× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận



Chương 3: Thế Giới Quan Phật Giáo (2)

Tiết thứ ba:
HỮU-TÌNH THẾ-GIAN
(sinh-vật-hiện-tượng-luận)

1- NGŨ ĐẠO, HOẶC LỤC ĐẠO.

Như trên đã nói, những sinh vật lấy vật khí thế giới làm vũ đài trung tâm để hoạt động là Hữu tìnhthế giới, Phật giáo chia hữu tình thế giới này thành nhiều loại: Tựu trung, phổ thông nhấ thế giới là thuyết Ngũ đạo hoặc Lục đạo và Tam giới. Ngũ đạo, địa-ngục, ngã quỷ, bàng sanh, nhân gian gian và thiên nhân, là cách phân loại được Thượng Tọa và Hữu Bộ thâu dụng. Lục đạo (lục thú), sau bàng sinh thêm A-tu-la phái thâu dụng (tham chiếu Trí-Độ luận, quyển 10, Đại chính, 25, trang 135, hạ). Trong Ngũ-đạo thì về địa-ngục đã trình bày ở trên rồi nên ở đây không cần nhắc lại nữa. Còn về quỷ thì tuy vốn là sự tưởng tượng về người chết, nhưng theo Phật giáo, cái phạm vi của quỷ rất rộng, không phải chỉ thuộc phạm vi ngã quỷ, mà bắt đầu từ Diêm Ma, tất cả các quỷ thần và dạ-xoa đều bao hàm trong đó, cho nên, cái cảnh giới ấy thường khi cũng có ở trên nhân gian phổ thông. (Tam-pháp-độ-luận, do Tăng-già-đề-bà dịch, nói: “Ngã quỷ có vô tài, thiểu tài, đa tài… Trong đó, quỷ vô tài có miệng lửa, miệng kim và miệng hôi, ba loại: Thiểu tài quỷ có ba loại lông kim, lông hôi và lông bệnh; Đa tài quỷ cũng có ba loại là Khí, Thất và đại thế. Khí là nhận của cúng của người, thất là lấy những vật thất lạc của người làm của chính mình. đại thế là Dạ xoa, la sát, v.v…” (Đại chính, 25, trang 28, thượng, trung). Ngã quỷ sự của Tiểu-Bộ chính là nói về quỷ này.

Bàng sinh xưa dịch là súc sinh, bao hàm tất cả chim muông, cá, sâu, rồng, rắn, v.v…A-tu-la từ thờiđại Vệ Đà đã được thừa nhận là đối kháng với Thiên bộ, nhưng trong Phật giáo, đại thể vẫn thừa kế tư tưởng Bà-la-môn-giáo thì cho là ở dưới đáy biển, chủ yếu là đối kháng với Thiên-đế-thích. Trong Trường-A-Hàm, quyển 20 có phẩm đặc biệt nói về A-tu-la (Asura). Do đó, trong sự phân loại về hữu tình, nhiếp cả A-tu-la làm một loại riêng, điều này tưởng không có gì lạ cả, a-tu-la cũng có nhiều loại khác nhau.

Sau hết là nhân gian và chư thiên. Trong đó, nhân gian tuy có bốn châu khác nhau, nhưng ở đây hãy tạm gác lại một bên. Còn chư thiên, theo Phật giáo là cảnh giới từ Tứ-đại-thiên và vô sắc giới thiên khác nhau. Các cõi này, so với nhân gian đều thù thắng hơn nên gọi là chư thiên.

2- HỮU TÌNH TRONG TAM GIỚI.

Phật giáo tuy chia hữu tình thành ngũ thú hay lục thú, nhưng đứng trên lập trường thế-giới-quan mà nhận xét, thì cách phân loại hoàn chỉnh nhất là Tam giới, tức Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Dục giới mà cõi dục tâm, đặc biệt là tâm ái dục thịnh nhất; Sắc giới là nơi tuy lòng dục không mạnh, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ly sự ràng buộc của vật chất. Còn Vô sắc giới là cõi toàn nhiên thoát ly vật chất, chỉ còn tinh thần tồn tại mà thôi. Như trên kia đã nói, sự phân loại này nguyên là lấy cái tiến trình tu dưỡng của người ta làm tiêu chuẩn, nhưng tùy theo sự phát đạt của thế-giới-quan, tựa hồ sự phân loại đó cũng có thể được ứng dụng cho thế giới sự thực.
Song, nếu lại đem chia tam giới hữu tình này nhỏ ra nữa, thì có bao nhiêu loại? Về điểm này, đến A-tỳ-đạt-ma chỉnh lý thì đại khái lấy 41 loại làm thông lệ. Đồ biểu như sau:

  Địa ngục………8 (Bát đại địa-ngục)
  Quỷ……………1
  Bàng sinh……..1
Dục giới 20       Nhân gian……..4 (bốn châu khác nhau)
    1 Tứ-đại-thiên-vương (Tứ-đại-vương-chúng-thiên)
    2 Đao-lợi-thiên (Tam-thập-tam-thiên)
  Dục thiên…6     3 Dạ-ma-thiên
    4 Đô-sử-đa-thiên
    5 Lạc-biến-hóa-thiên
    6 Tha-hóa-tự-tại-thiên

    1 Phạm-chúng-thiên
  Sơ-Thiền…3     2 Phạm-phụ-thiên
    3 Đại-phạm-thiên

                            1 Thiểu-quang-thiên
  Nhị-Thiền…3 2 Vô-lượng-quan-thiên
    3 Quang-âm-thiên (Cực-quang-tịnh-thiên)

    1 Thiểu-tịnh-thiên
Sắc-Giới 17      Tam-thiền….3    2 Vô-lượng-tịnh-thiên
    3 Biến-tịnh-thiên

    1 Vô-vân-thiên

    2 Phúc-sinh-thiên
    3 Quảng-quả-thiên
  Tứ-Thiền….8    4 Vô-phiền-thiên
    5 Vô-nhiệt-thiên
    6 Thiện-hiện-thiên
    7 Thiện-kiến-thiên
    8 Sắc-cứu-kính-thiên

    1 Không-vô-biên-xứ
Vô-Sắc-Giới………………...4     2 Thức-vô-biên-xứ
    3 Vô-sở-hữu-xứ
    4 Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ

(Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên (Đại chính, 1, trang 135, hạ) thì chúng sinh ở Dục giới là 12 loại: 1-Địa-ngục, 2-Súc-sinh, 3-Ngã-quỷ, 4-Nhân, 5-A-tu-la, 6-Tứ-thiên-vương, 7-đao-lợi-thiên, 8-diệm-ma-thiên, 9-Đâu-suất-thiên, 10-Hóa-tự-tại-thiên, 11-Tha-hóa-tự-tại-thiên, 12-Ma-thiên).

(Lại nữa, theo Kiện-đà-la-phái thì Sắc giới có 17; theo Hữu Bộ của Ca-thấp-đa-la-phái thì là 16, tức coi Đại-quang-thiên-vương là một cõi trong Phạm-phụ-thiên (Câu xá quyển 8). Song, Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên (Đại chính, 1, trang 136, thượng) thì lại cho là 32 loại: 1-Phạm-thân, 2-Phạm-phụ, 3-Phạm-chúng, 4-Đại-phạm, 5-Quang-thiên, 6-Thiểu-quang, 7-Vô-lượng-quang, 8-Quang-âm, 9-Tịnh-thiên, 10-Thiểu-tịnh, 11-Vô-lượng-tịnh, 12-Biến-tịnh, 13-nghiêm-sức, 14-Tiểu-nghiêm-sức, 15-Vô-lượng-nghiêm-sức, 16-Nghiêm-sức-quả-thực, 18-Vô-tạo, 19-Vô-nhiệt, 20-Thiện-kiến, 21-Đại-thiện-kiến, 22-A-ca-ri-tra).

Bây giờ xin nói qua về các cõi trên đây. Thuận tự của chúng, nói một cách tóm tắt, là do sự tiến hành dần dần của cảnh giới mà phối liệt. Duy có điểm chúng ta cần nghiên cứu là: Phật giáo phối hợp ba cõi mà lập các loài hữu tình, đặc biệt chia Thiên bộ thành nhiều loại, từ một bộ phận cực nhỏ ra, theo chỗ tôi biết, còn không có thần nhất trí với Bà-la-môn-giáo. Trong Lục-dục-thiên, Tứ-thiên-vương, Tam-thập-tam-thiên, dạ-ma-thiên, v.v… hơi có liên quan đến thần của Bà-la-môn-giáo. Lại trong các Phạm-thiên của sơ thiền tuy có đồng với các thần Bà-la-môn nhưng còn các thần khác; về phương diện Bà-la-môn không được rõ ràng lắm. Nhất là Quang-âm-thiên trong nhị thiền, tuy là vị thần chiếm địa vị trọng yếu trong thế-giới-quan Phật giáo, nhưng theo chỗ tôi biết, chỉ đối với phần chú thích kinh Du-dà của Da-xá, và Du-dà-tất-đàm-đa-khương-đà-lợi-da thôi, còn ngoài ra không thể gọi là thần được. Như vậy, toàn bộ trên đây là do toàn bộ Phật giáo mới phát minh? Những phái nào và ở đâu đã thâu dụng chư thần? Đây là đề mục có thể nói rất hứng thú trong việc tìm hiểu cái uyên nguyên của tư tưởng Phật giáo.

Song mà, cái trạng thái cư trụ của các loài hữu tình này được bố trí ra sao? Từ địa-ngục vô-gián lên đến Tam-thập-tam-thiên gọi là “hữu tình địa cư”, nghĩa là các loài hữu tình dùng đất cất thành từng lớp mà ở; từ Da-ma-thiên đến Sắc-cứu-kính-thiên, tuy còn nương vào vật chất, nhưng không nhờ vào đất mà lấy không giới làm nơi cư trụ, do đó, gọi là “không-cư”. Đại khái có thể lấy không khí hoặc điện khí làm nơi cư trụ, quan hệ vật chất nhẹ, duy chỉ có sinh hoạt tinh thần. Đến Vô-sắc-giới thì toàn nhiên không còn có ràng buộc vật chất, mà ngay cả đến xứ sở của cảnh giới ấy cũng không có nữa. Và Tứ-vô-sắc-giới là những cõi mà chúng ta không thể thấy, nghe, hay, biết, cho nên cũng không thể biết gì về các loài hữu tình tại đó cả.

Sau khi đã lập ra các loài hữu tình như thế, A-tỳ-đạt-ma luận thư tiến lên mà khảo sát nhều đề mục khác, như phương pháp sinh hoạt, thọ mệnh và trạng thái xuất sinh của hữu tình như thế nào, tất cả đều được thuyết minh một cách tường tận. Nhưng, ở đây vì không đủ thì giờ để đi sâu vào từng đề mục, nên chúng tôi chỉ xin nói qua một vài điểm trọng yếu mà thôi.

3- XUẤT-SINH.

Trước hết hãy nói về xuất sinh. Sự xuất sinh của chúng sinh có bốn loại: điều này đã được nói đến trong A-y-tha-sá-áo nghĩa thư. Tức là, thai sinh (đẻ bọc), noãn sinh (đẻ trứng), thấp sinh (đẻ dưới nước), và chủng tử sinh (do hạt giống). Thuyết tứ sinh của Phật giáo đại khái cũng thế. Phật giáo không lập thảo mộc trong hữu tình, cho nên khôn nói chủng tử sinh mà nói là hóa sinh, và lấy, thai, noãn, thấp, hóa sinh làm thông lệ. Thai sinh là sinh từ bào thai của mẹ; noãn sinh là sinh trứng; thấp sinh là sinh từ những nơi ẩm ướt, như ruồi, muỗi, v.v… hóa sinh là tự nhiên mà có đủ các căn, gọi là hóa thân.

Chiếu theo tứ sinh trên đây mà phân định hữu tình trong tam giới, thì súc sinh thông cả thai, noãn, thấp, và hóa (trong Trường-A-Hàm,  quyển 19, phẩm Long-điểu, nói rồng và chim thông cả tứ sinh). Đồng thời, theo Câu xá, Bà sa, thì nhân gian cũng thông cả tứ sinh (Bà sa quyển 120, Đại chính, 27, trang 626; Câu xá quyển 8). Trên truyền thuyết, người từ thai sinh ra cũng có, mà từ nơi ẩm ướt sinh ra cũng có, lại như người đầu tiên trên thế giới thì tự nhiên sinh, là hóa sinh, đại khái đã thoát thai từ đó. Lãi quỷ thần cũng thông cả thai sinh và hóa sinh, như Diêm Ma là hóa sinh, như quỷ tử mẫu đẻ nhiều con, do truyền thuyết đó cũng biết quỷ thần cũng có thai sinh. Ngoài ra, địa-ngục và thiên hộ toàn là hóa sinh chứ không có thai, noãn và thấp sinh. Tựu trung, chúng sinh trong địa-ngục, ngay từ lúc đầu đã biến thành người mà đọa địa-ngục. Song, nếu là người sinh cõi trời, tại Lục-dục-thiên, ít ra, lúc mới sinh chưa hẳn đã thành thục. Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên (Đại chính, 1, trang 134, thượng) thì con trai, con gái sơ sinh ở cõi Tứ-thiên-vương tương đương với con trai con gái một hay hai tuổi ở châu Diêm phù; con trai con gái sơ sinh ở Đao-lợi-thiên tương đương với với hai, ba tuổi; ở Dạ-ma-thiên tương đương với ba, bốn tuổi; ở Đâu-suất-thiên tương với bốn, năm tuổi; ở Lạc-biến-hóa-thiên tương đương với năm, sáu tuổi; ở Tha-hóa-tự-tại-thiên tương đương sáu, bảy tuổi. Nhưng theo Thi-thiết-luận và Câu xá luận thì người sơ sinh ở Tứ-thiên-vương tương đương với trẻ năm tuổi ở châu Diêm-phù; trở xuống đến Tha-hóa-tự-thiên thì tương đương với hình hài sáu tuổi, bảy tuổi, tám tuổi, chín và mười tuổi mà hóa sinh (Câu xá,quyển 11, Bà sa, quyển 70, Đại chính, 27, trang 356, trung; Nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma luận, trang 173). Những trẻ sơ sinh đó đều từ đầu gối của người trời mà hóa sinh, do đấy mà phát sinh ý thức về cha mẹ và con cái để phù hợp với sự dưỡng dục. Song, đến sắc giới thì có lẽ trẻ sơ sinh không có thời kỳ con nít nữa mà, ngay từ đầu, đã thành thục mà hóa sinh rồi.

Còn điều nữa là quan hệ giao hợp giữa các loài xuất sinh trên. Nói một cách đại thể thì giao hợp là thủ đoạn của thai sinh, nhưng theo sự giải thích của Phật giáo thì sự giao hợp giữa nam, nữ chưa hẳn đều là kết quả của thai sinh. Vì tuy có giao hợp nhưng cũng do hóa sinh mà xuất sinh. Theo Phật giáo, sự giao hợp giữa nam, nữ là quỷ, súc và nhân loại trong bốn châu cho đến Lục-dục-thiên (ba châu Đông, Tây và Nam, giữa nam, nữ quyết định có hôn nhân; nhưng Bắc châu thì chưa quyết định có hôn nhân; rồng, chim, kim sí, a-tu-la cũng có hôn nhân; ở Lục-dục-thiên cũng có chế độ hôn phối. Nhưng từ sắc giới trở lên thì không có sự khu biệt nam, nữ (Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên, Đại chính, 1, trang 133, hạ). Nhưng phương pháp phối hợp thì khác nhau. Trái, gái ôm nhau mà giao hợp là loài người, địa-cư-thiên (Tứ-thiên-vương và đao-lợi-thiên), quỷ và súc. Đến thiên-hộ thì không chảy dâm thủy như loài người mà chỉ tiết ra một thứ phong khí là đã cảm thấy thỏa mãn: điểm này khác hẳn với loài người. Đến Dạ-na-thiên thì không cần hình giao mà chỉ cần ôm nhau là đã thỏa mãn. ở Đâu-suất-thiên thì chỉ cần tay bắt tay là thỏa mãn; đến Lạc-biến-thiên thì chỉ cần trao đổi một nụ cười là thỏa mãn. Sau hết, đến Tha-hóa-tự-tại-thiên thì chỉ nhìn nhau là đã thỏa mãn (Thi-thiết-luận; Bà sa, quyển 113, Đại chính, 27, trang 585, trung; Câu xá, quyển 11). Vì càng cao lên bao nhiêu thì quan hệ luyến ái càng nhạt đi bấy nhiêu. Tuy thế nhưng vì ý nghĩa quan hệ nam, nữ nên mới được gọi là dục-giới.

Tóm lại, ở Lục-dục-thiên tuy cũng có nói luyến ái, nhưng không phải vì thế mà có sinh thực. Sinh thực và luyến ái, theo Phật giáo chưa hẳn được coi là nhất trí.

4- TƯ-LIỆU SINH-HOẠT.

Thứ đến, cũng cần nói qua về tư liệu sinh hoạt của các loài hữu tình này. Trong Du-dà-sư-địa-luận quyền 2 (Đại chính, 30, trang 288, trung), có nói “Lục-y-trì”, tức lá sáu loại duy trì sự sống của chúng sinh. Thứ nhất là kiến-lập-y-trì, nghĩa là cõi đất (bào hàm phong luân và thủy luân); thứ hai là tế-phú-y-trì, nghĩa là nhà cửa; thứ ba, phong-nhẫm-y-trì, nghĩa là ruộng đất; thứ tư, an-ẩn-y-trì, nghĩa là các khí giới phòng thân, như dao, gậy, v.v… thứ năm, nhật-nguyệt-y-trì, chỉ mặt trời mặt, mặt trăng; thứ sáu là thực-y-trì, tức là ăn. Tựu trung hữu tình, bất luận là loại, đều nhờ ăn mà sống, điểm này tuy đồng nhất, nhưng về cách ăn hay chưa hẳn đã giống nhau.

Theo Phật giáo, có bốn cách ăn: thứ nhất, đoạn-thực (đoàn-thực); thứ hai, xúc thực; tư-thực; và thứ tư, thức-thực. Đoạn-thực có nghĩa chỉ những vật ăn uống phổ thông, như thịt, cá, rau, trái, v.v… Còn xúc thực, tư thực và thức thực là nhờ ở sức cảm giác, ý chí và quan niệm mà duy trì sinh mệnh. Về ăn, Câu xá luận, quyển 10, nói: 1-bồi bổ tự căn, 2-bồi bổ đại chủng, nơi y chỉ của tự căn (tổ chức sinh lý); 3-bồi bổ các căn khác và đại chủng. Đủ ba điều kiện đó mới có thể gọi là ăn. Dù là  ăn các thức vật phổ thông,hau ăn bằng tinh thần lực, chỉ cần có đủ tác dụng trên đây, đều có thể gọi là ăn.

Trong Phẩm-loại-túc-luận, quyển 7, nói về ăn như sau: “Nuôi lớn các căn; bồi bổ đại chủng; tư trợ; tùy tư trợ; vui sướng, tùy vui sướng; hộ, tùy hộ; chuyển, tùy chuyển; ích, tùy ích” (Đại chính, 26, trang 719, thượng). Chẳng hạn, ngắm một bức tranh mà lòng mình thấy vui vẻ, sảng khoái, đó là xúc thực; nhờ hy vọng hay khí lực mà duy trì sự sống là tư thực (về tư thực, Câu xá quyển 10 nói: “Ngày xưa có một người cha gặp lúc nạn đói, định đi phương khác kiếm ăn, muốn đem theo hai đứa con nhỏ, nhưng vì sức yếu quá không cõng nổi, bèn lấy bao bố đựng đầy than rồi treo trên vách mà bảo con rằng: “Đây là túi bột mì”, hai đứa trẻ cứ nhìn vào đó mà hy vọng, nhờ thế sống được nhiều ngày. Sau  đó có người đến lấy túi xuống coi thì thấy toàn là than, hai đứa trẻ thấy thế liền tuyệt vọng mà chết”). Hoàn toàn nhờ sức quan niệm, mà duy trì sự sống là thức thực. Trong những trường hợp phổ phông, ta thấy giữa sự cường, nhược của năng lực tinh tần và sự trì tục của sinh mệnh có quan hệ rất lớn, nhất là tại Ấn Độ người ta nhận có thể chỉ sống bằng tinh thần, cho nên, theo ý ấy, xúc, tư và thức được coi như một cách ăn, điều đó tưởng không lấy làm lạ.

Như vậy, lấy bốn cách ăn trên đây làm tiêu chuẩn để kiểm điểm sự sinh hoạt của các loài hữu tình, thì dĩ nhiên trong nhân loại trong bốn châu chủ yếu là nhờ đoạn thực (ba châu Nam-Diêm-phù, Tây-ngưu-hóa, đông-thắng-thần ăn gạo, rau, cá, thịt; còn Bắc-câu-lư ăn rau, gạo tự nhiên – Trường-A-Hàm, quyển 2, phẩm Đao-lợi-thiên nói, rồng và loài chim Kim-xí cũng ăn cá và ba ba. đến Tứ-thiên-vương trở lên Lục-dục-thiên cũng nhờ một loại đoạn thực thanh tịnh để duy trì sự sống. Phạm-vi-đoạn-thực mở rộng mão đến Tha-hóa-tự-thiên, từ Tứ-thiền trở lên đến Tứ-vô-sắc-thiên thì hoàn toàn không còn đoạn thực, duy chỉ nhờ tinh thần lực, tức nhờ vào ba cách ăn xúc, tư và thức mà duy trì sự sống. Tựu trung, Tứ-vô-sắc hoàn toàn nhờ thức thực, vì ở đây không có tác dụng xúc và, như thế, tư cũng không có nữa. Còn điều nữa là các loài hữu tình làm thế nào để có cách ăn trên đây? Nói một cách đại thể thì vấn đề này tùy thuộc ở quả báo do sự tạo nghiệp ở kiếp trước, nhưng nếu đặc biệt nêu ra sự khác về phương pháp, thì người châu Diêm-phù nhờ vàng, bạc, trân, bảo, lúa, vải, nô bộc mà có ăn; người Tây châu nhờ trâu, dê, châu báu; người Đông châu nhờ lúa, vải, châu ngọc, buôn bán các thứ đó mà sống; Bắc châu vì sinh hoạt tự nhiên nên không có buôn bán. Đến Lục-dục-thiên thì trăm mùi đoạn thực dóy muốn mà tự nhiên xuất hiện, cho nên hoàn toàn không cần phải lao lực (trên đây là theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên, Đại chính, 1, trang 133, hạ. Trong luận Thi-thiết thì nói như sau: “Khi trời muốn ăn thì lấy áo phủ lên cái bát báu ở không trung rồi đề trước chỗ ngồi, chỉ trong khoảnh khắc, tùy theo phúc lực, những thức ăn uống thường hay ngon tự nhiên đầy bát” (Bà sa, quyển 29, Đại chính, 27, trang 152, trung, trích dẫn; Nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma luận, trang 172). Lại giải thích về thức ăn thường hay ngon này, Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm đao-lợi-thiên, nói: “Phúc nhiều thì thức ăn trắng, phúc vừa thì tức ăn xanh, ít phúc nhất thì thức ăn đỏ” (Đại chính, 1, trang 134, thượng).

Từ đây trở lên, thức thực của Sắc giới và Vô sắc giới thiên (kể cả thức thực ở địa-ngục) vì hoàn tòn tùy thuộc vào kết quả của nghiệp ở kiếp trước, nên dĩ nhiên, ăn ở đây cũng tự nhiên, không phải lao lực. Song, hữu tình ở Dục giới, khi muốn được thức thực, tất nhiên phải cần đặc biệt nỗ lực tu hành.

5- THÂN-TRƯỜNG VÀ THỌ-LƯỢNG.

Sau đây xin nói qua về tầm thước và tuổi thọ của các loài hữu tình này. Đối với vấn đề này, các A-tỳ-đạt-ma luận thư có nhiều nghị luận. Vì đây là sản vật không tưởng nên chưa chắc đã có sự hỗ tương nhất trí. Nhưng, nói một cách đại thể thì: vị trí và lực dụng càng ưư việt và cao bao nhiêu thì thọ mệnh và thân trường càng tăng thêm bấy nhiêu; đây có thể nói là điểm nhất trí (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 7, phẩm Thọ-lượng (Đại chính, 32, trang 206); Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-Lợi-thiên (Đại chính, trang 133, thượng) Câu xá luận, quyển 11).

Trước hết hãy nói về tầm thước. Người châu Diêm-phù, trung bình cao từ ba trửu đền bốn trửu (mỗi trửu là một thước sáu tấc, vậy ba trửu rưỡi tức là năm thước sáu tấc). Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, thì người Đông châu, Tây châu tầm thước cũng giống như người Nam châu, duy người Bắc châu thì cao gấp đôi, tức là bảy trửu. Tuy nhiên, theo Câu xá luận (quyển 11) thì người ở ba châu Đông, Tây, Bắc đều cao gấp đôi như trước. Chẳng hạn người Nam châu bốn trửu thì người Đông châu tám trửu, người Tây châu mười sáu trửu, người Bắc châu ba mươi hai trửu. Như vậy, theo câu xá luận, các hữu tình ở đầu Tứ-thiên-vương trong Lục-dục-thiên cao một phần tư câu-lư-xá (một câu-lư-xá là năm trăm cung), dần dần cứ tăng lên một phần tư, cho đến trời thứ sáu là Tha-hóa-tự-tại thì đã cao đến một câu-lư-xá-rưỡi. Tiến lên đến cõi đầu trong Sắc-thiên là Phạn-chúng-thiên thì cao nửa do-tuần, từ đây trở lên các cõi trời khác cứ gấp lên nửa hay một do-tuần, nhưng đến cõi đầu trong Tứ-thiền là cõi trời Vô-vân, thì gảm đi ba do-tuần, rồi lại gấp thêm lên đến cõi trời Sắc-cứu-kính thì cuối cùng thành ra một vạn sáu nghìn do-tuần, (theo Trường-A-Hàm, quyển 20, thì A-tu-la mình dài một do-tuần, Tứ-thiên-vương nửa do-tuần, Đạo-lợi-thiên một do-tuần, Diệm-ma-thiên hai do-tuần, Đâu-suất-thiên bốn do-tuần, Lạ-biến-hóa-thiên tám do-tuần (Đại chính, 1, trang 132, thượng), song không không nói đến tầm thước ở Sắc-thiên).

Về tầm thước đã sai khác nhau như thế nên thọ mệnh cũng có sự bất đồng. Theo Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm Đao-lợi-thiên, thì thọ mệnh của người châu Diêm-phù đại khái là một trăm tuổi, Tây châu là hai trăm tuổi, Đông châu là ba trăm tuổi. Song người ở ba châu này rất ít người đạt đến số tuổi thọ nhất định, còn người ở Bắc châu thì tuổi thọ nhất định là một nghìn tuổi, trong đó không có chết yểu. Từ đây, ngã quỷ bảy vạn tuổi, A-tu-la một nghìn tuổi, Tứ-thiên-vương năm trăm tuổi, Đao-lợi-thiên một nghìn tuổi, cho đến phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên thì thọ tám vạn bốn nghìn kiếp (Đại chính, 1, trang 133, trung). Nhưng về điểm này, có nhiều thuyết khác nhau. Luận Du-dà nói: “Thọ lượng của người châu thiệm-bộ không nhất định, người ở đây lấy ba mươi ngày đêm làm một tháng, lấy mười hai tháng làm một tuổi, hoặc có khi sống vô lượng tuổi, hoặc có khi sống tám vạn tuổi, hoặc có khi thọ lượng giảm xuống đến mười tuổi. Người châu Đông-thắng-thần thọ lượng quyết định là hai trăm năm mươi tuổi; người châu Tây-ngưu-hóa thọ lượng quyết định là năm trăm tuổi; người châu Bắc-câu-lư quyết định là một nghìn tuổi”, (Du-dà-sư-địa luận, quyển bốn, Đại chính, 40, trang 295, trung). Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận (quyển 7, phẩm Thọ-lượng), Thi-thiết-luận và Câu xá luận, v.v… thì nói thời gian ở cõi nhân gian và ngoài nhân gian có khác, cho nên tuy cũng là năm trăm tuổi, nhưng nếu đổi năm trăm tuổi ở ngoài nhân gian thành năm trăm tuổi ở nhân gian thì thời gian đó sẽ dài phi thường. Giờ đây, hãy căn cứ theo Câu xá luận để nói một cách đơn giản như sau:

Thọ lượng của người châu Nam-thiệm-bộ hiện tại tuy là một trăm tuổi, nhưng theo kiếp mà có thêm hoặc bớt, nếu nói một cách nghiêm khắc thì đều không có nhất định. Bắc châu định là một nghìn tuổi, Tây châu giảm một nửa còn năm trăm tuổi, Đông châu lại giảm một nửa còn hai trăm năm mươi tuổi. Mà Tứ-thiên-vương-thiên là năm trăm tuổi, Đao-lợi-thiên một nghìn tuổi, về điểm này tuy giống với Trường-A-Hàm, nhưng về ý nghĩa thì rất bất đồng. Theo Câu xá luận và Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì năm mươi năm ở nhân gian là một ngày ở cõi Tứ-thiên-vương; một trăm tuổi ở nhân gian là một ngày ở Đao-lợi-thiên. Cho nên, nếu đem năm trăm tuổi ở cõi Tứ-thiên-vương mà đổi ra năm trăm tuổi ở nhân gian thì sẽ là 500 x 360 x 50 năm; Đao-lợi-thiên một nghìn tuổi sẽ là 1000 x 360 x 100 năm. Như thế, thọ mệnh ở Lục-dục-thiên theo thuận tự gấp thêm lên hai nghìn, bốn nghìn, tám nghìn, một vạn sáu nghìn. Đồng thời, một ngày ở các cõi đó là hai trăm tuổi, bốn trăm tuổi, tám trăm tuổi và một nghìn sáu trăm tuổi ở nhân gian, bởI thế, một vạn sáu nghìn tuổI ở Tha-hóa-tự-tạI-thiên nếu đổI ra tuổI nhân gian, sẽ là 16000 x 360 x 1600 tuổi. từ đây lạI trở lên đến Sắc giớI thì số đơn vị là một kiếp, song song vớI tầm thước hàng do-tuần. Chẳng hạn như Phạm-chúng-thiên, thân dài nửa do-tuần thì bảo toàn thọ mệnh được nửa kiếp, ĐạI-phạm-thiên một do-tuần rưởI thì bảo toàn thọ mệnh được một kiếp rưởI, cho đến Sắc-cứu-kính-thiên, thân dài một vạn sáu nghìn do-tuần sẽ bào toàn được thọ mệnh một vạn sáu nghìn kiếp. Đến Vô-sắc-giới thì còn dài hơn nữa, nghĩa là, hữu tình ở Không-vô-biên-xứ thọ hai vạn kiếp, Thức-vô-biên-xứ bốn vạn kiếp, Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ tám vạn kiếp (nhưng trong kiếp cũng có tiểu kiếp, trung kiếp và đạI kiếp khác nhau; vả lạI, tuy cùng nói là kiếp, nhưng vì thiên giớI bất đồng, nên muốn tìm cho ra tất cả những số tiêu chuần là một điều cực kỳ phức tạp).

Thọ mệnh ở Thiên giớI dù có tưởng tượng chăng nữa cũng không thể tính được là dài bao nhiêu, thế nhưng, nếu so sánh vớI địa-ngục thì thọ mệnh ở địa-ngục còn dài hơn nữa. Hãy lấy Đẳn-hoạt-địa-ngục, đứng đầu tám địa-ngục lớn, làm thí dụ: một ngày ở địa-ngục này bằng một đờI ở Tứ-thiên-vương, tức năm trăm tuổI (nhân gian là 500 x 360 x 50 năm), đem năm trăm tuổI này nhân vớI ba trăm sáu mươi làm một tuổI, lạI nhân vớI năm trăm tuổi. nếu tình theo con số của nhân gian thì 500 x 360 x 50 x 5000 năm! Hãy tưởng tượng theo thuận tự đó tiến đến Chúng-hợp và Viêm-nhiệt! Nếu nói tóm tắt thì: thọ mệnh ở Lục-dục-thiên và ở sáu địa-ngục trước trong số tám địa-ngục lớn là bắng nhau, tức là, mỗI địa-ngục đều lấy sự sinh hoạt tương đương ở Thiên-bộ làm một ngày mà bảo toàn thọ mệnh theo số năm của Thiên-bộ đó.

Như vậy, Cực-viêm-nhiệt là nử trung kiếp (mỗI trung kiếp là bốn mươi tiểu kiếp), cuốI cùng, Vô-gián-ngục là một trung kiếp. Cũng thế, số năm ở Bát-hàn-địa-ngục  cũng rất dài, nhưng trong Phật điển, thường mượn thí dụ để miêu tả. Nghĩa là, lấy hai mươi “khư lê” (một hộc = mườI đấu) hạt vừng (mè), cứ một trăm năm bỏ đi một hạt, thờI gian ấy có thể cùng tận, chứ chúng sinh đọa vào At-bộ-tra (một trong tám địa-ngục lạnh) khó có ngày được thoát (tham chiếu Trường-A-Hàm quyển 19, phẩm Địa-ngục). Phật giáo tuy không nói địa-ngục vĩnh viễn, nhưng có nói đến những tộI nghiệp cực kỳ ghê sợ: điều đó, đạI khái đã được quyết định.

6- NHÂN GIAN VỚI SỰ TU HÀNH.

A-tỳ-đạt-ma Phật giáo đã lập ra nhiều loại hữu tình trên, rồi lạI đứng về nhiều phương diện để thuyết minh các hữu tình đó. Nhưng đáo cùng thì trung tâm là cõi nhân gian, tức là chúng ta, những người ở châu Nam-Diêm-phù này, một châu đã được cấu tạo thành bởI lấy kinh nghiệm sự thực của chúng ta làm trung tâm, hoặc dựa trên truyền thuyết thần thoại đã được nhất ban thừa nhận. Mà đặc sắc của Phật giáo là ở chỗ lấy những giai đoạn tu hành để phốI hợp hết thảy mà hoàn thành cái quan niệm trung tâm của nó.

Con người hiện thực của châu Nam này, vì chỗ tạo nghiệp, nên đã từng có khi ở nhân gian, thiên thượng cho đến long, quỷ để nhận lãnh quả báo. Xuất phát từ điểm đó, hiện thực nhân gian đã dần dần phát họa ra một lý tưởng giới, đồng thời, cũng tu hành làm điểm xuất phát để thực hiện lý tưởng ấy. Nếu đứng trên lập trường tu hành mà nói thì con ngườI hơn các loài hữu tình. Trường-A-Hàm, quyển 20, phẩm đao-lợi-thiên, cho rằng, nếu so sánh vớI các loài hữu tình, thì người Diêm-phù-đề hơn các loài hữu tình khác ở ba điểm. đó là: khả năng tạo tác, tu hành phạm hạnh, và đức Phật xuất hiện ở cõi này. Nhưng điểm hơn hết là con người có sức dũng mãnh kiên cường kiên cường (Trường-A-Hàm, quyển 20, Đại-chính, 1, trang 135, trung). Căn cứ vào đó ta thấy sự sinh hoạt của chúng ta, đứng ở một phương diện khác mà nói, trong ác loài hữu tình rất giàu sức sống. Do đó, chỉ có chúng ta có thể tạo ác, đồng thời, nếu tu thiện sự, thì cũng có chỉ loài người cúng ta có thể đạt đến bậc tối thắng.

Tiết thứ tư:
SỰ SINH, TRỤ, DIỆT CỦA THẾ GIỚI
(vật khí, hữu tình)

1- THUYẾT KIẾP-BA VÀ THUYẾT TỨ-DU-DÀ.

Trở lên đã nói về thế giới vật lý và thế giới hữu tình, trên đại thể, đó là sự quan sát lấy hiện trạng làm cơ sở. Song, chư hành là vô thường, cho nên bất luận vật khí thế giới hay hữu tình thế giới, không phải cứ chiếu theo hiện trạng đó mà chỉ trì liên tục. Toàn thể thế giới (trong đó hữu tình) đều biến hóa sinh diệt trong vòng luân hồi, luân hồi chính là phạm vi đại thể của thế giới. Đây là thuyết Kiếp-ba, một thuyết đã thâu dụng quan niệm nhất ban của đương thời.

Đọc bộ Thánh điển A-Hàm, ta sẽ thấy đức Phật vốn lấy vấn đề con người làm chủ, nên đối với tình hình thế giới, Phật đã không chú ý mấy, do đó, thuyết Kiếp-ba đối với Phật giáo nguyên thủy, chưa rở thành một vấn đề lớn. Nhưng về sau, thế giới quan dần dần phát triển, nên vấn đề này cũng đã trở thành một đề mục trong yếu. Bắt đều từ kinh Thế-Kỷ trong Trường-A-Hàm đến cá luận thư của A-tỳ-đạt-ma đều khảo cứu đến vấn đề này.

Phật giáo cũng như Bà-la-môn-giáo, chia vận mệnh thế giới thành bốn thời kỳ. Duy có điểm bất đồng là: về phía Bà-la-môn-giáo cho thế giới tuần hoàn trong khoảng bốn Du-dà Câu-lợi-đa, Thoát-lợi-đa, La-ngõa-bà-la, Tạp-lợi, và cuối cùng lấy sự ngủ nghỉ của Phạm làm giai đoạn hoại diệt của thế giới. Còn về phía Phật giáo thì cho bốn thời lỳ của thế giới là thành lập (thành), lập trụ (trụ), phá hoại (hoại) và hỗn độn (không). Sự tuần hoàn biến thiên củ thọ mệnh và trạng thái đạo đức, như vậy, nếu đứng trên lập trường lâu dài mà nói, thì thế giới chung cùng vẫn là tuần hoàn bất tuyệt. Về điểm này, có thể nói Phật giáo cũng như Bà-la-môn-giáo, rốt cục cũng đều xây dựng trên tư tưởng đồng nhất.

2- CÁC LOẠI KIẾP.

Nếu nói theo thuật ngữ thì bốn tời kỳ này được gọi là thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp và không kiếp. Tổng hợp toàn thể cả bốn lại gọi là đại-kiếp. Từ thành lập đến phá hoại của thế giới là một đơn vị. Nhưng, trong Phật giáo, cái gọi là kiếp chưa hẳn thường đã nhất định: có khi gọi một tiểu kiếp là kiếp, cũng có khi gọi hai tiểu kiếp (trung kiếp), hai mươi tiểu kiếp là kiếp, cho đến 40 tiểu kiếp, 60 tiểu kiếp, 80 tiểu kiếp có khi cũng gọi là kiếp (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, quyển 9, Đại-chính, 32, trang 215, trung), như vậy, không nhất định. Nhưng nói một cách nhất ban thì một tiểu kiếp đích thực là bao nhiêu thời gian? Về vấn đề này tuy có nhiều giải thích khác nhau, nhưng sự giải thích phổ thông là: từ tuổi thọ của người ta là 84.000 tuổi, cứ 100 năm giảm đi một tuổi, cho đến chỉ còn 10 tuổi là thọ; rồi quya trở lại, từ 10 tuổi, cứ 100 năm thêm lên một tuổi, cho đến 84.000 tuổi như cũ; mỗi lần tăng, giảm như thế đều là một tiểu kiếp. Hợp cả tăng và giảm lại gọi là một trung kiếp (trong Trí Độ luận, quyển 5), (Đại-chính, 2, trang 100, hạ) còn trích dẫn lời Phật nói về Bàn-thạch-kiếp và giới-tử-kiếp. Bàn-thạch-kiếp, nghĩa là lấy một tấm áo mịn, mỏng, cứ 100 năm một lần đem mài vào một tảng đá vuông bốn mươi dậm, cuối cùng tảng ấy bị mòn hết, nhưng kiếp vẫn không hết. Giới-tử-kiếp, nghĩa là chứa đầy hạt cải trong một thành lớn bốn mươi dậm, cứ mỗi trăm năm lấy ra một hạt, cứ như thế cho đến khi lấy hết hạt cải mà vẫn chưa đủ một kiếp. Tóm lại, kiếp, lúc đầu không xác định số lượng mà hình như chỉ ám chỉ một ý nghĩa vô lượng mà thôi.

Song, bốn kiếp thành, trụ, hoại, không được thành lập như thế nào? Mỗi kiếp đều được thành lập từ hai mươi trung kiếp (tức bốn mươi tiểu kiếp), do đó, đại kiếp được thành lập từ tám mươi trung kiếp. Khái niệm về kiếp nguyên là ý niệm về năm tháng, nhưng số lượng không rõ ràng, nên không thể tính theo số lượng được. Tóm lại, ta chỉ có thể hiểu nó như đã được trình bày trên đây mà thôi.

3- THÀNH KIẾP.

Dưới đây, theo thứ tự, trước hết hãy nói về Thành-kiếp. Nhưng muốn hiểu thành kiếp, trước hết phải bắt đầu từ hoại kiếp. Đến thời kỳ phá hoại nthì thế giới này, từ địa ngục trở lên đến cõi chung cực của Tam-thiền đều bị phá hoại, hữu tình ở đây dời di thế giới khác; khí thế giới bị tan vỡ đến cực vi (cho đến cực vi cũng không còn, Câu-xá-luận quyển 12) là hoàn toàn một bãi cát vắng. Thời kỳ này được gọi là “không kiếp” và kéo dài hai mươi trung kiếp. Từ đầu không-kiếp đến cuối hai mươi trung kiếp thì thế giới này sẽ thành hình, do năng lực công nghiệp của các loài hữu tình, bắt đầu sinh khởi một luồng gió nhẹ, rồi lần lần tăng đà thổi mạnh: đó là tướng trạng thành lập (thành kiếp) của thế giới.

Khởi sơ, trên từ đệ Tam-thiền trở xuống, dưới từ đỉnh núi Tu-Di trở lên, sinh ra cái gọi là “Không-cư-giới”. Đền thời kỳ này, từ dưới trở lên, theo thứ tự lần lượt phát sinh, trước hết là đại-phong-luân (thuyết này thấy trong Du-dà-sư-địa-luận, quyển 2, Đại-chính, 30, trang 286, trung). Trên phong-luân lại sinh thủy-luân, trên thủy-luân sinh kim-luân, cho đến cuối cùng thì phát sinh cửu-sơn, bát-hải và tứ-châu. Sự thành lập khí thế giới này phải mất một trung kiếp. Từ đó lại mất mười chín kiếp nữa để hoàn thành hữu tình giới.

Ở thời kỳ này, đối với những tín ngưỡng của Bà-la-môn-giáo các luận sư của A-tỳ-đạt-ma muốn đưa ra một sự giải thích của Phật giáo. Đó tức là nguồn gốc của tín ngưỡng (hay mê tín) cho rằng Đại-phạm-thiên là người sáng tạo ra thế giới.

Theo A-tỳ-đạt-ma luận thư thì hữu tình phát sinh cũng theo thứ tự thành lập thế giới trên đây. Nghĩa là, cũng từ thượng giới dần dần trở xuống hạ giới. Từ cõi Cực-quang-tịnh (Quang-âm-thiên), vị cao nhất trong Nhị-thiền có một hữu tình sinh xuống đại-phạm-thiên của Sơ-thiền. Lúc đó vị Phạm-thiên này nghĩ rằng mình là hữu tình đầu tiên từ Sơ-thiền trở xuống, vì vậy, phải là người sáng tạo thế giới. Đồng thời, sau lại có những hữu tình khác từ Quang-âm-thiên sinh xuống Phạm-chúng-thiên, hay Phạm-phụ-thiên, trong Sơ-thiền và cũng lại tin lầm cho đại-phạm-thiên là người sáng tạo thế giới. Lý do tại sao tín đồ Bà-la-môn-giáo nhận Phạm-thiên là chúa tể của thế giới chính là do sự tin lầm này được truyền lại.

Tóm lại, hữu tình sinh ở Sơ-thiền dần dần xuống Lục-dục-thiên, rồi lại sinh làm nhân loại trong bốn châu, cho đến ngã quỷ, bàng sinh hay địa-ngục thì, đến đây, sự thành lập hữu tình giới đã hoàn toàn và hai mươi trung kiếp của thành kiếp cũng kết thúc (tham chiếu Câu-xá-luận, quyển 12; Trường-A-Hàm, quyển 22, Thế-bản-duyên-phẩm, Đại-chính, 1, trang 145; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận, đầu quyển 10).

4- TRỤ KIẾP.

Như vậy, thành kiếp đã xong, bây giờ bắt đầu trụ kiếp. Trụ kiếp của thế giới sẽ kéo dài hai mươi trung kiếp. Nhưng trong thời gian đó, nhân loại; nhất là tại châu Diêm-phù, cũng có nhiều biến đổi, và trong thời gian dài dặc ấy, con người không thể tránh khỏi nhiều vận mệnh. Tựu trung, cái vận mệnh rõ rệt nhất là sự thọ yểu của đời người và sự tuần hoàn của đạo đức. Trong Bà-la-môn-giáo, sự tuần hoàn của bốn Du-dà được hạn định trong châu Diêm-phù, thì trong Phật giáo cũng thế, cũng đặc biệt nói về Nam-châu. Lý do, dĩ nhiên là vì người Nam-châu, ảo tưởng mạnh, thiện, ác cũng mạnh, bởi thế vận mệnh cũng có nhiều cũng có nhiều khả năng tính.

Vậy, trước hết hãy nói qua về cái trạng thái của kiếp-sơ, tức thời kỳ đầu của trụ kiếp. Kiếp-sơ, tất cả loài người đều hóa sinh (có thuyết nói, sắc thành ý, Câu-xá-luận quyển 12 – có thuyết nói, ý sinh hóa thân – Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 10 (Đại-chính, 32, trang 223, hạ)), chưa có sự phân biệt nam nữ tứ chi đầy đủ và có thể bay đi tự tại trong không trung. Thời kỳ này chưa có mặt trời mặt trăng, nhưng tự thân loài người phát ra ánh sáng chói lọi; lấy sự vui mừng làm thức ăn vì chưa có đoạn thực, cho nên sinh mệnh của họ gần như sống lâu vô lượng. Song, sau dần dần sinh ra mùi đất, và loài người bắt đầu nếm mùi đất đó, thân thể trở nên nặng, và mất đi sự nhẹ nhàng trước kia, ánh sáng cũng theo đó mà biến mất. Từ đó, do nghiệp lực của hữu tình mà sinh ra mặt trời mặt trăng để thay cho ánh sáng đã mất từ con người; sự phân biệt nam nữ cũng phát sinh và dục tâm dần dần bốc mạnh, thọ mệnh cũng dần dần giảm đi cho đến cuối cùng chỉ còn tám vạn tuổi là sa đọa. Đến đây mới đầu thành cái gọi là con người ở nhân gian, vì từ đây trở sau, tuổi thọ lấy từ tám vạn đến mười tuổi làm giới hạn, do đó mà sinh mệnh có tăng có giảm. đại khái vào thời kỳ này, tổ chức nhân loại được thành lập. Theo Câu-xá-luận (quyển 12) thì tám vạn tuổi trở về trước đã có Chuyển-luân-vương xuất hiện, cho nên, trước vạn tuổi đã có quốc gia hoặc xã hội thống nhất. Song, đây thật ra là thuộc lý tưởng giới, chứ trên thực tế, trong thời gian hai mươi trung kiếp, tuổi thọ từ tám vạn trở xuống, đại khái thời kỳ tăng, giảm này chỉ được coi là tổ chức xã hội thì xác đáng hơn. Đã có phân biệt nam nữ tất cả có cha mẹ anh em, rồi dần tiến đến sinh hoạt kinh tế, thì tự nhiên đã phát sinh các đoàn thể cộng thông lợi ích. Theo Phật giáo, sở dĩ có thể chế xã hội, có sinh hoạt quốc gia là vì mỗi sinh hoạt cá nhân biết hạn chế trong tư lợi của mình. Con người dần dần dùng đoạn thực thiên nhiên, nhưng đến khi vật thực thiên nhiên cũng hết thì họ bắt đầu chiềm đất đai, xây cất nhà cửa, để dành vật thực mà thành cái gọi là “tài sản tư hữu”. Do đó mà phát sinh sự giàu nghèo cách biệt nhau, tranh giành và xâm phạm tài sản của nhau: đó là đầu mối của sự đấu tranh của sự bất tuyệt. Lúc đó con người vì muốn hòa hoãn cuộc tranh đấu, muốn nhân gian được bảo hộ, đồng thời muốn các cuộc tranh giành được phân xử công bằng, mới đặc biệt chọn lấy có uy lực và đức độ tôn lên làm vua, và mỗi người dân phải nạp cho vua một phần sáu lợi tức thu được để vua thi hành nghĩa vụ tương xứng với quyền lợi của vua. Đó là nguyên nhân phát sinh ra Quốc Vương và Quốc gia (Trường-A-Hàm, quyển 23, Thế-bản-duyên-phẩm, Đại-chính, 1, trang 148; Câu-xá-luận, quyển 12). Đó là nguồn gốc thuyết Quốc gia của Phật giáo, rất nhiều điểm tương tự như thuyết Xã ước của Jean Jacques Rousseau.

Như thế là sự mưu sinh của người Nam Diêm-phù đã được xác định, tuy muốn duy trì chính nghĩa, nhưng vì trong một lúc ý niệm tư dục phát khởi, nên tự mình làm những điều phi nghĩa mà không hay và tệ hại nhất là chính ông vua, bổn phận phải duy trì chính nghĩa, thì trái lại, lại làm cho nhân đau khổ bằng cách đàn áp và bóc lột họ. Đền đây, thế giới bắt đầu đi dần vào thời kỳ khinh bạc. Để thích ứng, từ thọ mệnh tám vạn tuổi, cứ một trăm năm giảm đi một tuổi, nhân loại dần dần trở thành đoản mệnh. Cứ thế tội ác càng sâu nặng và tuổi thọ càng giảm bớt cho đến một trăm tuổi tương đương như tuổi thọ chúng ta hiện tại. Nếu chư Phật xuất hiện thì thế gian này vẫn còn có thể được cứu độ (nếu Phật không ra đời thì cứ trăm năm giảm đi một tuổi, nhưng Phật ra đời thì chính pháp thịnh hành, lúc đó tuổi thọ không giảm. Khi nào chính pháp diệt thì tuổi thọ cũng giảm – Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9, Đại-chính, 32, trang 217, trung). Khi chính pháp của Phật dần dần suy vi thì người đời cũng dần dần làm ác, mà trở thành cái gọi là “Ngũ trược ác thế”, lúc đó tuổi thọ của người ta cuối cùng giảm đi chỉ còn mười tuổi (Ngũ trược là: 1-Thọ trược, 2-Kiếp trược, 3-Phiền não trược, 4-Kiến trược, 5-Hữu tình trược – Câu-xá-luận quyển 12). Đó là trạng thái cực ác của trung kiếp thứ nhất trong trụ kiếp (khi thọ tám vạn tuổi thì con người đến năm trăm tuổi mới kết hôn, khi còn mười tuổi thì con gái năm tháng đã lấy chồng – Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 10, Đại-chính, 32, trang 221, hạ; Trường-A-Hàm quyển 22. Trung-kiếp- phẩm; Đại-chính, 1, trang 144, thượng). Con người ở thời kỳ này duy “lấy tóc làm quần áo, duy có dao, gậy làm đồ trang sức” (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9, Đại-chính, 32, trang 217, trung), thường ham ăm ngon lười biếng và hoàn toàn không có tâm nhân nghĩa, đạo đức và không một điều nào trong mười điều ác mà không làm. Do đó mới phát sinh tiểu tam tai: 1-Đao binh, 2-Tật, dịch, 3-Cơ cận.

Đao-binh-tai, là con người hể thấy nhau tức là giận, rồi chém giết tàn hại nhau: tật dịch tai là những bệnh ghê gớm bộc phát; cơ-cân-tai là không có ngũ cốc hay thực vật. Ba tai họa này dĩ nhiên đều có thời gian hạn định. Theo Câu-xá-luận thì đao-binh-tai lâu bảy ngày, tật-dịch-tai bảy tháng bảy ngày, và cơ cận tai bảy năm bảy tháng. Duy có điều là tam tai không phải xảy ra một lúc, mà là hết tiểu kiếp thứ nhất xảy ra tật-bệnh-tai, hết tiểu kiếp thứ hai khởi đao binh tai và hết tiểu kiếp thứ ba phát sinh cơ-cận-tai. Như thế tuy là tuần hoàn (Trường-A-Hàm quyển 12, Trung-kiếp-phẩm; Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9), nhưng bất luận loại nào, khi xảy ra, cái thế của nó đều rất mãnh liệt và người Diêm-phù-đề gần như toàn diệt. Theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì cộng cả nam nữ còn lại không đến hơn một vạn người (quyển 9, Đại-chính, 32, trang 220).

Từ đó, con người dần dần lại phát thiện tâm, thấy cần phải thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, làm sống lại cái tâm đồng tính giữa con người, thế gian lại huớng về tăng-kiếp, đạo đức và thọ mệnh dần dần tăng lên cho đến nguyên lượng trước kia là tám vạn tuổi. thời kỳ trở về tám vạn tuổi này, nếu so với kiếp-sơ thì tuy đã đọa lạc, nhưng so với thời kỳ mười tuổi thì đây gần như là một cảnh giới lý tưởng. Con người lúc này chỉ còn phiền bận về bảy thứ là đại tiện, khí lạnh, khí nóng, lòng dâm, đói khát và già lão, ngoài ra không có một thứ bệnh thống nào khác. Đất nước phồn vinh không có giặc, cướp, người ta chỉ làm mười điều lành (Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận quyển 9, Đại-chính, 32, trang 221, thượng). Từ đây, lại trở về giảm kiếp, rồi lại quay trở lại tăng-kiếp, cứ thế trở đi trở lại mười lần; đó tức là hai mươi trung của trụ kiếp (nếu nói một cách nghiêm khắc thì chỉ là mười chín kiếp, vì sợ kiếp chỉ là giảm kiếp và chung kiếp chỉ là tăng-kiếp). Theo Lập-thế-a-tỳ-đàm-luận thì hiện này chính tương đương với giảm kiếp của trung-kiếp thứ chín, do đó, khi kiếp này kết thúc tất cả xảy ra cơ-cận-tai. Kiếp này vẫn còn sáu trăm chín mươi năm (quyển 9, Đại-chính, 32, trang 215, trung).

Tại hai châu Đông Tây cũng có hiện tượng tương tự như tiểu-tam-tai, nhưng Bắc-châu thì hoàn toàn không có sự kiện đó (Câu-xá-luận quyển 22).

5- HOẠI KIẾP VÀ KHÔNG KIẾP.

Sau trụ kiếp, thế giới này sẽ dần dần đi đền phá hoại, tức là hoại-kiếp. Kiếp này cũng kéo dài trong hai mươi trung kiếp. Nhưng thời kỳ đại phá hoại này vận hành một cách tự nhiên chứ không liên quan gì đến đạo đức cho nên, đối với sự phá hoại ấy, con người không cảm thấy khổ, trái lại, tinh thần người ta rất hướng thượng, đó là thời kỳ đại phá hoại của thế giới bắt đầu.

Có hai loại phá hoại: một là hữu tình hoại, hai là ngoại khí hoại. Cũng gọi là thú-hoại và giới-hoại. trước hết hữu tình hoại, tức là địa-ngục. Khí thế giới bắt đầu đại phá hoại thì chúng sinh trong địa-ngục tự nhiên phát khởi tâm ăn năn, hết nghiệp tập, được sinh trong cõi người và khoâng phải rơi vào địa-ngục nữa: đó là sự phá hoại địa-ngục, đồng thời, là sự mở màn của hoại kiếp (nếu định nghiệp phải ở địa-ngục thì được dời đến địa-ngục ở cõi khác). Từ đó, ngã quỷ, bàng sinh, v.v… cũng dần dần được sinh trong cõi người, mà cõi người là đặc biệt chỉ người Diêm-phù-đề, lại tự phát tâm Bồ-đề tu thiền định, từ Sơ-thiền đến Nhị-thiền, Tam-thiền và khi chết được sinh lên các cõi đó. Người ở các châu Đông, Tây cũng phát tâm hết như vậy mà sinh lên thượng giới (nhưng ở Bắc châu, vì không có tu thiền nên trước hết sinh lên cõi Dục-thiên thứ nhất. Như vậy, nhân gian không còn hữu tình nữa, tức là nhân thú hoại. Cũng thế, ở Lục-dục-thiên, bất luận là đến Sơ-thiền hay dần dần tiến lên thượng giới, đến Nhị-thiền trở xuống, hoàn toàn không còn hữu tình, tức là hữu tình hoại. Thời gian này kéo dài mười chín trung kiếp, đến kiếp sau đó mới là phá hoại vật khí thế giới.

Có ba cách phá hoại vật khí thế giới, đó là: hỏa tai, thủy tai và phong tai (không phải cùng xảy ra một lúc). Tựu trung, mặt trời là nguyên nhân phát khởi hỏa tai. Lúc đầu có hai mặt trời xuất hiện, dần dần tăng lên đến bảy mặt trời, khi ấy tát cả biền hồ đều khô cạn, rồi một trận cuồng phong bộc phát, cuối cùng đốt cháy hết vật khí thế giới lên đến cõi Đại-phạm-thiên-vương: đó là tướng trạng của hỏa tai phá hoại (có thể khảo sát tình hình xung đột giữa địa cầu và thái dương). Cũng thế, khí thủy tai và phong tai xảy ra, cái thế lực của chúng cũng rất mãnh liệt. Từ địa giới lấy núi Tu-di làm trung tâm, thủy tai tiến đến Nhị-thiền, phong tai tiến đến Tam-thiền, tất cả đều bị phá hoại, và thế giới chỉ còn là một nơi không hư trống rỗng. Ba tai nạn này gọi là đại-tam-tai.

Nhưng ba tai nạn này không phải cùng phát sinh một lúc, vì bất cứ thế giới phá hoại nào cũng đều có trật tự. Theo Câu-xá-luận (quyển 12) thì trật tự đó như sau: hỏa tai kiếp hoại kết thúc ở lần thứ bảy, lần thứ tám thì thủy tai phát khởi, cũng trở đi trở lại bảy lần, đến lần thứ tám thì phong tai xảy đến, cũng theo thuận tự trên. Nói cách khác, sự chung kết của kiếp hoại theo tỷ lệ: hỏa tai năm mươi sáu lần, thủy tai bảy lần và phong tai một lần. Cứ sáu mươi bốn lần quay đi trở lại gọi là kiếp.

Cái phạm vi của ba tai nạn này cũng không giống nhau, nghĩa là hỏa tai đến Sơ-thiền, thủy tai đến Nhị-thiền và phong tai đến Tam-thiền. Do đó, tuy cũng nói là hoại kiếp, nhưng có hoại đến Sơ-thiền trở xuống, đến Nhị-thiền trở xuống và đến Tam-thiền trở xuống, không nhất định (Du-dà-sư-địa-luận, quyển 2, Đại-chính, 30, 286, trung). Lý do là vì tinh thần tu dưỡng của chúng ta từ Tam-thiền trở xuống, tuy đã rất vi tế nhưng vẫn chưa tránh khỏi dao động: tôi cho rằng thế-giới-quan có lẽ là kết quả của sự quy định này. Còn đệ Tứ-thiền, về mặt tu dưỡng, đã được gọi là cõi bất động, cho nên dù có là cõi đất chăng nữa thì ở đây cũng đã vượt ra ngoài sự phá hoại của tam tai.

Từ đó trở đi trong khoảng hai mươi kiếp là không kiếp. Thế giới này, trong thời gian ấy, chỉ là một cõi không không tịch tịch. Tuy nhiên, theo Phật giáo, trong cõi thái hư này có ba nghìn đại thiên thế giới, nhưng không phải đó là con số tận cùng, mà thế giới là vô số. Cho nên, ngoài ba nghìn đại thiên thế giới này ra còn có ba nghìn đại thiên thế giới khác trong đó cũng có hữu tình giới, vật khí giới hoạt động. Như vậy, dĩ nhiên, trong cõi thái hư bao la này không có lúc nào không có thế giới hoại, thế giới sinh động, hoại ở nơi này nhưng sinh động ở chỗ khác.

6- KẾT LUẬN.

Trên đây là thế giới hiện tượng luận của A-tỳ-đạt-ma Phật giáo. Về sau, đến Đại thừa cũng thu dụng thế giới quan này mà không lập riêng thế giới hiện tượng luận nữa,vì cách thuyết minh về vấn đề này đã được hoàn thành một cách đầy đủ trong A-tỳ-đạt-ma rồi. Đây có thể nói toàn thể thế giới quan của Phật giáo.

Song, chúng ta đừng bao giờ quên rằng, thế giới quan trên đây, như đã lập lại nhiều lần, không phải là vật đặc hữu của Phật giáo, mà là sản phẩm đã được lưu hành ở đương thời, Phật giáo chẳng qua chỉ cải biến nó đôi chút mà thôi. Nếu nói một cách nghiêm khắc, thì nó quyết không nhất trí với giáo lý căn bản của Phật giáo, vả lại, có rất nhiều điểm hoàn toàn có tính cách thế giới quan thần thoại cũng đã được thu dụng.

Tuy vậy, cái đặc trưng rõ rệt nhất của thế giới quan trên đây là ý nghĩa tu dưỡng luân lý, đó là điều đáng nói hơn cả. Chẳng hạn, khi nói đến hoại kiếp của thế giới thì kết hợp tiểu tam tai với sự đồi bại của luân thường và sự khốn khổ của chúng sinh, rồi lấy ngay sự khốn khổ đó làm cơ duyên mà cải thiện lại xã hội, về phương diện này, thật sự rất có ý nghĩa. Lại như đại-tam-tai, là vì những yếu tố tổ chức sinh lý của ta là thủy, hỏa, phong động dao mà phát sinh, rồi lại giới hạn nó ở Tam-thiền, trở lên, do sức tu dưỡng mà thoát ra ngoài phạm vi của nạn thủy, hỏa, phong. Theo ý nghĩa này nếu coi thế giới quan trên đây như một vấn đề tồn tại mà nhận xét, thì, dưới con mắt người ngày nay có rất nhiều điểm ấu trĩ, nhưng nếu xữ lý nó như môt vấn đề “đương vi” thì trong đó, đại khái có thể nói cũng hàm chứa rất nhiều điều giáo huấn.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy