua thọ giới Bồ tát với Ngài, rồi thiết lập đại hội vô giá. Ngày ấy chợt có cam lộ rưới xuống sân. Ba chim Túc Ðiểu và hai chim Khổng Tước nằm đậu trên thềm. Thái tử và các vương tử công khanh, đạo tục theo Ngài thọ giới đến bốn vạn tám ngàn người. Nhân đây vua đại xá thiên hạ. Nguyên hiệu Ðại Ðồng nguyên niên (546), tháng 9, Huệ Ước có chút bệnh. Vũ Ðế cho người đến hỏi thăm. Ngài nói: - Ðêm nay sẽ đi. Ðến canh năm, hương lạ đầy nhà, môn nhân lặng đứng. Ngài dạy: - Hễ có sanh thì có tử, đó là việc thường. Hãy siêng năng tu niệm huệ, chớ khởi loạn tưởng. Nói xong, chắp tay mà tịch. Trâu xanh Ngài thường cỡi, rơi lệ kêu rống không thôi. Một đôi hạc trắng từ lúc dựng tháp, bay quanh kêu thương, tiếng rất thê thảm. Sau ba ngày, bay đi. 38. PHÁP SƯ ÐÀM LOAN Ðàm Loan, ở Ðông Ngụy, xuất gia chí muốn được trường thọ. Sau tu Phật pháp, nghe ẩn sĩ Ðào Hoằng Cảnh ở Giang Nam có tiên thuật. Liền đến nước Lương yết kiến Cảnh. Cảnh vui vẻ truyền cho mười cuốn phép tiên. Ông trở về Ngụy đến Lạc Dương, gặp Bồ Ðề Lưu Chi bèn hỏi: - Trong Phật pháp có phép trường sinh bất tử không? Ðáp: - Sao lại nói vậy? Ðất này từng có phép trường sinh? Dù được ít lâu cũng chết, lại vẫn luân hồi. Rồi Bồ Ðề Lưu Chi bèn truyền cho ông Quán kinh nói: - Ðây là trường sinh thuộc họ Kim Tiên của ta vậy. Y theo đây mà tu, sẽ ra khỏi sanh tử vĩnh viễn. Ðàm Loan bèn đốt kinh Tiên chuyên tu Tịnh độ. Ngụy chủ gọi Ngài là Thần Loan. Niên hiệu Hưng Hòa năm thứ tư (542) thấy hương, hoa, tràng phan đến rước, thản nhiên mà tịch.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
Lượt xem: 1996