× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



21- Nét sổ thẳng

Thực hành nghệ thuật cắm hoa Nhật bản hay phát một nét cọ là hai động tác độc nhất và rất hiện thực. Chúng ta có thể tóm lược những hình ảnh cã cuộc đời chỉ bằng một nét duy nhất. Khả dĩ như thế.

Những biểu lộ cá nhân cũng là những biểu hiện văn hóa. Dù vậy phải hiểu ý nghĩa thuật ngữ văn hóa chuyển tải. Nói cách khác, như cố chứng tỏ cho bà nội biết làm sao nuốt chửng một quả trứng hay như ở Tây Tạng dạy Karmapa tập đánh vần. Tại Mỹ, nhiều người tin văn hóa là những biểu hiện bên ngoài. Đây là vấn đề nghiêm trọng. Vậy văn hóa Mỹ có nghĩa đã lên mặt trăng và sở hữu một tá đồ vật không thuộc cá nhân tính và cho đó là văn hóa. Ăn Hamburger, Hot-dog cũng là thành phần văn hóa, ngay cả không thể thưởng thức được loại thức ăn này, nó mặc nhiên được công nhận là văn hóa. Trong đất nước này, người ta méo mó trong sự phân biệt giữa cá nhân và văn hóa.

Thật sự văn hóa là sự trải nghiệm cá nhân; kết hợp cộng đồng cùng cư xử giống nhau, đồng thưởng thức một tâm trạng. Giống như tất cả đều mặc áo và quần có dây kéo. Đây là nét văn hóa nhưng cũng thật cá nhân - nhất là trong tác phẫm nghệ thuật. Có thể thực hiện một bức tranh Mỹ hóa và người khác một bức tranh Á đông, nhưng sự phân biệt này không nghiêm trọng trong buổi nói chuyện hôm nay. Văn hóa tương ưng với cách hành xử và đặt để cho mỗi người đồng hành xử như thế - Nhưng không bao giờ trở thành luật lệ; mà đó là sự trao truyền từ cha mẹ và bạn bè và cách chúng ta tôn trọng. Tuy thế vẫn không thể khẳng định thế nào là một tác phẫm nghệ thuật thuần khiết văn hóa hay chỉ thuần khiết mang tích cách cá nhân.

Có thể nói không sợ lầm lẫn có hai dạng nghệ thuật Phật học: « Nghệ thuật văn hóa độc nhất và nghệ thuật không lệ thuộc văn hóa ».

- Nghệ thuật thuần khiết văn hóa bao gồm tượng điêu khắc, tranh ảnh và phong cách kiến trúc cổ xưa đặt nền tảng trên những chủ đề truyền thống. Nghệ thuật Phật học truyền thống bắt nguồn từ Ấn độ ở thờì đại vua Ashoka. Bao gồm nghệ thuật Phật học Trung quốc và Nhật bản nhưng cũng có những nước Tây Nam Á và Tây Tạng. Nghệ thuật Phật học Tây Tạng là sự phối hợp của nghệ thuật cổ điển Ấn độ và những tố chất mang màu sắc Trung quốc. Tiếp cận nghệ thuật Phật học truyền thống tân tiến hay thật xa xưa với chút ít thay đổi. Dù xuất xứ thế nào, những biểu lộ văn hóa vẫn có thể thay đổi. Chủ yếu miêu tả đức Phật hay hình tượng Phật đa dạng với lối sống khác biệt, những bậc thầy lớn và hoàn cảnh xã hội đang sống; Nó vinh danh những vị thầy đặc trưng trên những ngai vị đa dạng tự nổi bật trên tiền cảnh hay hậu cảnh thật đa dạng. Những vị thầy với đệ tử bao quanh được ngưỡng mộ bởi các thiên thần bay bổng và thú vật lang thang trong phong cảnh yên lặng. Mặt trời - mặt trăng chiếu sáng và v... v...

- Dạng thức thứ hai nghệ thuật Phật học được gợi hứng từ những hình tướng truyền thống không lệ thuộc văn hóa. Đây là sự biểu lộ thẫm mỹ trực tiếp từ thiền định và lòng thành kính. Những tác phẫm này có thể tỏa ra tình cảm đức tin và lòng tự tin nào đó. Ví dụ ở Ấn độ, trong hang động Ajanta và Ellora suốt thời ngự trị của hoàng đế Ashoka, một ngôi đền được xây dựng trực tiếp trên ngọn núi bao la; người ta điêu khắc hoàn toàn các phòng, khuôn cửa và cột. Ngôi đền, xây dựng một cách dặc biệt để không thể trở thành một dinh thự. Ngọn núi khổng lồ được nhìn như một chất liệu và những ngôi đền và những bức tượng được điêu khắc như nhìn một tờ giấy hay một tấm toan trắng trước mắt trên mặt đã sẵn có những nét vẽ trên đó. Còn lại nguồn hứng hình như là không cùng trong trạng thái. Ngày nay, không còn giữ chiều hướng lớn lao. Vì nếu có ý tưởng thể hiện sự điêu khắc vào một ngọn núi hay thực hiện ngôi đền, người ta có khuynh hướng không hoàn toàn bình thường, một mặt do chi phí công trình và mặt khác là khía cạnh thiếu hợp lý của dự án. Dù vậy tôi không tin đây như một dấu hiệu thoái hóa. Có thể không cần thiết cho rằng vì sự trực nhận của người đương đại ít tỉnh thức hơn người xưa. Tôi nghĩ ở đây là sự thay đổi về văn hóa. Thế giới con người tự mài dũa theo chiều hướng đặt sự quan trọng cho tiện nghi và xa hoa. Chúng ta ít khắt khe và những vật thể được sử dụng dễ dàng hơn. Nhưng vẫn còn lại khía cạnh đồ sộ của nghệ thuật luôn hiện diện trong tiếp cận không lệ thuộc văn hóa; và sự tiếp cận này đi đến từ tọa thiền (thưởng thức klhoảng lặng).

Khi bắt đầu vun trồng thực hành, chúng ta tự nhìn mình sáng tỏ hơn và bắt đầu nhìn môi trường sống rõ nét hơn. Không cần thiết mang nhản hiệu « Nghệ sĩ »; tất cả mọi người có thể làm việc trên dạng trực nhận này. Chướng ngại duy nhất là sự hoang mang và lãnh đạm. Tọa thiền cho phép một tình cảm chẩm rãi nhưng bền vững; nó cung cấp cơ hội nhìn tâm thức vận hành không ngừng. Như thế tình cảm nẩy nở và phát sinh từ từ, đồng thời nhận ra đã để ra ngoài lề nhiều sự việc trong suốt cuộc đời vì đã quá bận rộn tìm kiếm, nhìn ngắm hay yêu thương. Thiền định sẽ tinh luyện trực nhận và tâm thức được sáng tỏ ngày càng nhiều như thấu kính trong suốt.

Từ sự sáng tỏ, dạng thức trực nhận đa dạng bắt đầu tự phát triển phong cách năm gia đình chư Phật. Biểu lộ nghệ thuật được thiền định tôi luyện ngày càng sâu sắc. Để là một nghệ sĩ, phải thuần hóa tâm nhờ vào thực hành thiền định - tâp huấn tinh thần đi kèm tập huấn vật lý - có nghĩa tâm thức bắt đầu vận hành một cách thư giản trên thân vật lý. Như thế chúng ta đánh thức tinh thần hài hước và thưởng thức những sự vật như nó là... Khi tất cả được nhìn thật sáng tỏ không cần thiết làm méo mó bất cứ việc gì.

Ban đầu, chúng ta luôn luôn bị lôi cuốn bởi cái gì đó và thích vun trồng lòng hăng hái, lên men và uống nó thật say sưa. Đây là vấn đề hiễn nhiên. Để nghệ thuật chắc chắn, rõ nét và uyển chuyển, tôi nghĩ rằng tọa thiền chắc chắn là một luyện tập tiên quyết nền tảng. Đây là cách duy nhất tự đảm bảo không bị xuyên tạc. Ngày hôm nay, tập huấn theo một vị thầy lớn không còn được thực hiện. Chúng ta đến xin học với ai đó, đăng ký học nhưng không còn được sống cùng vị thầy để được theo dõi những giai đoạn tiến hóa. Vì lý do này, cách duy nhất để trở thành nghệ sĩ là thiền định nhiều hơn nữa để có thể phát sinh tình cảm liên tục, phẫm cách và sự chú ý.

Phẫm cách và sự chú ý có thể được diễn tả trong tất cả những gì chúng ta làm, tác phẫm nghệ thuật và tất cả đều rất cô đọng. Thí dụ, thực hành nghệ thuật cắm hoa Nhật bản hay phát một nét cọ là những động tác vừa duy nhất vừa hiện thực. Chúng ta có thể tóm tắt lịch sử cuộc đời chỉ cần một nét - Quả thật khả dĩ. Trong cuộc sống nói chung, chúng ta luôn luôn không thể hiện quan sát giống như diễn tả trên một nét cọ, cắm hoa hay thể hiện một câu thơ. Đây thật sự là những khẳng định. Nó không có tầm quan trọng như nó là... Sự thực quan trọng là những gì chúng tự trình bày theo chiều hướng có sức mạnh lớn, thể hiện một quyền năng lớn.

Khi trực nhận những sự việc lần đầu tiên, tất cả thì vô định. Vì lý do này chúng ta có khuynh hướng trở về những thành kiến vô thức. Ý nghĩa từ ngữ thành kiến thật chính xác vì đã có một ý kiến về cái gì đó trước khi trực nhận. Cái nhìn phóng trên thế giới lúc nào cũng đặt trên những định kiến. Đây cũng là cách chúng ta bắt đầu tạo ra hình ảnh. Ðiều này xảy ra chúng ta bắt đầu cảm thấy rất tự tin: « Ah, Ah!. Cuối cùng tôi có cái gì đó để làm việc. Tôi được thoát nạn. Ouf » (Nghiệp ẩn tàng dạng tri thức hóa). Nói chung, chúng ta không thích phô bày đoạn đường nguyên thủy trống rỗng. Những người được đào tạo lâu năm, đã học quá nhiều triết lý hay hướng về những môi trường chuyên nghiệp là người thích chạy trốn những giây phút khoảng trống. Dù vậy cái trống này vẫn hiện hữu và chính là mãnh đất nền tảng.

Sự gợi hứng chân chính đặc biệt không trở thành bi kịch. Nó rất bình thường – hoàn toàn bình thường. Nó dính liền với sự kiện thoải mái trong môi trường đang sống và đồng ý những hoàn cảnh như tự nhiên. Từ đây, bắt đầu nhận thấy có thể nhảy nhót với chúng. Vậy nguồn gợi hứng dính liền với sự đón nhận và không phải là sự chớp nhoáng với những thủ đoạn đến từ tâm thức.

Sự gợi hứng tự nhiên có cái gì ở đâu đó đi vào quan hệ, cái gì đó như là sự bền vững, chắc chắn. Sự gợi hứng được chia thành hai phần: Rộng mở và Quan kiến sáng tỏ, theo Phạn ngữ là: Shunyata và Prajna. Hai thành phần này đặt nền tảng trên khái niệm tâm thức nguyên thủy, truyền thống gọi là Phật tính, nó trống rỗng, vắng bặt mãnh đất cạnh tranh và tràn đầy tính rộng mở.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy