× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



24- Lý có ba (Trời - Ðất - Người)

Tác phẫm nghệ thuật được sáng tạo từ nền tảng thiêng liêng hiện hữu, độc lập với đức tin tôn giáo. Ðó chí là tin chính mình là một nghệ sĩ thực sự.

Nghệ thuật thưởng thức có cái gì đó liên quan đến trạng thái tâm thức người nghệ sĩ và cách có thể trao truyền trọn vẹn cho mọi người. Từ quan điểm này, có thể trở lại ba nguyên lý: Trời - Ðất - Người. Trời được xem như không gian nền tảng. Nó đảm bảo không gian tâm lý cho trạng thái tâm thức, tình cảm sẵn sàng đủ chỗ để làm việc.

- Không gian Trời là tâm thức nền tảng vô điều kiện nhưng không hoàn toàn trống rỗng, khiếm khuyết vì nó đón nhận tất cả. Có cái gì đó bám chắc sự tỉnh thức, một niềm hoan hỉ lớn và rực rỡ. Nó phản chiếu chung để tổng thể có thể vận hành và chúng ta có thể đi đứng, nhảy múa, đá chân, kéo giãn người trong không gian hay môi trường này. Người ta tìm thấy ở đây khoảng trống lớn và tự do cũng như tình cảm tỉnh thức.

Không gian này là thành phần của quá trình sáng tạo. Nói chung, khi có cảm tưởng mang gánh nặng đồng thời cảm thấy những giới hạn, thiếu sót. Nhưng khi nẩy sinh khái niệm không gian trọn vẹn như nó phải là... chúng ta bắt đầu tìm thấy thật sự hoàn toàn không có gánh nặng hay sức tải. Ở đây hơn cả sự thở phào nhẹ nhỏm, đúng ra đó là phiên bản bao la rộng mở của tâm thức. Chúng ta nhìn cuộc sống chứa đựng sự rộng mở tuyệt vời được quan sát trong khi đi - đứng - nằm - ngồi hay ăn uống - ngủ - thức hay sáng tác. Giữa không gian nền tảng, hiện hữu sự tự do kỳ diệu nhưng không phải là kết quả sáng tạo nghệ thuật; mà là tự do hình thành trước khi tạo vật được xuất hiện. Tất yếu là cần rõ hiểu biết về nó. Trước khi hình thành bất cứ việc gì, phải cảm nhận không gian hoàn toàn tự do, rộng mở, vắng bặt mọi chướng ngại.

Trạng thái tâm thức khi thái độ và trải nghiệm chính xác về không gian được hiện diện, từ đây dấy lên sự chiếu cố (ân sũng), có cái gì đó thật thiêng liêng. Khi tình cảm không gian đầy đủ và cuộc chiến không còn nữa có nghĩa đã có thể thư giản. Chúng ta bắt đầu khám phá thật hợp tình khi gọi thế giới tràn đầy sự thiêng liêng nơi tất cả thành tựu nghệ thuật được xem như chứa đựng tố chất thiêng liêng cùng khắp. Không phải vì ma mãnh hay giỏi về toán học, kỹ thuật, khoa học hay đủ đầy xão thuật chính trị.

Nguyên lý Trời, sự thiêng liêng là yếu tố chắp dính khi dự án làm việc hàm chứa thành phần ở chổ này, phần khác chổ kia và những thành phần còn lại đặt xung quanh. Chúng ta không để dính liền và cũng không rơi vào sự lầm lẫn lớn do tình cảm chiếu cố hay mãi cuồng tâm trong thế giới tưởng; vì tình cảm thiêng liêng lúc nào cũng hiện hữu. Và tất cả công trình nghệ thuật tốt đẹp luôn hàm chứa khái niệm này (yếu tố thiêng liêng).

Nhiều người nhìn bức tranh và tin nó thiêng liêng hay thánh thiện vì đã gợi ý những gì thuộc về truyền thống minh triết tôn giáo một cách chính xác. Họ gán cho một nhãn hiệu và tuyên bố đây là sản phẫm đến từ Công giáo, Juda giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo hay Phật giáo. Dù vậy, vẫn biết nghệ sĩ bị giáo điều hóa và từ sự kiện này có đủ khả năng sáng tạo những tác phẫm thích ứng với đức tin về những triết học tôn giáo. Tôi tin đây là sự xuyên tạc khi dán những nhản hiệu như thế trên tác phẫm, như thế có nghĩa thu hẹp và xem thường phẫm cách con người. Người tương đối cuồng tín có khả năng sáng tạo những tác phẫm nghệ thuật cuồng tâm tuyệt vời tùy thuộc đức tin. Ðiều này thật sự đáng ghê tởm và tuyệt đối bỉ ổi. Chúng ta cố vượt qua chiều hướng chật hẹp của yếu tố thiêng liêng. Một tác phẫm nghệ thuật được sáng tạo vì thiêng liêng nền tảng hiện hữu độc lập vượt khỏi tôn giáo hay cái gọi là đức tin. Cá tính thiêng liêng tương ứng với Trời, chiếc dù trở rất dũng mạnh và hiện thực. Giây phút phẫm cách vượt khỏi ràng buộc tôn giáo giáo điều hay kỷ luật nghệ sĩ xuất thân. Thật tuyệt diệu, phải không?. Sự thiêng liêng tương ứng với khám phá lòng tử tế vắng bặt mọi ràng buộc cá nhân, xã hội hay thân vật lý.

- Nguyên lý thứ hai: Ðất, bao gồm ba phạm trù:

*- Ðầu tiên vắng bặt tâm thức cuồng tâm. Nghệ sĩ hình thành tác phẫm một cách tức thời. Cho dù lành mạnh hoặc có hay không quan kiến bao la, mỗi giây phút đều có thể là giây phút sáng tỏ và có quan hệ với thân tâm lành mạnh không phô diễn và quan hệ thiết lập với phương tiện diễn tả tác phẫm nghệ thuật tự chính nó. Truyền thống Phật học, sự cuồng tâm chỉ định trạng thái tâm thức dính chặt vào những sự kiện và bám chắc vào chúng. Chúng ta có thể sắp xếp ra làm ba loại:

- Sự đam mê dính quá chặt hay vào nước hoa hồng.

- Sự gây hấn quá sống động, quá đe dọa, quá thiên về từ khước.

- Vô minh, trạng thái sửng sờ không phân biệt được trắng - đen, trái - phải...

Vắng bặt tất cả những điều này sẽ vắng bặt thức cuồng tâm.

*- Phạm trù thứ hai của nguyên lý đất được gọi là thư giản toàn diện hay sự lành mạnh toàn bộ. Tình cảm thư giản hiện diện thực sự trong thân vật lý và tâm thức nghệ sĩ để phát sinh trạng thái dịu dàng. Quan hệ với cuộc sống mang lại nhiều an ủi trước sự sáng tác tác phẫm, có thể cảm nhận tâm thức hoàn toàn sạch như quần áo được giặt từ máy giặt. Hoàn toàn thư giản và không còn đối kháng. Thân và tâm hòa lẫn khi tình cảm tử tế nẩy sinh từ bên trong. Có thể nói trạng thái giống như mới ra khỏi nhà tắm hơi; hoàn toàn thoải mái rời khỏi nơi này và cảm thấy thư thái toàn diện. Trường phái hay dòng tư tưởng nghệ thuật khác, nghệ sĩ vừa gây hấn hay cuồng tâm có thể thành hình lập tức một tác phẫm tuyệt diệu. Nhưng theo quan kiến Pháp nghe nhìn hoàn toàn ngược lại - Phải thư giản trước khi sáng tác.

*- Phạm trù thứ ba của nguyên lý đất: Vắng bặt lười biếng (sức ì tâm thức). Bắt đầu công trình sáng tạo thường kèm theo sức năng động vắng bặt mọi lười biếng. Rất có thể chúng ta muốn khai triển chủ đề lớn. Nhưng để thực hiện phải nhờ đến quan kiến về những gì muốn thực hiện. Khi giảm thiểu chỉ còn lại phân nữa, có nghĩa thiếu kỷ luật hay luân lý về sức quyến rủ của nghệ thuật. Sự vắng bặt lười biếng thực sự rất cần thiết. Nói cách khác, khi muốn hình thành một tác phẫm thì cương quyết phải đi đến cùng.

- Nguyên lý thứ 3: Người bao gồm hai phạm trù:

*- Thứ nhất tự do khỏi phô diễn. Khi tâm thức bị sự phô diễn vô ý thức lôi cuốn, khi dao động nó luôn luôn đầy ấp những tư tưởng đan xen nhau, vì thế thật khó thể hiện một tác phẩm trọn vẹn. Phải làm chủ nó, phải vượt qua sự ngăn chướng. Phải nhận ra nếu từ chối quan hệ với Trời hay Ðất gần như không thể thiết lập nguyên lý con người. Nhưng cũng có thể cắt đứt một cách sắc nét tâm thức không ngừng (Chod triệt để) trước hay trong khi thực hành công việc. Chính ngay trong tác phẫm cũng có thể phục vụ ngăn chận sự phô diễn của tiềm thức; nhờ dấn thân vào những phương tiện diễn đạt và quan kiến hiện hữu nơi người nghệ sĩ trong thao tác.

*- Thứ hai: Vắng bặt hối tiếc. Người nghệ sĩ luôn cảm nhận dạng thức hối tiếc hay ăn năn, đây gọi là cơn sốt. Sự hối tiếc bắt nguồn từ quá khứ. Nhưng trong trường hợp này, ám chỉ tất cả dạng thức hối tiếc liên quan đến quá khứ và hiện tại cũng như trong tương lai. Vì nó hiện hữu nơi tâm thức nghệ sĩ trạng thái trầm uất sâu sắc bám rễ rất tinh vi, làm họ cứ lập lại không ngừng sự vận hành thuộc về thời gian (luân hồi). Dạng thức hối tiếc gần như là sự cắn rứt làm phong tỏa hoàn toàn quan kiến Trời và Ðất để không thể thành hình tác phẫm sống động. Tóm lại, ba nguyên lý: Trời - Ðất - Người va chạm, đan xen theo cách trạng thái tâm thức thể hiện công trình nghệ thuật.

- Nguyên lý bổ sung: Vị vua toàn năng (Chuyển luân thánh vương), dù khác biệt và như là yếu tố bổ sung (Lý vận hành). Nhưng chính nó nối liền Trời - Ðất - Người. Nó lại là một nguyên lý đơn, có nghĩa khẳng định Thân - Tâm có thể làm việc hài hòa. Do đó tâm thức có được tình cảm rộng mở hòa bình với thân cùng tương tác không còn dao động hay gây hấn. Điều này mang đến sự dịu dàng không gượng ép theo lối đạo đức giả hay kỳ lạ. Nó có thể làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu khi thể hiện công trình nghệ thuật.

Thế là có thể hãnh diện khi thực hành một tác phẩm nghệ thuật. Quá tuyệt diệu khi là một nghệ sĩ và điều này có thể mang lạI nhiều hạnh phúc. Chúng ta có thể làm việc theo nguyên lý Trời - Ðất - Người và có thể - thể hiện ngay chính mình nhờ vào sự tương tác theo định luật. Thế là hành trình phiêu lưu có thể thật rất kỳ diệu và đầy tố chất thiêng liêng.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy