× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

Duy thức học



PHẦN THỨ CHÍN THỨC THỨ TÁM (1)

ĐOẠN I

TƯỚNG NĂNG-BIẾN THỨ NHẤT

            Hỏi :

            « Đầu đã lược nói ba tên năng-biến mà chưa nói nhiều. Tướng năng-biến đầu thế nào ? »

            Đáp :

(bài tụng).

1) « Tướng đầu tiên là a-lợi-da thức, dị-thục thức nhất-thế-chúng. »

2) « Không thể biết về sự chấp thụ, sở duyên cảnh, và liễu-biệt*. »

3) « Thường với năm thứ biến-hành : xúc, tác ý thụ, tưởng và tư. »

Và chỉ tương-ưng với « xả thụ ».

4) « Thuộc về vô phú, vô-ký.  »

    « Xúc » v.v… cũng như vậy.

5) « Nó hằng chuyển như nước chảy mạnh. »

6) « Đến vị A-la-hán mới xả ».

*

* *

Bình-Luận

            Đây là lời giải-thích tổng-quát về thức A-lại-da.

            Các đoạn sau sẽ giải-thích nhiều về cặn-kẽ từng dặc-tính của thức thứ tám.

            Tác-giả kết-tính lời giải-thích tổng-quát trên đây thành bài tụng, để người học tụng đi tụng lại, thành thuộc lòng.

*

* *

Đoạn II

 

A-LẠI DA THỨC

 

            « Thức năng-biến đầu, về đại-thừa và tiểu-thừa giáo, gọi tên là « A-lại-da ». Vi thức này có đủ ba nghĩa : « năng-tàng1, sở tàng, chấp tàng ».

            Nghĩa là : nói với các pháp tạp-nhiễm khác đắp-đổi làm duyên.

Chúng hữu-tình chấp làm nội-ngã của mình.

Đó là chỉ tỏ thức năng-biến đầu có tự-tướng2, vì bởi nhiếp giữ nhân-quả làm tự-tướng.

Thức này tự-tướng phận-vị dù nhiều, vì tạng-thức3 quá nặng, nên nói riêng.

*

* *

 

BÌNH-LUẬN

 

            1) Cất để.

            2) Tự-tướng : hình tướng sẵn có của nó.

            3) Chứa đựng.

*

* *

            Thức thứ tám có nhiều tên.

Một tên là « A-lại-da ». Đó là tiếng Phạn. Tàu dịch là « tàng » tức là chứa đựng.

           

            Đó là nắm vào đặc-tính : « chứa-đựng », của thức này.

            Chữ « tàng » có ba nghĩa:

1) năng-tàng : Có khả năng chứa đựng. Thức này chứa-đựng các hạt giống các pháp.

2) sở-tàng : Chỗ để chứa. Thức này là chỗ để chứa đựng các hạt giống các pháp.

3) Ngã ái chấp-tàng : Chấp ngã. Thức này thường bị thức bảu ái-luyến chấp làm ngã. Thức thứ bảy như người giữ kho, giữ-gìn chăng cho lúa mất. Chúng-sinh chấp thức thứ tám làm mình (ta).

 

*

* *

DỊ-THỤC THỨC

            Thức này có thể dẫn sinh các cõi, tùy theo nghiệp thiện hay bất thiện.

            Sinh ra thân chúng sing đời này, là do nghiệp đời trước, nên gọi là dị-thục  quả (báo thân).

            Đó là chỉ rõ thức năng-biến đầu có QUẢ-TƯỚNG.

            Thức này quả-tướng dù nhiều vị, nhiều chủng về dị-thục rộng không nhiếp chung, cho nên phải nói riêng.

BÌNH-LUẬN

            Thức thứ tám lại có tên là : « dị-thục-thức ».

            Đó là nhắm vào đặc-tính : dẫn dắt chúng-sinh sinh thân khác.

            Thức này khi ở thân đời trước, chúng-sinh tạo ra các nghiệp lành, dữ, đến khi thân đời trước chết rồi, thì nó đi đầu thai thụ thân đời này.

           

            QUẢ-TƯỚNG : tướng quả-báo của thức này, vì chủ-động đi lĩnh-thọ thân quả-báo.

           

            Thức này bao quát cả chúng sinh, từ pàhm-phu, nhị thừa, đến các hàng Bồ-tát, đều có tên dị-thục thức. Đây chỉ nói hẹp về quả-báo.

*

* *

ĐOẠN IV

 

NHẤT-THẾ-CHỦNG

            Thức này có thể chấp-trì các chủng tử của các pháp, khiến không mất.

            Gọi là : « nhất-thế-chủng ».

            Rời cái ấy ra, các pháp khác không thể khắp giữ-gìn các chủng-tử các pháp.

            Đó là chỉ rõ thức năng-biến đầu có NHÂN-TƯỚNG.

            Thức này nhân-tướng dù có nhiều thứ, về tri-chủng chẳng chung với thứ khác, cho nên nói riêng.

BÌNH-LUẬN

            Thức thứ tám lại có tên là : « nhất-thế-chủng ». Đó là nhắm vào đặc-tính : giữ-gìn các hạt giống của các pháp, luôn luôn không mất.

            Nhân-tướng : tướng về nhân. Vì thức này chứa nhóm các hạt giống sinh ra các pháp.

            Tóm lại :

            Thức thứ tám tuy có nhiều tướng, đâu chỉ nói qua ba tướng :

            1) Tự-tướng : A-lại-da.

            2) Quả tướng : Dị-thục.

            3) Nhân-tướng : Nhất-thế-chủng.

ĐOẠN V

 

CHỦNG TỬ

-          Thế nào là chúng-tử  là những hạt-giống  trong bản-thức, chính chúng sinh ra những quả, như thiện sinh thiện, ác sinh ác.

*

* *

SẴN CÓ

            Các chủng-tử đều bản tính có1, không phải vì huân – tập mới có. Huân-tập chỉ làm cho phát-triển chúng.

            Chứng-cớ là trong kinh nói :

            - « Tất cả chúng hữu-tình từ vô-thủy tới nay có các nhận Ví dụ như chùm quả ác-xoa… »

GIẢI-THÍCH

            1) Sẵn có. Tự nhiên vẫn có. Có hữu-tình là có chúng-tử, có các nhân (hạt giống sẵn có) thiện ác.

DO HUÂN-TẬP MÀ CÓ

 

            Chủng-tử đều bởi huân-tập sinh.

            Cái sở-huân và năng-huân đều có từ vô thủy. Cho nên các chủng-tử đều vô-thủy thành-lập. Chủng tử cũng là tập-khí1 khác tên gọi.

            Tập-khí quyết do huân-tập mà có, ví dụ như trà có mùi thơm2, bởi vì hoa ướp mà sinh.

            Như thế kinh nói :

            - « Các loài hữu-tình tâm bởi các pháp nhiễm, tịnh3 huân-tập, nên bị vô-lượng chủng-tử chứa-nhóm ».

           

            Trong luận có nói : nội-chủng quyết-định có huân-tập. Ngoại-chủng4 hoặc có, hoặc không huân-tập.

*

* *

BÌNH-LUẬN

 

            1) Chủng-tử, công-năng, tập-khí : cũng một nghĩa.

            2) Mùi thơm : năng, Trà : sở.

            3) Nhiễm : ảnh-hưởng xấu ở thế-gian. Tịnh : ảnh hưởng tốt của giải-thoát như tu thập-độ, vạn-hạnh v.v…

            4) Sự-vật.

*

* *

            Trên kia, đã chủng-tử sẵn có từ vô-thủy.

            Đây, nói huân-tập cũng có từ vô-thủy.

            Từ vô-số vô-số kiếp, chúng-sinh đã có.

            Có chúng-sinh là có chủng-tử.

            Có chúng-sinh là có huân-tập.

            Chủng-tử nhờ huân-tập mà phát-triển.

*

* *

BẢN-HỮU VÀ THỦY-KHỞI

            Chủng t-tử có hai loại.

1) BẢN-HỮU (sẵn có) :

            Từ vô-thủy đến nay, trong dị-thục thức vẫn có công-năng sai-khác, sinh uẩn, xứ và giới.

            Đức Thế-Tôn nương đó nói rằng các loài hữu-tình từ vô thủy nhẫn lại có các nhân (giới), ví-dụ như chùm quả ác-xoa, pháp vẫn có. Đó là bản-tính trụ-chủng1.

2) THỦY-KHỞI
            Từ vô-thủy đến nay, hằng hằng hiện-hành huân-tập mà có2. Đức Thế-Tôn nương đó nói :  các pháp huân-tập tâm nhiễm-tịnh của chúng hữu-tình, nên họ bị vô-lượng chủng-tử chứa-nhóm.

            Các luận cũng nói : « Các chủng-tử nhiễm và tịnh sinh ra bởi các pháp nhiễm và tịnh huân-tập. Đó là tập-sở-thành-chủng »

*

* *

BÌNH-LUẬN

 

            1) Chủng-tử sẵn có trong bản-tính.

            2) Hằng ngày, luôn luôn luyện-tập, trau dồi, phát-triển.

            Ta thấy có hai loại chủng-tử :

            1) Sẵn có.

            2) Nhờ trau dồi, ngày càng phát-triển.

*

* *

            Chủng-tử  khởi hiện-hành, hiện-hành gây chủng-tử, hai thứ nương nhau.

            Tức A-lại-da và bảy thức trên đắp-đổi sinh nhau, đắp-đổi làm nhân-quả, làm nhân-duyên. Ví dụ ngọn lửa cháy bấc, ngọc lửa hút dầu ở bấc, nhờ bấc, lửa mới đuọc nuôi, cháy tiếp-tục.

*

* *

            Bởi vậy nên tin rằng có loài hữu-tình từ vô-thủy đến nay, có vô-lậu chủng-tử, chẳng do huân-tập, vẫn thành-tựu1.

            Về sau điz.-vị thắng-tán2, huân-tập khiến cho tăng-trưởng, pháp vô-lậu khởi lên, lấy đó làm nhân3.

            Đến khi vô-lậu khởi lên, trở lại huyên-tập thành chúng-tử.

            Về hữu-lậu pháp, chủng-tử cũng suy theo loại ấy mà  biết.

 

                                           

 

 

BÌNH-LUẬN

            1) Sẵn có hạt giống.

            2) Càng lớn lên mãi.

            3) Hạt giống giới, định, tuệ được huân-tập càng ngày càng lớn.

*

* *

            Ta lấy một ví-dụ để dễ hiểu.

            Ví-dụ có người có nhiều khả-năng về vẽ. Nếu người đó bị cuộc đời xô đẩy, bị thất học, phải làm phụ-phen, làm việt khở sở để nuôi gia-dình. Người đó sống mai một, thiên-tài vẽ không được phát-triễn.

Text Box: 1

 

            Trái lại, nếu người đó gặp may mắn, đuọc đi học, được cha mẹ giàu có, sáng suốt, thấy con có tài về vẽ, liền cho con học tại trường mỹ-thuật. Gặp thầy giỏi chỉ dạy, khuyến-khích, người đó hăng say vẽ, quên cả ăn, ngủ. Tài phát-triển nhanh chóng, càng vẽ càng ham, càng ham, càng vẽ giỏi. Cả ngày chỉ ở trong phòng vẽ, các trang trên la-liệt. Mở miệng, chỉ nói về họa.

 

            Người đó triển lãm trang, được nổi tiếng, tranh bán được nhiều tiền. Nhiều người ca tụng, khuyến-khích. Người đó lại càng hăng say, mê-man về họa.

            Thế là chủng-tử nhờ huân-tập, đã hiện-hành, và hiện-hành và huân-tập phát-triển hạt giống thiện-tài về họa. Huân có nghĩa rộng là hoàn-cảnh. Không-khí họa như phòng vẽ, nhà ở, thầy và bạn đã giúp tài về họa phát-triển.

            Tập  là vẽ mãi, vẽ mãi, tài vẽ ngày càng lên cao, đến tuyệt-đích.

            Đây là một hình-ảnh thô-sơ để ta hiểu về chủng-tử, huân-tậphiện-hành.

ĐOẠN II

SÁU ĐIỀU-KIỆN CỦA CHỦNG TỬ

 

            Chủng-tử có 6 điều-kiện :

            1) Sát-na-diệt.

            Mới sinh, liền diệt, có cái công-lực hơn1, mới thành chủng-tử.

            Đó là ngăn « thường pháp », bởi vì thường không chuyển-biến, thì không thể nói có cái dụng năng-sinh.

BÌNH-LUẬN

 

            1) Sức thắng công : sức công-năng thủ-thắng. Ví-dụ : Chè ướp hoa. Hương-thơm ở hoa sang chè. Hương mất đi ở hoa, thêm vào ở chè. Tức là diệt ở hoa, sinh ở chè. Có thay đổi, có không thường mới biến chuyển.

*

* *

Đặc-tính thứ nhất của chủng-tử là :

           

            Sinh-diệt, sinh diệt nối nhau luôn-luôn. Như thế là biến-chuyển.

            Có như thế thì hương thơm ở hoa mới sang chè được.

*

* *

2) Quả cu-hữu1

           

            Với cái pháp bị sinh, hiện hành là quả, đồng thời2 đều hiện, hòa-hợp. Thế mới thành chủng-tử.

            Đó là ngăn : trước sau quyết-định dời nhau. Hiện và chủng3. Khác loại đắp đổi chẳng trái nhau. Một thân đồng thời có cái dụng năng sinh4, chẳng phải như chủng-tử tự loại sinh nhau, trước sau trái nhau, quyết chẳng chung có.

            Dù nhân với quả chung có hay chẳng chung có mà thời hiện tại có thể có cái nhân dụng5, chưa sinh6, đã diệt7, không tự-thể vậy.

            Nương noi sinh hiện quả8, đặt cái tên chủng-tử.

            Chẳng nương noi dẫn sinh9 tự loại.

            Cho nên chỉ nên nói : vói quả cụ hữu10.

BÌNH-LUẬN

 

            1) Quả nới chủng-tử chung-nhau cô.

            2) Đồng thời chứ không khác thời (trước, sau), và ngăn : quyết-định dời nhau. Phải ho-hợp.

            3) Hiện-hành và chủng-tử huân thành, tuy khác loại.

            4) Ngay trong đời này, gây giống trong thức thứ tám ngay.

            5) Có nhân là có ngay quả.

            6) Chưa có.

            7) Đã mất.

            8) Quả hiện-tại.

            9) Xa xôi sau này.

            10) Đồng thời chung có : Chủng-tử và quả. Ví-dụ : Chụp-ảnh, vừa bấm nút, nắp liền mở ra, ảnh in ngây vào kính.

*

* *

            Đặc tính thứ hai của chủng-tử là :

            Nhân và quả đồng thời có.

            Có nhân là có ngay quả.

            Nhân quả đồng thời.

            Hiện-tại nhân quả.

            Sinh-diệt, sinh-diệt nối luôn.

           

3) HẰNG TÙY-CHUYỂN1

            Phải trường thời một loại nối luôn2 đến vị cứu-kính, mới thành chủng-tử.

            Đó là ngăn : chuyển thức, vì bởi xoay-đổi, gián-đoạn, chẳng thuận-ứng với pháp chủng-tử, Đó chỉ rõ tự-loại sinh nhau.

*

* *

GIẢI

1) Theo nhau luôn-luôn, xoay phía này, bên nào, hồi nào cũng có nó.

2) Luôn-luôn tiếp-tục, không mất, cho đến quả hoàn-toàn. Nếu mới huân thì chưa trưởng-thành. Ví-dụ : Trứng gà lớn từ mầm đến thành quả  trứng hoàn-toàn.

*

* *

4.  Tính quyết-định

 

Theo cái nhân lực sinh thiện, ác1 v..v.. công-năng quyết- định, mới thành chủng-tử.

 

Đó là ngăn các bộ, chấp rằng: dị-tính nhân sinh dị-tính quả, có nghĩa nhân-duyên.

 

GIẢI:

 

1) Nhân huân-tập: thiện sinh thiện, ác sinh ác, quyết-định như-thế: lúa sinh lúa v..v..

 

*

* *

 

5.  Đãi chúng duyên:

 

Chủng-tử phải chờ các duyên của nó hợp lại, công-năng thù-thẳng1, mới thánh chủng tử.

 

GIẢI:

 

1) Đầy-đủ hơn hết.

 

 

 

*

* *

6.  Dẫn-tự-quả:

 

Đối với các chủng-tử như sắc, tâm v..v.. mỗi cái đều dẫn sinh quả riêng1 của nó, mới thành chủng-tử.

 

Đó là ngăn ngoại-đạo chấp: " chỉ một nhân sinh tất cả quả”

 

Hoặc là ngăn các bộ khác chấp: Sắt, tâm v..v.. đắp đổi làm nhân-duyên.

 

GIẢI: 

 

1) Nhân nào quả ấy, sắc sinh sắc, thiện sinh thiện.

 

*

* *

 

Trong bản-thức các công-năng khác nhau, đủ 6 nghĩa ấy, mới thành chủng-tử.

 

Thế lực của chủng-tử sinh ra chính quả gần gọi là sinh-nhân1.

 

Dẫn cái quả thừa, xa, khiến chẳng liền mất, gọi là dẫn nhẫn2.

 

1.  Người sinh người

2.  Chết, không mất ngay.  Ví dụ: đèn tắt lửa, còn tàn vẫn sáng vài giây.  Cây lúa, ăn gạo rồi, còn rạ, rơm.

 

*

* *

 

Nội-chủng1 quyết do huân-tập sinh và trưởng, nó có thể sinh ra quả.  Đó là nhân-duyên-tính.  Ngoại-chủng2 huân-tập, hoặc có hoặc không, là tăng-thượng-duyên3.

 

Làm thành cái quả sở sinh, quyết lấy nội-chủng làm nhân-duyên cho nó.  Bởi vì các chủng-tử cộng tướng4 (tướng chung) sinh ra quả.

 

 

*

* *

 

GIẢI

 

1.  Hạt-giống trong thức, trong tâm chúng-sinh.

 

2.  Vật bên ngoài: núi, sông, đát, nước.

 

3.  Các duyên vun-sới cho lớn hơn nhiều.  Ví dụ: hạt lúa sinh cây lúa.  Nếu bón nhiều phân, cây lúa sẽ tốt, sinh nhiều hạt lớn.  Phân bón là duyên tăng thượng.

 

4.  Nghiệm đồng chung huân-tập, chung nhau có.

 

Bao chủng-tử góp chung một tướng, một dụng.

 

Ví dụ: Phần nhiều Đông-Nam-Á ăn lúa.  Âu-Mỹ phần nhiều ăn mì.

 

Có hạt giống bồ-đề: phải có thầy, sách, chùa làm tăng-thượng-duyên, mới đến quả tu hành.

 

*

* *


 

 

BÌNH LUẬN

 

Tóm lại, chủng-tử phải có đủ sáu điều-kiện:

 

1.  Sinh-diệt, sinh-diệt luôn luôn.  Có thế mới có thể thay đổi, mới có thể huân-tập.

 

2.  Nhân-quả phải có đồngthời nhân-sinh quả, sinh rồi diệt, trước khi diệt, đã sinh quả khác.  Sinh-diệt nối nhau.

 

3.  Luôn luôn nối  nhau, không mất.  Luôn luôn tiếp tục, cho đến đích.

 

4.  Quyết-định nhân nào quả ấy.  Thiện-sinh-thiện, ác sinh ác.

 

5.  Phải chờ các duyên họp đầy đủ.

 

6.  Nhân nào sinh riêng quả ấy.

 

*

* *

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

ĐOẠN VII

 

HUÂN-TẬP

 

Hỏi:  Nương những nghĩa gì mà lập cái tên là huân-tập?

 

Đáp:  Sở-huân1 và năng-huân2 đều đủ 4 nghĩa khiến cho chủng-tử sinh và phát-triển, nên gọi là huân-tập.

 


Xem dưới dạng văn bản thuần túy