× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



23- Trạng thái tâm thức

Sự thần diệu ở trong tâm thức nghệ sï. Đây là sự thần diệu của tỉnh thức. Tâm thức nghệ sï có khả năng lắng nghe sự cân bằng hay trạng thái đầy tỉnh thức. Và thật sự có thể gọi điều này là tỉnh thức.

Quan sát tâm thức nghệ sĩ cần thiết bắt đầu bằng một thái độ trong pháp nghe nhìn, sự ứng dụng và thành tựu nền tảng trên thực hành thiền định và quan kiến Phật học. Điều này không loại trừ quan kiến và trực nhận đã khai sinh từ bao thế kỷ trước khi những người nghệ sĩ chưa biết gì về nền tảng Phật học.

Tuy nhiên, những gì gọi là pháp nghe nhìn, sự tập huấn tâm thức hình như vẫn là vấn đề tất yếu. Dù là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà toán học hay nhiếp ảnh gia; nguyên lý pháp nghe nhìn vẫn được ứng dụng vào công việc và cuộc sống.

Chìa khóa khám phá thế giới nằm ngay thái độ với cuộc sống. Hiển nhiên chúng ta có một vài thái độ nào đó với chính mình, tính cách cá nhân quan hệ với người và thế giới. Chắc chắn không thể nào quan hệ lành mạnh với cuộc đời mà không có thái độ thích nghi. Nghệ thuật giả định nên thiết lập riêng mình và cuộc sống với một quan hệ thanh lịch. Từ thanh lịch ở đây có nghĩa không gây hấn, dịu dàng và đầy phẫm cách. Có nghĩa một thái độ nền tảng tràn đầy niềm nội hỉ. Khi là nghệ sĩ, điều tiên quyết là tự mình đảm bảo không làm ô nhiễm hay méo mó quan kiến về thế giới. Người nghệ sĩ thực sự là người chỉ có thể làm đẹp thế giới. Khi được gợi hứng giao tiếp với nghệ thuật thưởng thức, sự trầm uất chiếm chỗ rất ít trong những gì thể hiện đồng thời là hướng đi của nghệ thuật thưởng thức vừa cần thiết vừa quan trọng.

Thường khi những sự việc được ưu đãi vì người nghệ sĩ rất nghèo vật chất cả khi có nhiều tài năng, thông minh và đầy quan kiến. Họ vất vã vì sinh kế. Như thế ngày qua ngày, giờ qua giờ, quan kiến tự phai nhạt dần vì chén cơm manh áo. Để kiếm tiền bắt buộc phải làm việc với những người cuồng tâm cũng có thể đi đến sự đồi bại hay phong hóa nghệ thuật. Họ phải thỏa thuận với những đòi hỏi, khao khát vật chất trong cuộc sống. Cúi đầu theo quan niệm những sự việc tạo thành vật chất, nếu cho đó là quan niệm. Vậy, ngườI đặt mua tác phẫm hay ủng hộ nghệ thuật và người nghệ sĩ tương tác cùng lún sâu vào tri thức lầm lẫn của tư hữu vật lý. Tất cả điều này kết thúc trong vũng bùn tâm lý đen ngòm đầy trầm uất.

Có thể chúng ta sẽ trở thành nghệ sĩ nổi tiếng chất chồng trên vai đầy chiến lợi phẫm nhưng tác phẫm thì phản phất sự trầm uất và đầy rác rưỡi của vũ trụ. Do đó, tiêu chuẩn nghệ thuật dần dần tàn lụi và cuối cùng sống trong một vũ trụ thoái hóa. Không cần thiết để nhãn thức về nghệ thuật phai nhạt dần và nhân lên những ngón khéo đánh lừa công chúng và trở thành tên đại bịp.

Thái độ và sự liêm khiết của nghệ sĩ rất quan trọng và cần thiết nhất là dùng đủ mọi cách để không nhượng bộ thế giới cuồng tâm. Từ từ, từng bước một những nổ lực nghệ thuật đóng góp làm tỉnh thức công chúng và không làm thỏa mãn mọi người để thuận theo dòng chảy thời thượng. Có thể khách hàng hay công chúng cảm thấy nặng nề khi quyết định hành động để thoát ra những thói quen. Có thể thật khó khăn để họ chấp nhận quan kiến và yêu cầu riêng biệt của người nghệ sĩ. Dù vậy, điều này phải được thực hiện. Rất cần thiết. Nếu khôn g, thế giới nghệ sĩ chỉ là cát bụi. Nếu tôi có quyền nói như thế!.

Nghệ sĩ có thể quyết định công việc nghệ thuật không đem lại sự giàu có hay dung tục. Dù vậy, càng làm việc với khách hàng, những người bạn hay công chúng, tự động sẽ khám phá cái gì là có thể cho là xứng đáng. Họ nhận thấy người nghệ sĩ chân chính đầy thú vị, tận tụy và có lòng dũng cảm, cũng có thể có một ít kiêu ngạo theo chiếu hướng thuật ngữ tích cực. Chính vì thế - thế giới có thể có cơ hội thay đổi. Công chúng và khách hàng có thể bắt đầu thưởng thức cách tư duy trong công việc, sự đúng đắn trong thái độ. Họ phát sinh một thái độ dịu dàng và tử tế nhờ vào long chân chính và thái độ tận tụy, cho nên công việc đạt đến chiều hướng khác. Chính ở đây người nghệ sĩ có được quyền năng kỳ lạ để chuyển hóa về thế giới quan. Những quan niệm chi phối vũ trụ có thể hoàn toàn bị đảo lộn hoàn trên bình diện nghe nhìn và tâm lý nhờ vào năng lượng của pháp nghe nhìn.

Sự thần diệu của người nghệ sĩ là chủ đề thứ hai trong cuộc thảo luận ngày hôm nay. Thần diệu ở đây, tôi không nói là làm ảo thuật (pháp thuật đen) trước một cử tọa hay bán một bức tranh đến giá một triệu đô la; mà sự thần diệu nói tìm thấy trong trạng thái tâm thức nghệ sĩ. Đây là sự thần diệu manh tính chất rộng mở và tràn đầy tỉnh thức. Tâm thức người nghệ sĩ có khả năng lắng nghe một vài trạng thái cân bằng hay trạng thái tỉnh thức trong khoảng lặng của ý niệm chưa hình thành tư tưởng. Có thể gọi điều này là sự tỉnh thức chẳng can hệ gì vì tất cả chỉ là ký hiệu, xin các bạn thông cảm. Khi trạng thái đạt đến, họ có thể thực hiện những đại tác phẫm. Trong quá khứ đã hiện diện nhiều thí dụ về những nghệ sĩ không cần thiết là Phật tử đã đạt đến điều này.

Nhiều người không nhất thiết là những kỹ thuật gia lớn sáng tạo những bức tranh tuyệt diệu, những tấu khúc âm nhạc vĩ đại hay nhiều loại tác phẫm bao gồm công việc trang trí nội thất và những bản vẽ kiến trúc. Để học làm nghệ sĩ chủ yếu không phải trở thành nhà kỷ thuật quyền lực thao túng nghệ thuật. Trước tiên, phải có một quan kiến. Quan kiến ở đây phát sinh từ trạng thái tâm thức không bắt đầu hay kết thúc. Nó rất hiện hữu và hiện hữu ngay trong từng giây phút. Có thể gọi là tư tưởng đầu tiên tư tưởng tuyệt vời không có dấu ấn của đấu tranh. Từ quan điểm này tất cả con người có thể là một thiên tài!. Tinh túy này, cơ hội này hiện diện trong tất cả mỗi người. Và tình cảm hay trạng thái thiên tài thần diệu được ứng dụng mãi mãi không bao giờ dứt.

Tư tưởng đầu tiên không có sự phô diễn như điểm xuất phát, nó đến từ giây phút đi trước sự độc thoại từ bên trong. Nó đi trước tât cả tư tưởng. Có thể nói sự tươi mát luôn luôn hiện diện. Những cuồng tâm không còn liên tục đầu độc tâm thức. Thật sự có thể tập họp cuộc sống vào bất cứ giờ phút nào. Tâm thức đã tốt ví nó tốt sẵn. Lòng tử tế luôn luôn kề cận, thật đơn giản có thể nắm được vì lúc nào nó cũng lơ lững chung quanh. Chúng ta hoan hỉ cắt rõ nét sự phô diễn, điều này gây ra tình cảm tự chính nó đầy phẫm cách. Do đó, không hề cảm thấy khó chịu hay bị sức nặng trầm uất đè bẹp. Chúng ta có cảm tưởng vượt qua sự nặng nề và trầm uất. Vì thế bắt đầu nhận thấy tư tưởng đầu tiên quả thật tuyệt vời.

Khi đã học được sự tôn trọng chính mình và là cách để « Tư tưởng đầu tiên - tư tưởng tuyệt vời » gợi hứng ngay lập tức. Trạng thái tâm thức cũng như thân vật lý và công việc nghệ thuật bắt đầu biểu lộ tâm thức bình yên như một nghi thức thiêng liêng nào đó. Sự yên bình gợi hứng phong phú và tính thẫm mỹ. Nghi thức là chan hòa toàn thế giới để tập họp thành tổng thể. Nhờ vào chiều hướng nghi thức trang nghiêm đầy tính hòa ái, người nghệ sĩ và vũ trụ đứng thật vững vàng, thật bền chắc và không kéo theo hệ quả hũy diệt hay chia chẻ (lý luận) trong thế giới hiện tượng sinh ra những trầm uất triền miên.

Người nghệ sĩ sống yên bình trong tâm thức nghĩ ngơi và có được tinh thần nghi thức đầy đủ hiện diện và hoàn toàn hiện hữu. Họ thật sự có khả năng cắt đứt quán tính phô diễn của tiềm thức, của khía cạnh tâm thức dẫn đến sự hũy diệt và những thú tiêu khiển với mọi dạng thức không ngừng. Ví dụ, ngay giây phút đang nhìn cái gì đó thật rõ ràng - Một ý kiến hay như luồng gió mát bất ngờ chợt xuất hiện - Ðây là sự phô diễn của tâm thức. Có thể nói bắt đầu vĩnh biệt sự sáng tỏ, nó bị quét đi và hoàn toàn bị loại trừ. Vậy thật cần thiết khi đã là những nghệ sĩ, tin chắc vào « Tư tưởng đầu tiên tư tưởng tuyệt vời ». Đây là những gì cho phép phá vở những độc thoại do vô thức tạo ra những nghi ngờ và tâm thức đối kháng. Để có được thái độ trực tiếp người nghệ sĩ phải thao luyện, tự chấp hành kỷ luật, chấp nhận không bỏ rơi công việc hay dự án trước khi cảm hứng xuất phát, phẫm cách phải được phát triển và thế là « Tư tưởng đầu tiên - tư tưởng tuyệt vời » ló dạng.

Nghệ sĩ của pháp gợi hứng không phải mạo xưng là nhà sáng tạo vẽ một bức tranh với « cứt » và chính « nước đáỉ » của mình để bán một triệu đô la. Đây là một người hoàn toàn thẳng thắng, tử tế, nhẹ nhàng, đầy hảo ý, thỏa thuận vết cắt sắc nét cuộc độc thoại bên trong để đi vào tâm thức trực tiếp, sáng tỏ, chính xác và trong sáng. Đây không phải là người hay phàn nàn, đau khổ và cuộn tròn trong trầm uất triền miên.

Than ôi phiên bản sai lầm về nghệ sĩ gần đây hình như đã thống trị ở Tây phương. Công chúng có khuynh hướng thích nghệ sĩ phóng chiếu hình ảnh vớI phong cách trầm uất thời thượng. Thèm muốn lối trầm uất nặng nề thể hiện đầy khổ đau. Họ bỏ ra hàng đống tiền để mua những tác phẫm và ngưỡng mộ chúng như một con vật kiểng trong nhà làm đồ trang sức. Như thế nghệ thuật nhanh chóng biến dạng trở thành suy đồi và tất cả hỏng bét. Ngược lại, thực hành nghệ thuận dù cho bất cứ hình tướng nào, bằng cách vun trồng trạng thái biểu lộ tỉnh thức và niềm hoan hỉ những giáo huấn Phật học và Shambala đề nghị. Quả thật tất yếu, tôi lặp lại đây vấn đề trạng thái của tâm thức.

Tất cả trực nhận trước tiên bao gồm cái thấy, có nghĩa thấy cái gì đó và tự phóng chiếu lên thế giới. Điều này tạo ra dạng mãnh đất rộng mở, nhưng cũng có nhiều khả năng chọn lựa hay từ khước theo chiều hướng tích cực sử dụng phân biện. Tương phản lại những chọn lựa trên những cảm xúc như đam mê hay gấy hấn. Chúng ta đơn giản nhìn những sự việc như chúng là..., khi nhìn, có thể bắt đầu xem xét thế giới hiện tượng. Ở trình độ này chúng ta bắt đầu nhận thấy sự thật thế giới là gì và mình là ai.

Làm sao chúng ta thực hiện?. Trước tiên có cái gì đó ngắn ngủn. Tư tưởng ngưng đọng; cắt đứt sự phô diễn và loại trừ để làm tốt tất cả lý thuyết nghệ thuật. Chúng ta trở thành một cá nhân thật đơn giản, thật bình thường chỉ nhìn những sự việc có thể nói như nhìn một con mèo - con chó hay cỏ cây hoa lá. Khi đã nhìn, có nghĩa bắt đầu nhận thấy và có được dạng thức yên lặng trong tất cả điều này. Thật ra đã bắt đầu trực nhận cách thế giới vận hành.

Nếu muốn diễn đạt cái gì đó, ban đầu nhìn những khả năng kiến tạo; sau đó xem xét tường tận và nhận thấy kề cận hơn. Khi thực hiện, chúng ta học cách thưởng thức vũ trụ riêng biệt và hành động trong chuyển động tự nhiên; đồng thời vừa là khán giả vừa là người điều hành theo chiều hướng tốt và vững bền.

Nhìn tương ứng với cảm tưởng đầu tiên. Nhận thấy là giai đoạn kết luận từ những gì đã thấy. Nhìn là « Tư tưởng đầu tiên - tư tưởng tuyệt vời » và nhận thấy là tư tưởng thứ hai có thể cũng tuyệt vời. Nhưng không thể luôn biết vì tất cả đều tùy vào trạng thái tâm thức. Trước tiên chúng ta nhìn. Một khi đã nhìn, cần thiết là không nhờ vào quá trình chọn lọc thông thường, có nghĩa rơi vào sự phô diễn của tâm thức (tâm phân biệt). Đúng hơn sử dụng pháp nghe nhìn để có thể thật sự vừa nhìn vừa thưởng thức những gì đang thấy, cũng có nghĩa nhận thấy. Cũng có thể có nghĩa một vài phân biện vận hành. Cũng tốt thôi vì cuối cùng nhìn rồi nhận thấy. Một khi đã nhìn và nhận thấy, như thế tiếp tục nhìn có thể tất cả chỉ là dấu chấm hỏi. Nhưng cũng tốt thôi.

Tôi muốn khuyến khích tất cả các bạn thực hành thiền định để có thể thật sự nhìn và nhận thấy nhiều hơn nữa. Nếu không hiểu được điều này, thật rất khó thưởng thức bất cứ gì trong vũ trụ vận hành. Nhất là đừng quên nhìn trong niềm nội hỉ chân thật và đừng nên quá phân tích.

Nguyên lý tiếp theo nhằm đoàn kết và khẳng định cái gì đó đặt nền tảng trên lý có ba. Đương nhiên điều này có thể, nếu trước tiên đã nhìn và thấy. Lý có ba là truyền thống Phật học (Pháp thân – Báo thân – Hóa thân) lâu đời giúp trực nhận những thông điệp thế giới hiện tượng, thưởng thức hoàn toàn và phô bày cho mọi người đồng thưởng thức.

Sử dụng lý này là dâng tặng toàn bộ thế giới cho người khác. Giả sử muốn làm một nhẩn cưới, một tủ rượu hay bộ complet nay có thể muốn người khác diễn đạt toàn thể thành phố hay làm vòng cổ đẹp cho con chó Bắc kinh.

Lý có ba có thể ứng dụng vào mọi hoàn cảnh; bao gồm nền tảng con đường và quả trái. Thí dụ cái quạt tay: Trước tiên cầm lên, mở ra cuối cùng tạo ra luồng gió thoảng khi khởi động. Vậy lý có ba vận hành: Thiết lập mặt đất, kéo dài với lý luận nào đó và cuối cùng tập họp tất cả để khẳng định. Có thể sử dụng để diễn đạt hay sáng tạo tác phẫm nghệ thuật. Có thể tương ứng với nguyên lý: Trời - Ðất và Người thuộc về truyền thống cắm hoa Nhật bản hay vào ba thân của nghệ thuật Phật giáo Mật tông Kim Cang thừa Tây tạng: Dharmakaya, Sambhogakaya và Nirmanakaya. Dù cho diễn tả bằng cách nào, ba khía cạnh - Hậu cảnh và tiềm năng của sự thể hiện cuối cùng thể hiện; điều này rất quan trọng khi thành tựu công trình nghệ thuật. Trong truyền thống Shambala, người ta sử dụng thuật ngữ Trời - Ðất và Người để diễn đạt.

- Bắt đầu bằng nền tảng là Trời: Trời không nhất thiết là không gian trống rỗng; nó có uy quyền với những nguyên lý tối cao đáp xuống mặt đất, cũng như tình cảm tử tế, dịu dàng và quân bình. Trời từ cao nhìn xuống chinh phục không gian. Nó có cái gì đó không lay chuyển và hoành tráng. Trời thì vui vẻ, tình cảm rộng mở và không gian làm việc có thể nguy hiễm. Nếu muốn phô diễn về chủ đề này, nguyên lý trời thật sự có thể vận hành với chúng ta. Một sự mù quáng nào đó sẽ hiện diện. Trang giấy trắng mời mọc yêu cầu đặt vào điểm đầu tiên. Vậy có thể bắt đầu với « Tâm thức đầu tiên - tâm thức tuyệt vời » và đi vào bầu trời chân chính. Ðây là nguyên lý nền tảng của trời.

- Sau đó đi đến mặt Ðất: Tương ứng với phẫm chất neo chặt, nguyên lý của đất mẹ. Đất sinh sôi bao phủ cùng khắp. Nó có thể biết những vấn đề cuộc sống gia đình. Mặt đất dịu dàng đón chào và bao dung tất cả bao gồm sự hỗn độn.

- Nguyên lý Người: Khá dũng cảm và ranh ma, nhất là khi còn là một em bé, dù cho thông thường người ta quên mang cho nó một lớp tả. Con người thật rộng mở đồng thời mạnh mẻ; họ tử tế và dũng cảm. Không cần thiết thiết lập quan hệ mật thiết giữa Trời và Ðất vì đây chỉ là hiện hữu cá nhân tiếp nối.

Tập họp tất cả lại. Để nối liền Trời - Ðất và Người phải có một vị vua. Nguyên lý vua thêm vào không phải trở thành bốn; tương ứng với tập họp ba nguyên lý để trở thành tổng thể. Không có Trời hay bầu trời, chúng ta không thể hiện hữu. Nhưng Trời cũng tùy thuộc vào Ðất, nếu chỉ có Trờì mà không có Ðất, tất cả sẽ trở thành vô nghĩa. Và nếu chỉ có Ðất thì đâu là khẳng định của Trời, vì chỉ có cùng một vấn đề. Nếu có Trời và Ðất sẽ không có ai chăm lo hay vận hành không gian này, sẽ không có ai làm bất cứ thứ gì và thế là tất cả rơi vào sự bất động. Vì thế nếu có Trời và Ðất phải có Người.

Ở giai đoạn nào đó cả ba tập họp lại, không phải trở thành lý có bốn nhưng là sự kéo dài của lý thứ ba đi đến kết luận hợp lý. Nam hay nữ dũng sĩ đến sự lãnh hội nào đó về pháp. Lý có ba có thể cùng nhau vận hành Bồ tát đạo.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy