× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Bộ Mật Tông - Tập 2



LỜI GIỚI THIỆU

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

Cùng quý Phật tử trong mười phương.

Bộ kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương mà Ðại đức Thích Viên Ðức dịch từ chữ Hán sang chữ Việt là một ở trong bộ Ðại Tạng Kinh thuộc về Mật giáo, tập thứ ba.

Riêng tôi xét thấy Ðại đức có công nghiên cứu và phiên dịch các kinh thuộc Mật giáo, tôi rất lấy làm hoan hỷ.

Tôi cầu nguyện Ðức Phật gia hộ cho việc làm trên sớm thành tựu để bộ kinh được lưu hành đến tận tay hàng Phật tử hữu duyên, hành trì đọc tụng tu học, tăng thêm lòng tín nguyện.

Nam Mô Công Ðức Lâm Bồ Tát.

Sài Gòn ngày 3-10-1973

Hoà Thượng THÍCH HÀNH TRỤ
Hiệu
PHƯỚC BÌNH

---o0o---

LỜI TỰA

Nam Mô Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Thánh Quang Tự Tại Ðại Bồ Tát.

Nhứt Tâm Ðảnh Lễ Lục Tự Ðại Minh Chơn ngôn: Úm Ma Ni Bát Nạp Minh Hồng.

Kính bạch chư Phật, Tôn Pháp, Bồ Tát Hiền Thánh Tăng.

Hôm nay con đốt nén hương lòng thành kính cầu xin Tam-Bảo chứng minh. Con phiên dịch bộ Vương Kinh này thành chữ Việt với mục đích truyền bá Chánh pháp. Nếu có chỗ nào sai lầm khuyết điểm, chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng cho con xin sám hối nguyện tội được tiêu trừ. Còn phần nào đúng đương nhiên công đức vô lượng, con nguyện đem công đức ấy hồi hướng cho hết thảy pháp giới chúng sanh. Nơi nào có kinh này lưu hành đến, mong nhờ pháp oai lực, mưa nắng thuận thời, lúa bắp được mùa hết thảy hữu tình đều được đầy đủ no ấm. Dứt tất cả các thiên tai.

Con cầu mong chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng và Pháp oai lực Vương Kinh này gia hộ cho quý vị Tăng, Ni và các Phật tử đã cúng tiền in kinh ấn tống nguyện như lời kinh dạy: Bảy đời dòng họ của những người ấy đều được giải thoát luân hồi khổ não. Hiện đời sở cầu như ý, tự tại an vui, khi mãn báo thân đồng sanh nước Cực Lạc thế giới, thấy Phật nghe pháp mau chứng quả Bồ đề.

Nam Mô A Di Ðà Phật Tác Ðại Chứng Minh.


Sa Môn THÍCH VIÊN ÐỨC
Cẩn bút


Xem dưới dạng văn bản thuần túy