× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận



Quyển 4 - 2. Chú thích


[1] Ht.Câu sanh  俱 生  câu khởi 俱 起 câu sanh khởi 俱 生 起 . Skt. Sahaja; sahôpāda.

[2] Ht. Sắc 色 . Quang Ký q4, tr.70b11, tất cả các sắc được chia làm hai loại: (1). cực vi tụ tức năm căn, năm cảnh; (2). phi cực vi tụ tức vô biểu sắc. Cđ. Hữu sắc  有 色 . Skt. Rūpa.

[3] Ht. Sắc tụ  色 聚   Skt. Rūpa-saṃghāta, Rūpa-samudāya

[4] Ht. Vi tụ 微 聚 . Quang ký q.4, tr.70b20, nói vi tụ là hiển bày vật rất nhỏ, nghĩa là, trong sắc tụ, vật rất nhỏ gọi là vi tụ tức vi là tụ; chẳng phải cực vi gọi là vi tụ;  tr70b24, nên biết vi có hai loại: (1).sắc tụ vi tức chỉ cho sắc pháp cực nhỏ với tám loại cùng sanh khởi, không thể thiếu một. Luận nầy, theo nghĩa nầy. (2).Cực vi vi tức chỉ cho sắc pháp cực nhỏ, không thể chia chẻ nhỏ hơn. Chánh Lý nói theo nghĩa nầy. Chánh Lý q.10,tr383c13 nói, các vi  như vậy xoay vần hoà hợp, không thể tách rời nhau gọi là vi tụ . Cđ. Lân hư  鄰 虛 . Skt. paranāṇu-saṃcaya, paramāṇu-saṃghāta.

[5] Thanh  聲  tức âm thanh, có nguồn gốc từ bốn đại chủng, thuộc sắc uẩn, có tám loại như được nói rõ trong Phẩm Giới. Skt. Śabda, âm thanh, Śabdāyatana, thanh xứ.

[6] Ht. bát sự  八 事 .  Cđ. bát vật  八 物 .  Skt. aṣṭadravyaka.

[7] Ht.  dư căn, 餘 根 : chỉ cho bốn căn mắt, tai, mũi, lưỡi. Quang ký, q.4,tr.70c02, hữu dư nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt căn tụ, thập sự câu sanh.

[8] Quang Ký q4,tr70c04, mắt, tai, mũi, lưỡi không thể lìa thân, phải nương vào thân chuyển khởi tức hiển bày cho thấy rằng khi có các căn nầy tất phải có thân căn; bốn căn mắt, v.v... xoay vần hướng vọng lẩn nhau, ở các vị trí  riêng biệt tức hiển bày cho thấy, không phải là một loại tụ sắc (đồng tụ) .

[9] Ht. Kiên  堅 , thấp 濕 , noãn 煖 , động 動,  tức là (thể tính của) bốn loại đại chủng .

[10] Quang Ký q4, tr.71b14, (Hữu Bộ) ,căn cứ vào tác dụng để giải thích rằng, ở trong các tụ kia, tự thể tuy đều cùng có nhưng hoạt dụng mạnh yếu khác nhau; khi thế lực của dụng tăng mạnh, tuỳ theo trường hợp, một đại chủng sẽ hiển hiện rõ ràng; trong khi đó, tự thể của các đại chủng khác không phải không có.  Chẳng hạn như khi cây kim và thẻ tre cùng xúc chạm vào thân; kim chích đau nên biết rõ, thẻ tre áp nhẹ khó nhận ra; hoặc như  đồng thời nếm vị của muối và gạo rang; vị muối mặn dễ biết, vị của gạo rang lại khó nhận. 

[11] Bà Sa q.131,tr.683a28, Hỏi: làm sao biết được bốn đại chủng nầy không khi nào rời khỏi nhau? đáp: trong tất cả các tụ, tự tướng tác nghiệp của chúng đều có thể biết được; nghĩa là trong kiên tụ, tự tướng của địa giới hiển bày; nghĩa đúng là vậy. Nếu trong tụ đó (địa đại) không có thủy giới thì các thứ  như vàng, bạc, chì, thiết, v.v... không khi nào có thể tiêu chảy; và nếu không có nước (để nhiếp trì), ắt tụ kia sẽ bị phân tán; nếu không có hoả giới, thì đá, cây, v.v... kích, gõ vào nhau không thể phát sanh ra lửa; hơn nữa, nếu không có lửa, tụ kia không thể thành thục mà trở nên mục nát hủ bại; nếu không có phong giới, tụ kia không có lay động; và không thể phát triểnv.v...

[12] Ht. Lãnh dụng tăng 冷 用 增 .  Cđ. Lãnh thắng biệt đức 冷 勝 別 德 .

[13] Ht. Ư thử tụ trung, dư hữu chủng tử, vị hữu thể tướng  於 此 聚 中 餘 有 種 未 有 體 相. Cđ. Ư  tụ trung, do chủng tử bỉ hữu, bất do tự tướng 於 聚 中 由 種 子 彼 有 不 由 自 相 .  Quang Ký q.4,tr.72a24, (kinh Bộ Sư), tuỳ theo trường hợp, (chẳng hạn) trong tụ nầy, sắc tụ hiện hành rất mạnh; hiện hành tức có thể; các tụ khác không hiện hành, chỉ có chủng tử, chưa có thể tướng. .. Theo Kinh Bộ, câu sanh có hai loại: (1). chủng tử câu sanh nghĩa là hạt giống có khả năng sanh khởi, chưa có sự hiện hành của thể; (2). hiện hành câu sanh nghĩa là tự thể đã hiện hành, sự  tướng hiện bày rõ ràng.

[14] Đoạn nầy nói, trong Phong, có mùi hương; mùi hương là một trong năm trần cảnh nhiếp thuộc sắc uẩn; mùi hương tức hiển sắc. Như vậy, trong Phong có hiển sắc.

[15] Ht. y thể  依 體 .  Cđ. ước vật  約 物 .

[16] Ht. y xứ  依 處 .  Cđ. ước nhập  約 入  .

[17] Quang ký q.4, tr.73a01.‘v.v....” chỉ cho các số, năm, sáu vậy; tức là với số lượng là tám, chỉ nên nói bốn; với số lượng là chín chỉ nên nói năm; với số lượng là mười chỉ nên nói sáu.

[18] Ht. nhị câu hữu quá  二  俱  有  過 .  Cđ. thị nghĩa bất nhiên  是 義 不 然 .

[19] Ht. sở y đại chủng 所 依 大 種 . Cđ. sở  y chỉ vật  所 依 止 物

[20] Ht. năng y tạo sắc  能 依 造 色 .  Cđ. năng y chỉ vật 能 依 止 物 .

[21] Quang ký q.4.tr.73a11, Nếu căn cứ vào thể mà nói thì thể tánh (sự) hoá thành nhiều ; vì các sắc sở tạo –sắc, hương, vị, xúc, mỗi mỗi đều nương vào một tổ hợp bốn đại chủng, như vậy bốn trở thành năm, tám thành hai mươi, chín thành hai mươi lăm, mười thành ba mươi.

[22] Quang Ký q.4,tr.73a16, Nên biết, trong đó, đại chủng tuy nhiều nhưng chỉ nói bốn tức căn cứ vào thể; các tổ hợp bốn đại chủng thể loại tương tợ, không khác nhau.

[23] Ht. Hà dụng phân biệt như thị ngữ vi, ngữ tuỳ dục sanh, nghĩa ưng tư trạch 何 用 分 別 如 是 語 為 義 隨 欲 生 義 應 思 擇 .  Cđ. Hà tu tác thử công dụng vị phân biệt thuyết, như thử nghĩa ngữ ngôn như ý sanh khởi, duy nghĩa ưng tư lượng 何 須 作 此 工 用 為 分 別 說 如 此 語 言 如 意 生 起 唯 義 應 斯 量 .

[24] Ht. Địa 地 . Skt. bhūmi : địa, cõi, xứ ,giới,

[25] Ht. Hành xứ  行 處.Cđ.  Sở hành xứ  所 行 處.  Skt. gativiṣaya , utpattiviṣya

[26] Ht. Đại pháp địa 大 法 地 .  Cđ.  Chư pháp địa đại  諸 法 地 大 .

[27] Quang Ký q.4,tr.73c15, Đại địa pháp: địa có nghĩa là hành xứ tức tâm vương; nếu tâm vương nầy là môi trường hoạt động của tâm sở thì nói rằng tâm vương là pháp địa của tâm sở. Trong đó, đại chỉ cho 10 tâm sở -thọ,v.v...; đại địa chỉ cho tâm vương; đại địa pháp chỉ cho tâm sở.  Bà Sa q.16,tr.80b08 hỏi: đại địa pháp có nghĩa là gì?  đáp- đại là tâm; mười pháp như vậy là chỗ sanh khởi của tâm; môi trường lớn gọi là đại địa; đại địa chính là pháp nên gọi là đại địa pháp. (Và còn các giải thích khác.)

[28] Ht. Chư tâm sát na hoà hiệp biến hữu 諸 心 剎 那 和 合 遍 有 .  Cđ. Ư nhất thiết tâm sát na giai tụ tập sanh  於 壹 切 心 殺 那 皆 聚 集 生 .

[29] Chánh Lý q.10, tr.384a29 , đối với thân sở y có công năng đem lại lợi ích, hoặc tổn hại, hoặc không lợi ích cũng không tổn hại; (領 愛 非 愛 俱 相 違 觸 說 名 為 受) tiếp nhận cảm xúc đáng ưa hay chẳng đáng ưa, hoặc chẳng phải cả hai gọi đó là thọ (ở đây, căn cứ vào nhân Xúc, nói về quả Thọ) .

[30] Chánh Lý q.10,tr.384b01, làm nhân để an lập, chấp thủ các tướng  nam  nữ,v.v... khác nhau, gọi đó là tưởng.

[31] Luận Nhập A Tỳ đạt Ma, q.th. tr.982a05, Xúc có nghĩa là căn, cảnh, thức hoà hợp sanh khởi, khiến tâm xúc cảnh, lấy hoạt động của tâm sở làm tướng, thuận với  ba thọ khác nhau - lạc,v.v...

[32] Chánh Lý q.10,tr.384b04, tác ý có nghĩa là tác động khiến tâm tâm sở phát khởi cảnh giác đối với cảnh sở duyên.

[33] Ht. Thắng giải 勝 解 .   Cđ. Liễu tướng 了 相 .

[34] Ht. Tam ma địa  三 摩 地 .  Cđ. Định  定 .

[35] Ht. Đại Thiện Địa Pháp 大 善 地 法 . Cđ. thiện đại địa 善 大 地 . Skt. Kuśalamahābhūmikas.

[36] Ht. 大 善 法 地 名 大 善 地  đại thiện pháp địa danh đại thiện địa.  Cđ.  諸 法 善 為 大 地  說  名 善 大 地 chư pháp thiện vi đại địa thuyết danh thiện đại địa.

[37] Nhập A Tỳ đạt Ma Luận q. thượng,tr.982a28, 信 謂 令 心 於 境 澄 淨 謂 於 三 寶 因 果 屬 有 情 等 中 現 前 忍 許 故 名 為 信 是 能 除 遺 心 濁 穢  法 如 清 水 珠 置 於 池 內 令 濁 穢  水 皆 即 澄 清 如 是 信 珠 在 心 池 內 心 諸 濁 穢 皆 即 除 遺 tín có công năng khiến cho tâm được lắng trong đối với cảnh; nghĩa là đối với Tam bảo, nhân quả, hiện tiền chấp nhận gọi là tín. Đó là công năng trừ khử các pháp uế trược trong tâm, như ngọc châu thanh thuỷ, bỏ vào trong ao khiến nước vẫn đục liền trở thành trong; cũng như vậy tín châu ở trong tâm có khả năng trừ khử mọi pháp uế trược.

[38] Chánh Lý q.11, tr.391a21  專 於 己 利 防 身 語 意 放 逸 相 違 名 不 放 逸。Bảo sớ q.4,tr.528b02 述 曰: 己 利 即 是 三 乘 涅 槃 及 世 愛 果 是 己 所 專 舉 所 依 也 防 身 語 意 舉 作 用 放 逸 相 違 明 所 對 治 luôn luôn đối với lợi ích bản thân  canh chừng thân khẩu ý , và trái với phóng dật gọi đó là không phóng dật. (Bảo sớ)thuật rằng, lợi ích bản thân (ở đây) là các quả tam thừa, niết bàn, và các quả đáng ưa thích ở thế gian; và đó là các vấn đề mà mình chuyên tâm; nói lợi ích bản thân tức nêu lên sở y.  Canh chừng thân khẩu ý tức nêu lên công dụng. Trái với phóng dật tức nói rõ về pháp đối trị.

[39] Ht. 輕 安 khinh an.  Cđ. 安  an. Luận Nhập A Tỳ Đạt Ma q.th. tr.982b11 nói, 心 堪 任 性 說 名 輕 安 違 害 惛 沈 隨 順 善 法 tính chất kham nhậm của tâm gọi đó là khinh an; nó trái ngược với các tâm sở hại, hôn trầm, thuận hợp với các thiện pháp.

[40] Quang Ký q.4,tr.75b05, 起 無 經 亦 說 有 身 輕 安 何 故 但 說 心 輕 安 耶 經 部 計 身 輕 安 是 觸 事 輕 安 觸 用 風 為 體 為 輕 安 名 通 輕 觸 故 以 為 難 彼 宗 心 輕 安 是 心 所 身 輕 安 是 輕 觸 Há không có Kinh nào nói thân khinh an chăng, sao chỉ nói tâm khinh an. Quan điểm của Kinh Bộ cho rằng, thân khinh an tức xúc sự khinh an, xúc lấy Phong làm thể tức khinh an thông với khinh xúc, cho nên hỏi như vậy. Kinh Bộ chủ trương tâm khinh an là tâm sở, thân khinh an là khinh xúc.

[41] Quang Ký q.4,tr.75b10, 此 如 身 受 受 雖 心 所 若 五 識 相 應 名 身 受 若 意 識 相 應 名 心 受 應 知 輕 安 亦 爾 雖 是 心 所 若 五 識 相 應 名 身 輕 安 若 意 識 相 應 名 心 輕 安 thân khinh an cũng giống như thân thọ ; thân thọ tuy là tâm sở, nhưng khi tương ưng với năm thức gọi là thân thọ, khi tương ưng với với ý thức gọi là tâm thọ; nên biết tâm khinh an cũng như vậy; tuy là tâm sở nhưng nếu tương ưng với năm thức gọi là thân khinh an, nếu tương ưng với ý thức gọi là tâm khinh an.

[42] Quang Ký q.4,tr.75b22, 此 身 輕 安 既 是 輕 觸 還 是 有 漏 復 如 何 說 此 為 覺 支 Thân khinh an nầy đã thuộc khinh xúc, lại là hữu lậu, sao nói là giác chi ?

[43] Ht. 心 平 等 性 Tâm bình đẳng tánh.  Cđ. 心 平 等 Tâm bình đẳng.

[44] Ht. 無 警 覺 性 vô cảnh giác tánh.  Cđ. 無 所 偏 對 vô sở thiên đối.

[45] Chánh Lý.q.11,tr. 391a23 心 平 等 性 說 名 為 捨 掉 舉 相 違 如 理 所 引 令 心 不 越 是 為 捨 義 Tánh bình đẳng của tâm gọi là xả; trái ngược với trạo cử, được dẫn dắt như lý, khiến tâm không vượt  là nghĩa của xả. (Bảo Sớ q.4,tr.528c20 ) 述 曰 心 平 等 性 即 指 其 體 對 治 惛 掉 不 平 等 性 故 名 平 等 掉 舉 相 違 舉 所 治 也 .... 如 理 所 引 等  者 釋 捨 義 謂 捨 是 善 性 是 如 理 心 引 生 能 調 伏 心 令 不 越 所 作 此 論 無 警 覺 性 者 即 是 無 掉 舉 也 Thuật rằng, tánh bình đẳng của tâm tức chỉ cho thể của xả; đối trị tánh không bình đẳng của hôn trạo gọi là bình đẳng. Trái ngược với trạo cử tức nêu đối tượng đối trị. Được dẫn dắt như lý: xả  là  tánh thiện, dẫn dắt tâm sanh khởi như lý, điều phục tâm khiến không vượt quá sở tác. Luận nầy nói vô cảnh giác tánh tức là vô trạo cử vậy. Nhập A Tỳ đạt ma  q.th. tr. 982b13 , 心 平 等 性 說 名 為 捨 捨 背 非 理 及 向 理 故 由 此 勢 力 令 心 於 理 及 於 非 理 無 向 無 背 平 等 而 住 如 持 抨 縷 tánh bình đẳng của tâm gọi là xả; xả trái ngược với phi lý, thuận hướng với lý; do thế lực nầy khiến tâm đối với Lý và phi lý, không tìm đến, không quay lưng, an trú bình đẳng, như sợi giấy giữ cái cân.

[46] Ht. 作 意 tác ý.  Cđ. 思 惟 tư duy. Skt. Manaskāra.

[47] Cđ. 思 惟 於 心 迴 向 為 體 今 說 捨 於 心 無 迴 向 為 體 此 言 云 何 相 應 Tư duy, đối với tâm lấy hồi hướng làm thể; nay nói, Xả đối với tâm, lấy không hồi hướng làm thể, như vậy làm sao tương ưng được. Câu nầy Bản ngài Huyền Trang không có.

[48] Quang Ký q.4, tr. 67b04, 若 一 體 之 上 說 有 警 覺 說 無 警 可 言 乖 反 此 作 意 有 警 覺 於 捨 則 無 二 既 懸 殊 有 何 乖 反 nếu trên cùng một thể nói có cảnh giác, nói không có cảnh giác, mới là trái chống; (ở đây) tác ý có cảnh giác,  xả thì không; hai bên khác nhau, có gì trái chống.

[49] Quang Ký q4,tr. 67b07, 雖 於 一 體 無 彼 二 用 然 性 相 違 不 應  同  緣 一 境 或 應 一 切 貪 瞋 等 法 皆 互 相 應 tuy trong một thể không có hai tác dụng; song tánh của chúng trái ngược nhau không thể cùng duyên với một cảnh; nếu hai tánh trái ngược cùng duyên với một cảnh thì các pháp  như tham, sân,v.v... đều nên hỗ tương tương ưng.

[50] Quang Ký nt. tr.76b11, 如 是 種 類 所 餘 受 等 諸 法 種 類 作 用 各 各 不 同 此 一 性 心 中 應 來; 種 類 之 言 例 同 作 意 及 捨 ;如 彼  受 黨 各  別 相  應 理 趣 今 於 此 捨 作 意 中 各 別 相 應 應 知 亦 爾 các pháp khác như thọ,v.v... ,  chủng loại, tác dụng (của chúng) mỗi mỗi không giống nhau, (nhưng) đều có ở trong một tâm tánh. Nói chủng loại ở đây ví như tác ý và xả; Cũng giống như các pháp thọ, v.v... kia đã có sai khác mà vẫn có nghĩa lý tương ưng thì ở trong tác ý và xả, cũng có  sai biệt tương ưng, nên biết cũng như vậy.

[51] Ht. 慚 愧 tàm quý.  Cđ. 羞 及 慚 愧 tu cập tàm quý. 

[52] Quang Ký q.4, tr.76b20, 於 諸 境 界 無 愛 染 性 說 名 無 貪 貪 相 違 也 於 情 非 1恚 害 性 說 名 無 瞋 瞋 相 違 也 đối với các đối tượng (cảnh giới) không có tánh ưa thích say đắm  gọi là không tham tức trái ngược với tham; đối với hữu tình, phi tình không có tánh thù hận làm tổn hại gọi là không sân tức trái với sân. Chánh Lý q.11,tr.391a29, 已 得 未 得 境 界 耽 著 希 求 相 違 無 愛 染 性 名 為  無 貪 於 情 非 情 無 恚 害 意 哀 愍 種 子 說 名 無 瞋 đối với các đối tượng (cảnh giới) đã có hoặc chưa có, không đắm trước, mong cầu, không có tính ái nhiễm gọi là không tham (vô tham); đối với các dối tượng hữu tình hoặc phi tình, không có ý tức giận, làm hại, có hạt giống thương xót gọi là không sân (vô sân).

[53] Ht. 不 害  bất hại.  Cđ. 非 逼 惱 phi bức não. Quang Ký nt. tr.76b25, 心 賢 善 性 無 損 惱 他 名 為 不 害 tánh chất hiền thiện của tâm, không gây phiền não, tổn thất  người khác gọi là bất hại.

[54] Ht. 勤  cần. Cđ. 精 進 tinh tấn. Quang Ký nt.tr.76b04, 勤 謂 令 心 勇 悍 為 性 即 勤 斷 二 惡 勤 修 二 善 無 退 義 也 cần có nghĩa là tính chất khiến cho tâm mạnh mẽ, hăng hái; tức siêng năng đoạn trừ hai loại xấu ác, tu tập hai loại  thiện,  không khi nào ngừng nghỉ. Chánh Lý q.11,tr.391b03, 於 諸 已 生 功 德 過  失 守 護 棄 捨 於 諸 未 生 功 德 過 失 令 生 不 生 心 無 墮 性 說 名 為 勤 由 有 此 故 心 於 如 理 所 作 事 業 堅 進 不 息 đối với các công đức, với các lỗi lầm đã sanh (đã có) , giữ gìn hoặc buông bỏ; đối với các công đức chưa sanh, khiến sanh khởi; lỗi lầm chưa sanh, khiến không sanh khởi , tâm không có tính chất lười biếng gọi đó là cần. Do có tính chất nầy, tâm đối với các việc làm đúng đắn, siêng năng, bền bỉ, không ngừng nghỉ.

[55] Ht. 大 煩 惱 地 法 đại phiền não địa pháp.  Cđ. 惑 大 地 法 hoặc đại địa pháp. Quang Ký q.4, tr.76c25, 有 古 德 五  義 廢 立 今 依 此 論  一 義 廢 立  大 煩 惱 地 法 六 謂 恆 唯 染 心 名 大 煩 惱 地 法 恆 染 顯 遍 染 心 唯 染 顯 不 通 淨 大 地 法 十 雖 恆 染 而 非 唯 染 餘 染 心 所 雖 唯 染 而 非 恆 染 大 善 地 法 十 及 尋 伺 睡 眠 惡 作 非 恆 染 亦 非 唯 染 故 皆 不 名 大 煩 惱 地 法 các Bậc Cổ Đức dùng năm nghĩa để thành lập; nay căn cứ vào Luận nầy chỉ dùng một nghĩa để thành lập sáu loại – pháp chỉ luôn ở trong các tâm nhiễm ô gọi là pháp đại phiền não địa;  luôn ở trong nhiễm ô (hằng nhiễm) hiển bày nghĩa có mặt cùng khắp các tâm nhiễm; chỉ ở trong nhiễm ô (duy nhiễm) hiển bày cho thấy không thông với tịnh (trong sạch); mười pháp đại địa luôn là nhiễm (hằng nhiễm) nhưng chẳng phải chỉ ở trong nhiễm (duy nhiễm); các tâm sở nhiễm ô khác duy nhiễm nhưng chẳng phải là hằng nhiễm. Mười pháp đại thiện địa cùng với tầm, tứ, thuỳ miên, ác tác chẳng phải hằng nhiễm cũng chẳng phải duy nhiễm cho nên không gọi là pháp đại phiền não địa.

[56] Quang Ký q.4, tr.77a03, 癡 謂 愚 癡 於 所 知 境 障 如 理 解 無 辯 了 相 說 名 愚 癡 照 矚 名 明 審 決 名 智 彰 了 名 顯 此 三 皆 是 慧 之 別 名 癡 無 明 等 故 名 為 無 即 是 無 癡 所 對 除 法 si nghĩa là ngu si tức  đối với cảnh sở tri, ngăn trở (không phát sanh) hiểu biết đúng sự thật (như lý giải), không phân biệt rõ ràng các hành tướng. Chiếu chúc gọi là minh; thẩm quyết gọi là trí; chương liễu gọi là hiển. Ba danh từ nầy là tên gọi khác của huệ. Si không có tính chất minh,v v... nên  nói là vô (không có) ; đây là pháp được đối trừ  bởi pháp vô si.

[57] Chánh Lý q.11, tr.391c04 於 專 己 利 棄 捨 縱 情 名 為 放 逸 , đối với lợi ích bản thân, buông tuồng bỏ mặc gọi là phóng dật.

[58] Chánh Lý q.11, tr.391c05 怠 謂 懈 於 善 事 業 闕 減 勝 能 於 惡 事 業 順 成 勇 悍 無 明 等 流 名 為 懈 怠 由 此 說 為 鄙 劣 勤 性 勤 習 鄙 穢 故 名 懈 怠 Đãi có nghĩa là nhác nhớm, đối với các việc làm tốt, tỏ vẻ sở sài, chiếu lệ; đối với các việc không tốt lại mạnh mẽ hăng hái; đẳng lưu quả của vô minh gọi là giải đãi. Do đó nói tính chất yếu kém của cần, lại chuyên làm các việc uế ác nên gọi là giải đãi.

[59] Chánh Lý q.11,tr.391c07, 不 信 者 謂 心 不 澄 邪 見 等 流 於 諸 諦 實 ( 寶) 靜 慮 等 至 現 前 輕 毀 於 施 等 因 及 於 彼 果 心 不 現 許 名 為 不 信 bất tín có nghĩa là tâm không trong lắng, đẳng lưu quả của tà kiến, đối với  tứ đế, tam bảo, tịnh lự, đẳng chí, hiện tiền khinh chê huỷ báng; đối với các nhân quả như bố thí,v.v..., lòng không chấp nhận gọi là bất tín.

[60] Quang Ký q.4,tr.77a21, 惛 謂 惛 昧, 沈 謂 沈 重 義 也 hôn là hôn muội; trầm là trầm trọng. Chánh Lý q.11,tr.391c10 惛 謂 惛 沈 (đặng mông)    瞢 不 樂 等 所 生 心 重 性 說 名 昏 沈 由 斯 覆 蔽 心 便 惛 昧 無 所 堪 任 瞢 憒 (mông hội) 性 故 由 是 說 為 輕 安 所 對 治   hôn là hôn trầm; mù mờ, không ưa, v.v...  khiến phát sinh tính chất nặng nề của tâm gọi là hôn trầm. Do chúng che lấp khiến tâm hôn muội, mù mịt, không có tính kham nhậm vậy; cho nên nói nó là pháp được đối trị bởi khinh an.

[61] Chánh Lý q.11,tr.391c18, 掉  謂 掉 舉 親 里 尋 等 所 生 令 心 不 寂 靜 性 說 名 掉 舉 心 與 此 合 越 路 而 行 trạo có nghĩa là trạo cử;  phát sinh do  thân cận gần gũi với tầm,v.v... , khiến tâm không yên tịnh gọi là trạo cử; tâm thuận hợp với trạo cử, ắt vượt quá những sở tác.

[62] Quang Ký q.4,tr.77c14, 二 雖 俱 起 行 有 增 微 隨  增 說 行 亦 有 何 過 hai pháp tuy cùng đồng thời khởi lên nhưng hoạt động có mạnh, yếu khác nhau, dựa vào tính cách mạnh mẽ, nói hành liệu có lỗi gì.

[63] Quang Ký q.4,tr.77c25 有 古 德 亦 以 五 義 廢 立 大 不 善 地 法 , 一 通 六 識 , 二 通 五 斷 , 三 并 頭 (顯) 起 , 四 唯 不 善 , 五 唯 欲 界 ; 若 具 五 義 廢 立 大 不 善 地 法 . 餘 心 所  法 不 具 五 義 是 故 不 立 ; 亦 費 言 論 不 能 具 述 也 . 今 依 此 論 以 一 義 廢 立 大 不 善 地 法 二 , 謂 唯 遍 不 善 心 Cổ Đức cũng dùng năm nghĩa để thành lập pháp đại bất thiện địa: (1).thông với sáu thức. (2).thông với ngũ đoạn. (3). cùng khởi lên từ một phía . (4). chỉ thông bất thiện. (5). chỉ có ở cõi Dục. Nếu có đủ năm nghĩa nầy thời lập thành pháp đại bất thiện địa; các pháp tâm sở khác không có đủ năm nghĩa nầy nên không thể lập, cũng không phải nói về chi tiết của chúng. Nay căn cứ vào Luận nầy, dùng một nghĩa để lập thành hai pháp đại bất thiện; nghĩa đó là chỉ khởi lên khắp các tâm bất thiện.

[64]. Ht Tiểu Phiền Não Địa Pháp . Cđ.tiểu phần hoặc địa.

Skt. Parīttaklesamahābhūmikas.

[65] H. 忿 phẫn . Skt. krodhaḥ. Pháp uẩn túc luận q.9, Phẩm 15 ,tr. 495a14, 云 何 忿 謂 忿 有 二 種 一 屬 愛, 二 屬 非 愛; 屬 愛 者 謂 於 父 母 兄 弟 姊 妹 妻 妾 男 女 及 餘 隨 一 親 屬 朋 友 所 發 生 忿 怒,    友 忿 言, 如 何 不 與 我 此 物, 如 何 不 與 我 作 此 事, 而 與 我 作 如 是 事; 由 此 發 生 諸 忿 , ..... 凶 勃 麤 惡, 心 憤 發, 起 惡 色, 出 惡 言, 是 名 屬 愛 忿.  屬 非 愛 忿 者 謂 有 一 類, 作 是 思 惟, 彼 今 於 我 欲 為 無 義, 欲 為 不 利 益, 欲 為 不 安 樂,.... 不 安 隱, 然 彼 於 我 已 作 無 義 當  作 無 義 現 作 無 義.  諸 有 於 我 欲 為 無 義 乃 至 不 安 隱; 而 復 於 彼 欲 為 有 義 。 。 。  欲 為 安 隱 然 復 於 彼 以 作 有 義  ; 由 此 發 生 諸 憤 是 名 屬 非 僾 忿 ;  總 名 為 忿  Phẫn có hai loại: (1). phẫn thuộc ái; (2). phẫn không thuộc ái. Phẫn thuộc ái: phẫn nộ phát sanh đối với những người thân thuộc như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái,v.v...  Bằng lời nói rằng, tại sao không cho tôi vật nầy, lại cho vật kia; tại sao không để tôi làm việc nầy lại bắt làm việc kia.... từ đó phát sanh các sự phẫn nộ, ... phát khởi các điều thô ác; tâm phát giận, hiện sắc dữ dằn, nói lời thô ác; đó gọi là ái phẫn.  Phi ái phẫn: suy nghĩ rằng, người kia nay đối với tôi muốn cho tôi trở thành vô nghĩa, muốn làm cho tôi không có lợi ích, ... làm cho tôi không an ổn; và đã làm cho vô nghĩa, đang làm cho vô nghĩa, sẽ làm cho vô nghĩa. Những người khác đối với tôi muốn làm cho vô nghĩa cho đến không an ổn; ngược lại đối với y, muốn làm cho có ý nghĩa, làm cho có lợi ích, làm cho có an lạc, làm cho thắm nhuận, an ổn; và đối với y đã làm cho có ý nghĩa, đang làm cho có ý nghĩa , sẽ làm cho có ý nghĩa; từ đó phát sanh các sự phẫn nộ, cho đến hiện lên sắc mặt dữ dằn, nói lời thô ác. Đó gọi là phi ái phẫn.

[66] H. 覆 phú.  Skt. mrakṣaḥ. Pháp uẩn túc luận nt. tr.495b06, 云 何 為 覆? 謂 有 一 類,破 戒 破 見 破 淨 命,破 軌 範, 於 本 受 戒 不 能 究 竟,不 能 純 淨,不 能 圓 滿,彼 既 自 覺 所 犯 已 久,作 是 思 惟,我 若 向 她 宣 說 開 示 诗施 設 建 立 所 犯 諸 事 則 有 惡  稱 惡  譽 被 彈 被 厭 或 毀 或 舉 便 不 為  他 恭 敬 供 養 我 寧 因 此 墮 三 惡 趣 終 不 自 陳 上 所 犯 事, 彼 既 怖 得 惡 稱 惡 譽 乃 至 怖  失 恭 敬 供  養,於 自 所 犯, 便 起 諸 覆 。 。 。 總 名 為 覆 thế nào gọi là Phú ? –đó là phá giới, phá kiến, phá tịnh mạng, phá các quy tắc, đối với các giới căn bản không giữa gìn trọn vẹn, không được thuần tịnh, không được đầy đủ; bản thân biết đã phạm như vậy từ lâu. Suy nghĩa rằng, nếu ta nói điều nầy với người khác, tất bị chê trách nặng nề, khó chịu, bị vặn hỏi, bị chán ghét, bị nêu lên, thời không còn được người khác cung kính cúng dường. Ta thà vì như vậy, phải bị đoạ ba đường ác, hẳn không bao giờ tự nói ra những điều sai phạm. Vì sợ chê bai, sợ bị khinh huỷ,  cho đến sợ mất đi sự cung kính cúng dường, nên đã che dấu, đang che dấu , sẽ che dấu những sai phạm gọi đó là phú.

[67] H. 慳 xan. Skt. Mātsaryaṃ. Pháp uẩn túc luận nt. tr.495b24,云 何 慳 ? 謂 慳 有 二 種, 一 財 慳,二 法 慳 。 財 慳 者,謂 於 諸 所 有 可 愛 五 塵 衣 服 飲 食 臥 具 醫 藥 及 餘 資 具 障 礙 遮 止 令 他 不 得 於 自 所 有 可 愛 資 具 不 施 不 遍 施 不 隨 遍 施 不 捨 不 遍 捨,不 隨 遍 捨,心 吝 惜 性 是 名 財 慳 。  法 慳 者,謂 所 有 素 怛 纜,毘 奈 耶,阿 毘 達 磨,或 親 教 軌 範 教 受 教 戒,或 展 轉 傳 來 諸 祕 要 法 障 礙 遮 止 令 他 不 得; 於 自 所 有 如 上 諸 法 不 受 與 他,亦 不 為 說,不 施 不 遍 施,不 捨 不 遍 捨,不 隨 遍 捨,心 吝 惜 性; 是 名 法 慳 。 thế nào gọi là xan? –Xan có hai loại _ (1). tài xan. (2).pháp xan.  Bỏn xẻn về tài vật : đối với vật ưa thích như  như áo quần, ngoạ cụ, thuốc men, ăn uống cùng với tất cả các thứ đồ dùng,  ngăn trở khiến cho người khác không có được; đối với các vật ưa thích mà mình có được, không bố thí, không bố thí rộng rãi, không tuỳ theo trường hợp mà bố thí rộng rãi, không chịu xả, không chịu buông xả rộng rãi, không tuỳ trường hợp mà biến xả, trong lòng thấy tiếc; đó gọi là bỏn xẻn về tài vật. Bỏn xẻn về giáo pháp: đối với các pháp như Kinh, Luật, Luận, hoặc như thân giáo, pháp tắc, giáo thọ, giáo giới, hoặc các pháp bí mật được lưu truyền lại, cản trở, khiến cho người khác không có được; đối với các thứ trên mình có, không cho người khác, không thuyết giảng cho người khác, không ban phát, không ban phát rộng rãi, không tùy theo trường hợp ban phát rộng rãi, không buông xả, không buông xả rộng rãi, không tuỳ theo trường hợp buông xả rộng rãi; trong lòng có ý nuối tiếc; đó gọi là bỏn xẻn về pháp.

[68] H. 嫉 Tật. Skt. Īrṣyā. Pháp uẩn túc luận nt. tr.495b20, 云 何 嫉 ? 謂 有 一 類 , 見 他 獲 得 恭 敬 供 養 尊 重 讚 歎 可 愛 五 塵 衣 服 飲 食 臥 具 醫 藥,作 是 思 惟,彼 既 已 獲 恭 敬 等 事 而 我 不 得,由 此 發 生 諸 戚 極 戚,苦 極 苦,妒 極 妒,嫉 極 嫉,總 名 為 嫉  thế nào gọi là tật? -thấy người khác đượccung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi, thấy người khác có các tư cụ đáng ưa như áo quần, ăn uống, thuốc men,v.v... liền có suy nghĩ, người đó đã có được những sự cung kính, v.v.. như vậy, ta lại không có; do đó phát sanh sự lo lắng, rất lo lắng, khổ, rất khổ, ganh, rất ganh, ghét, rất ghét đều gọi là tật.

[69] H. 惱 não . Skt. Pradāsaḥ. Pháp uẩn túc luận nt.tr.495b15, 云 何 惱 ? 謂 有 一 類,於 增 等 中, 因 法 非 法 而 興 鬭 訟 ; 諸 泌 芻 等 為 和 息 故 勸 諫 教 诲 而 故 不 受,此 不 受 勸 諫 性,不 受 教 誨 性,極 執 性,極 取 性,左 取 性,不 右 取 性,難 勸 捨 性,拙 應 對 性,師 子 執 性,心 蛆 鼜 (thư thích) 性,狼 戾 (lan lệ) 性,總 名 為 惱 thế nào là não ? -ở trong Tăng chúng, nhân nơi các việc hoặc hợp pháp, hoặc phi pháp, khởi lên sự đấu tranh, gây gổ; các tỳ kheo muốn chấm dứt, muốn có hoà hợp, khuyên bảo, can gián, cố chấp không chịu; đây (não) là tính không chấp nhận sự khuyên nhắc, không nhận sự dạy dỗ;  là tính cố chấp, bảo thủ, tính rất khó khuyên bỏ, tính cách ứng xử vụng về, sư  tử chấp tính, tính hiểm độc, tính tàn ác, đều gọi là não.

[70] H. 害 hại. Skt. Hiṃsā . Pradāsaḥ. Pháp uẩn túc luận nt.tr.495b02, thế nào là hại ?    

[71] H. 恨 hận.  Skt.Upanāhaḥ.Pradāsaḥ. Pháp uẩn túc luận nt.tr.495b02, 云 何 恨 ? 謂 有 一 類,作 是 思 惟,彼 既 於 我,欲 為 無 義,廣 說 如 前,我 當 於 彼,亦 如 是 作,此 能 發 忿, 從 瞋 而 生,常 懷 憤 結 諸 恨,等 恨,遍 恨,極 恨,作 業 難 迴,為 業 纏 縛,起 業 堅 固,起 怨 起 恨,心 怨 恨 性,總 名 為 恨 thế nào là hận ? –suy nghĩ rằng, người kia đối với ta, muốn làm cho ta vô nghĩa, như trước... , ta cũng nên đối xử với người đó như vậy; hận nầy khiến phát sanh ra phẫn, lại bắt nguồn từ  sân, thường ôm lòng phẫn nộ kết thành hận thù, hận vừa, hận khắp, hận cao độ, tạo nghiệp khó quay trở lại,  bị nghiệp trói buộc, khởi nghiệp thâm căn cố đế, khởi oán, khởi hận, tánh chất oán hận của tâm; đều gọi là hận.

[72] H. 諂 siễm. Skt. Māyā..Pradāsaḥ. Pháp uẩn túc luận nt. tr.495c08 云 何 諂 ? 謂 心 隱 匿 性,心 屈 曲 性, 心 洄 復 性,心 沈 滯 性,心 不 顯 性,心 不 直 性, 心 無 堪 性, 總 名 為 諂 。 thế nào là siễm ? –tánh khuất kín (ẩn nặc) của tâm, tánh khuất khúc của tâm, tánh vòng vo của tâm (hồi phục),tánh trầm trệ, tánh không rõ ràng, không thẳng thắng, không kham nhậm, đều gọi là siễm.

[73] H. 誑 cuống. Skt. Śāṭhyaṃ.Pradāsaḥ. Pháp uẩn túc luận nt. tr.495c06, 云 何 誑 ? 謂 於 他 所 以 偽 斗, 偽 斛,偽 枰,詭 言 施 託 誑 誘 令 他 謂 實,諸 誑,等 誑,遍 誑,極 誑,總 名 為 誑. thế nào gọi là cuống ? -đối với người khác, dùng đấu không chính xác, hộc không chính xác, cân không đúng sự thật, nói không thật, bày trò dụ dỗ khiến người tin thật, các sự dối gạt,  dối gạt vừa, dối gạt khắp, dối gạt cùng cực đều gọi là dối gạt.

[74] H.憍 kiêu. Skt. Madaḥ.  Pradāsaḥ. Pháp uẩn túc luận nt. tr.495c27, 云 假 憍 ? 謂 有 一 類,作 是 思 惟,我 之 種 性,家 族 色 力,工 巧 事 業,若 財 若 位,界 定 慧 等, 隨 一 殊 勝,由 此 起 憍,極 憍, 醉 憍 極 醉 悶 極 悶,心 傲 逸,心 自 取,起 等 起,生 等 生,高 等 高,舉 等 舉,心 彌 漫 性,總 名 為 憍 thế nào gọi là kiêu? –suy nghĩ rằng, ta thuộc chủng tánh thượng đẳng, gia tộc trâm anh thế phiệt, có tài sắc, có lực, có sự nghiệp chuyên môn tốt; hoặc tài, hoặc vị, giới, định,v.v... có một đặc biệt, do đó khởi lên kiêu căng, kiêu căng vừa, kiêu căng vô cùng, tuý cực tuý, muộn cực muộn, tâm ngạo mạn buông lung, tâm tự chấp thủ, khởi đẳng khởi, sanh đẳng sanh, cao đẳng cao, cử đẳng cử, tánh không biết kềm chế, đều gọi là kiêu.

[75] Chánh Lý q11,tr.392a06, 小 是 少 義 ,顯 非 一 切 染 污 心 有, 非 雖 唯 少 分 染 汙 心 俱 , 仍 各 別 起 tiểu có nghĩa là ít, hiển bày cho thấy chẳng phải có mặt nơi tất cả các tâm nhiễm ô, cũng chẳng phải  cùng khởi lên với một phần nhiễm ô của tâm mà khởi lên một cách riêng biệt.

[76] Quang Ký q4.tr.78a19, 有 古 德 亦 以 五 義 廢 立 小 煩 惱 地 法 一 不  通 六 識 二 不 通 五 斷 三 不 通 三 性 四 不 通 三 界 五 別 頭 起 亦 費 言 論 不 能 具 述 若 具 五 義 立 小 煩 惱 餘 心 所 法 不 具 五 義 是 故 不 立 今 於 此 論 一 義 廢 立 小 煩 惱 地 法 十 謂 唯 修 斷 意 癡 相 應 慢 疑 二 種 雖 唯 意 癡 非 唯 修 斷 惡 作 雖 唯 修 斷 非 唯 意 癡 餘 心 所 法 非 唯 修 所 斷 亦 非 唯 意 癡 故 皆 不 名 小 煩 惱 地 法 Các bậc Cổ đức cũng dùng năm nghĩa để lập thành pháp tiểu phiền não địa: (1).thông với năm thức. (2).không thông với năm đoạn. (3).không thông với ba tánh. (4).không thông tam giới. (5). khởi lên từ các phía riêng biệt. Ở đây không nói chi tiết. Nếu đầy đủ năm nghĩa nầy được lập thành pháp tiểu phiền não địa; các pháp tâm sở khác không đủ năm nghĩa nầy nên không được xếp vào đây. Nay căn cứ vào Luận nầy, lập mười pháp tiểu phiền não địa bằng một nghĩa : chỉ thông với tu đoạn; tương ưng với ý, si.  Hai pháp mạn, nghi tuy tương ưng ý, si nhưng chẳng thuộc tu sơ đoạn; ác tác tuy  thuộc tu sở đoạn nhưng chẳng phải tương ưng với ý, si; các tâm sở còn lại chẳng thuộc tu sở đoạn cũng chẳng tương ưng với ý, si đều chẳng gọi là pháp tiểu phiền não địa.

[77] Chánh Lý q.11,tr.392a06, nói, 類 言 謂 攝 不 忍 不 樂 憤發 等 義 chữ “loại” bao gồm các nghĩa pháp như bất nhẫn,bất lạc, phẩn phát, v.v... .

[78] Quang Ký q.4,tr.78b01, 若 依 正 理 第 十 一  。 。 。 餘 論 既 說 眾 多 不 可 限 其 頭 數 . Đại ý đoạn nầy nói, số lượng tiểu phiền não, theo Chánh lý khác, theo Pháp uẩn túc luận khác; nói chung, số lượng khá nhiều; Luận nầy chỉ nói có 10, đó là tuỳ theo tương thích đều nhiếp thuộc vào mười loại trong Luận nầy.

[79] Quang Ký q.4,tr.78b14, 不 入 五 地 名 為 不 定,不 定 所 依 名 不 定 地 家 法 名 不 定 地 法 không nằm trong năm địa trên gọi là bất định; sở y của bất định gọi là bất định địa; những pháp thuộc bất định địa gọi là bất định địa pháp.

[80] Ht. 尋 , 伺 tầm, tứ .  Cđ. 覺 , 觀 giác, quán. Skt. Vitarka, vicāra.

[81] Quang Ký q.4,tr.78b15, 等 者 等 取 貪 瞋 慢 疑 ; chữ “vân vân” chỉ cho các bất định tâm sở : tham, sân, mạn, nghi. Bà Sa q.45,tr.236a19 睡 眠 惡 作 怖 及 尋 伺 thuỳ miên, ác tác, bố cập tầm tứ.

[82] Ht. 不 善 Bất thiện .  Cđ. 惡 ác.   Skt. Akuśala.

[83] Ht. 相 應 Tương ưng; Cđ. 相 應 Tương ưng. Luận Câu Xá dùng chữ  相 應 Tương ưng.  Luận Chánh Lý : 俱 起 câu khởi.

[84] Ht. 不 共 bất cộng  . Cđ. 獨 行 độc hành. Quang Ký q.4,tr.79b16, như vô minh không tương ưng với tham,v.v... ,với phẫn, v.v... gọi là bất cộng vô minh. Skt. Avidyā.

[85] Ht. 餘 煩 惱 等 相 應 dư phiền não đẳng tương ưng.  Cđ. 餘 惑 相 應 dư hoặc tương ưng. (hoặc tức là phiền não).

[86] Quang Ký q.4,tr.79c04  惡 作 是 所 緣 境 體 即 正 是 追 悔 ác tác là cảnh sở duyên, hối tiếc ( truy hối, vipratisāra) là bản thể.

[87] Bà Sa q.37,tr.191b15 nói, 此 中 惡 作 總 有 四 句 一 有 惡 作 是 善 於 不 善 處 起 二 有 惡 作 是 不 善 於 善 處 起 三 有 惡 作 是 善 於 善 處 起 四 有 惡 作 是 不 善 於 不 善 處 起 với ác tác nên lập bốn câu để hiểu rõ hơn: Câu thứ nhất: có ác tác là thiện, khởi lên từ tâm bất thiện (tức đối với việc đã làm không tốt, tâm sinh hối tiếc). Câu thứ hai: có ác tác là bất thiện khởi lên từ tâm thiện (tức đối với việc tốt đã làm, tâm lại nảy sinh hối tiếc). Câu thứ ba: có ác tác là thiện, khởi lên từ tâm thiện (đối với việc tốt, làm ít, tâm sinh hối tiếc,đáng lẽ phải làm nhiều hơn). Câu thứ tư: có ác tác là bất thiện, khởi lên từ tâm bất thiện (đối với việc không tốt đã làm, lại tiếc tại sao làm ít như vậy).

[88] Quang Ký q.4,tr.80a07, 無 有 所 餘 貪 等 本 惑 忿 等 小 惑 及 惡 作 等 故 名 不 共 自 力 起 故;  không có các hoặc căn bổn tham, v.v.. (sân, mạn, nghi), không có các tiểu tuỳ hoặc phẫn, hận, v.v.... (phú, não, tật, xan, cuống, siễm, hại, kiêu),và không  có các (bốn hoặc bất định) ác tác, v.v... (tuỳ miên, tầm, tứ), cho nên gọi là không cùng chung, chỉ tự lực khởi lên; nếu căn cứ vào giải thích nầy, bất cộng vô minh chỉ thuộc kiến sở đoạn;  nếu tham, v.v... ,phẫn, v.v...., ác tác tương ưng với vô minh như vậy là tương ưng, dựa vào tha lực khởi lên, không thể nói là bất cộng .  Luận Chánh Lý q.11,tr.392c14, 是 故 惡 作 是 不 善 者 唯 無 明 俱 容 在 不 共 忿 等 亦 爾 cho nên, ác tác là bất thiện, chỉ cùng sanh khởi với vô minh, nên xếp vào bất cộng; phẫn, hận, v.v..., cũng như vậy (như vậy, Luận Chánh Lý cho rằng, bất cộng vô minh không tương ưng với căn bổn hoặc (mà thôi) gọi là bất cộng). Luận Bà Sa q38,tr.197a03 (có hai cách giải thích,cách thứ nhất: )  如 是 無 明 自 力 而 起 非 餘 隨 眠 相 應 起 故 名 為 不 共.   非 如 貪 等 相 應 無 明 他 力 而 起 。 。 。 如 是 無 明唯  見 所 斷  。 。 。修 所 斷 無 明 雖  有 不 與 隨 眠  相 應 起 者而 非 自 力 所 起 是 忿 恨 等 力 所 起 故 不 名 不 共 ,vô minh tự lực khởi lên, không cùng tương ưng với các tuỳ miên khác mà khởi nên gọi là bất cộng. Chẳng phải vô minh tương ưng với tham, v.v..tức cùng tha lực khởi lên... Như vậy, vô minh thuộc kiến sở đoạn; ...(nếu) vô minh được đoạn trừ ở tu đạo thì tuy không cùng tương ưng với tuỳ miên (nói chung) nhưng chẳng phải tự lực sinh khởi mà cùng chung với phẫn hận khởi lên cho nên không nói là bất cộng (tức vô minh không tương ưng với căn bản phiền não, cũng không tương ưng với tuỳ phiền não gọi là bất cộng). (Cách thứ hai : ) tr.197a28,有 作 是 說 不 共 無 明 五 部 皆 通 Có giải thích rằng, bất cộng vô minh, năm bộ đều có  (tức thông với cả tu đạo. Như vậy theo lối giải thích nầy, vô minh tương ưng với tùy phiền não cũng gọi là bất cộng).

[89] Quang Ký q.4,tr.80b02, 不 善 惡 作 自 力 起 故 所 以 不 與 貪 等 忿 等 相 應 唯 與 無 明 相 應 bất thiện ác tác tự lực sanh khởi, do đó không tương ưng với căn bản phiền não tham,v.v..., không tương ưng với tuỳ phiền não phẫn, v.v…, chỉ tương ưng với vô minh

[90] Quang Ký q.4, tr.80b07, 能 有 覆  障 或 有 癡 覆 故 名 有 覆 以 過 輕 故 無 勝 用 記 不 能 感 果 故 名 無 記 hay che lấp, hoặc bị si che lấp nên gọi là hữu phú; do vì quá yếu, không khởi tác dụng ghi nhớ (ký), không thể chiêu cảm quả bảo cho nên nói là vô ký.

[91] Quang Ký q.4,tr.80b11, 無 能 障 覆 惑 無 癡 覆 故 名 無 覆 無 勝 用 記 不 能 感 果 故 名 無 記 không có công năng che lấp, hoặc không bị si che lấp nên gọi là vô phú; vì không có tác dụng mạnh mẽ ghi nhớ nên không chiêu cảm kết quả cho nên gọi là vô ký.

--- o0o ---


Xem dưới dạng văn bản thuần túy