× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Đại Bảo Tích



Phần 58 LVIII. PHÁP HỘI BỬU TRÀNG - THỨ NĂM MƯƠI TÁM (3)

Nầy các thiện nam tử! Nếu có người hay cầu trí huệ như vậy thì nên biết người ấy hay quán hai pháp, đó là nhãn sắc, nhĩ thanh, tỷ hương, thiệt vị, thân xúc và ý pháp.

Còn có hai pháp đó là sanh từ và Niết bàn

Còn có hai pháp đó là sanh và hữu.

Còn có hai pháp đó là thường và đoạn.

Còn có hai pháp đó là chúng sanh và thọ mạng.

Còn có hai pháp đó là thử và bỉ.

Còn có hai pháp đó là nội và ngoại

Nầy các thiện nam tử! Nếu người muốn cầu Phật trí mà lìa những hai pháp như vậy để quán các pháp khác, nênbiết người ấy chẳng thể được.

Ví như có người cầu lửa mà lại lấy băng, cầu món ăn mà lấy đá, cầu hoa mà lấy sắt, cầu chất hương thơm mà lấy tử thi, cầu y phục mà lấy gỗ, cầu hương hoa mà lấy hư không. Người cầu Phật trí nếu lìa những hai pháp ấy lại quán pháp khác thì cũng như vậy”.

Trong đại hội Bửu Phường Đình có một Bồ Tát tên là Địa Ý nghe lời ấy rồi bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nghĩa bất khả thuyết có thể hay biết được chăng? Nếu chẳng hay biết được thì làm sao được gọi là Nhứt thiết trí ư?”.

Đức Phật nói: "Nầy Địa Ý! Trí bất khả thuyết tức là Nhứt thiết trí.

Nầy Địa Ý! Nay Phật hỏi ông tùy ý ông đáp. Ý ông nghĩ thế nào, lúc ta được Như Lai Nhứt thiết trí ấy có sở đắc chăng?”.

Nghe đức Phật hỏi như vậy, Địa Ý Bồ Tát tự suy nghĩ nếu ta nói có tức là thường kiến, nếu ta nói không tức là đoạn kiến, ta nên xa lìa hai bên ấy mà nói trung đạo. Suy nghĩ như vậy rồi liền bạch rằng: " Bạch đức Thế Tôn! Nghĩa như vậy ấy cũng không. Nếu là bất xuất bất diệt vô số vô lượng phi minh phi ám thì tức là Phật trí”.

Điện Ý Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu là không khứ không lai thì tức là Phật trí’.

Vô Tận Ý Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp chẳng bị tam thế nhiếp buộc, chẳng sa vào tam giới, chẳng phải là tam kiết tam trí tam thừa ấm giới nhập vân vân không có tăng giãm tức là Phật trí”.

Kim Cương Ý Bồ Tát nói:”Bạch đức Thế Tôn! Nếu chẳng phân biệt pháp phàm phu, pháp thánh nhơn, pháp hữu học, pháp vô học, pháp Thanh Văn pháp Duyên Giác và pháp Phật thì tức là Phật trí”.

Kiên Ý Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp không có chuyển thì tức là Phật trí”.

Bữu Thủ Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu quán tướng sanh tướng hoại của các pháp , quán rồi thông đạt hiểu biết không có đắc thất thì tức là Phật trí”.

Thiện Giác Ý Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Chúng sanh trong tam giới theo ý quán ý cũng chẳng hay biết ý thì tức là Phật trí”.

Phân biệt oán thân Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu người có thể chẳng ưa phiền não chẳng chán phiền não, chẳng ái, chẳng sân, chẳng bỏ, chẳng cầu, chẳng thí, chẳng niệm, thì tức là Phật trí”.

Liên Hoa Tử Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Chẳng thích tội phước được thâm pháp nhẫn chẳng hay chẳng biết ngã và ngã sở. Nếu chẳng hay biết ngã và ngã sở thì tức là Phật trí”.

Nguyệt Quang Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thể quán sát thấy tất cả các pháp dường như thủy nguyệt cũng chẳng thấy pháp có tăng có giảm thì tức là Phật trí”.

Vô Biên Ý Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu ở nơi các pháp chẳng thấy minh ám, nơi tất cả tâm chẳng thấy sanh diệt thì tức là Phật trí”.

Di Lặc Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thể quán sát bốn thứ phạm hạnh và bất thiện hạnh bình đẳng không có hai thì tức là Phật trí”.

Vô Tận Ý Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu quán tam thế lục Ba la mật hai tướng không có sai biệt thì tức là Phật trí”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu ở nơi các pháp tâm không có tham sân, cũng quán các pháp thậm thâm cảnh giới , cũng chẳng rõ biết chẳng phải chẳng rõ biết, cũng chẳng quán pháp có tăng có giảm, chẳng quán trí huệ và vô minh thì tức là Phật trí”.

Trong đại chúng có một Bồ Tát tên là Lạc Dục hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Thưa Đại Sĩ! Đức Như Lai Thế Tôn do nhơn duyên gì mà nói các nghĩa thậm thâm như vậy?”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Thưa Đại Sĩ! Vì khiến các chúng sanh xa lìa tà kiến được chánh kiến vậy. Được chánh kiến rồi chẳng sanh nhiễm trước, không có xan lẫn, chẳng gần ác hữu, chánh mạng tự sống, chẳng nhiễm trước tam kiết, thương xót chúng sanh, chẳng trụ trước Tam bữu, chẳng phỉnh dối tất cả, nơi các chúng sanh chẳng trước thủ chẳng xả ly, chẳng tham trước tài vật, chẳng tham trước tam giới, chúng sanh bống thì hay cứu hộ, hay phá ác đạo. Mở bày chánh lộ, chẳng thủ trước nhẫn nhục, lìa tất cả tưởng, diệt tất cả cấu, trừ tất cả ám, chẳng cầu quả báo. Do nhơn duyên ấy cầu Nhứt thiết trí. Đã được trí ấy rồi nơi âm thanh lắng nghe chữ câu chẳng sanh giác quán Phật ngữ tà ngữ, Phật hạnh tà hạnh, Phật pháp pháp khác, ấn giới nhập, công đức trang nghiêm, trí huệ trang nghiêm, mười Ba la mật, ba môn giải thoát, nghiệp và quả, thế trí Phật trí, nơi tất cả pháp như vậy chẳng sanh phân biệt. Vì cớ như vậy mà dức Như Lai nói những nghĩa thậm thâm ấy”.

Lạc Dục Bồ Tát nói: "Lành thay lành thay! Thiệt như lời đại sĩ nói. Nghĩa thậm thâm ấy tức là Phật trí, tại sao, ví không có sở giác trí vậy. Vì không có sở giác nên bất khả thuyết. Bất khả thuyết ấy tức là Phật trí. Nếu có thể biết được bất khả thuyết ấy thì nên biết rằng người ấy tức là Phật trí”.

Đức Phật nói: "Lành thay lành thay! Lạc Dục khéo có thể phân biệt tuyên nói Phật trí. Tại sao, cì chẳng thủ trước các pháp bất sanh bất diệt tức là Phật trí.

Nầy Lạc Dục! Chẳng thủ trước các pháp tức là biên bất xuất, là biên bất phá hoại, là biên vô minh Niết bàn chơn thiệt vô xuất, là biên hư không Niết bàn tất cả các pháp tất cả chúng sanh bất khả thuyết, là biên hư không, là biên vô quái ngại, là biên không có vật, là biên không có ấm, là biên không có rỗng không, là biên pháp ấm nghiệp ấm quà phi quả ấm tụ ấm không có vật, là biên không có vật, là biên hư không, là biên tất cả các pháp bất khả thuyết.

Nếu đại Bồ Tát có thể đầy đủ những biên như vậy tức là được Phật trí”.

Lúc nói Phật trí bất khả thuyết ấy tất cả ma chúng được Vô sanh pháp nhẫn, bỏ thân thô được thân tế thân tùy tâm ý thân pháp hóa.

Còn có hai vạn tám ngàn chúng sanh ở trong các pháp được Vô sanh nhẫn. Có chín vạn hai ngàn Bồ Tát được vô lượng đà la ni.

Tất cả chúng ma đem diệu hương hoa kỹ nhạc cúng dường tán tụng Như Lai và nói rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Bực thiện tri thức tức là căn bổn tại sao thiện pháp. Nay tôi vì gặp Phật thiện tri thức nên được lợi ích lớn”.

Đức Phật nói: "Nầy thiện nam tử! Ông nên chí tâm quán nơi các nghiệp.

Bấy giờ đức Thế Tôn vì chúng hội mà nói về quá khứ nghiệp.

Nầy thiện nam tử! Quá khứ vô lượng a tăng tỳ kiếp, kiếp ấy tên là Điện Trì, chúng sanh thuở ấy thọ mạng đủ sáu vạn tám ngàn tuổi, thế giới tên là Diệu Hương Quang Minh, Phật hiệu Hương Công Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Trị, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Thuở ấy thế gian có đủ ngũ trược. Có Chuyển Luân Vương tên là Hoa Mục thống trị tứ thiên hạ. Vương cùng với Đại Thần nhơn dân quyến thuộc đến chỗ đức Phật Hương Công Đức dưng diệu hương hoa phan lọng kỹ nhạc cúng dường đức Phật và Tỳ Kheo Tăng cung kính lễ lạy hữu nhiễu ba vòng nói kệ khen Phật:

Phật được trời người thường khen ngợi

Xa lìa các ác thích tịch tĩnh

Đủ bảy thánh tài phá bần cùng

Thế nào khiến chúng được thâm tri

Tu tập ba pháp môn giải thoát

Đã được lìa sanh lão bịnh tử

Hay độ chúng sanh ba ác đạo

Thế nào khiến chúng quá ma nghiệp.

Phật Hương Công Đức nói: "Nầy Đại Vương! Có đủ ba pháp thì được thậm thâm trí: một là chí tâm nhớ đến tất cả chúng sanh, hai là tu tập đại bi phá khổ chúng sanh và ba là thấy tất cả pháp không có chúng sanh thọ mạng và sĩ phu chẳng sanh phân biệt.

Còn có ba pháp hay quá ma nghiệp: Đối với chúng sanh chẳng sanh ác tâm, hai là lúc bố thí chẳng quán phước điền và phi phước điền, ba là quán tất cả pháp bình đẳng vô nhị dường như hư không bất sanh bất diệt không hành không vật không có tướng mạo chẳng tuyên nói được.

Bồ Tát có đủ các pháp như vậy thì được thậm thâm trí hay quá ma nghiệp”.

Luân Vương có một phu nhơn tên là Thiện Kiến cùng với tám vạn bốn ngàn thể nữ đồng cúng dường Phật, cúng dường rồi nói kệ rằng:

Đại Thiên thế giới không ai hơn

Thường thích tịch tĩnh tu đại bi

Khéo hành xa lìa không trần cấu

Thế nào khiến tôi lìa thân nữ

Đã được xa lìa tất cả oán

Chơn thiệt thấy sanh lão bịnh tử

Ngưỡng mong vì tôi diễn nói đạo

Khiến tôi có đủ thân nam tử

Lìa các cõi được đạo vô thượng

Hay ban hoan hỉ thêm pháp hành

Đầy đủ thập lục tứ vô úy

Thế nào khiến tôi lìa nữ thân

Xô diệt tứ ma tu tứ phạm

Thiệt ngữ đầy đủ phương tiện khéo

Ba mươi hai tướng tám mươi tốt

Thế nào khiến tôi lìa nữ thân

Phật Hương Công Đức nói:

"Nầy thiện nữ nhơn! Có phương tiện khó được lìa thân nữ hay phá nữ nghiệp nhẫn đến lúc được Vô thượng Bồ đề trọn chẳng thọ thân nữ nhơn, trừ vì thệ nguyện độ chúng sanh.

Phương tiện khéo ấy là Bữu tràng đà la nỉ môn. Nếu có thể tu tập môn đà la ni ấy thì được lía thân nữ tịnh thân khẩu ý được lìa ba chướng.

Nếu người được nghe tên môn Bửu Tràng đà la ni ấy thì lìa nữ thân được thân nam tử, đầy đủ thân vi diệu trí huệ, tịnh thân khẩu ý thích các hạnh lành, đầy đủ đa văn xa lìa ác nghiệp và chẳng thọ khổ báo, có thể diệt tội trọng ngũ nghịch vô gián. Tại sao vậy, vì Bữu Tràng đà la ni như vậy được diễn nói nơi vô lượng chẳng phải quá khứ để phá ác nghiệp và tăng trưởng thiện pháp vậy. Hiện tại mười phương vô lượng chẳng phải cũng đồng nói đó để phá ác nghiệp và tăng trưởng thiện pháp vậy. Đời vị lai thập phương chẳng phải cũng đồng nói đó để phá ác nghiệp khiến thiện pháp tăng trưởng vậy.

Hiện tại nay ta cũng lại tuyên nói môn Bữu Tràng đà la ni như vậy. Mười phương hiện tại chư Phật thảy đều tán thán đà la ni ấy.

Nầy Thiện nữ nhơn! Nếu trong quốc độ được thống lãnh của Quốc Vương có tên đà la ni như vậy mà tán thán thọ trì đọc tụng thơ tả, thì nước ấy được mười phương hiện tại chư Phật bộ niệm ngợi khen, tất cả chư Thiên nhẫn đến Sắc Cứ Cánh Thiên cũng đồng hộ niệm ngợi khen. Nơi mà Quốc Vương ấy đi đứng ngồi nằm cũng có vô lượng Thiên, Long Dạ Xoa đều đồng hộ niệm làm cho quốc độ ấy hoà an vô tranh, không có tật bịnh, binh cách chẳng khởi, không có mưa gío xấu ác, chẳng lạnh chẳng nóng, ngũ cốc được mùa, chư ác quỉ thần và ác cầm thú đều có tâm lành chẳng sanh lòng ác hại. Quốc độ nào có kinh điển nầy thì những ác tính bất tường ác tướng ác bịnh thảy đều trừ diệt. Nếu Quốc Vương khởi binh chinh phạt mà chuyên niệm kinh nầy thì có thể dẹp cường địch khiến mình đắc thắng. Nếu cả hai Vương đều niệm thì hai binh hòa đồng chẳng xâm hại nhau.

Nếu có quốc độ thành ấp thôn xóm mà người ho8ạc xúc vật có bịnh dịch thì nên chép kinh nầy đặt trân đầu tràn phan, thì những tật dịch bất tường ấy thảy đều trừ diệt.

Nếu có pháp sư trì giới tinh tiến, ngày thứ mười lăm trong tháng, tự tắm rửa sạch sẽ dùng diệu hương hoa cúng dường Tam bữu, lên toà sư tử tán thán đà la ni nầy. Pháp sư ấy có thể hộ trì quốc độ mình ở, những hiện tượng xấu ác liền tiêu diệt, cũng có thể điều phục giáo hóa chúng sanh nhẫn đến được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Thiện nữ nhơn! Nếu có người hay đọc tụng kinh nầy nhẫn đến một bài kệ, người như vậy trọn chẳng còn thọ thân nữ nhơn, cũng được chẳng thối thất tâm Bồ đề.

Lúc Phật Hương Công Đức nói đà la ni ấy rồi lấy ngón chơn ấn đất. Liền đó cả đại địa chấn động sáu cách, mười phương đại địa cũng chấn động như vậy. Trong các cõi ấy những hàng Thiên Long Dạ Xoa do công đức lực của Phật Như Lai nên lòng sanh vui mừng cũng đều thấy va nghe diễn nói đà la ni”.

Đức Như Lai nói Bữu Tràng đà la ni rằng:

Nam mô bà gìa bà đế thọ đế tam miệu, gìa đà bà sa thất lợi đầu đa đà gìa đa dã, na ma xá ca mâu na đầu, đa tha gìa đa dã, da đà gìa đa dã, da đà dã, tha ám lạc sí, ám lạc sí mục sí, xà lệ, xà la xà lân nê, xà la bạt lại đế, xà hê lệ ba la, phú lũ sa, tam ma xa, a ma di, trầm ma di, ma ha di, xà ma di, bà la di, bà bà tì, bà bà tì, bà bà tì, bà xà tì, ba la ha, bà lệ tỉ, xà ha di, bà la ha, bà lệ tỉ. A la xà hê, xà đấu mục khê, bà phái la, sa phái la tu đà, bạt lại kỳ. Đàn đế lệ. Đàn đế la, đàn đế lệ, tu lệ tì ha gìa, chiên đà tì ha gìa, chiên đà tì ha gìa. Chiết thu, thọ đề sa tì a gìa, tát bà xoa thương, đế đa phàm tu la tì ha ca da xà la xà la ca xa di lệ a, xa di lệ a, xa di lệ a, xa di lệ a, xa di lệ a, tỳ bà xa, a yết, ma đậu ninh, đậu ninh, đậu ninh, ôn ma, ốc tỳ bà xa đề, xà na khất lật đa, a nột bà đà lệ, nô ương quật lệ cứu la a, nhơn đà bà lệ, ba ha na tỳ bà xa đà yết bà gía bà kỳ, gía bà kỳ, gía bà kỳ, a mộ a đà xá ni, bà lệ bạt kỳ, bà sư cửu ma yết ma thọ kỳ, yết xa hê, xà hê thọ kỳ, ni ca tỳ la sa, tỳ la sa, tỳ la sa, tỳ la sa, tỳ lại xà, tỳ lại xà, kiếp bà ma na kiếp sa, hê lợi hi lệ, hi lệ a na bà kỳ đàm ma đàn na xà na, a bà la di lệ đà, a la quân đà, ba thực tỳ bà kỳ na đế lệ bà phàm, yết ma xoa đế bà la đốt phả bà, phú lâu sa đa phàm, a tam ma, tam ma, tam ma, tỳ kỳ nhã đa đà, a kiệt đà, sá ha.

Đức Thế Tôn vì đại chúng nói đà la ni ấy, năm trăm thể nữ nghe rồi liền được thân nam tử. Còn có vô lượng người nữ và Thiên nữ cũng thọ thân nam tử và được bất thối tâm Bồ đề dứt hẳn tất cả nghiệp quyết định nữ thân.

Lúc phu nhơn Thiện Kiến nghe đà la ni ấy rồi, hàng quyết thuộc theo phu nhơn tám vạn bốn ngàn nữ nhơn cũng chuyển thân nữ được thân nam tử, còn có vô lượng nhơn nữ Thiên nữ cũng chuyển nữ thân được thân nam tử.

Lúc ấy Chuyển Luân Vương đem tứ thiên hạ giao phó Thái Tử rồi cùng vô lượng người xuất gia tu Phật đạo.

Vô lượng chư Thiên nghĩ rằng Chuyển Luân vương do nhơn duyên gì bỏ nước xuất gia. Họ lại bảo nhau rằng cõi nầy có Như Lai diễn nói diệu pháp, do nơi pháp lực nên nữ chuyển thân nam, có bỏ nhà mặc ca sa có thể vì hàng bạch y diễn nói vui nhơn thiên phá khổ tam ác đạo diệt tất cả cõi xô ngã ma nghiệp làm cho ma thọ khổ. Ma đã thọ khổ chẳng thích nghe pháp cho rằng đại ảo thuật sư đó là Hương Công Đức Sa Môn vậy. Còn có kẻ nói nên biết Sa Môn ấy tức là ma vậy, tại sao, vì hay chuyển thân nữ được thân nam tử.

Lúc ấy có một đại thần tên là Thiện Hạnh nói như vầy: Các phụ nữ của ta đều làm nam tử. Vô lượng vợ thiếp con gái các người cũng chuyển bổn hình mà thọ thân nam tử rồi cạo bỏ tác râu mặc ca sa quy hướng thuộc về Sa Môn ấy. Chỉ còn lại mình ta chẳng đi.Chúng ta nên bỏ quốc độ nầy vĩnh viễn chẳng thấy chẳng nghe đại ác nhơn ấy. Mọi người nghe lời nói ấy của đại thần đồng xướng lên rằng: Phải đó, nay ta nếu muốn chẳng thấy chẳng nghe xa lìa ác Sa Môn ấy thì nên vào thâm sơn. Mọi người bỏ nhà vào thâm sơn xuất gia tu pháp Bà La Môn mà nói rằng: Không có giải thoát không có thiện ác quả báo. Trong đời nầy có một Sa Môn xuất hiện tuyên nói đoạn kiến nói ma nghiệp khi dối chúng sanh, với ác Sa Môn đại ảo thuật sư ấy nếu người nào qua thấy nghe lời nói của ổng thân cận lễ bái cúng dường cung kính thì tâm sẽ cuồng loạn không còn hiểu biết nên cạo bỏ tóc râu mặc ca sa bỏ nhà cửa của cải thọ pháp xin ăn ở gò mả, thọ pháp ăn một bữa, ở trong sanh tử ý tưởng nhàm lìa chẳng còn thích ưa vui ngũ dục và các thứ hương hoa chuỗi ngọc trang sức kỹ nhạc, chẳng còn ưa nói đến sự việc thế gian, có đủ những pháp bất thiện như vậy, nói đoạn kiến hành nơi ma nghiệp, là kẻ oán thù lớn của các chúng sanh, giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh khiến họ sanh đoạn kiến. Nếu ai chẳng thấy ác Sa Môn ấy và chẳng nghe lời của ổng thì được lợi ích lớn.

Lúc đó Hoa Mục Tỳ Kheo nghe có vô lượng người sanh đại tà kiến tự nghĩ rằng nếu ta chẳng điều phục chúng sanh tà kiến như vậy thì làm sao được Vô thượng Bồ đề.

Hoa Mục Tỳ Kheo đến thỉnh Phật Hương Công Đức cùng vô lượng Tỳ Kheo Tăng đi khắp cả nước thành ấp tụ lạc các nơi thuyết chánh pháp, đó là xa lìa ác pháp tu hành thiện pháp, hoặc nói pháp Đại thừa, hoặc nói pháp Duyên Gíac thừa, hoặc nói pháp Thanh Văn thừa, hoặc nói Sa Môn quả, hoặc giới Tỳ Kheo, hoặc giới Ưu Bà Tắc, hoặc nói pháp Tam Quy, hoặc lại nói pháp chuyển thân nữ, hoặc nói môn Bửu Tràng đà la ni, hoặc nói pháp thập thiện nghiệp đạo.

Lúc nói các pháp ấy, phá trừ được lưới nghi của vô lượng chúng sanh, khởi tâm lành phát tâm Vô thượng Bồ đề, làm cho vô lượng chúng sanh đến chỗ Phật, chỉ trừ một đại thần Thiện Hạnh hướng về Hoa Mục Tỳ Kheo phát ác thệ nguyện: Nếu đời vị lai người thành Vô thượng đạo thì ta sẽ ở cõi nước người làm ác ma đến Bồ đề thọ làm sự khủng bố lớn. Nếu người thành Phật rồi ta sẽ phá pháp của người. Nếu ta ở nơi người mà sanh tín tâm thì người sẽ thọ ký cho ta”.

Thuật việc quá khứ ấy rồi, đức Thế Tôn bảo chúng ma rằng: "Nầy các thiện nam tử! Thuở quá khứ ấy, Hoa Mục Tỳ Kheo nay là thân ta. Phu nhơn Thiện Kiến ấy nay là Di Lặc Bồ Tát. Đại thần Thiện Hạnh ấy nay là ma vương Ba Tuần vậy.

Nầy Ba Tuần! Thuở quá khứ ấy ngươi phát tuệ nguyện như vậy, nay nếu ở chỗ chúng ta mà ngươi sanh tín tâm ta sẽ thọ ký cho. Vì vậy nay ta xứng bổn nguyện của ngươi mà thọ ký Vô thượng Bồ đề cho ngươi.

Nầy Ba Tuần! Thuở quá khứ ở chỗ Phật Hương Công Đức ông lễ bái cúng dường, do thiện căn ấy nay ta thọ ký Bồ đề cho ông”.

Lúc nói pháp nầy, có năm trăm thể nữ được thân nam tử, vô lượng chúng sanh do pháp tam thừa mà được điều phục.

Bấy giờ Đại Thiên thế giới có trăm ức ma vương đều tụ họp đến chỗ ma vương Ba Tuần.

Ba Tuần nói với chúng rằng: "Nầy các Ngài! Các Ngài có biết chăng, nơi thế gian có Thích Chủng Tử xuất hiện làm đại ảo thuật sáu năm khổ hạnh, đến ngồi cội Bồ đề. Lúc ấy ta lãnh ba vạn sáu ngàn ức binh chúng đến chỗ ấy dùng hết thần lực mà chẳng làm lay động được tòa kim cương. Cù Đàm nơi cội Bồ đề thành tựu ảo thuật, do sức ảo thuật làm cho toàn cõi Đại Thiên chấn động sáu cách khiến quyến thuộc ta ngã té như cây trốc gốc.

Cù Đàm thành tựu cô tướng ảo thuật khiến mười phương những hàng trí nhơn đều quy thuộc. Ta suy tìm tâm tướng độ chúng sanh của Cù Đàm ở đâu mà chẳng biết được. Nếu có ai chí tâm quy y Cù Đàm, ta tận lực cũng chẳng động được một sợi lông của người ấy, cũng chẳng dối gạt được chẳng làm họ sợ được.

Nay năm trăm thể nữ của ta và các quyến thuộc ta đều quy hướng Cù Đàm mà ta không ngăn cản được.

Các Ngài phước đức rộng lớn có nhiều thần lực, nếu các ngài có lòng giúp ta thì ta ắt có thể phá diệt Thích Tử ấy, cũng có thể dẹp bọn quy y diệt hết các pháp Sa Môn tăng trưởng ma nghiệp, các Ngài và ta sẽ thọ vui vô thượng”.

Trong chúng ấy có ma vương tên Thân Cận nói: "Thích Tử ấy trọn đã thành tựu vô lượng công đức có công đức trang nghiêm trí huệ trang nghiêm, chẳng ở các cõi, hay điều phục tất cả chúng sanh, hay phá mọi thứ khổ phiền não, thân tịnh tâm tịnh. Chúng ta chẳng thể khởi ác làm hại được”.

Ba Tuần nói: "Quyến thuộc của ta bị Thích Tử ấy gạt lầm. Nếu các Ngài chẳng làm phương tiện thì chẳng bao lâu thế giới nầy sẽ trống rỗng”.

Lại có ma vương lên tiếng nói: "Như Lai chẳng ở tất cả các cõi, tâm tịnh thân tịnh, xa lìa tất cả ác phiền não được giải thoát nơi tam giới, tất cả thứ hữu vi chẳng trói buộc được, thế nên gọi là vô thượng tịch tĩnh. Tịch tĩnh như vậy thì có ai hủy hại được”.

Ba Tuần nói: "Nếu các chúng sanh tham trước ngũ dục trong dục giới mà quy về Thích Tử ấy, người ấy có thể phá hoại bốn ma. Các người ác như vậy mà chẳng trị thì các Ngài làm sao thống trị Dục giới”.

Lại có ma vương lên tiếng nói: "Thích Tử ấy như ảo như dương diệm chẳng tuyên nói được, không có xứ sở không có chướng ngại. Người như vậy làm sao hại được”.

Ba Tuần nói: "Thích Tử ấy ở trong dục giới nầy thọ thực thọ cúng dường dối gạt mê lầm chúng sanh, sao chúng sanh lại không trừng trị”.

Lại có ma vương nói: "Nay thần lực của ta có và thần thông lực của quyến thuộc hiệp lại chẳng bằng một phần mười sáu thần thông lực của Thích Tử ấy thì sẽ làm thế nào hại được”.

Ba Tuần nói: "Lúc Cù Đàm ấy vào thành khất thực, ta sẽ dùng phương tiện khiến trọn ngày xin chẳng được một hột cơm, lại sẽ ném đá lớn mắng nhiếc chọc sanh lòng sân hận, một mình ta còn có hi vọng là được ấy huống là các Ngài có đông quyến thuộc”.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy