× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



19- Thế giới con người

Như thế người có ba dạng thức trực nhận: « Tình cảm trải nghiệm, khoảng không và tính sáng ». Nhờ ba trình độ trực nhận có thể nhận ra tất cả cách xử sự đặc trưng cuộc sống. Những cách xử sự được xem như cuồng tâm hay tỉnh thức, chúng ta có thể phân biệt một cách thật rõ ràng.

Quan hệ với thế giới buộc phải đặt ra những câu hỏi rất khó: « Thế giới là gì. Thuộc về ai và thiết lập quan hệ như thế nào? ». Chú yếu là: « Nhận thấy thế giới không thuộc về ai và không ai có đủ tư cách thể hiện như thế ». Năng lượng lúc nào cũng chuyển động, không ngừng chuyển động nên không thể là sở hữu của ai; đây là quá trình chuyển động hữu cơ và hoàn toàn tự nhiên. Dù vậy vẫn có thể vận hành nếu như thế giới thuộc về chúng ta. « Như tôi tự sở hữu tôi - Tôi thật sự hiện hữu – Hoàn toàn hiện hữu ». Từ quan điểm này, sự bất hiện hữu của bản ngã; trạng thái tiên quyết hay sự định hình bền vững dứt khoát không phải là vấn đề thuộc về triết lý, mà đơn giản là vấn đề của trực nhận trong sự trải nghiệm. Thật sự không thể trở lại trạng thái hiện hữu nguyên thủy. Tất cả trực nhận thuần khiết năng lượng nhưng không ai có thể khơi mào vì không thực thể. Ðơn giản chỉ là trực nhận.

Chúng ta cần phân biệt rõ ràng ba trình độ trực nhận « Trải nghiệm - Khoảng không và Tính sáng »:

-Trước tiên trên bình diện trải nghiệm: Sự trực nhận không phải khẳng định chính mình đầy đủ ý nghĩa, nhưng là hành động sống trọn vẹn với những sự việc như chúng là... Trắng là trắng, đen là đen... Dạng năng lượng phong phú song hành với trực nhận thực sự trải nghiệm vật thể như chúng ta đã là vật thể. Những giây phút như vậy, bản ngã và sự trải nghiệm trong thực hành hoàn toàn bất phân ly. Có nghĩa dạng thức giao lưu trực tiếp không cần trung gian làm môi trường tương tác.

- Trình độ thứ hai: Trực nhận khoảng không hay sự vắng bặt những sự việc như chúng là... (Ý niệm chưa hình thành tư tưởng) có nghĩa mỗi một sự việc đếu có chổ riêng biệt và luôn chiếm một không gian nào đó (Vật nào chổ nấy). Mặc dù những phức tạp đầy rẫy ngỗn ngang của trải nghiệm, sự việc lúc nào cũng cung cấp không gian đầy đủ trong sự quá tải (Không thêm không bớt). Vì chính sự ngỗn ngang cũng đã là không gian theo chiều hướng rộng mở tâm thức. Và vì hiện hữu chuyển động như điệu luân vũ, như trò chơi tâm thức. Những sự việc hoàn toàn khó nhận dạng và bất khả xâm phạm nên tất cả chứa đựng nhiều tính sáng suốt.

- Trình độ thứ ba: Trực nhận tính sáng, thuật ngữ này không nhất thiết chỉ định là ánh sáng chói chan, đúng hơn là tình cảm giới hạn và sự sáng tỏ nhất định không điểm mốc lý thuyết hay bị tri thức hóa. Là nắm bắt lập tức bên trong không gian. Vì không không gian tất cả sẽ lờ mờ không rõ nét. Tuy vậy ở trình độ thứ ba trải nghiệm bình thường đã sẵn chứa sự sáng tỏ và xác tín trong việc quan sát sự việc như chúng là...

Chúng ta có được ba dạng thức trực nhận: Tình cảm trải nghiệm - Khoảng không - Tính sáng. Nhờ ba trình độ trực nhận (y cứ), có thể nhận thấy tất cả những cách cư xử đặc trưng trong cuộc sống. Những cách cư xử này được xem như dạng thức cuồng tâm hoặc tỉnh thức. Chúng ta có thể phân biệt rõ ràng và có thể nói: « Ðây là cái nhìn bao quát đầu tiên của quan kiến về Mandala và những năng lượng thuộc về năm gia đình chư Phật (Ngũ trí) ”.

Năm năng lượng này không duy chỉ bám chặt vào trạng thái tỉnh thức; đồng thời nó có thể chứa đựng trạng thái lầm lẫn. Nhận định là nhìn chúng như chúng là... hoàn toàn gàn dở, cuồng tâm và nặng nề hay ngược lại cực kỳ dễ chịu, nồng ấm, đầy tinh thần hài hước và hoan hỉ (quan kiến trong suốt tính tích cực hay tiêu cực). Như vậy không thể rút ra những gì trực nhận hay tái lập trật tự thế giới theo ý mình. Chúng ta nhìn thế giới như chúng là không mong muốn tái thực hiện trật tự nào đó. Và tất cả những gì đi kèm với tri thức chính là thành phần năm gia đình chư Phật và của cấu trúc Mandala.

Tôi muốn nhắc lại nên theo đuổi sự tiếp cận thuần khiết được đặt nền tảng trên trải nghiệm mà không phải là triết lý hóa: « Ngón này có hiện hữu chăng. Ðúng hay không. Vì sao đúng. Phải chăng đây là trải nghiệm hiện tượng học của trình độ khái niệm? ». Tất cả những câu hỏi đại loại thế không phải là điều tôi nói. Những triết gia thường lầm lẫn, vì họ cố tìm sự thật trên như sự việc như chúng là... (xuất hiện để tan biến) không cần thiết trải nghiệm về những gì có thể hiện hữu trên bình diện trực nhận. Phương pháp hý luận này chỉ nhằm lý thuyết hóa chứ không thể trải nghiệm sự sinh động của cuộc sống.

Nếu bắt đầu thực hiện những lý thuyết trên sự hiện hữu của thế giới, sự bền vững, tính vĩnh hằng hay bất cứ thứ gì khác, vì nó có nghĩa phong tỏa mãng lớn trải nghiệm vì cố tìm cách chứng minh và xây dựng nền tảng. Chúng ta mê đắm sự bền vững của nền tảng chứ không quan tâm việc quan hệ với mặt đất. Sự tiếp cận này hình như không tốt ngay cả trong môn siêu hình học. Dù vậy vẫn không nên đề cập đến siêu hình học, chì nên tập trung vào trải nghiệm những gì đang sống hằng ngày. Không nhất thiết phải xây dựng lý thuyết hay bằng chứng để khẳng định, vì trải nghiệm không lệ thuộc vào bất dạng thức nào. Đây là vấn đề trải nghiệm hằng ngày, từng phút một, rất đơn giản và chưa hế có giả định về bất cứ dự án dài hơi nào.

Vấn đề trực nhận nắm tầm quan trọng to lớn vì không thể thiếu khi đi vào nền tảng bền vững. Rất thoáng qua, những trực nhận không ngừng bềnh bồng. Nó vào ra liên tục trong cuộc sống. Có thể nói: « Tôi đã thấy những vầng mây tuyệt vời ở trên đỉnh Hy mã lạp sơn », dù vậy không gì có thể minh chứng vầng mây luôn luôn hiện diện. Tuy cũng là thành phần những phẫm chất thuộc về Hy mã lạp sơn trong giờ phút ấy, nhưng không thể tìm lại khi quay lại quan sát những ngọn núi. Chúng ta có thể đi đến tận nơi vào giữa đêm dưới một bầu trời sáng trong chẳng có vầng mây nào hiện diện. Chỉ có thể diễn tả trải nghiệm những gì đã trực nhận ở giây phút này đã cực kỳ đầy đủ, sống động và hư ảo. Nếu cố làm sống lại tất cả hay bắt chước những gì đã xảy ra thì không thể. Nó không thể vận hành theo mong muốn của bất kỳ ai. Như thế chúng ta sẽ rơi vào triết lý hay đi xa hơn hiện thực như chúng là...

Có sự chính xác thật rõ nét về hiện hữu trong cuộc sống. Thông thường từ kết quả của sự đào tạo, kỷ luật, nhất là trong tọa thiền, nhưng thiền định không thể mài dũa trực nhận - Nó chỉ có thể thể hiện. Ðối với tôi điều chủ yếu là phải vứt đi những vầng mây thay vì tái lập mặt trời. Vì trải nghiệm về hiện thực như thế có thể xem như thật bất định, lờ mờ, bớt rõ nét chính xác và có khuynh hướng mất đi nhiều tính trong sáng.

Nói chung, một trực nhận thật chính xác tùy thuộc vào sự rõ biết nào đó. Rõ biết không muốn nói là quá thận trọng hay đi rón rén mà là trải nghiệm tia chớp đột ngột về cái gì đó vô điều kiện. Chỉ tia chớp loé lên không có gì khác. Nó trở thành một nan đề, một tiên tri, một thách đố thông tuệ. Chúng ta tự hỏi: « Một tia chớp đột ngột về cái gì? ». Nếu không có gì để nói về những gì hiện hữu, tất cả điều này sẽ trở thành phi lý. Ngược lại, nếu thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ và mở rộng tâm thức, có nghĩa vượt qua những giáo huấn và có thể đi xa hơn bậc cấp, nơi tất cả là đều là dịch vụ thương mại và tìm kiếm danh lợi. Như thế có nghĩa sẵn có khả năng tỉnh thức rõ biết vô điều kiện. Trong quan điểm này, từ điều kiện những gì sử dụng để thoát khỏi hay ăn trộm cái gì đó. Và rõ biết tỉnh thức vô điều kiện không gì khác hơn là rõ biết sau khi đã rõ biết chính mình, sự rõ biết hoàn toàn trong trạng thái tỉnh thức không cần thêm vào đó bất cứ thứ gì.

Dạng thức trực nhận này hình như là điểm then chốt duy nhất. Đây là quan kiến chú yếu hay kính hiển vi có thể phát sinh ba dạng thức trực nhận. Trình độ này, Mandala là năng lượng và là nguyên lý của năm gia đình chư Phật. Đây không phải là những sự trực nhật đặc biệt hay cao cấp, ngược lại chỉ là những sự việc thật bình thường. Nguyên lý Mandala cơ bản trở thành rất đơn giản và tất cả đều dính liền đan xen hòa lẫn vào nhau trọn vẹn. Nó thực sự đơn giản vì là kết quá tất nhiên.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy