× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Đại Bảo Tích



Phần 9: Phẩm Tỳ Lê Gia Ba La Mật Thứ chín 1

Ðức Thế Tôn bảo Ngài Xá Lợi Phất : « Thế nào là đại Bồ Tát vì Vô thượng Bồ đề nên y dựa Tỳ lê gia Ba la mật mà thật hành bồ tát hạnh ?

Này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát y dựa Tinh tấn Ba la mật mà tinh tấn tu hành học hành bồ Tát hạnh.

Ðại Bồ Tát thành tựu đầy đủ bất thối tinh tấn, có thể chẳng kể thân mạng quí trọng mà phát đại tinh tấn cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng , ân cần lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, nghiên tầm cứu cánh , thông đạt nghiã thú , vì người mà rộng diễn giảng khai thị, hoặc lại biên chép tu học đúng lý. Ðây gọi là đại Bồ Tát thật hành Bồ Tát hạnh.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là chẳng kể thân mạng ?

Lúc đại Bồ Tát thật hành tinh tấn Ba La mật , dầu bị kẻ khác khủng bố hăm dọa :Nếu ông ở nơi kinh Bồ Tát tạng nầy mà thọ trì đọc tụng nhẫn đến rộng giảng diễn khai thị như người tu học như lý, thì ta chẳng lấy trăm cây tên nhọn đâm xiên qua thân thể ông trừ dứt mạng sống của ông . Dầu nghe lời hăm doạ ấy đại Bồ Tát ấy chẳng để tâm, không sợ sệt, không kinh hoảng, phát bốn thứ thế dũng mãnh kiên cố, nơi pháp môn vi diệu đại Bồ Tát tạng càng thêm tinh tấn chẳng vứt chẳng bỏ chẳng xa chẳng rời, thành tựu đày đủ, tìn giải mãnh lợi, tín giải kiên cố, kham nhẫn kiên cố, chánh cần kiên cố.

Này Xá Lợi Phất ! Ta sẽ vì ông mà nói thí dụ về kiên cố nhẫn, kiên cố chánh cần , để cho đại Bồ Tát được kiên cố nhẫn, kiên cố chánh cần thật hành Bồ Tát đạo chẳng kể thân mạng..

Này Xá Lợi Phất ! giả sử tất cả hữu tình chúng sanh trong Tam Thiên Ðại Thiên thế giới, hoặc loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hoặc loài có sắc hình , không sắc hình , có tưởng ,không tưởng,chẳng phải có tưởng không tưởng, hoặc loài thấy được, chẳng thấy được, tất cả chúng sanh ấy trong khoảng sát na đồng thời được thân người , đối với Bồ Tát họ đồng kết oán thù rất nặng bảo Bồ Tát rằng : << Nếu ở nơi kinh Bồ Tát tạng ấy mà ông thọ trì , đọc tụng nhẫn đến vì người rộng giảng nói khai thị, biên chép, tu học như lý, thì chúng ta dồng bắt trói ông sẽ giết chết ông.

Vì thật hành Tỳ lê gia Ba la mật, nên đại bồ Tát dầu nghe hăm doạ ấy, nhưng không hề có một niệm sợ hải, chỉ nhiếp trì đủ bốn thứ chánh pháp chuyên cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng.

Ðây gọi là đại BồTát thành tựu bất thối Ba la mật vậy. Lại còn thành tựu vô biên oai lực dũng mãnh tinh tấn, chánh cần dũng kiện, tịnh giới dũng kiện, đại huệ dũng kiện, chánh hạnh thắng trí thảy đều dũng kiện.

Này Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành tinh tấn Ba la mật, vì đại Bồ Tát ấy đầy đủ nhẫn lực lớn như vậy, nên giả sử mười phương vô lượng chúng sanh đều cầm dao kiếm đăm chém Bồ Tát. Ðối với chúng sanh ấy, Bồ Tát chẳng hề có một niệm giận hờn.

Này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì an trụ nhẫn lực như vậy, nên an vui vững vàng như Ðại Phạm Vương, như Thiên Ðế Thích, như núi Tu-di chẳng khuynh động, thường an trụ từ bi luôn quan niệm cứu độ chúng sanh, trọn không thối chuyển công hạnh đang thực hành, mà Bồ Tát này lòng bao dung rộng lớn như đại địa, như đại thủy, như đại hỏa, như đại phong, như hư không, lại hay tu tập đối trị cội gốc tham sân si.

Này Xá Lợi Phất ! Nếu có đại Bồ Tát đem tất cả trân bửu vô giá chứa đầy cả hằng sa vô lượng thế giới, dùng phụng thí cho vô lượng đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác, lại có đại Bồ tát thật hành Tỳ lê gia Ba la mật, lắng nghe pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng như vậy rồi qua ở chỗ vắng rảnh nhiếp tâm suy gẫm pháp ấy và tinh tấn tu học, lại khiến các Bồ Tát chưa tu học cũng ưa thích tu tập .

Này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát này vì thật hànhTinh tấn Ba la mật nên nhiếp trì vô lượng thiện căn vi diệu, chẳng phải người dưng thí kia có thể bằng được. Tại sao ? Vì thiện căn như vậy thuộc về Vô thượng Bồ đề. Vì thế nên chư đại Bồ Tát ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng này phải lắng nghe thọ trì đọc tụng , hoặc lại biên chép nói cho người phát khởi tinh tấn dũng mảnh tu tập.

Lại này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phát khởi Tinh tấn Ba la mật phải nên tu hành chỗ bất hành hành. Chỗ bất hành hành ấy là Niết-bàn vậy.Nói bất hành là vì các thiên ma chẳng đi.Còn nói hành là vì các người lành tu tinh tấn thì đi đến nơi ấy. Nói người lành là chư Phật, Ðộc Giác và đệ tử Phật. Tại sao ? Vì các người lành vô thánh đạo và chư PhậtThế Tôn đều xu hướng bát Niết-bàn vậy.

Này Xá Lợi Phất ! Tất cả chúng sanh phần đông đi 3 chỗ. Ðó là tùy thuận ác đạo, xu hướng ác đạo, và sẽ đọa ác đạo. Vì thế nên đối với pháp tạp nhiễm , chư đại Bồ Tát trọn chẳng tùy thuận, chỉ cầu những pháp lành xuất ly giới nhẫn đa văn.

Này Xá Lợi Phất ! chúng sanh thế gian phần đông an trụ vô nghiệp mà luôn tự cho là mình an trụ hữu nghiệp.

Chúng sanh thế gian phần đông giải đãi mà tự cho là mình phát khỡi chánh cần.

Vì thế nên , này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát trí huệ trọn chẳng cùng với hạng vô nghiệp. giải đãi quen gần nhau, lại cũng chẳng sa vào trong số của họ, chỉ quen gần với chư đại Bồ Tát đồng một hạnh với mình. Tại sao ? Vì chẳng có chúng sanh nào đối với đại bát Niết-bàn thanh tịnh vô nhiễm tối thắng mà sanh lòng tín giải thanh tịnh như Bồ Tát.

Này Xá Lôi Phất ! Ðại Bồ Tát phát khởi Tinh tấn Ba la mật chẳng những vì tự mình chứng Niết_Bàn mà phát khởi tinh tấn, mà còn vì nhiếp thọ tất cả hữu tình khiến các chúng sanh được lợi lạc nên tu hành chánh hạnh phát khởi tinh tấn khai thị dắt dìu đặt để chúng sanh trên đường thánh đạo, do đó nên gọi Bồ Tát là thiện trượng phu”.

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

“Chánh cần không lười nhác

Thường đủ đại tinh tấn

Nơi Phật Bồ Tát tạng

Sáng suốt luôn thọ trì

Khéo tư duy pháp nghĩa

nơi Phật chẳng nghĩ bàn

Luôn siêng cầu tịnh pháp

Nên gọi là Bồ Tát

Bực chánh cần đại huệ

Ngồi cội diệu bồ đề

Dẹp các quân ác ma

Do Bát Nhã tinh tấn

Hiện thũ hộ cấm giới

Nhiệm trì các thế gian

Vì lơị ích chúng sanh

Thường tinh tấn vô hạn

 

Nầy Xá Lợi Phất !Kinh điển Ðại thừa Ðại Bồ Tát tạng vi diệu như vậy lưu bố trong đời hay làm cho chúng sanh phát đại hoan hỷ, lại hay dẩn sanh phước đức trí huệ, cảm đại tài phú, hay cảm chư thiên thù thắng khoái lạc, hay cảm đầy đủ viên mãn tất cả, hay sanh tất cả chư Phật Nhu Lai: Trí lực vô sở uý, vô ngại trí, đại từ đại bi, bất cộng Phật pháp. Nói tóm lại, hay dẩn sanh tất cả Phật pháp, dẹp trừ ma oán , khiến tâm thanh tịnh, hay phát trí huệ, cùng gốc sanh tử, tận ngần mé khổ, hay gần Niết-bàn.

Nầy Xá Lợị Phất ! Ðời sau này, lúc Phật và các ông đã nhập Niết-bàn, năm trăm năm sau, bấy giờ có nhiều chúng sanh phước bạc đối với kinh nầy họ chẳng tin chẳng trọng lại hủy diệt vứt bỏ. Lại có vô lượng chúng sanh

 

454

phước đức kính thờ kinh nầy như lý tu học chuyên cần tinh tấn để cầu Vô thượng Bồ đề, để cầu giới, văn, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, để cầu tất cả Phật pháp, lợi lạc tất cả chúng sanh, để bỏ tà kiến tu hành chánh kiến, để bỏ sanh tử tu hành thánh đạo, vì muốn diễn thuyết chánh pháp hàng phục quân ma, vì muốn bỏ lìa tham ái điều phục sân hận phá trừ ngu si dứt diệt vô minh phát huệ minh vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðời đương lai, nếu có chúng sanh nghe pháp nầy, rồi muốn cầu tất cả thiện pháp thì nên phát khởi chánh cần dũng mảnh tăng thượng. Do vì nghe pháp vi diệu nầy thì đối với Phật pháp không còn chướng ngại quyết định không nghi.

Nầy Xá Lợi Phất! Bấy giờ lại có vô lượng chúng sanh, do phước đức nhiều nên có ý chí tăng thượng cầu Vô thượng Bồ đề được nghe kinh nầy. Nghe rồi sẽ được sự vui mừng rộng lớn, rất khéo nghiên tập pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng và tu hành đúng như lời.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Bấy giờ sẽ có người thích nghe giáo pháp cũa Như Lai, tùy theo nhân duyên sai biệt mà họ được nghe kinh điển nầy. Nghe xong họ sẽ được sự vui mừng.

 

455

rộng lớn. Ðược vui mừng rồi họ phát khởi tinh tấn có thể ở nơi pháp hữu vi diệu Bồ Tát tạng này lấy chút ít phần thiết thiệt.

Này Xá Lợi Phất ! Thí như trên mặt biển lớn có trôi nổi vô lượng trái chín đầy đủ sắc hương ngon ngọt. Có một trượng phu phát khởi sức dũng mãnh tinh tấn lội vào biển lớn vận động tay chân vớt lấy trái chín ấy, hoặc hai hoặc ba trái rồi ra khỏi biển đến một chỗ ăn nếm trái chín ấy mới biết là rất ngon ít có , trượng phu ấy bèn ngĩ rằng những trái chín thơm ngon này từ nào ta chưa hề được ăn, ta nên mạnh dạn lội vào biển lần nữa để vớt lấy những trái còn lại. Suy nghĩ song , trượng phu ấy trở lại mé biển thì không còn thấy trái chín đâu cả. Trượng phu ấy rất hối hận tự trách sao chẳng vớt lấy thật nhiều trái chín để nó trôi mất cả.

Này Xá Lợi Phất ! Cũng vậy, sau khi Phật nhập diệt , năm trăm năm sau, lúc chánh pháp Vô thượng sắp diệt , sẽ có vô lượng chúng sanh ít tin ít thí , ít giới , ít huệ, ít tu tinh tấn , tùy theo nhân duyên sai biệt mà họ được nghe kinh điển vi diệu này, nghe xong ở nơi kinh này họ chỉ được chút ít nghĩa cạn nhỏ, nhẫn đến chỉ thọ trì một bài kệ bốn câu, lại bị ác ma nhiễu loạn che ngăn chẳng cho người khác nghe hỏi và cúng dường ca ngợi kính tin người trì kinh ấy. Biết mọi người chẳng kính trọng người ấy ở nơi kinh này an trụ tâm xả, đem chút ít câu nghĩa đã được nghe đến ở chỗ vắng vẻ để tư duy quan sát sanh lòng vui mừng, mà lại hối hận tự trách rằng : nay ta bỏ mất lợi lành, tại sao ta chẳng nghe nhiều lảnh thọ nhiều chánh pháp của chư Phật Như Lai. Do đó đồi với Như Lai phát khởi tâm thâm trọng hơn lúc trước.

Này Xá lợi Phất ! Bấy giờ có các Tỳ Kheo vì bị ác ma nhiễu loạn nên nghe kinh này rồi đối với quần chúng họ sẽ phát khởi chê bai, cho rằng kinh này do các nhà văn soạn ra, chẳng phải do Phật nói . Vì thế nên đối với kinh này có các Tỳ Kheo hoàn toàn chẳng nghe chẳng tin ».

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :…

" Ðược nghe pháp này

Ðối với Phật Pháp

sẽ không chướng ngại

Quyết định không nghi

Các người ít phước

Chẳng được gặp nghe

Người phước đức nhiều

Ðược nghe kinh này

Các người ít phước

Dầu nghe chẳng tin

Nhiều phước nghe rồi

Ðầu đội vui mừng

Người ít phước nói

chẳng phải Phật dạy

Họ sẽ bị đọa

Như đui sa hố

Người nhiều phước đức

nghe rồi vui mừng

Sẽ sanh cõi lành

Như tô nhiều nước

Các người ít phước

Nghe sanh lo rầu

Họ sẽ thọ khổ

Chẳng thoát tối tăm

Dầu được nghe ít

Lại bị ma nhiễu

Chê bai Phật Pháp

Mau đọa địa ngục.

Lại này Xá Lợi Phất ! Chư Phật Như Lai thành tựu đầy đủ diệu trí thanh tịnh nhẫn đến biết rõ tâm niệm của tứ chúng, hoặc tỳ kheo hay tỳ kheo ni, hoặc ưu bà tắc hay ưu bà di, ở đời đương lai lúc chánh pháp diệt, nghe kinh điển này hoặc tùy thuận tin nhận, hoặc hủy báng khinh khi, hoặc có người hoàn toàn chẳng được nghe, tất cả như vậy, trí thanh tịnh của Như Lai đều biết rõ cả ?

Này Xá Lợi Phất ! Nếu có đại Bồ Tát và các chúng sanh khác ở nơi kinh này nghe rồi lảnh thọ tinh tấn tu tập thì sẽ được thành tựu bốn pháp vô chướng thanh tịnh :

Một là thành tựu Thi la vô chướng thanh tịnh .

Hai là thành tựu đầy đủ vô nạn thanh tịnh .

Ba là thành tựu gặp chư Phật gần gũi cúng dường vô chướng thanh tịnh.

Bốn là thành tựu được ban đầu thấy Phật Di Lặc vô chướng thanh tịnh.

Này Xá Lợi Phất ! Các chúng sanh ấy nghe kinh này rồi tuỳ theo phương tiện tu tập , quyết sẽ được các thiện căn vi diệu như trên đã nói.

Lại này Xá Lợi Phất ! Ðời đương lai lúc chánh pháp diệt, có các đại Bồ Tát an trụ Ðại thừa tu hành Tinh tấn Ba la mật, ở nơi kinh này chuyên cần tu học phát đại tinh tấn lắng nghe thọ trì, biên chép, đọc tụng, nghiên tầm, chỉ thú rộng vì người giảng nói khai thị. Bấy giờ sẽ có mười pháp chướng ngại xuất hiện thế gian. Các người có trí phải sớm hay biết chớ chuyển theo nó. Chỉ phải phát khởi tinh tấn dũng mãnh thọ trì kinh này. Những gì là mười thứ chướng ngại mà người trí phải biết chớ chuyển theo nó ?

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh cấm khẩu chẳng nói được, ở nơi kinh này bèn chẳng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ nhất mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh đau mắt bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ hai mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh tay chưn mình mẩy đồng thời đều bịnh cả, bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ ba mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh chẳng thích chỗ mình đương ở mà muốn bỏ đi , bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ tư mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh giận thù làm hại nhau , bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ năm mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh sanh sự tranh cãi gây gổ giận mắng kiện thưa, do đó nên oán thù tàn hại nhau, bèn chẳng lưu hành giảng nói kinh này mà tạo tạo tác sự việc khác. Ðây là thứ chướng ngại thứ sáu mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Có các Tỳ kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma hóa làm hình người tục hoặc người xuất gia đến chỗ người trì kinh làm rối loạn tâm ý khiến chẳng thọ trì được trở lại huỷ báng và thích sự việc khác. Ðây là thứ chướng ngại thứ bảy mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Ðời đương lai lúc chánh pháp sắp diệt có các tỳ kheo trẻ ở nơi kinh này phát lòng tin thanh tịnh ưa thích ở nơi pháp luật của Phật. Vì thật hành tinh tấn Ba la mật nên họ phát khởi tinh tấn thâm tâm an trụ Vô Thượng bồ đề. Lại ở kinh này họ cung kính lắng nghe. Ðã đuợc nghe rồi lòng rất vui mừng. Bấy giờ các Tỳ Kheo trẽ ấy bị hai bổn sư Hòa Thượng và A xà Lê làm chướng ngại mà bảo rằng : » Kinh của các ông thọ trì ấy chẳng phải của Phật nói, chẳng phải Phật Bồ đề, chẳng phải chánh pháp, chánh phải chánh luật , chẳng phải thánh giáo. Các tỳ kheo trẻ ấy nghe theo lời dạy bảo của hai Thầy bèn rời bỏ Phật Bồ Ðề. Hai Thầy lại bảo các ông phải tinh tấn tu học các luật các pháp của ta dạy. Các Tỳ kheo trẻ ấy tuân lảnh lời Thầy. Những thiện căn tăng thượng đã tu tập trước kia bị hai Thầy phá hư. Sau khi thiện căn hư mất, các tỳ kheo trẻ ấy lại bị ác ma dối gạt bèn tạo nghiệp chướng chánh pháp, lúc lâm chung cảnh ác hiện ra hôn mê si loạn mà cảm lấy nghiệp địa ngục.

Các việc bất thiện ấy ở đương lai, đức như lai ở hiện tại đây đều biết rõ tất cả.

Ở đời đương lai lại có các Tỳ kheo trẻ ở nơi kinh này sanh ác kiến chê bỏ chẳng tin, đi đâu họ đều buông lời hủy báng.

Chư Ðại Bồ Tát an trụ Ðại Thừa phát khởi tinh tấn, trong thời kỳ ấy phải sanh 4 quán tưởng : một là phải quán tưởng nghĩ tự điều phục tâm mình. Hai là phải quan sát sự việc mình làm chớ ngó đến sự việc của người Ba là có lòng xót thương chúng sanh. Bốn là ở chỗ rảnh vắng có ý tưởng bảo hộ tâm mình và tâm người.

Ðời đương lai có nhiều chúng sanh thọ các tà kiến, đối với các Tỳ kheo diễn nói chánh pháp, họ ít tín thọ, họ chẳng kính trọng thưa hỏi nghĩa kinh, họ chẳng gần gũi cúng dường trở lại lăng nhục khinh miệt. Với các Tỳ Kheo giảng thuyết phi pháp thì nhiều người tín thọ, họ được thế lực lớn có nhiều người cúng dường kính trọng thưa hỏi. Nhơn đó họ hủy báng kinh này. Bấy giờ có các chúng sanh chẳng ưa thích kinh này , nghe hủy báng họ càng vui thích. Còn các người ưa thích vì nghe hủy báng nên chẳng còn ưa thích kinh này. Các tỳ kheo ấy càng thêm đông mạnh đến nổi người trì kinh này ở trước chúng hội chẳng khai thị được. Ðây là thhứ chướng ngại thứ tám mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Ðời đương lai có các Tỳ Kheo vì tham ái mà làm trộm cướp, ưa thích ba thứ tệ của thế gian : một là ưa thích tham cầu cơm áo thế gian, hai là ưa thích theo cầu ăn uống thế gian, ba là ưa thích theo cầu văn hoa ca kệ hí luận thế gian. Ðây là thứ chướng ngại thứ chín mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.

Ðời đương lai lúc chánh pháp diệt , có các Bồ tát an trụ Ðại Thừa vì thực hành tỳ lê gia Ba la mật nên đối với kinh điển này phát khởi tinh tấn dũng mãnh tăng thượng biên chép , thọ trì nghiên tầm , đọc tụng vì người rộng giảng dạy. Những người ấy sẽ bị ác ma nhiễu loạn và phiền não nghiệp chướng che đậy nên vui thích việc thế gian, càng ưa thích đàm luận viêc thế gian và cần cầu những đàm luận thế gian , ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích dông người rộn rịp và phương tiện cần cầu đông người rộn rịp, vì thế nên ở nơi kinh điển này chẳng thọ trì , cũng chẳng đọc tụng nghiên tầm nghĩa thú, cũng chẳng giảng dạy cho người.

Này Xá Lợi Phất ! Trong Phật Giáo, không có ai khác có thể làm tổn chánh pháp hay làm cho chánh pháp mau hủy diệt được, ngoại trừ các ác Tỳ Kheo lười nhác. Ðây là thứ chướng ngại thứ mười mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo no Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:

 

Lúc chánh pháp diệt nhiều chướng ngại

Sẽ khởi những thứ nghiệp ác ma

Với pháp lành sạch chẳng thích tu

Cũng chẳng ưa cầu thắng niết bàn

Trí huệ ít kém đủ ác kiến

Chẳng muốn an trụ trong chánh pháp

Làm đủ cá chạnh phi pháp

Sẽ đọa ác đạo quyết chẳng nghi

Những người như vậy lúc lâm chung

Không ai có thể cứu họ được

Hòa thượng và giáo thọ của họ

Mãng chung sẽ đọa ba ác đạo

Trăm ngằn câu chi do tha kiếp

Vì cầu danh lợi mà bị khổ

Thường bị ba thứ lửa đốt cháy

Làm sao cho họ mau thoát khỏi

Phật đã chứng thành Vô Thượng Giác

Chuyển đại pháp luân diệu thanh tịnh

Trời người thế gian chẳng chuyển được

Nay Phật cố chuyển độ chúng sanh

Bỏ Pháp Phật mà đời khó có

Gần quen các phẩm loại ác ma

Sẽ bị vô biên khổ rất nặng

Chướng ngại thí giới của họ tu

Chướng nhơn duyên Bồ Ðề thánh đạo

Nếu ai siêng năng nơi Phật Giáo

Mà làm mê lầm đường chánh đạo

Nếu có lắng nghe pháp Ðại thừa

Tuyên nói các lý không vô ngã

Lúc đường thật hành các chánh pháp

Ác ma sẽ làm chướng ngại họ

Bảo đây là thắng đây chơn thiệt

Pháp chẳng thắng thiệt tưởng thắng thiệt

Trở lại hủy báng Phật chánh pháp

Phải biết sẽ mau đọa địa ngục

Nếu có chúng sanh đối với Phật

Cung kính mến ưa hết lòng tin

Lắng nghe pháp Bồ Tát tạng này

Mừng vui tùy thuận mà ca ngợi

Ác ma biết họ vui Ðại thừa

Cùng quyến thuộc ma đồng sầu khổ

Liền biến hiện nhiều tướng khủng bố

Ðể làm chướng ngại kẻ chơn tu

Hoặc sẽ biến làm hình Tỳ Kheo

Trá hiện thân nhau để đàm luận

Bảo đây chẳng phải đạo Bồ đề

Sao laị noi theo mà học tập

Có các chúng sanh ở kinh nầy

Phát khởi chánh cần tinh tấn hạnh

Lại bị dẫn dụ và khinh chê

Do đó phế bỏ chẳng tu học

Ðã bị ác ma làm hoặc loạn

Theo ý ma chuyển bị ma nắm

Ma bảo kinh ấy chẳng phải chánh

Nơi pháp tịch diệt bèn vứt bỏ

Họ cũng rời bỏ đấng Ðạo Sư

Cũng chẳng cần cầu pháp Vô thượng

Họ đã phát khởi ngã mạn rồi

Sẽ mau chóng thẳng vào địa ngục

Bấy giờ có số ít chúng sanh

Ưu muốn cần cầu pháp không nầy

Chẳng được hòa hiệp đồng tu tập

Ðều riêng lưu tán nơi phương khác

Pháp tối thắng Vô thượng như vậy

Người sẽ được nghe đều khinh hủy

Người trì kinh pháp sợ trốn xa

Ðời sau sẽ có các sự ấy

Nước nầy sẽ toàn không người trì

Phương xa dầu có chẳng được nhiều

Dầu có người trì tụng kinh nầy

Ðều bị quên bỏ không han hỏi

Thế gian nương nhờ trong thánh giáo

Pháp thậm thâm Vô thượng như vậy

Vô lượng chướng ngại ở” đời sau

Phật đều biết rỏ như hiện tại

Ðời sau người hiền trì chánh pháp

Chẳng kể thân mạng ở vắng vẻ

Tu tập tuyên dạy chánh pháp nầy

Sẽ được mau thăng nơi thiện đạo.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Ðời sau lúc pháp sắp diệt, lại có chư đại Bồ Tát tu Ðại thừa thật hành Tỳ lê gia Ba La Mật, thấy các ác chúng sanh ấy phỉ báng hủy diệt chánh pháp nầy phải càng phát khởi sức chánh cần đại tinh tấn dũng mãnh, ở nơi pháp môn vi diệu đại Bồ Tát tạng ân cần lắng nghe thọ trì biên chép đọc tụng vì người rộng giảng dạy. Trong lúc ấy, chư đại Bồ Tát phải phát khởi bốn ý tưởng. Những gì là bốn ý tưởng?

Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát ấy nghĩ tưởng rằng người cha quý báu của ta chẳng bao lâu sẽ diệt. Vì cớ ấy nên đức Phật Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như La Ứng Cúng Ðẳng Chánh Giác trong trăm ngàn câu chi na do tha vô số đại kiếp chuyên cần tu tập những hạnh khó làm mới được tạng báu chánh pháp nầy, thế nên ta phải phát khởi tinh tấn phụng trì lưu thông rộng rãi cho pháp bửu còn lâu chẳng diệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Thí như có người chi” có một đứa con trai nên rất cưng thương. Ðứa con trai ấy đủ cả tướng phước đức, ngắm nhìn chẳng chán. Sau đó người ấy vì có việc dắt đứa con trai qua chổ nguy nan, sợ con té ngã nên nắm ôm giữ gìn kỹ lưỡng : chớ để con trai ta té xuống chỗ hiểm nạn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy cũng vậy, rất kính trọng tin thờ nơi Phật, chẳng bỏ pháp bửu Vô thượng nầy, lòng luôn mong cầu Niết bàn thanh tịnh, dầu ở ác thế mà có thể giữ lấy chánh pháp tối thắng.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nay Phật đem chánh pháp Vô thượng nhơn duyên Bồ đề nầy phó chúc cho đại Bồ Tát ấy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thí như trong đời lúc đại quân đấu chiến, ít có ai vì bảo vệ quân chúng mà ở trước mặt trận, chỉ trừ trượng phu hùng mãnh quả cảm đốc suất quân kiêu dũng đứng trước mặt trận chống địch để bảo vệ quân mình.

Nầy Xá Lợi Phất ! Cũng vậy, đời đương lai lúc chánh pháp diệt những kẽ phá hoại chánh pháp hiện ra, có những người phát khởi thâm tâm ưa thích Niết bàn, có thể ở nơi pháp bửu Vô thượng nầy nhẩn đến thọ trì chút ít yếu nghĩa. Phải biết người ấy chính là mặc áo giáp

Kiên cố chánh cần phát khởi sức đại tinh tấn dũng mãnh phá tan mặt trận quân ma.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có người ở nơi kinh điển nầy nhẫn đến thọ trì một bài kệ 4 câu tùy hỉ khen ngợi rằng kinh điển nầy thiệt của Phật nói và rộng giảng dạy cho nhiều người . Phải biết người ấy chính là tùy hỉ khen nói chánh pháp của chư Phật quá khứ vị lai hiện tại vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Như Lai chẳng nói người ấy được chút phần công đức quả báo, mà Như Lai nói người ấy hay thành tựu khối công đức lớn lượng đồng hư không . Như Lai nói người ấy là thiện nhân. Hạng thiện nhân như vậy rất là khó có , là người biết ơn, là người báo ơn. Người biết ơn báo ơn như vậy là trân bửu trong loài người.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðời đương lai lúc chánh pháp diệt, lúc ác ma hiện oai thế, nếu có chúng sanh ở nơi Phật tin trọng chẳng bỏ thọ trì kinh nầy không rời. Phật nói người ấy là trượng phu đệ nhứt, là thiện trượng phu, là thắng trượng phu, là kiện trượng phu, là đại trượng phu . Phải biết người ấy là bạn pháp tốt của Như Lai chớ chẳng phải ác đảng trá hiện . Phải biết người ấy thực hành công hạnh chơn thiệt

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ tát phải tu tập chánh hạnh kiên cố, cho đến chết không hề tạm bỏ. Với Phật phải ân cầ n vệ hộ, cho đến chết không hề tạm bỏ.Với chánh pháp phải ân cần nhiếp thọ , cho đến chết không hề tạm bỏ. Với pháp không thậm thâm phải ân cần tin hiểu, cho đến chết không hề tạm bỏ.

Ðây là ở đời ác sau nầy, đại Bồ Tát phát khởi 4 pháp.

Ðời đương lai, lúc pháp sắp diệt, luc chánh pháp bị phỉ báng, lúc chánh pháp bị diệt, lúc đồ đảng phạm giới lớn mạnh, lúc đua nhau theo cầu ác chú thuật của thuận thế ngoai đạo, lúc kiếp trược loạn , lúc kiện trược loạn, lúc phiền não trược, lúc chúng sanh trược, lúc mạng trược loạn, đại Bồ Tát phải y chỉ nơi ba chỗ. Ðó là phải ở A lan nhã, phải ở nơi dứt tranh chấp, phải ở nơi Phật Bồ đề. Ðời ác sau nầy đại Bồ Tát phải y chỉ ở ba chỗ ấy để được đầy đủ Tỳ lê gia Ba la mật vậy .

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghiã ấy mà nói kệ rằng :

“ Chẳng xa lìa nơi pháp tối thắng

Ðể hết khổ : sanh, lão, bệnh , tử

Thường xuyên tinh tấn không vọng niệm

Phải mau thành tựu tự tha lợi

Nếu ai đối với chánh pháp này

nghe rồi thọ trì chánh tư duy

Phải biết Phật là thầy của họ

Còn họ là chơn tử của Phật

Nếu chẳng lắng nghe chánh pháp này

Dầu nghe chẳng trụ chánh tư duy

Người ấy sẽ đến các ác đạo

Như các dòng nước chảy về biển

Trăm ngàn câu chi do tha kiếp

Chư Phật xuất hiện rất khó gặp.

Dầu được tạm gặp chẳng tin thờ

Sẽ theo ác ma làm điều ác.

Lại nầy Xá Lợ Phất ! Quá khứ chin mươi mốt kiếp, có Phật xuất thế hiệu Thắng Quán Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Trong pháp hội của Phật Thắng Quán có sáu Tỳ Kheo kết đoàn thường làm ác hạnh. Sáu Tỳ kheo ấy tên là Thiện Kiến, Thiện Lạc, Hoan Hỉ, Ðiều Thiện, Tô Du Giá và Hỏa Thiên Thọ.Các Tỳ Kheo ấy luôn nói phi pháp :Có ngã, có nhân, có thường, có loạn. Họ đến chỗ kín đáo bàn mưu rằng chúng ta phải đều riêng đi dụ hóa mỗi người kết nạp trăm nhà làm đồ đảng, lại khiến trăm nhà truyền cáo quyến thuộc, các quyến thuộc truyền cáo thân nhân, hoặc có thể sẽ đến năm ngàn nhà. Bàn mưu xong, họ chia nhau đi giáo hóa các làng các chợ, hoặc đến vương đô, hoặc đến lân quốc. Nhà nào họ cũng đều ghé, chẳng nói chánh pháp mà hủy báng Phật trước hết.

Sáu ác Tỳ Kheo ấy hủy báng thế nào? Họ bảo mọi người rằng các pháp thế gian đều quyết định có ngã, có nhân, có chúng sanh, có thọ mạng. Nếu thế gian mà quyết là không ngã không pháp thì ai đi ai đến, ai ngồi ai nằm, ai nói ai nín, ai bố thí, ai lãnh nhận, ai thọ dụng, ai chịu khổ vui, ai chịu chẳng khổ chẳng vui.Nếu có ai bảo rằng thế gian quyết không có ngã, nhận, chúng sanh, thọ mạng, phải biết đó là oan gia của mọi người mà chẳng phải là thiện hữu.

Các ác Tỳ Kheo ấy lại dụ hóa đàn ông đàn bà và nam nữ rằng: nếu có người nào nói các pháp không ngã nhân chúng sanh thọ mạng, phải biét đó là kẻ bất thiện, là kẻ bạo ác, là ác hữu.

Họ lại bảo mọi người rằng :các người rất thông minh có thể hiểu rõ nghiã của ta giảng nói. Từ nay về sau nếu có các ác hữu đến nói thế gian quyết không ngã nhơn chúng sanh thọ mạng, mọi người chớ có gần gũi qua lại cúng dường họ.

Các ác Tỳ kheo ấy đi dụ hóa nửa tháng mõi người đều dụ được đủ số năm trăm nhà về theo tà kiến của họ.

Bấy giờ có các Tỳ Kheo bực A La Hán lìa hẳn tất cả phiền não cấu uế và là đệ tử chơn thiệt của Thắng Quán Như Lai, Vì đi khất thực nên đến các nhà đã được sự giáo hóa của các ác Tỳ kheo, liền bị người nhà mắng đuổi hạ nhục.Họ nói kệ bảo các Tỳ kheo A La Hán rằng :

Các thầy chẳng biết được chánh pháp

Các thầy mê mất đường thánh đạo

Các thầy rời bỏ nơi tịnh pháp

Các thầy đều sẽ đọa địa ngục.

Nói kệ xong, họ lại chê mắng chư Tỳ Kheo A La Hán. Họ lại dùng đủ lời để mắng Phật. Ở trước Phật họ nói kệ:

Pháp của Phật nói đều hư vọng

Ðó là các hành đều vô thường

Lại nói các pháp đều vô ngã

Và nói không hằng không bất biến

Các hành đều không có kiên thiệt

Ðều là pháp quên mất hư ngụy

Phật nói không hoa không chỗ có

Chỉ gạt gẫm được kẻ ngu khờ..

Các người ấy càng giận Phật hơn nên lại ở trước Phật nói kệ :

Các pháp của Như Lai đã nói

Quyết định không ngã không chúng sanh

Không có thọ mạng không hữu tình

Cũng không tác giả không thọ giả

Mà nay hiện thấy các thế gian

Có người bố thí người lãnh nhận

Và bao nhiêu là người thọ dụng

thọ khổ thọ vui chẳng vui khổ

Nên biết nói đòi quyết không ngã

Tất cả sẽ đọa vào ác đạo.

Nầy Xá Lợi Phất !Lúc những người bất thiện đồng thanh nói lời phi pháp như vậy, có sáu mươi tám câu chi nam nữ do các ác Tỳ Kheo hóa đạo làm ác nghiệp ấy, sau khi chết ho đồng sanh vào đại địa ngục vô gián, thọ thân to lớn mình cá đầu người, lưỡi dài rộng trải trên mặt đất, khắp lưỡi có đinh sắt đóng xuống như ruộng trồng gừng, trên lưõi lại có nhiều cày sắt thường cày, trên mỗi thân hình ấy lại có một trăm sâu trùng rất ác độc cắn hút, trên hư không lại có những hòn sắt lớn cháy đỏ rực thường tuôn rơi trên thân hình ấy.Do nghiệp ác mà các tội nhân ấy phải chịu nhiều thứ khổ sở như vậy”.

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghiả ấy mà nói kệ rằng:

“ Hòn sắt cháy đỏ như chớp giăng

Vô lượng trăm ngàn thứ đáng sợ

Nhằm ngay thân họ mà tuôn rơi

Luôn luôn phải chịu nhiều khổ sở

Lại trên thân họ khắp các chỗ

Ngọn lửa hừng hực khó lại gần

Lửa cháy ngọn cao trăm do tuần

Lỗ lông khắp thân lửa chảy ra

Trên lưỡi dài rộng của mỗi người

Thường bị cày với vô lượng cày

Nơi nơi trên lưỡi đều rách nát

Khổ đau như vậy luôn không ngớt

Do vì gần quen cùng ác hữu

Cảm thấy quả khổ lớn dường ấy

Lại do xa rời các thiện hữu

Ðến đổi mau đọa vào ác đạo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Sáu Tỳ Kheo ác phi pháp thuở ấy, do sự giáo hóa ác nên sau khi chết họ đều đọa vào đại địa ngục A tỳ, mỗi thân hình rộng dài đều ba mươi do tuần, có ngàn lỗ miệng, mỗi miệng có hai cái lưỡi, mỗi lưỡi rộng dài đều bốn do tuần, trên mỗi lưỡi có năm trăm cày sắt kéo bằng trâu sắt.. Các tội nhân ấy dầu bị đau khổ quá nhiều mà chẳng thể kêu rên được.Trên mỗi đầu của họ đều có muôn ngục tốt tay cầm dao, cưa , mâu, sóc luôn chặt chém. cưa đâm nát đầu mình họ. Họ sống trong đại địa ngục ấy đên muôn ức năm, và xoay dần như vậy mãi lại sanh vào trong các đại địa ngục khác chịu đủ các sự khổ sở lớn. Ðó là do tội giận phá thánh giáo của Phật vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thuở ấy có đại trưởng giả giàu có vô lượng tên là An ổn. Nhà ông ấy có đủ bảy báu châu ngọc, lúa gạo kho tàng tôi tớ dẫy đầy. Ông ấy cũng do ác Tỳ kheo giáo hóa mà sanh đoạn kiến. Bà vợ ông ấy tên là Diệm Huệ có nhan dung đẹp được người mến trọng, sanh một con trai thân tướng đoan nghiêm nhìn không biết chán. Người con trai ấy thành tựu dung sắc thanh tịnh viên mãn đệ nhứt, đã từng gieo trồng căn lành nơi vô lượng trăm ngàn na do tha câu chi chư Phật quá khứ. Lúc sơ sanh con trai ấy ba lần mỉm cười phát ngôn rằng :Lạ lùng thay nay ta sanh vào nhà đọan kiến này ! bà mẹ quá sợ cả mình nổi ốc bỏ con dắt các tớ gái chạy trốn.

Bấy giờ các tớ gái muốn xem xét cho rõ nên trở lại chỗ cũ coi trẻ sơ sanh ấy là loài gì ? Là Trời, Là Rồng hay Dạ Xoa ? Là Càn Thát Bà là A Tu La, là Ca Lâu La , là Khẩn Na La, là Ma Hầu La Già, là Cưu Bàn Trà, là Tất Xá Giá, hay là Nhơn Phi Nhơn ?

Thấy các nữ nhơn ây, trẻ sơ sanh lại phát ngôn rằng : Các chị dầu sợ chạy, nhưng tôi rất an vui. Trẻ ấy vì các nữ nhân mà nói kệ rằng :

Các người nên thích nơi nghiã lợi

Với nghiã lợi các người chớ sợ

Nay tôi sẽ cứu độ các người

Cho các người thoát khỏi tà đạo

Các người sẽ an ổn chớ sợ

Mà phải sợ trốn ác hũu trước

Nay tôi sẽ cứu độ các người

Cho các người thoát khỏi tà đạo

Nghe trẻ ấy phát ngôn như vậy, cha mẹ và mọi người đến bên trẻ ấy.

Trẻ ấy liền vì cha mẹ mà nói kệ rằng :

Trong nhà có những thứ

Tiền gạo rất rộng nhiều

Mau mang đến cho tôi

Cúng dường Phật và Tăng

Chư đại Thanh Văn kia

Cùng Thắng Quán Như Lai

Trong khắp cả ba cõi

Không có ai sánh bằng

Chư đại Thanh Văn kia

Cùng Thắng Quán Thế Tôn

Rộng tuyên dương diệu pháp

Làm lợi ích chúng sanh

Chư đại Thanh Văn kia

Cùng Thắng Quán Ðạo Sư

Thân có đủ Băm hai

Tướng hảo đại trượng phu

Phật và Thanh Văn kia

Dường như hoa ưu đàm

Hơn ức câu chi kiếp

Khó được nghe danh hiệu.

Nghe trẻ ấy nói xong, cha mẹ trẻ ấy liền lấy trong nhà hai mươi câu chi của báu thượng diệu đem đến cho con mà bảo rằng :Của báu này là của cha mẹ cho con, tùy ý con kính tin nơi đâu thì cúng dường.

Cha mẹ trẻ vì con mà nói kệ rằng :

Các của báu này là

Do cha mẹ làm ra

Tùy ý con kính tin

Mang đi mà cúng thí

Nào vàng nào trân bửu

Nhà ta chứa rất nhiều

Tùy ý con kính tin

Mau mang đi cúng dường

Nào y phục, ghế giường

Những vòng hoa hương thoa

Tùy ý con kính tin

Cứ hoan hỉ thí cúng

Nơi Phật và Pháp, Tăng

Những phước điền Vô thượng

Làm lợi ích quần sanh

Phải nên dưng cúng dường.

Trẻ ấy nghe kệ xong lại vì cha mẹ mà nói kệ rằng :

Nay tôi đến Thắng Quán

Ðấng thế gian nương dựa

Sắp đặt cúng đường lớn

Ðể lợi ích quần sanh

Những ai muốn mong cầu

Phước vui người, trên trrời

Phải cùng tôi đồng đến

Chỗ Thắng Quán Như Lai.

Mọi người nghe trẻ ấy nói những lời trên đều kinh ngạc sao trẻ sơ sanh nầy có thể cùng người đối đáp luận bàn và có thể đi đứng được.

Nghe sự kỳ dị ấy, có tám muôn bốn ngàn người vân tập đến xem trẻ ấy là loài gì ? Là trời hay thần ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Bấy giờ trẻ liền cùng tám muôn bốn ngàn người trước sau vây quanh đồng đi đến chỗ Phật Thắng Quán. Lúc trẻ ấy trên đường đi đến chỗ Phật, do phước đức lực nên có mười ngàn lọng báu tự nhiên hiện ra trên không để che cho khỏi nắng. Khắp con đường ấy, trên không lại giăng màn lưới vàng, mưa hoa đẹp và bột hương mịn hơn cả hương của chư thiên thường dùng để rải, gió mát thổi nhẹ hiệp cùng hương trời rải khắp mọi nơi chẳng dứt. Trên đường chư Thiên đem các thứ nước thơm rưới lên dùng vải lụa báu quí và lưới vàng che trùm. Chư Thiên lại còn mưa hoa trời màu sắc chói sáng khắp đường dầy đến ngang gối. Hai bên đường tự nhiên có vô lượng trăm ngàn ao hồ đầy nước đủ tám đức mát mẻ. Trong các ao hồ mọc nhiều hoa đẹp như sen xanh, sen vàng, sen đỏ, sen trắng. Mặt nước ao hồ có nhiều giống chim lạ đẹp bơi lội, như các chim cưu, nhạn, oang ương. Lề đường có lan can bảy báu và những cây báu hàng liệt trang nghiêm. Giữa đại lộ lại có con đường lót hoa hiện trước mặt trẻ ấy để chờ trẻ ấy đi, vừa để chưn xuống hoa liền vọt lên đỡ chưn vừa cất lên hoa liền ẩn mất. Trẻ ấy đi trên đường hoa giây lát ngó ngoái lại đại chúng và nói kệ rằng :

Các người chớ đi nơi vô lý

Ngoài đường ta đây đều phi lý

Ta thường đi đường chánh lý nầy

Ðến chỗ tối thắng hữu lý

Qua hơn vô lượng do tha kiếp

Mới nhờ một phước được thân người

Mới gặp một Phật hiện ra đời

Mới siêng tu được tịnh tín huệ

Trẻ ấy vì đại chúng nói kệ vừa dứt, trên không có tám vạn bốn ngàn đại Thiên Tử đồng thanh khen rằng lành thay lành thay ! Rồi nói kệ khen trẻ ấy :

Lành thay lành thay trí huệ lớn

Lời ngài vừa nói đúng chánh lý

Ngài dùng phía sau là vô lý

Người có chánh lý phải đi trước

Trẻ ấy nói kệ báo chư Thiên :

Chư Thiên các Ngài vừa mách bảo

Chánh ngôn hữu lý cùng vô lý

Tôi hỏi các Ngài xin giải đáp

Thiệt nghiã của hữu lý vô lý

Chư Thiên nói kệ báo trẻ ấy :

Nếu thích muốn ở nơi của báu

Chẳng thích ra khỏi chỗ sở hành

Là hạng phàm phu là vô lý

Họ đứng trước đường vào địa ngục

Nếu thích bỏ nhà để xuất gia

Phải bỏ dục lạc bỏ của báu

Người nầy hiện đời có chánh lý

Chẳng lâu mở được cửa giải thoát.

Trẻ ấy lại nói kệ báo chư Thiên :

Các ngài vừa nói lý vô lý

Thấy các Ngài toàn chưa hiểu rõ

Nghiã hữu lý vô lý như vậy

Tôi đã chánh khai ngộ rất sâu.

Nói kệ xong trẻ ấy đi thẳng đến chỗ đại hội của đức Thắng Quán Như Lai Ðẳng chánh Giác, đến nơi rồi liền đảnh lễ chưn Phật, đi quanh bên hữu ba vòng, đứng qua một bên hết lòng kính ngưỡng đức Thắng Quán Như Lai mà nói kệ tán thán :

Thắng Quán Như Lai ban cam lộ

Thường làm lợi ích các thế gian

Như đại long tượng đại sư tử

Do đó nay tôi thường kính lạy

Soi sáng thế gian rất khó gặp

Dường như hoa ưu đàm bát la

Chỗ đời nương cậy làm ánh sáng

Hình sắc vi diệu rất tròn đủ

Thế gian nhiều khổ nó bức ngặt

Chẳng biết rõ được chân thánh đạo

Nhảy bỏ chánh lộ mà trốn chạy

Như người sanh manh ở trong đời

Nguyện tôi đời nầy sẽ thành Phật

Như đấng Thắng Quán Phật Thế Tôn

Sẽ cứu chúng sanh thoát các khổ

Và cứu kẻ bị ba lửa đốt

Có vô biên trăm ngàn người ấy

Ðều theo tôi đến trước đức Phật

Cúi xin diễn nói pháp vi diệu

Cho họ an trụ vô thượng giác.

Nói kệ xong, trẻ ấy bạch rằng : Nguyện đời sau tại thế gian nầy, tôi sẽ thành Phật tuyên nói diệu pháp cho các chúng sanh như đức Thắng Quán Như Lai hiện nay vì đại chúng tuyên dương pháp vi diệu.

Bấy giờ trong pháp hội ấy có tám vạn bốn ngàn người bạch đức Phật Thắng Quán rằng chúng tôi cũng nguyện đời sau được thành Phật tuyên nói diệu pháp cho các chúng sanh Như đức Thắng Quán Như Lai hiện nay vì đại chúng mà tuyên dương pháp vi diệu.

Ðức Thắng Quán Phật biết rõ ý nguyện tăng thượng của tám vạn bốn ngàn người ấy, đức Phật liền mỉm cười.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Phật lúc mỉm cười, pháp nhĩ có các thứ tia sáng màu xanh vàng đỏ trắng hồng pha lê tự nhiên từ tai mắt mũi miệng chiếu ra khắp vô lượng vô biên Phật thế giới cao đến trời Phạm Thiên làm luốt ánh sáng của tất cả mặt trời mặt trăng. Làm Phật sự xong, các tia sáng ấy xoay về nhiễu bên hữu đức Thắng Quán Phật trăm ngàn vòng rồi rót vào đỉnh nhục kế của Phật ấy.

Bấy giờ đức Thắng Quán Phật có một thị giả thấy thần biến ấy liền đứng dậy trịch y vai hữu quì gối hữu chấp tay hướng lên đức Phật Thắng Quán khom mình lễ kính rồi ở trước đức Phật nói kệ hỏi rằng :

Nay tôi hỏi đức Thắng Quán Phật

Ðoan nghiêm hi hữu khiến người mừng

Duyên cớ gì mà đức Thiện Thệ

Phật hiện mỉm cười phóng tia sáng

Ðấng Lưỡng Túc Tôn hiện mỉm cười

Chẳng phải không duyên hiện tướng ấy

Mong nói căn do hiện mỉm cười

Vì thương xót thế gian xin giải thích

Nay có trăm ngàn câu chi chúng

Hiện đang ở trước đức Thế Tôn

Nhiếp tai chuyên chú thích lắng nghe

Mong Phật xót thương vì chúng nói

Phật là mắt của tất cả chúng

Là nhà là cứu là chỗ về

hay dứt điều nghi của chúng sanh

Ðấng thương thế gian làm lợi ích

Ðức Phât biết rõ đời quá khứ

Lại cũng biết rõ đời vị lai

Biết rõ hiện tại các Phật độ

Chẳng còn nghi nơi tất cả pháp

Pháp vương biết khắp luận tự tại

Như Lai nhiệm mầu hóa tam thế

Nay tôi kính hỏi đức Thế Tôn

Có nhân duyên gì hiện mỉm cười

Phật hay dứt hẳn lưới nghi người

Tự không còn nghi tất cả pháp

Phạm âm tuyên dương pháp vi diệu

Hay nhổ tên độc cho chúng sanh

Lòng tôi vui sướng khó trình bày

Hai tay chấp lại lòng cung kính

Dám hỏi Pháp Vương Ðại Thánh Tôn

Có nhân duyên gì hiện cười mỉm.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy