× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



22- Hoạt động không gây hấn

Không gây hấn là chìa khóa của cuộc sống và trực nhận. Đây là cách trực nhận hiện thực và hoàn hảo nhất.

Không gây hấn là chìa khóa của cuộc sống và trực nhận. Đây là cách trực nhận hiện thực và hoàn hảo nhất. Khái niệm về phẫm cách cũng bắt nguồn từ đây. Phẫm cách hơn cả sự thanh lịch và chúng ta có thể lầm lẫn trong sự phân biện. Phẫm cách dính liền với sự hiện diện chân chính như sẵn có tính chân chính, vậy tự nó sẵn có sự hiện diện. Hành động đến từ phẫm chất hiện diện là kết quả của tính không gây hấn và dịu dàng. Từ đây khơi mào những gì được thỏa thuận gọi là năm hành động ưu tú trong cuộc sống. Theo truyền thống Kim Cang thừa, bốn hành động căn bản được gọi là bốn Karma. Chúng có cái gì đó liên quan đến trải nghiệm về hiện thực và trực nhận nghệ thuật hay chính xác hơn trực nhận về cuộc sống.

Hành động thứ nhất dính liền với trực nhận thuần khiết không góc cạnh sắc bén. Tương ứng với màu xanh trời và vòng tròn tương phản hình vuông hay với tất cả hình dạng không gian khác. Hình dạng đều đặn của vòng tròn tượng trưng cho sự dịu dàng và lòng tử tế sẵn có vắng bặt cuồng tâm. Màu xanh trời như bầu trời thuần khiết và tượng trưng không gian rộng mở có quan hệ với không khí lạnh và tươi mát. Không góc cạnh sắt bén có nghĩa nhìn thế giới trong những gì hoàn hảo nhất. Ðây là Karma thứ nhất nguyên lý hòa bình hay hành động làm hòa với chính mình và toàn thể.

Hành động thứ hai có cái gì đó như là sự phong phú. Nói chung, tượng trưng bằng hình vuông vàng với những góc nhọn. Sự phong phú và màu vàng dính liền với mặt đất trung tính và bằng phẳng. Mặt đất không ngừng sáng tạo những biên giới nên tượng trưng bằng hình vuông, bao gồm những góc cạnh, phương hướng đông - tây – nam và bắc. Hành động này gợi lên tình cảm hiện hữu, hài hòa và hoàn cảnh xác lập. Là nhận định về phẫm cách hay Ziji từ Tây tạng. Karma thứ hai có nghĩa giàu có, năng lượng hữu thể của tâm thức.

Biểu lộ thứ ba của hành động được minh họa bằng nữa vòng tròn màu đỏ. Màu đỏ tượng trưng khái niệm quan hệ với những cảm xúc hiện diện trên mảnh đất hình vuông. Nhưng mặt đất không quá vuông vức vì có những điểm mốc giả định. Đây là một nữa vòng tròn, vì sự biểu lộ thứ ba chỉ tròn một phần vì tính tròn đầy (sự hoàn hảo tuyệt đối) bị cắt bớt. Ở đây chúng ta phân biệt ở khái niệm nền tảng về sự quấn chặt (Người đàn ông và đàn bà ôm chặt hay nắm lấy tay nhau). Ví dụ, một nụ hôn được xem như một khái niệm nửa vòng tròn. Đây là nguyên lý đam mê không dính liền với đam mê thuần khiết. Nó hàm chứa tư tưởng gặp gỡ tâm thức người khác và tâm thức buông xã. Có nghĩa cảm thấy phong phú, không có sự nghèo nàn trong tâm thức. Chúng ta có thể buông xả, cho đi để sáng tỏ sự bao dung của đất. Đây là nguồn Karma thứ ba, nguyên lý thu hút thành quần thể (tập họp cộng đồng tỉnh thức).

Hành động thứ tư dính liền với hành động hũy diệt tượng trưng bằng tam giác màu xanh lá. Màu xanh lá phối hợp với sức mạnh hay quyền năng của gió nghiệp. Bản chất nền tảng cố hữu là dũng cảm. Có một tình cảm dũng mãnh nhưng tam giác gợi ý quan hệ với sự việc thật sắc cạnh hình thành từ ba điểm hay ba quan kiến. Điều này muốn nói sự gặp gở tích cực, tiêu cực và trung tính hợp thành. Cạnh hình tam giác tượng trưng Phật - Pháp - Tăng; Thân - Lời - Ý. Khái niệm cân bằng đi vào chân dung vì có quá ít lòng dũng cảm hay có nguy cơ hèn nhát; ngược lại, quá dũng cảm lại có nghĩa thật quá tri thức hay thô bạo. Vậy chúng ta có điểm cân bằng nền tảng. Tam giác còn được tượng trưng cho sự giải thoát hay tự do. Ðây là cách trực nhận sự thật hay cánh cửa đi vào sự tự do. Karma thứ tư được hiểu như anh chàng lực lưỡng: Sự hũy diệt hay còn gọi là tử thần. Rất đơn giản, rất rõ nét như chúng ta đương đầu với lưỡi kiếm Wilkinson. Nó cắt đi mọi phương hướng cơ bản.

Biên độ tượng trưng bốn hành động: Vòng tròn xanh trời - hình vuông vàng - Nữa vòng tròn đỏ và tam giác xanh lá; không được xem như những hình tượng thần diệu hay huyền bì mà đơn giản nên thấy đó là những biểu lộ phương cách chúng ta hành xử trong cuộc sống. Nếu từ những màu sắc của bốn hành động xanh trời, vàng, đỏ và xanh lá đi cùng nhau từng cặp sẽ có màu vàng chanh và màu tía. Những màu này là màu của hoàng gia, màu cung đình Trung quốc, Nhận Bản, Hàn quốc và Ấn độ, cũng như đế quốc Ashoka. Màu vàng chanh dính liền với sức mạnh và nguyên lý của cha hay vua chúa, lãnh tụ. Ngược lại màu tía được xem như nguyên lý tối cao của hoàng hậu hay yếu tố nữ. Nguyên lý nam và nữ phối hợp hoàn hảo là thực hiện đầy đủ bốn Karma: Hòa bình - Phong phú - Thu hút - Hũy diệt. Tất cả mọi tư tưởng và hình tướng đều hình thành theo phong cách này.

Khi bắt đầu nhận ra bốn hành động: Hòa bình - Phong phú - Thu hút - Hũy diệt là biểu lộ tự nhiên tham vọng làm việc với vũ trụ, sẽ không có khuynh hướng chấp nhận thật vồn vã hay từ khước quá thô bạo. Chúng ta giải phóng khỏi những thứ lôi kéo này. Phật học gọi gọi sự tự do là nguyên lý Mandala nơi tất cả hài hòa trong bốn hành động. Trong Mandala, phương Ðông tượng trưng cho tỉnh thức, phương Nam sự nẩy nở, phương Tây đam mê hay hoạt động thu hút, trong khi phương Bắc tượng trưng cho hành động. Hình như đây là nguyên lý chủ yếu của Mandala được khai triển.

Karma thứ nhất nằm ở phương Ðông: Hòa bình tương trưng cho hành động làm lắng dịu những cuồng tâm. Phát sinh cảm giác hòa bình và tươi mát làm giảm thiểu sự nhàm chán và môi trường do cuồng tâm sinh ra. Sự biểu lộ bám vào Karma thứ nhất là sự dịu dàng và vượt qua những cuồng tâm.

Ở hướng Nam Karma thứ 2: Nguyên lý giàu có tương ứng với vắng bặt kiêu ngạo và gây hấn. Sự kiêu ngạo đã được chuyển hóa và nó thì trong suốt.

Phương Tây Karma thứ ba: Sự thu hút tương ứng với chiến thắng nghèo khó.

Phương Bắc Karma thứ tư: Hũy diệt, loại trừ lười biếng.

Bốn Karma là phong cách ứng xử toàn bộ cuộc đời và môi trường chính mình. Như thế thật đơn giản có thể vận hành nguyên lý Mandala. Có thể sử dụng thực hiện nghệ thuật cắm hoa, cưỡi ngựa, lau chén hay tất cả nhưng gì còn lại.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy