× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



18- 5 Phong cách biểu lộ sự sáng tạo

Có thể làm việc với năm gia đình chư Phật khi cầm trên tay viên đá hay chiếc cành nhỏ(Trúc biết hoa vàng...), quan sát mỗi một trong năm khía cạnh khác biệt. Mỗi gia đình là một quan kiến hoàn toàn khác nhau bắt đầu khai sinh.

Để quan sát một cách tổng thể về sự mẫn cảm thẫm mỹ và công việc sáng tạo, nói về năm phong cách truyền thống gọi là trạng thái năm gia đình chư Phật hay ngû trí Như Lai. Làm việc với năm gia đình này là hiểu làm thế nào quan sát những sự việc về tinh túy tối ưu và bản chất sẵn có. Sự hiểu biết này có thể hỗ trợ trong những kỷ luật đa dạng về: Thi ca, hội họa, nghệ thuật cắm hoa, phim ảnh hay sáng tác âm nhạc. Ðồng thời cũng liên quan đến quan hệ giữa con người và nguyên lý năm gia đình chư Phật hình như bao trùm chiều hướng hoàn toàn mới trên tất cả trình độ và hoàn cảnh sáng tạo.

Trong khoa hình ảnh học Mật tông, năm gia đình chư Phật đặt ở trung tâm và bốn góc Mandala.

- Gia đình Phật chiếm vùng trung tâm là sự phối hợp căn bản minh triết nền tảng được biểu tượng bằng bánh xe và màu xanh trời.

- Gia đình Vajra nằm ở phương Đông dính liền với bình minh và cây trượng Vajra và tượng trưng cho màu trắng là sự bén nhạy của trải nghiệm cũng như trạng thái tỉnh thức ban mai.

- Gia đình Ratna ở phương Nam. Người ta kết hợp với sự phong phú và biểu tượng một viên ngọc và màu vàng. Đây là buổi giữa ngày khi bắt đầu cảm nhận nhu cầu hồi phục sinh lực tự nuôi dưỡng.

- Gia đình Padma ở phương Tây lấy hoa sen và màu đỏ làm biểu tượng. Ngày càng về chiều, là lúc đi tìm người yêu. Là giây phút tương tác giữa con người hay say đắm chiếc bàn tủ củ, quần áo và là giây phút ra ngoài mua sắm.

- Gia đình Karma ở phương Bắc, gia đình cuối cùng tượng trưng bằng thanh kiếm và màu xanh lá. Vòng chân trời đầy đủ và có tất cả những gì cần thiết.

Thế là không gì thiếu sót. Mandala năm gia đình chư Phật tượng trưng cho sự chuyển hóa một ngày trọn vẹn hay phong cách xử thế đầy tính chất cao quý. Thay vì dừng lại thỏa mãn ở quan niệm triết lý, trước tiên nên đề cập đến chức năng của năm nguyên lý và sự tương quan với nguyên lý tạo thành. Có thể nói đến hàng tá việc về những gia đình này như:

- Vajra màu trắng dính liền với nước (tư tưởng).

- Ratna màu vàng kết hợp với đất (tâm thức).

- Padma màu đỏ là lửa (tính chất).

- Trung tâm xanh trời kết hợp với không gian hay bầu trời (khoảng không).

- Karma màu xanh lá với gió (sự chuyển động).

- Gia đình chư Phật trung tâm dùng làm nền hay mãnh đất căn bản (khoảng không hay minh triết nền tảng). Mãnh đất khá tẻ nhạt vì quá bền vững. Như được đào sâu và đổ bê tông, vì thế hoàn toàn vắng bặt hứng khởi, và thu hút khi biết chắc rằng sẽ xây dựng cái gì trên đó (từ ý niệm chưa hình thành tư tưởng cho đến tư tưởng đầu tiên khởi sinh).

Gia đình Phật nằm ở trung tâm hợp thành nền tảng nhưng không là vị trí là quan trọng nhất. Cũng có thể xem như môi trường hay khoảng không đầy Oxy có thể mang sự vận hành những nguyên lý khác. Gia đình này có cái gì đó điềm tỉnh thản nhiên và bền vững. Trên bình diện quan sát, đây là phần không hứng thú như khi chờ đợi cái gì đó sẽ xảy ra. Phẫm chất Phật cần thiết để gây ra sự tương phản giữa bốn nguyên lý còn lại với tất cả những màu sắc. Có thể nói rằng gia đình Phật trung tâm đóng vai trò chủ tọa phiên họp.

Thật sự có quá nhiều không gian trong gia đình này, có cái gì đó gần như là sự hoang sơ. Như đến nơi cắm trại chỉ còn lưu lại những mãnh đá dùng đốt lửa trại. Chúng ta cảm thấy hình ảnh đã có người đặt chân đến đây từ lâu, nhưng bây giờ trả lại cho hoang sơ và dân ngụ cư không bị giết hay bị ép buộc rời khỏi bằng vũ lực. Ðơn giản chỉ rời khỏi nơi chốn dừng chân tạm thời. Giống như hang động những người Mọi Da đỏ sinh sống hay những hầm đá ở bên Pháp với những bức họa tiền sử. Chúng gợi lại quá khứ dù vậy vẫn không có những cá tính riêng biệt. Thật rất nhàm chán, cái gì đó rất bằng phẳng có thể đã xảy ra trên những cánh đồng. Gia đình này dính liền với màu xanh trời vì nghệ thuật Phật học hoàn toàn đơn giản và tế nhị. Nó rất trực tiếp thật đơn giản nhưng lớn lao; và nghệ nhân được xem như sự biểu lộ nghệ thuật sử dụng phương tiện nặng nề, thô sơ và màu đen hay xanh trời.

- Gia đình Vajra là sự nhạy bén, chính xác và màu trắng là màu. Ðược phân tích chính xác theo thuật ngữ lạnh lẽo và tẻ nhạt. Biểu thức Vajra trình bày những vật thể với giá trị của nó không vượt khỏi không gian và không bỏ rơi gì cả. Đây là mùa đông trắng và khắc kỷ - đen và trắng. Thí dụ, mặt đất có tính cách rét cóng với cây cối và thực vật. Đất cưu mang những bông tuyết theo cách riêng. Thực vật cũng có chính cách gánh chịu một cách tư nhiên, tùy theo bụi lá um tùm hay quần thể những cây thông cứng rắn. Đây là sự lạnh và hoang sơ nhưng cũng rất thẫm thấu, chính xác và đòi hỏi nhiều tập trung.

Nguyên lý Vajra tương ứng với quan cảnh lạnh lẽo và sầu não của mùa đông nhưng ít dữ dội hơn gia đình Karma. Những bộ phim của Ingmar Bergmat mang tính chất rất Vajra. Vì đã tái tạo được phẫm chất trùm khắp của mùa đông, góc cạnh thẫm thấu mùa đông sáng như thủy tinh vào bình minh với những viên đá sắc nhọn với những góc cạnh chính xác. Dù vậy vẫn không phải hoàn toàn sầu não, vì còn có rất nhiều thứ làm mê đắm sửng sờ. Nó không bao giờ trống rỗng vì đầy những đường nét gồ ghề kích thích. Nguyên lý Vajra dính liền với phương đông bình minh và ban mai, với sức sống động như bạc làm gợi lại ngôi sao sáng ban mai vào lúc ánh sáng chuẩn bị xuất hiện.

Nghệ thuật Vajra trắng có thể với sự nghi ngờ của màu vàng hay xanh da trời, tượng điêu khắc Vajra bằng kim khí cũng có thể bằng nhôm. Nghệ thuật hũy hoại như cổ máy được tạo ra để tự hũy diệt. Nó tự kêu bip... bip... bip... để sau đó thể hiện những trò ảo thuật xuất hiện để tan biến, Một bức tranh Vajra phẫm chất phản phất màu nước hay hoàn toàn bằng nước và không nhất thiết thể hiện tính cách tượng hình.

- Gia đình Ratna dính liền với mùa thu sự sinh sôi, giàu có. Từ giàu có – phong phú chợt hiểu cần sự dao động thuần khiết để sinh hóa. Thí dụ, cây cối mang đầy hoa trái để trở thành một vườn cây ăn trái. Khi trái chín hoàn toàn và căng mọng rơi xuống đất chờ được thưởng thức. Gia đình Ratna có cái gì đó biệu lộ tính cách cho đi. Thật hấp dẫn, cực kỳ phong phú và rộng mở.

Bây giờ là giữa ban ngày, nói đến ban ngày thì mang đầy đầy màu sắc, và màu vàng ngự trị nhắc nhở liên tưỡng đến tia sáng mặt trời và vàng bạc. Nếu gia đình Vajra dính liền với thủy tinh thì gia đình Ratna tương ứng với sự giàu có của vàng, hổ phách... Có chiều sâu thực sự bám rễ vào đất chứ không chỉ là sự kết cấu đơn giản hay hờ hửng. Khi so sánh, gia đình Vajra chỉ là một kết cấu cái gì đó sống động nhưng không sâu sắc còn nguyên lý Ratna lại rất bền vững, thực tế; không như nguyên lý Phật ở trung tâm, cũng thực tế nhưng nhàm chán, không hứng thú, ngược lại với Ratna thực tế vì giàu có. Ở đây chín mùi và vật chất như đại thọ đầy mơ ước trở thành hiện thực (cây ước) thi nhau rơi xuống đất bắt đầu hư thối để những loại nấm, cỏ và hoa dại sản sinh trên nền tảng hoá thành bao phủ cả môi trường. Người ta có cảm tưởng các loài thú có thể ẩn mình trong bọng cây. Sắc vàng đế từ từ, vỏ cây bắt đầu tróc để khoe thân, quả thật giàu có, bền vững và dễ nhận ra. Nhưng cố đưa nó đến khu vườn riêng biệt để tư hữu sẽ là chuyện không thể. Nó sẽ tan thành ngàn mãnh vụn và dù sao đi nữa nó quá nặng để có thể mang đi.

Thật giàu có, gia đình Ratna màu vàng hay có tính chất như vàng. Nói chung những những bức tranh thể hiện tính chất Ratna thường ít thành công vì tác giả sẽ lạm dụng tính chất phong phú nên trở thành phù phiếm nếu vẽ chân dung trên nền vàng hay đóa hoa quá phóng đại, vì tuy nghệ thuật Ratna là biểu tượng thể hiện tính chất phong phú, sống động và dũng mãnh nhưng cũng phải chứng tỏ phẩm cách phong phú đầy vẽ uy nghi.

- Nguyên lý Padma tương ứng với màu đỏ và mùa xuân. Sự khắc nghiệt của mùa đông đang trên đà dịu dần vì mùa xuân sắp đến. Những tảng băng bắt đầu tan bớt và những bông tuyết cũng đã mong manh. Giao điểm này là thời điểm gặp gở giao mùa, chúng ta có cảm tưởng đang ở giữa đoạn đường. Nhìn dưới góc cạnh này, mùa xuân thật sự không như mùa thu, nó được đặc trưng cho sự phát triển và những sự việc bắt đầu chin mùi.

Đây là gia đình chăm lo nhiều về mặt tiền mà không chú ý đến sự bền vững hay kết cấu. Chỉ cần tập trung vào những màu sắc, vào tất cả những gì sáng chói. Những kết quả lúc nào cũng quan trọng hơn sự đóng góp cho những gì thuộc về sức khoẻ hay sự sinh tồn nền tảng, sự sinh tồn ít được lo lắng hơn. Nó dính liền với mặt trời lặn. Phẫm chất quan sát của sự phản chiếu quan trọng hơn cốt lõi của sự kiện. Như thế nguyên lý Padma tập trung vào nghệ thuật nhiều hơn khoa học hay những vấn đề thuộc về thực hành.

Thuận lợi cho gia đình này vừa phải. Những bông hoa man dại có thể nẩy nở và những loài thú hoang hoàn toàn thư thái. Điều này khiến cho chúng ta mô phõng thảo nguyên Tây Tạng vào mùa cừu đẻ, những con cừu nô đùa trên đồng cỏ và ăn những bông dại. Chúng ta thấy cỏ và không gian ngập tràn hương cây húng. Trên những cánh đồng được trang hoàng với những tảng đá mịn màng nơi những thú con có thể vui đùa.

Người ta tin tưởng sai lầm về nghệ thuật Padma dễ thương hay thật đẹp như nghệ thuật Pop hay những bích chương Ấn độ đầy thẫm mỹ hay quyến rủ. Nhưng quan kiến này rất dễ ngộ nhận. Nghệ thuật Padma chân chính là sức hút và đầy màu sắc cực kỳ sáng chói. Nó trình bày những gợn sóng hay những hình tướng. Một nét chấm của sắc màu không đủ kích thích hứng khởi, nhưng cũng nhận thấy ở đây những đường cong như những đóa hoa sen.

- Quái lạ thay gia đình Karma kết hợp với mùa hè, có lẽ do thành quả làm nó gần gủi với mùa này. Mùa hè mang tính chất năng động và trăm hoa đua nở. Những loài sâu bọ sãn sinh trùng điệp, sự nổi giận trong những sinh hoạt được nhân lên và vạn vật thi nhau cùng nở rộ khắp nơi. Mùa hè với những cơn bão tố và những trận mưa đá. Chúng ta có cảm tưởng không thể tận hưởng vì trong sinh hóa phải có sự loại trừ những vật già cỗi, như thế có nghĩa có cái gì đó chuyển động để tự duy trì. Điều này làm nghĩ đến cuối mùa xuân, mùa hè chăm lo đến những sự kiện thành tựu đúng thời điểm. Màu xanh lá của Karma được so sánh giây phút tiếp theo mặt trời lặn (cuối ngày) buổi hoàng hôn cũng là đầu đêm. Nếu giai đình Ratna có lòng tin lạ lùng, gia đình Karma của mùa hè vận hành cạnh tranh để tìm cách khai hoa.

Nghệ thuật Karma tồi tệ nhất. Như quỷ ám và tối tăm, con báo đen là thí dụ điển hình. Nó hơn cả sự tàn phá và như là nắm bắt ý nghĩa vầng mây bảo tố. Vầng mây đi trước cơn bão, có cái gì đó đe dọa hay tàn phá tiềm năng.

Năm gia đình chư Phật được kết hợp với những màu sắc, thành phần, quang cảnh, phương hướng và mùa màng. Rút gọn với những khía cạnh của thế giới hiện tượng. Nó có thể đồng thời được diễn tả tính khí con người. Mỗi một tính khí tương ứng với một thái độ cuồng tâm và tỉnh thức. Biểu hiệu cuồng tâm của mỗi gia đình có thể được chuyển di theo khía cạnh minh triết hay tỉnh thức.

- Thí dụ cuồng tâm Phật là khuynh hướng mơ mộng trên mây thay vì có thái độ ngập tràn không gian. Thường được kết hợp với sự từ chối biểu lộ. Ðồng thời đặc trưng cho lãnh đạm, khuynh hướng ngồi yên không dao động.

- Gia đình Vajra, biểu hiện cuồng tâm là sự nổi giận và tập trung tri thức. Nếu bị ám ảnh bởi lý luận tri thức sẵn có (nghiệp ẩn tàng dạng tri thức hóa), sự bén nhạy của Vajra có thể trở thành cứng ngắt.

- Trên bình diện cuồng tâm, sự phong phú Ratna được biểu lộ như sự béo phì toàn diện hay phô trương phi thường. Chúng ta phát triển không ngừng tự thỏa mãn đến độ mất cả lý trí.

- Cuồng tâm của gia đình Padma, dính liền với đam mê muốn nắm bắt trong tham vọng chiếm hữu. Khi hoàn toàn bị giam cầm trong dục vọng, người ta chỉ muốn một điều: « Chinh phục thế giới không cần ưu tư quan tâm đến sự giao lưu phải có trong cuộc sống ».

- Khía cạnh cuồng tâm gia đình Karma dính liền với tâm ganh tỵ, sự so sánh và tâm đố kỵ.

Mặt khác có năm minh triết dính liền với năm gia đình chư Phật.

- Minh triết Phật là không gian thành tựu tất cả.

- Minh triết Vajra trong sáng và chính xác như những phản chiếu trong một tấm gương hay mặt hồ.

- Minh triết Ratna là sự thản nhiên, bành trướng, kéo dài.

- Minh triết Padma có khả năng phân biện: Nhìn rõ từng chi tiết của sự việc.

- Minh triết Karma là tự thành tựu mọi hành động.

Có thể làm việc với năm gia đình chư Phật khi cầm trên tay viên đá hay chiếc cành nhỏ và khi quan sát từ mỗi một trong năm khía cạnh khác biệt (trúc biết hoa vàng...). Mỗi gia đình là một quan kiến hoàn toàn khác nhau bắt đầu khai sinh. Giai đoạn này, những phương tiện thì vô tận. Chúng ta không bị bắt buộc phải sản xuất những chất liệu, vì có thể lấy từ sự việc để chuyển hoá thành Vajra, Karma, Padma, Ratna hay Phật. Và từ đây cũng có thể tạo ra đủ mọi dạng thức kiểu cách như vải Tartan (sọc ô vuông) Tô Cách Lan.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy