× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

Duy thức học



PHẦN THỨ CHÍN THỨC THỨ TÁM (2)

*

* *

A.  Sở-huân:

Thế nào là 4 nghĩa của sở-huân:

  1. Kiên-trụ-tính:

Nếu pháp­3 thủy-chung một loại nối luôn, có thể giữ gìn tập-khí, mới là sở-huân.

Đó là ngăn các chuyển-thức với tiếng, gió v..v.. tính chẳng phải kiên-trụ, cho nên chẳng phải là sở-huân.

  1. Vô-ký tính4:

Nếu pháp bình-đẳng, không bị trái ngược5, có thể dung-chứa tập-khí, mới là sở-huân.

Đó là ngăn thiện nhiễm thế-lực cường-thịnh, không chỗ dung-nạp, cho nên chẳng phải là sở-huân.

Bởi vậy Phật về đệ-bát-thức, chỉ còn mang cái cựu chủng, chẳng phải mới bị huân6.

  1. Khả-huân-tính7:

Nếu pháp tự-tại, tính chẳng phải kiên-mật8, có thể lĩnh-thụ tập-khí, mới là sở-huân.

Đó là ngăn tâm-sở và vô-vi pháp9.

Nương nơi kia10 và kiên-mật, cho nên chẳng phải sở-huân.


 

1 Thức thứ 8.

2 Bảy chuyển thức.

3 Giữ hết cái gì mình huân tập. Chúng ở lâu, ở mãi, chắc chắn ở mãi.

4 Bình thường, không thiên-ác, không có tính-cách về phía nào.

5 Cái gì vào cũng nhận lĩnh hết, không chống trái.

6 Cựu chủng-tử thường-tịnh, chưa hề bị huân.

7 Có thể huân-tập.

8 Chắc chắn, kín đáo. Nếu không thế (kiên mật) mới lĩnh-thụ chịu huân-tập.

9 Vô-vi kiên-cố không sinh-diệt.

10 Tâm sở nương tâm vương.

 

  1. Chung-hoà-hợp tính:

Nếu với năng-huân đồng thời đồng chỗ, không tức không ly1, mới là sở-huân.

Ấy là ngăn thân khác, sát na trước, sau, không cái nghĩa hoà-hợp, cho nên chẳng phải sở-huân.

KẾT LUẬN:

Duy dị-thục-thức đủ 4 nghĩa ấy, mới là sở-huân.

BÌNH LUẬN.

Huân-tập nghĩa là ảnh-hưởng tới.

Sở-huân là cái bị huân, bị ảnh hưởng, tức là dị-thục-thức.

Năng-huân là cái ảnh-hưởng, cái huân-tập, tức là bảy thức trước.

Sở-huân và năng-huân phải có đủ bốn điều-kiện, khiến chủng-tử được nảy-nở và phát-triển, mới có tên là huân-tập.

     

*

* *

 

Đây là bốn điều kiện của sở-huân:

  1. Tính kiên-trụ: Giữ-gìn chủng-tử, giữ chắc cái gì huân-tập tới, không để xót, mất.

  2. Tính vô-ký: Trung-lập, nhận tất cả các ảnh-hưởng thiện, ác, không từ bỏ thứ nào.

  3. Tính khả-huân: Có thể chịu huân-tập, lĩnh thụ tập-khí.

  4. Tính chung hoà-hợp: Với năng-huân hoà-hợp, cũng thời, chùng chỗ, không tức, không ly.

Dị-thục-thức đủ 4 điều kiện trên, nên là sở-huân.


 

1 Ví như ngòi bút viết : bút không phải chữ, mà không lìa chữ, đồng một thời, một chỗ (trên giấy).


 

B.  Năng-huân

Năng-huân có 4 nghĩa:

  1. Có sinh diệt:

Nếu pháp chẳng phải thường, có thể có tác-dụng: sinh-trưởng tập-khí1, mới là năng-huân.

Đó là ngăn vô-vi2, trước sau chẳng biến, không tác-dụng sinh-trưởng cho nên chẳng phải là năng-huân

  1. Có thắng dụng:

Nếu có sinh-diệt, thế-lực tăng-thịnh, có thể dẫn tập-khí, mới là năng-huân.

Đó là ngăn dị-thục-tâm, thế-lực yếu kém, nên chẳng phải năng-huân.

  1. Có tăng giảm:

Nếu có thứng dụng có thể tăng, giảm, nhiếp lấy tập-khí, mới là năng-huân.

Đó là ngăn Phật-quả viên-mãn thiện-pháp không tăng không giảm, nên chẳng phải năng-huân.

Nếu là năng-huân, thì chẳng phải là viên-mãn, trước sau Phật-quả có lẽ có hơn và thua.

  1. Với sở-huân hoà-hợp mà chuyển.

Nếu với sở-huân đồng-thời, đồng chỗ, chẳng tức chẳng ly, mới là năng-huân.

Đó là ngăn thân khác, sát-na trước, sau3, không hoà-hợp, cho nên chẳng phải năng-huân.

KẾT-LUẬN:

Bảy chuyển-thức và các tâm-sở có thắng-dụng, tăng-giảm … Đủ 4 nghĩa ấy, mới là năng-huân.


 

1 Sinh tập-khí, trưởng tập-khí : 7 thức có sinh-diệt, tác-dụng, sinh-trưởng.

2 Bồ-đề niết-bàn.

3 Đã hay sẽ, khác thời


 

BÌNH LUẬN

Đây là 4 điều-kiện của năng-huân:

  1. Có sinh-diệt.

  2. Có thắng-dụng, có thế-lực, có ảnh-hưởng được sở-huân.

  3. Có tăng-giảm.

  4. Hoà-hợp mà chuyển với sở-huân

Bảy chuyển-thức có đủ 4 điều-kiện trên, nên là năng-huân.

*

* *

KẾT-LUẬN:

Như vậy các thức năng-huân và sở-huân chung sinh, chung diệt.  Nghĩa huân-tập thành.  Khiến cho trong cái sở-huân, chủng-tử sinh và trưởng như ướp trà thơm, nên gọi là huân-tập.

Các thức năng-huân từ lúc chủng tử sinh, thì có thể làm nhân, rồi lại huân-thành chủng, ba pháp1 lần lữa, nhân-quả đồng-thời. như bấc sinh lửa cháy sáng. lửa sang cháy bấc.  Cũng như bó lau đắp-đổi nương-nhau, nhân quả đồng thời.

Năng-huân sinh chủng, chủng khởi hiện hành, như cu-hữu nhân2, dược sĩ dụng quả3.  Chủng-tử trước và sau tự-loại sinh nhau, như đồng-loại-nhân dẫn đẳng lưu-quả.

Hai cái ấy đối với quả là nhân-duyên tính.

Trừ ấy xa, các pháp khác đều chẳng phải nhân-duyên.

Dù nói là nhân-duyên, nên biết là giả thuyết.

Đó là lược nói tướng nhất thế chủng.


 

1 Năng và sở, sở và năng. Chủng-tử thành hiện-hành, hiện-hành nuôi chủng tử.

2 Đồng-thời chung có quả.

3 Dùng ngây bây giờ. 


 

ĐOẠN VIII

 

SỞ-DUYÊN: CẢNH

 

Hỏi:  Thức hành-tướng, sở-duyên1 thế nào?

Đáp:  KHÔNG THỂ BIẾT chấp-thụ, xứ-sở và liễu biệt2.

  1. Liễu-biệt: tức là hành-tướng.  Vì thứ lấy liễu-biệt là hành-tướng.

  2. Xứ-sở: Tức là khí thế-giới, cái thế-giới, vật-chất mà các loài hữu-tình nương ở.

  3. Chấp-thụ có hai-thứ: chủng-tử và có căn-thân.

    1. Các chủng-tử là: Tướng, danh, phân-biệt, tập-khí.

    2. Có căn-thân là: các sắc căn và chỗ căn-nương3.

Hai thứ đó đều là cái bị thức chấp-thụ4, nhiếp làm tự thể, đồng an và nguy5.

Chấp-thụ và xứ-sở đều là cảnh sở-duyên.

Sức nhân-duyên của A-lại-da-thức:

Trong lúc tự-thể sinh, bề trong biến làm chủng-tử, với có căn-thân.

Bề ngoài biến làm sự-vật.

Bèn lấy các cái bị biến làm chỗ sở-duyên của mình.  Hành-tướng nương nơi đó mà được khởi.

BÌNH LUẬN

Thức-duyên với những cái gì?

-          Sự hoạt-động, tức là hành-tướng của thức quá nhỏ-nhiêm.  Chúng ta không thể biết.

-          Khi đã tu-chứng vào sơ-địa Bồ-tát, mới biết được.

Thức-duyên với cảnh, căn-thân và chủng-tử.

Thức bám chấp lấy thân và các chủng-tử.


 

1 Tám thức duyên những cái gì ?

2 Sơ-địa bồ-tát trở xuống không thể biết được.

3 Trịnh căn và khối thịt. Như nhãn căn có con mắt thịt và tịnh nhãn căn.

4 Cho là của mình : quý từ cái tóc, cái răng v.v…

5 Cùng vui, buồn.


 

 

Hai phần: KIẾN-PHẦN và TƯỚNG-PHẦN.

 

Kiến-phần:

 

Dị-thục-thức đối với cảnh sở duyên của mình, có cái tác-dụng liễu-biệt.  Nó nhiếp về kiến-phần.

Tướng-phần:

            Trong lúc tự-thể hữu-lậu của thức-sinh, đều in tuồng có tướng sở-duyên và năng-duyên hiện ra.

            Tướng-phần là sở-duyên, tức là cảnh.

Kiến-phần là năng-duyên.

Ba phần:

            Có nhà duy-thức học lại thêm 1 phần nữa là tự-chứng-phần.

            Phần này là tự-thể để hai phần tướng và kiến nương vào.

Bốn phần:

Có nhà lại thêm 1 phần là: chứng-tự-chứng-phần.

Đó là chỗ nương của tự-chứng-phần.

Vậy có 4 phần:

  1. Tướng-phần.

  2. Kiến-phần.

  3. Tự-chứng-phần.

  4. Chứng-tự-chứng-phần.

Hai phần trước thuộc về bề ngoài.

Hai phần sau là bề trong.

Phần đầu chỉ là sở-duyên.

Ba phần sau thông cả năng-duyên và sở-duyên.

Phần thứ hai chỉ duyên thứ nhất, lượng hay phi-lượng, và hoặc hiện, hoặc tỷ.

Phần thứ ba có thể duyên phần thứ 2 và thứ 4.

Chứng-tự-chứng-phần chỉ duyên phần thứ 3, chẳng phải phần thứ 2.

Phần thứ 3, phần thứ 4 đều nhiếp về hiện-lượng.

Cho nên tâm, tâm sở 4 phần hợp thành, đủ năng-duyên và sở-duyên, chẳng phải tức, chẳng phải ly.

*

* *

 

NÓI MỘT PHẦN:

Bốn phần có thể nhiếp làm ba, bởi vì phần thứ 4 nhiếp vào tự-chứng phần.

Hoặc nhiếp làm 2, bởi vì 3 phần sau đều là năng-duyên, đều nhiếp về kiến-phần.  Đây nói kiến-phần, đó là cái nghĩa năng-duyên.

Hoặc nhiếp làm 1 phần, bởi vì thể không khác.

Như trong kinh Lăng-già, bài kệ nói:

-          "Bởi tự-tâm chấp-trước, tâm in-tuồng ngoại-cảnh duyên.  Cảnh sở-kiến kia chẳng phải có, cho nên nói là duy-tâm”.

Có thể chia làm 2, làm 3, làm 4.

Nếu nói lý, có thể nhiếp làm 1.  Đó là cái tâm bao-trùm mọi sự-vật.

*

* *


 

 

ĐOẠN IX

TÂM-SỞ

Hỏi:  Cái thức ấy1 với mấy thứ tâm-sở2 tương-ưng3 nhau?

Đáp: Nó thường với "xúc, tác-ý, thụ, tưởng và tư” tương-ưng.

Thức A-lại-da từ vô-thuỷ đến nay, cho đến lúc chưa chuyển4, đối với tất cả vị, hằng với năm thứ tâm-sở ấy thuận-ứng nhau, bởi vì nhiếp 5 thứ biến-hành5 tâm-sở.

  1. XÚC: tiếp-xúc.  Tâm và tâm-sở tiếp-xúc cảnh.  Căn, cánh và thức thuận-ứng theo nhau.  Xúc nương theo đó mà sinh, khiến cho ba thứ đó hoà-hợp lại.

  2. TÁC Ý: Làm cái tâm chú ý.  Dẫn cái tâm chú ý đến cảnh.

  3. THỤ: Lĩnh-nạp những cảnh thuận, trái và không phải thuận, trái.  Thuậ thì vui.  Trái thì buồn.

  4. TƯỞNG: Đối với cảnh, có hình-ảnh, nuôi hình-ảnh đó rồi đặt tên gọi.

  5. TƯ: Khiến cái tâm tạo-tác, khởi ra hành-động.

Đối những cảnh thiện, ác, nó sai-sử tâm tạo nghiệp lành, ác v..v…

KẾT LUẬN:

Năm thứ đó nhiếp về biến-hành6, cho nên với tạng-thức quyết-định thuận-ứng nhau.

Năm thứ đó với thức dị-thục hành-tướng dù khác, mà thời, chỗ nương, và cảnh sở-duyên đồng nhau.  Nên gọi là tương-ưng.

XẢ-THỤ:

Cái thức này hành-tướng chẳng tỏ rõ, không thể phân-biệt cảnh trái và thuận, nhỏ-nhiệm một loại nương nhau mà chuyển7.  Cho nên nó chỉ tương-ưng với xả-thụ8.

BÌNH-LUẬN:

Thức thứ tám thuận-ứng với năm tâm-sở biến-hành.  Nó chỉ tương-ưng với xả-thụ, tức là bình-thường, không vui, không buồn.


 

1 Thức thứ 8.  

2 Tâm-sở : thức gọi là tâm-vương, ví như ông vua có quyền điều-khiển. Tâm-sở ví như các tay sai hộ-vệ vua như các quan giúp vua.

3 Theo đúng lệnh nhau.

4 Từ đệ bát-địa trở xuống.

5 Biến-hành : thời nào địa-vị nào cũng có nó.

6 Khắp tất cả.

7 Hành-tướng nối luôn rất nhỏ-nhiệm, không hiện ra khổ và vui.

8  Không vui, buồn.

ĐOẠN X

VÔ-PHÚ, VÔ-KÝ

Thuộc về vô-phú1, vô-ký1, nên những tâm-sở tương-ưng với nó như xúc, tác ý v..v.. cũng như vậy.

GIẢI:

  1. Vô-phú: Không bị ngăn che.

  2. Vô-ký: Không thiện, không ác.

Thức thứ tám này không bị phiền-não ngăn-che, nên thuộc về vô-phú, vô-ký.  Và những tâm-sở tương-ưng với thức này cũng thế.

*

* *

ĐOẠN XI

HẰNG-CHUYỂN

Hỏi: A-lại-da thức là đoạn hay thường?

Đáp:     Chẳng phải đoạn,

            Chẳng phải thường,

            Bởi vì HẰNG-CHUYỂN

HẰNG: Thức này từ vô-thủy đến nay:

  1. Một loại nối luôn, thường không gián-đoạn.

  2. Vì là cái gốc thi-thiết các cõi thế-giới chúng-sinh

  3. Vì tính KIÊN GIỮ GIỐNG khiến không mất.

CHUYỂN:

            Thức này từ vô-thủy đến nay, niệm-niệm sinh-diệt, trước sau đổi khác, bởi vì nhân-diệt quả-sinh. Không phải thường một.  Có thể bị chuyển-thức huân thành chủng-tử.

            Nói hằng để ngăn đoạn,

            Nói chuyển để tỏ nghĩa.

            "Không phải thường” dường như dòng nước chảy mạnh.

Pháp quả như vậy.

GIẢI

1.  Ví như: dòng nước chảy mạnh,

     Chẳng phải đoạn, chẳng phải thường.

     Hằng thời nối luôn, có những sự bị trôi đắm. 

     Thức này cũng vậy, từ vô-thủy đến nay sinh diệt nối luôn, chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, làm cho chúng hữu tình bị trôi và đắm không ra khỏi.

2.  Và như dòng nước chảy mạnh, dù bị gió đánh nổi các sóng, mà tự chảy chẳng dứt.

     Thức này cũng vậy, dù gặp các duyên khởi ra nhãn-thức v..v.. mà hằng nối luôn.

3.  Và như dòng nước chảy mạnh, trong dòng và trên mặt nước, các vật như cá, cỏ, rác

     v.v... theo dòng chảy chẳng dừng.

     Thức này cũng vậy, với các pháp về nội-tập-khí và ngoại tiếp-xúc v..v.. hằng theo nhau mà chuyển.

*

* *

Ví dụ trên tỏ rõ: Thức thứ tám vô-thủy nhân quả, chẳng phải thường, đoạn.

Nghĩa là:

            Thức này vô-thủy đến nay, sát-na, sát-na, quả-sinh nhân diệt.

            Vì quả-sinh nên chẳng phải đoạn

            Vì nhân-diệt nên chẳng phải thường.

            Chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, đó là lý duyên-khởi.

Cho nên nói: " Thức này hằng-chuyển như dòng nước chảy”

  1. Sinh-diệt nối luôn.

  2. Thiện: từ-thiện trở lên.  Đến Phật thì xả.

  3. Trung-bình: Cõi người.

  4. Ác: Từ A-tu-la trở xuống, đến địa-ngục

*

* *

Giải thêm: Nhân trước diệt, quả sau liền sinh.  Ví dụ như cái đòn cân hai đầu, cao thấp đồng thời.

Như vậy nhân quả tương-tục (nối-nhau) như dòng nước chảy.

Nhân-quả  đều là giả thi-thiết:

-          Quán-sát cái pháp hiện-tại có dẫn cái tác-dụng về sau, giả-lập cái "quả sau”, đối với đó nói là hiện-nhân.

-          Quán-sát cái pháp hiện-tại có đáp lại cái tướng về trước, giả-lập cái "nhân trước”, đối với đó nói là cái quả hiện-tại.

*

* *

 

ĐOẠN XII

A-LA-HÁN XẢ

 

Hỏi: Cái thức này từ vô-thủy hằng-chuyển như dòng nước chảy.  Cho đến địa vị nào mới hoàn-toàn xả?

Đáp: Vi A-la-hán mới hoàn-toàn xả (phá ngã-chấp, bỏ A-lại-da).

Các thánh đã đoạn hết phiền-não chướng, gọi là A-la-hán.

Khi ấy, cái thứ này hoàn-toàn viễn-ly các phiền-não thô-trọng, nên nói là xả.

Chữ A-la-hán thông-nhiếp cả quả-vị vô-học trong tam thừa, vì đã hoàn-toàn hại giặc phiền-não.

Họ ứng-thụ các cúng-dường của thế-gian

Chẳng bao giờ còn thu thêm thân sinh-tử.

*

* *

Tại sao biết vậy?

Quyết-trạch phần nói: " Các A-la-hán, Độc giác, Như-lai đều chẳng thành-tựu A-Lại-da”


 

THẾ NÀO LÀ XẢ?

 

  A-la-hán đoạn các phiền-não thô-trọng trong thức này, chúng hoàn-toàn hết.  Họ chẳng còn chấp thức A-lại-da làm nội-ngã của mình.  Bởi vậy mất cái tên A-lại-da.  Gọi thế là XẢ.  Không phải bỏ tất cả thể của thức thứ tám.

CÁC TÊN CỦA THỨC THỨ TÁM

Các chúng hữu-tình thẩy đều có thức thứ tám theo nghĩa rộng, thức này có nhiều tên:

  1. TÂM: Vì chứa nhóm hạt giống các pháp.

  1. A-đà-na: Giữ-gìn hạt-giống và sắc-thân cho sống, thụ thai, giữ không mất.

  1. Sở-tri-y: Làm chỗ nương-dựa cho các pháp sở-tri nhiễm và tịnh.

  1. Chủng-tử-thức: Có thể giữ-gìn các hạt giống thế-gian và xuất thế-gian.

Mấy tên trên thông tất cả các vị.

  1. A-lại-da1: Nhiếp-tàng tất cả pháp tạp nhiễm, khiến chẳng mất.  Ngã kiến, ái2 v..v.. nắm dấu3 lấy làm nội-ngã của mình.

Cái tên này chỉ ở về loài dị-sinh4, hữu-học chẳng phải cái địa-vị vô-học bất-thoái bồ-tát bởi vì có cái nghĩa chấp-tàng pháp tạp nhiễm.

  1. Dị-thục-thức: Có thể dẫn sinh các cõi, theo nghiệp thiện ác, theo quả dị-thục.

Cái tên này chỉ ở về dị-sinh, nhị-thừa các bồ-tát, chẳng phải bực Nhủ-lai còn có dị-thục.  Bởi vì đây là pháp vô-ký.

7.  Vô-cấu-thức: Rất thanh-tịnh, các pháp vô-lậu nương-dựa.  Tên này chỉ ở bực Phật mới có.

  Bỏ đầu tiên cái tên A-lại-da.

Vì thuộc về chúng-sinh trong ba cõi.

Dị-thục-thức-thể, khi bồ-tát sắp-sửa chứng Bồ-đề mới bỏ:  Không bao giờ bỏ thể vô-cấu-thức.  Bởi vì làm lợi-lạc hữu-tình mãi mãi.


 

1 Từ chúng-sinh đến chưa chứng-quả vô học (còn phiền não).

2 Thức thứ 7.

3 Cất dấu (chấp tàng).

4 Chúng-sinh.


 

HAI VỊ CẤU1-TỊNH2

Thức thứ tám gồm có 2 vị:

  1. VỊ HỮU-LẬU: Nhiếp về tính vô-ký, chỉ tương-ưng với 5 pháp-xúc, thụ v.v... Chỉ-duyên theo chấp-thụ và xứ-cảnh.

  2. VỊ VÔ-LẬU: Chỉ nhiếp về thiện-tịnh, với 21 tâm-sở tương-ưng, bởi vì với tất cả tâm hằng thuận-ứng.  Thường ưa chứng biết cảnh sở-quán.  Hằng quyết-định đối với cảnh sở-quán.  Đối với cảnh đã lĩnh thu, hằng ghi-nhớ rành-rẽ.

Phật không có tâm bất-định.

Hằng lựa chọn tất cả pháp.

Thương tương-ưng với các pháp rất tịnh-tín, không ô nhiễm, không tản động.

Chỉ tương-ưng với xả-thụ.

Bình-đẳng chuyển.  Lấy tất cả pháp làm cảnh sở-duyên, bởi vì trí duyên khắp cả pháp.

*

* *

ĐOẠN XIII

SAO BIẾT THỨC NÀY CÓ?

Hỏi: Sao biết thức thứ tám, xa lìa nhãn-thức v..v.. có tự-thể riêng?

Đáp: Bởi vì Thánh-giáo, chính-lý làm định lượng vậy.

CHỨNG-CỚ:

Tỏ rằng thức tứ tám thật có.

A. THÁNH-GIÁO:

  1. "Đại-thừa A Tỳ-Đạt-Ma Khế-Kinh3” nói:

  "Vô thủy thời đến nay: NHÂN…”

(Chủng tử thức lần lữa nối luonn, thân sinh ra các pháp.  Nên gọi là "Nhân”)


 

1 Bẩn : chỉ chúng-sinh.

2 Sạch : chỉ từ A-la-hán, lên các bồ tát và Phật.

3 Sách chép lời Phật dạy.


 

 

"Tất cả pháp đều DUYÊN (nương)…

(Tức là trì-chủng-thức, từ vô-thuỷ đến nay với tất cả pháp đều nương-dựa, nên gọi là duyên)

"Bởi thế có các THÚ …

(Thú là cõi người, trời, A-tu-la v..v.. Bởi có thức ấy nên có các thú.  Vì thức thứ tám chấp-trì tất cả pháp thuận lưu-chuyển, khiến cho chúng hữu-tình lưu-chuyển sinh-tử.  Dù hoặc-nghiệp sinh, đều là lưu-chuyển mà thú là quả, cho nên nói riêng các thú).

"Và chứng được niết-bàn.

 

Bởi có thức ấy mới chứng được niết-bàn.  Vì thức thứ tám nắm giữ tất cả pháp thuận hoàn, diệt1 khiến cho người tu hành mới chứng được niết-bàn)

           

Tóm lại: Thức làm nhân-duyên sinh các thức hay chứng niết-bàn.

*

* *

 

2.  KINH "GIẢI-THÂM-MẬT” cũng nói:

-  "Thức A-đà-na rất thâm-tế, tất cả chủng-tử như dòng nước chảy mạnh2.  Tôi đối với kẻ phàm-ngu3 chẳng khai-diễn, e họ phân-biệt chấp làm ngã”.

3. Kinh "LĂNG-GIÀ” cũng nói:

-  "Như cái biển gặp duyên có gió, khởi ra các sóng, hiện-tiền tác-dụng chuyển”.

KẾT-LUẬN:  Đó trong các kinh đại-thừa, đều riêng nói có thức thứ tám.


 

1 Diệt phiền-não, thuận theo các pháp hoàng-diệt, mới chứng niết bàn. Trái thế gian.

2 Giữ tất cả các hạt giống thiện, ác, nối luôn không ngừng.

3 Phàm : chúng-sinh. Ngu : thanh-văn.

 


 

B. CHÍNH LÝ

Đã dẫn thánh-giáo, sẽ tỏ chính-lý.

Đây có MƯỜI LÝ.

1.  Trì-chủng:

Khế-kinh nói:

"  Chứa-nhóm chủng-tử các pháp thanh-tịnh và tạp-nhiễm, để chúng pháp-khởi, nên gọi là tâm.  Nếu không có thức thứ tám, thì tâm trì-chủng không có”.

2.  Dị-Thục:

Khế-kinh nói:

"Có dị-thục tâm, cảm thiện ác nghiệp.  Nếu không có thức này, cái thể THÚ và SINH chẳng có”.

3.  THÚ-SINH:

Khế-kinh nói:

" Chúng hữu-tình lưu-chuyển trong 5 thú và 4 loài sinh.  Nếu không có thức này, cái thể THÚ và SINH chẳng có”.

4.  THỤ-GIẢ:

Lại Khế-kinh nói:

"  Có sắc căn, thân là có chấp-thụ.  Nếu không cái thức này, cái  năng chấp-thụ kia chẳng có”.

5.  THỨC-GIẢ:

Khế-kinh nói:

" Thọ1, noãn2, và thức3, ba cái đắp đổi nương giữ nhau, được nối luôn, an-trụ. Nếu không cái thức này có thể giữ thọ và noãn, khiến thức ở lâu, thì không có” .


 

1 Sống lâu

Khí nóng

A-lại-da


 

Các chuyển-thức có hở, có chuyển như tiếng gió v.v… không hằng tri-dụng, không thể lập làm giữ thọ, noãn và thức.

Chỉ dị-thục-thúc không hở, không chuyển, dường có hằng trì-dụng như thọ và noãn.  Nên có thể lập làm giữ thọ, noãn và thức. 

6) SINH-TỬ :

  Lại Khế-kinh nói :

  "Các loài hữu-tình, thọ-sinh, mạng chung1, quyết ở nơi tán-tâm2, chẳng phải vô-tâm định.  Nếu không có thức này, khi sinh-tử, tâm chẳng có ".

  Khi sinh-tử, thân-tâm mờ tối, như ngủ không chiêm-bao, và lúc chết ngất thì rõ ràng các chuyển-thức không hiên-khởi3. Nên không thể biết.

7) DUYÊN-GIẢ

  Và Khế-kinh nói :

 " Thức duyên danh sắc, danh-sắc duyên thức, nh ư vậy hai cái lần lữa xoay vần nương nhau4, ví như bó lau, đồng thời nương nhau. Nếu không thức này thì tự-thể của thức kia chẳng có. ”

8) Y-THỰC :

  Lại khế-kinh nói :

" Tất cả chúng hữu-tình đều nương nơi ăn mà sống còn. Nếu không có thức này thì kia thức thật thể không có .”

 

  Khế-kinh nói ăn có 4 cách :

a)      Đoạn.-thực : Trong cõi dục, các món ăn như thịt, cá, cỏ, quả v.v… Có mùi, vị, hương.Các loài ăn, phải tiêu hoá.

b)      Xúc-thực : Quỷ-thần nhìn, tiếp-súc với cảnh, nhiếp-thụ vui-mừng.Thế là ăn.Tuy có tương-ưng với các thức, nhưng xúc-thực này thuộc về thức thứ sáu.

c)      Ý-tư-thực : Tứ-thiền hy-vọng, trông mong.Thế là ăn.Tuy có tương-ưng với các thức, thuộc về ý-thức.

d)      Thức-thực : Chấp-tri (nắm giữ) làm tướng.

  Cái thức-thực này dù thông tự-thể các thức, mà thức thứ tám  cái nghĩa ăn nhiều hơn, bởi vì một loại nối luôn, chấp-trì hơn.

  Bốn cách ấy có thể giữ thân-mạng chúng hữu-tình, khiến chẳng hư mất, nên gọi là ăn.

  Đoạn-thực chỉ ở cõi dục có dùnh.Xúc và ý-tu-thực dù khắp ba cõi mà nương ở chuyển thức.

9) DIỆT-ĐỊNH :

  Lại Khế-kinh nói :

  " Cái người ở diệt-tận-định, các hành về thân, nói và tâm đều diệt, mà mạng sống chẳng diệt, vẫn còn hơi chát nóng.Căn không biến-hoại, thức chẳng dời thân.

  Nếu không có thức này, trụ-duyệt-định về thức chẳng dời thân thân chẳng có.”

  Trong định-diệt-tận, các chuyển-thức đều diệt, chỉ còn thức thứ tám nhỏ-nhiệm, hằng khắp, giữ-dìn mạng sống v.v… vì thế nên nói : thức chẳng dời thân.

10) NHIỄM-TỊNH :

  Và Khế-kinh nói :

  "Vì tâm tạp-nhiễm, hữu-tình tạp-nhiễm.

Vì tâm thanh-tịnh, hữu-tình thanh-tịnh.

  Nếu không có thức này, tâm nhiễm-tịnh chẳng có.

  Vì các pháp nhiễm-tịnh lấy tâm làm gốc, nhân tâm mà sinh, nương tâm mà ở. Tâm bị chúng huân-tập và giữ các chủng tử của chúng .”


 

* đến thập địa mới biết.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy