× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Đại Bảo Tích



Phần 55 LV. Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát - Thứ 55 (5)

Trong hư không còn phát ra tiếng diệu kệ rằng : 

Các pháp tánh với hư không Ðồng

Nay nói môn ấy Ðại chúng nghe

Như hư không không cao không hạ

Không cao hạ nên không thể tánh

Như hư không vô sanh vô diệt

Không sanh diệt nên tánh chẳng hư

Như hư không không tăng không giảm

Không tăng giảm nên Ðồng pháp tướng

Như hư không không sáng không tối

Không sáng tối tâm tánh cũng vậy

Như mặt nhựt chiếu sáng hư không

Hư không cũng không có vui mừng

Chẳng chiếu sáng hư không chẳng buồn

Người trí học Ðạo cũng như vậy

Như mâu, tên Ðâm bắn hư không

Không làm thương tổn hư không Ðược

Người hành Ðạo tu tập quán không

Cũng không gì làm tổn thương Ðược

Như hư không Ðược nước nhuần thấm

Hư không không hề có vui mừng

Người trí Ðược khen Ðược lợi lộc

Vẫn không mừng vui cũng như vậy

Như hư không bị chê Ðược khen

Hư không không hề có phân biệt

Người trí bị chê hoặc Ðược khen

Không có phân biệt cũng như vậy

Như cả Ðại Ðịa Ðều rúng Ðộng

Hư không không hề có Ðộng lay

Người trí vô y vô sở Ðắc

Chẳng Ðộng pháp tánh cũng như vậy

Như hư không lửa chẳng cháy Ðược

Phiền não chẳng cháy Ðược người trí

Như hư không thường trụ chẳng hoại

Pháp giới cũng thọ tất cả pháp

Như hư không không có sắc thấy

Tâm tánh vô tướng Ðồng hư không

Hư không giả danh không hình mạo

Tâm ý thức cũng là giả danh

Hư không vô biên chẳng lấy Ðược

Thánh trí vô biên Ðồng hư không

Như chim bay không chẳng dấu vết

Hành Bồ Ðề chẳng thấy Ðược hành

Thân mất quá khứ Ðồng hư không

Hiện tại ngũ ấm Ðồng hư không

Tứ Ðại cũng vậy Ðồng hư không

Như sau tam tai không tướng khác

Tất cả chúng sanh không biết Ðủ

Phàm phu ngũ dục không hề Ðầy

Người có thánh trí biết các pháp

Biết Ðủ chẳng cầu lìa tham trước

Hư không rộng lớn không bờ mé

Phật pháp rộng lớn cũng như vậy

Người biết pháp tánh là Phật pháp

Chẳng dựa lấy vật chẳng bỏ vật

Biết vật chẳng vật trụ thiệt tế

Nơi vật chẳng vật không hai tướng

Tiếng rõ không không chẳng phải tiếng

Không âm thanh gọi là hư không

Phật dầu nói không trọn không nói

Tánh chẳng nói Ðược gọi là không

Huyễn hóa mộng dã mã bóng vang

Chư Phật thuyết pháp cũng như vậy

Vì dắt chúng sanh nói những dụ

Nghĩa chơn tịnh không ví dụ Ðược

Pháp không tướng dùng tướng Ðể nói

Tướng không tướng pháp tánh Ðều không

Tướng không rỗng không không có tướng

Biết Ðược tướng nầy là Bồ Tát

Không trệ ngại không hí không Ðộng

Không thỉ không chung là Bồ Tát

Chẳng rời chúng sanh chẳng chúng sanh

Như chúng sanh tánh là Bồ Tát

Như ảo sư giết các người ảo

Không ai chết Ðược Ðộ cũng vậy

Ảo chúng sanh Niết bàn Phật pháp

Biết Ðồng một tánh không tánh tướng

Đại Sĩ Ðược tạng không vô tận

Ban Ðủ tất cả không cùng tận

Xưa trồng công Ðức Ðược tạng nầy

Chẳng tham chứa mới Ðược như vậy

Biết Ðược các pháp nhơn duyên sanh

Tạng ấy vô tận chẳng nghĩ bàn

Đấng cứu Ðời nói bốn vô tận

Không, Ðạo tâm, chúng sanh, Phật pháp

Nếu các của cải là có thiệt

Thì mới có thể chức nhóm Ðược

Chẳng phải thiệt có nên vô cùng

Vì chẳng phải thiệt nên vô tận

Pháp khôn cứu cánh tận vô tận

Vô tận chẳng tận là vô tận

Biết pháp môn này gần Bồ Ðề

Trụ môn này mau thành Bồ Ðề. 

Do thần lực của Hư Không Tạng Bồ Tát nên từ hư không vang ra những pháp âm vi diệu như vậy và tất cả của cải vật báu làm sung túc tất cả chúng sanh.  Làm cho tất cả chúng sanh khắp cõi Đại Thiên Ðược vô lượng bất tư nghị khoái lạc thỏa mãn sở nguyện.  Chúng sanh bịnh khổ Ðược thuốc chữa lành.  Chúng sanh nghèo cùng Ðược vô lượng trân bửu.  Chúng sanh bị trói nhốt Ðược cởi mở giải thoát.  Chúng sanh chẳng Ðủ các căn thì Ðược Ðủ các căn.  Chúng sanh Ðáng bị tử hình thì trên không rơi hóa nhơn thay thế họ.  Người thân yêu ly biệt từ lâu nay Ðược Ðoàn tụ.  Chúng sanh lo rầu nay Ðều hết lo.  Chúng sanh Ðọa tam Ðồ Ðược ánh sáng ấy chạm thân trừ tất cả khổ não thân tâm an lạc. 

Lúc bấy giờ trong Đại Thiên thế giới, chúng sanh ăn uống no Ðủ vui vẻ dạo chơi Ðầy Ðủ ngũ dục.  Hoặc có kẻ bố thí tạo các công Ðức.  Chúng sanh có Ðủ trọn vẹn những sự an lạc như vậy, họ Ðều nói rằng : mới Ðược bực Đại Sĩ này có thể ban vui cho Ðời, do Bồ Tát Hư Không Tạng xuất thế nên thế gian Ðược ban bố cam lộ.  Đại Sĩ này mới có thể thường siêng tinh tiến, vì ban vui cho tất cả chúng sanh không hề mỏi mệt vậy. 

Hư Không Tạng Bồ Tát hiện những thần biến như vậy làm vui Ðẹp tất cả chúng sanh tánh, thị hiện Bồ Tát thần lực dùng tài thí và pháp thí Ðể nhiếp thủ chúng sanh, khiến vô lượng a tăng kỳ chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, làm cho vô lượng Bồ Tát Ðược Vô sanh Pháp nhẫn.  Còn làm cho vô lượng a tăng kỳ bất khả thuyết bất khả thuyết Bồ Tát phát cần tinh tiến Ðược thành tựu các môn tam muội, các môn Ðà la ni, các môn thần thông du hí. 

Trong pháp hội có một Bồ Tát tên là Sanh Nghi tự nghĩ rằng: Việc này là bất tư nghị bị tằng hữu.  Bồ Tát Hư Không Tạnh chỉ hiển hiện thần thông lực ở Ta Bà thế giới này, hay là cũng hiển hiện thần thông nơi thế giới phương khác. 

Biết tâm niệm của Sanh Nghi Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát từ nơi thân phóng ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương chư Phật thế giới.

 Sanh Nghi Bồ Tát cùng chư Bồ Tát Ðều thấy thần lực của Hư Không Tạng Bồ Tát ở nơi mười phương vô lượng vô biên bất khả tư nghị chư Phật thế giới ứng hóa chúng sanh cũng Ðồng như tại thế giới Ta Bà này.

 Thấy thần biến như vậy rồi, Sanh Nghi Bồ Tát cung kính lễ Hư Không Tạng Bồ Tát rồi chắp tay bạch rằng : «Hi hữu thay Đại Sĩ có thể Ðặt tạng báu vô tận ơ hư không mưa Ðầy Ðủ khắp vô lượng thế giới mà vẫn không hết.  Đại Sĩ Ðặt tạng ấy ở trong hư không Ðã Ðược bao lâu rồi ?". 

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Từ lúc tôi phát tâm Vô thượng Bồ Ðề thì tạng báu ấy thường ở trong hư không".

 Sanh Nghi Bồ Tát lại hỏi : «Đại Sĩ phát tâm Vô thượng Bồ Ðề từ lúc nào ?". 

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Đức Thế Tôn biết rõ, Đại Sĩ nên bạch hỏi". 

Sanh Nghi Bồ Tát bạch Ðức Phật : «Bạch Ðức Thế Tôn ! Hư Không Tạng Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ Ðề từ lúc nào, mong Ðược Thế Tôn nói cho chúng tôi hết nghi". 

Đức Phật nói : «Nầy Sanh Nghi !  Sự ấy lâu xa thậm thâm khó biết.  Nếu nói Ðó thì sẽ làm cho hàng thiên nhơn Ðều sanh nghi hoặc chẳng tin lời Phật.  Vì chẳng tin họ mắc vô lượng tội". 

Sanh Nghi Bồ Tát lại bạch rằng : «Ngưỡng mong Ðức Thế Tôn nói Ðó.  Nếu có người từ lâu Ðã trồng căn lành quyết sẽ tin thọ". 

Đức Phật nói : «Nầy Sanh Nghi !  Ông Ðã ân cần cầu thỉnh, Ðâu Ðược chẳng nói.  Lắng nghe lắng nghe khéo suy nghĩ Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói, Ðể người có căn lành kiên cố Ðã lâu trồng cội công Ðức sanh lòng vui mừng. 

Này Sanh Nghi !  Như những hằng hà bằng số cát một hằng hà, số cát trong tất cả những hằng hà ấy, cứ một hột cát là một Phật thế giới, nghiền nhỏ tất cả hằng hà sa số thế giới ấy thành vi trần rồi tụ lại một chỗ.  Có một người trường thọ cứ một kiếp mới lượm lấy một vi trần trong Ðống vi trần ấy mãi Ðến lúc lấy hết số vi trần.  Thời gian Hư Không Tạng Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ Ðề Ðến nay số kiếp còn quá hơn số kiếp vi trần kia chẳng phải toán số biết Ðược. 

Nầy Sanh Nghi ! Nên Ðem Ðây Ðể so sánh biết thời gian phát tâm Vô thượng Bồ Ðề của Hư Không Tạng Ðến nay bao lâu vậy.

 Lại này Sanh Nghi !  Về quá khứ, quá số cát những sông Hằng bằng số cát sông Hằng, lấy số cát này một hột cát là một Phật Ðộ, nghiền tất cả quốc Ðộ này thành vi trần, một vi trần là một kiếp, lại quá số này trăm ngàn muôn kiếp, lúc bấy giờ có Phật hiệu là Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới ấy tên là Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ, kiếp ấy tên là Chúng Bửu Trang Nghiêm. 

Tại sao thế giới ấy có tên là Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ ? 

Nầy Sanh Nghi !  Vì cõi nước ấy chơn tịnh có thể hiện mười phương chư Phật sát Ðộ, như mặt trăng tròn sáng không bị che chướng hiện bóng trong nước trong.  Vì vậy nên mười phương vô lượng a tăng kỳ chư Phật quốc Ðộ và chư Phật ấy cùng tòa sư tử cả việc làm của chúng sanh Ðều hiện rõ trong thế giới Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ ấy.  Thế giới ấy bằng một trăm ức Đại Thiên thế giới. Thế giới ấy rộng rãi trang nghiêm thanh tịnh giàu dư an ổn, trời người Ðông Ðúc, mặt Ðất bằng phẳng không có gò nổng cao lõm dơ dáy hôi thúi.  Có nhiều loại trân bửu xen tạp làm thành xinh Ðẹp Ðáng thích, khắp nơi treo những lụa màu tràng phan lọng tốt trang nghiêm, Ðốt các thứ hương tốt như chiên Ðàn trầm thủy, phía trên thì giăng màn kiếp ba nhiều màu, dưới thì trải Ðầy những hoa tươi Ðẹp.  Khắp mọi nơi mọc những cây hoa báu, cây quả trái, cây y phục, cây chuỗi ngọc, cây kỹ nhạc, cây bửu khí, cây hương, cây Ðèn Ðuốc, cây thuốc men, khắp nơi trang nghiêm làm ranh tám hướng Ðường sá bằng thẳng phân minh.  Những chuỗi ngọc chơn châu, lưới báu trang nghiêm làm người xem không nhàm chán.  Trong thế giới ấy chẳng nhờ ánh sáng mặt nhựt mặt nguyệt, dùng những cây Ðèn Ðuốc và cây báu ma ni phát ánh sáng mát lành chiếu khắp mọi nơi và luôn sáng không có ngày Ðêm, chỉ lấy bửu hoa lúc nở lúc búp Ðể biết thời tiết.  Chúng sanh trong cõi ấy không có tàn tật, Ðui mù, câm Ðiếc, què thọt, lùn xấu, không có thân thể chẳng toàn vẹn dung mạo xấu ác.  Tất cả mọi chúng sanh Ðều thành tựu ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm thân thể.  Trong thế giới ấy nhẫn Ðến không có tên ác xấu tam Ðồ bát nạn, cũng chẳng nghe tiếng tăm ngoại Ðạo các dị học, tất cả chúng sanh Ðều quyết Ðịnh Vô thượng Bồ Ðề, cũng không có tên hiệu Thanh Văn, Bích Chi Phật.  Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai thuần nói pháp Đại thừa Bồ Tát.  Trong cõi ấy không có nữ nhơn và thai sanh, tất cả chúng sanh Ðều tự nhiên hóa sanh, lúc hóa sanh Ðều ngồi kiết già Ðoan nghiêm, không có già cùng bịnh tật trọn cả thọ mạng.  Lúc sau khi mạng chung Ðều sanh về Tịnh Ðộ phương khác hoặc sanh trở lại bổn quốc.  Thế giới Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ ấy thành tựu vô lượng vô biên bất khả tư nghị công Ðức như vậy, nếu ta ở trong thời gian một kiếp hoặc dưới một kiếp nói cũng chẳng hết Ðược. 

Nầy Sanh Nghi !  Lúc ấy trong quốc Ðộ Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ có một Chuyển Luân Thánh Vương tên là Chúng Thiên Quán Đảnh thống lãnh cả cõi Đại Thiên.  Thánh Vương ấy ở chỗ chư Phật Ðã từ lâu vun trồng cội công Ðức, thành tựu lợi căn trí huệ oai Ðức, có ba vạn sáu ngàn Vương Tử tất cả Ðều hóa sanh ngồi kiết già trong hoa sen, cũng từ lâu trồng căn lành ở chỗ chư Phật quá khứ. 

Bấy giờ Ðức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai cùng hàng trời người Ðại chúng vi nhiễu Ði Ðến chỗ ở của Thánh Vương.

 Có chúng Bồ Tát vô lượng vô số chẳng phải các toán sư và Ðệ tử của toán sư mà có thể tính biết. 

Đức Phật ấy thọ một trăm ngàn kiếp, mỗi kiếp thời gian dài ngắn như kiếp Hiền ở Ðây.  Chúng sanh cõi ấy trải qua ngần ấy kiếp số mà gọi là một kiếp. 

Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh thỉnh Ðức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai và chư Bồ Tát Tăng trong bốn mươi trung kiếp, mỗi trung kiếp ấy thời gian dài ngắn như một trung kiếp tại Ðây, thọ sự cúng dường thích ý những món ăn uống ngon lành, những y phục, ngọa cụ, phòng nhà, Ðền Ðài, vườn tược, rừng cây, ao tắm v.v…tất cả món cần dùng. 

Để cúng dường Ðức Phật, Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh trang nghiêm một Tiểu Thiên thế giới làm ngôi nhà Ðẹp, Ðất toàn bằng lưu ly bửu, tường thành bao quanh bằng các thứ báu hiệp thành.  Cột nhà ấy bằng gỗ xích chiên Ðàn và gỗ ưu Ðà la sa la chiên Ðàn xen chạm cẩn với báu xa cừ.  Ngôi nhà báu Ðẹp trang nghiêm dường ấy rất Ðáng ưa thích. 

Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai sau giờ ăn giữa ngày, từ tam muội dậy, ở trong ngôi nhà ấy vì Ðại chúng thuyết pháp. 

Thánh Vương ấy còn trang nghiêm một ngôi nhà lớn rộng bằng một tứ thiên hạ, muốn Ðức Thế Tôn và chư Bồ Tát Tăng thọ thực trong Ðó, mỗi ngày cần dùng vật thực giá trị bằng khối trân bửu như tòa núi lớn. 

Trong thời gian bốn mươi trung kiếp cúng dường Phật và Bồ Tát Tăng, Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh thường chuyên nhứt niệm chưa từng phóng dật chẳng làm việc gì khác, thường dùng tất cả món thích dùng Ðể cúng dường Phật và Tăng.  Làm công Ðức trong thời gian ấy, Thánh Vương cũng chẳng phát nguyện chẳng cầu mong sự gì cả.  Mãn bốn mươi trung kiếp ở ngày sau rốt, Thánh Vương Ðem ba y vô giá cúng dường Phật và Bồ Tát Tăng.  Ngày ấy sau giờ ăn giữa ngày, Ðức Thế Tôn ấy vì Ðại chúng nói rộng diệu pháp.  Lúc ấy vì nghe pháp, Thánh Vương và hàng thị tùng cùng Ðến chỗ Phật. 

Đức Phật Tịnh Nhứt Thiết Nguyện Oai Đức Thắng Vương Như Lai biết Thánh Vương công Ðức thuần thục kham nghiệm hữu dụng, Ðức Phật ngồi yên bất Ðộng trên tòa sư tử suốt bảy ngày bảy Ðêm không có ý tưởng ăn uống nói kinh Đại thừa tên là Nhiếp Bồ Tát Tịnh Hạnh Bất Thối Chuyển Luân Phương Tiện Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh và hàng Ðại chúng trong bảy ngày bảy Ðêm nghe pháp cũng không có ý tưởng ăn uống. 

Đức Thế Tôn ấy nói pháp như vậy muốn cho Ðại chúng nghe thọ trì hết chẳng quên mất. 

Trong bảy ngày Ðêm Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh tâm chẳng phân tán theo Phật nghe pháp vui mừng hớn hở thân tâm vui thích, Ðứng dậy lễ chưn Phật hữu nhiễu bảy vòng rồi gối hữu chấm Ðất chắp tay hướng lên Phật thâm tâm thuần chí phát tâm Vô thượng Bồ Ðề nói kệ rằng : 

Tôi phát tâm Vô thượng

Thỉnh triệu các quần sanh

Người không cứu tôi cứu

Đời tối tôi khai sáng

Chẳng vì một pháp hành

Chẳng vì cúng một Phật

Chẳng vì một chúng sanh

Tôi nguyện Ðộ không thừa

Khổ sanh già bịnh chết

Kẻ bị khổ bức não

Tất cả chớ sầu lo

Tôi thề sẽ Ðộ họ

Tham sân si mạn trùm

Thất Ðạo tạo nghiệp ác

Chánh pháp trừ tà nghiệp

Dẫn Ðến thành vô úy

Chúng sanh Ðọa tam Ðồ

Chỗ nạn chịu các khổ

Bền chí chớ lo sợ

Tôi Ðến ban vô úy

Bị vô minh si che

Chẳng biết môn giải thoát

Vì họ tôi Ðốt Ðuốc

Được sáng Ðến Niết bàn

Bị bốn dòng cuốn trôi

Chìm Ðắm chẳng Ðược bờ

Tôi tạo thuyền thắng pháp

Cho họ khỏi các dòng

Ở sanh tử Ðói khát

Ăn hết phước lành trước

Vì họ làm Đạo Sư

Sẽ khiến Ðến an vui.

Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh nói kệ xong, thế giới Hiện Vô Lượng Chư Phật Sát Độ liền chấn Ðộng sáu cách, có ánh sáng chiếu khắp nơi.  Thánh Vương phát Ðạo tâm rồi Ðược Bồ Tát tam muội tên là Bất Thối Bồ Ðề tâm, do sức tam muội ấy nên thường Ðược thấy chư Phật vô ngại, cho Ðến trong chiêm bao các phiền não cũng chẳng hiện hành, từ Ðó về sau, tâm Thánh Vương chẳng cùng chung với tật Ðố, chẳng cùng chung với phá giới, chẳng cùng chung với sân hận, chẳng cùng chung với giải Ðãi, chẳng cùng chung với tán loạn, chẳng cùng chung với ngu si.  Vì nghe pháp nên trọn Ðời Thánh Vương thường hầu hai bên Ðức Thế Tôn, cũng thường giáo hóa ba vạn sáu ngàn Vương Tử khiến phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, cũng giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh khác khiến họ phát Bồ Ðề tâm. 

Này Sanh Nghi !  Thánh Vương Chúng Thiên Quán Đảnh thuở xa xưa ấy nay chính là Bồ Tát Hư Không Tạng vậy.  Còn chư Vương Tử và Ðại chúng Ðược Thánh Vương giáo hóa khiến phát Bồ Ðề tâm ấy thì nay là chư Ðại Bồ Tát Ðại lực tinh tiến Ðại trí huệ Ðang nghe pháp Ðây vậy. 

Này Sanh Nghi !  Hư Không Tạng từ lúc phát tâm Ðến nay trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp hành Bồ Tát Ðạo.  Hư Không Tạng Bồ Tát từ lúc phát tâm về sau chưa từng mất tâm Bồ Ðề, chưa từng thai sanh, thường gặp chư Phật nghe pháp và cúng dường chúng Tăng, ở chỗ chư Phật thọ trì chánh pháp nhiếp thủ kiên trì chưa từng thất niệm, hay khéo phân biệt thật hành Ðầy Ðủ.  Lúc sơ phát tâm rồi Ðược bực thậm thâm nan giải Bồ Tát sơ Ðịa, hay làm các sự bố thí thành tựu Ðại bi, Ðược không hí luận phát siêng tinh tiến không hề nhàm mỏi, học tất cả các sách luận, biết tất cả thế pháp, thành tựu Ðức tàm quí, Ðược niệm lực kiên cố.   Bồ Tát ấy trụ bực Sơ Ðịa trong vô lượng a tăng kỳ bất khả xưng, bất khả lượng, bất khả tư nghị, bất khả thuyết bất khả thuyết a tăng kỳ kiếp hay thanh tịnh thuần chí Ðầy Ðủ hành Đàn Ba la mật, với các chúng sanh thường hành Ðại bi, siêng tu pháp tứ nhiếp tất cả Ba la mật và các pháp trợ Ðạo, thành tựu dục tinh tiến bất phóng dật Ðều tùy thuận Đàn Ba la mật.  Bồ Tát ấy trụ bực Sơ Ðịa thường siêng hầu hạ cúng dường chư Phật siêng cầu phương tiện giáo hóa chúng sanh tịnh Phật quốc Ðộ.  Bồ Tát ấy trụ bực Sơ Ðịa Ðược nhập tất cả các bực Ðịa trí huệ quang minh mà chẳng quá Sơ Ðịa, sau Ðó mới thành tựu vô lượng công Ðức trí huệ tư lương, Ðược Như Lai lực trì bất thối thần thông Ðã lìa các chướng ngại của chư Ðịa.  Rời từ bực Sơ Ðịa nhập Bồ Tát Ðệ Nhị Ðịa, trụ vô lượng a tăng kỳ kiếp thanh tịnh bực Nhị Ðịa tu Thi Ba la mật.  Nhẫn Ðến Bồ Tát Ðệ Thập Ðịa vì tất cả chúng sanh, mỗi Ðịa trải qua kiếp số cũng như vậy.  Trong mỗi mỗi Ðịa quá vô lượng a tăng kỳ kiếp thành tựu Bồ Tát hạnh, vì các chúng sanh hiện làm Phật sự mà chẳng bỏ Bồ Tát sơ hành. 

Nầy Sanh Nghi !  Ít có Bồ Tát nào có thể thật hành thậm thâm bất tư nghị thù thắng bất tán loạn thuần chí siêng tu tinh tiến như Hư Không Tạng Bồ Tát Ðã thật hành thành tựu như vậy". 

Sanh Nghi Bồ Tát nói với Hư Không Tạng Bồ Tát : «Hi hữu Đại Sĩ bèn có thể hoằng thệ nguyện như vậy ở trong Đại thừa, trụ lâu nơi sanh tử không có mỏi mệt". 

Hư Không Tạng Bồ Tát nói với Sanh Nghi Bồ Tát :"Thưa Đại Sĩ !  Như Ðại Ðịa này chuyên chở núi sông Ðá vách cây cối lùm rừng tất cả thảo mộc trăm thứ lúa Ðậu và các loại chúng sanh, nó có mỏi mệt chăng ?". 

Sanh Nghi Bồ Tát Ðáp rằng : «Không hề có mỏi mệt, thưa Đại Sĩ". 

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Tâm của chư Bồ Tát như Ðại Ðịa, vì thuần chí thành tựu nên thật hành Bồ Tát hạnh không hề có mỏi mệt.  Như Ðại Ðịa, Ðại thuỷ, Ðại phong thường làm tất cả phận sự vẫn không hề mỏi mệt, như hư không chứa trì tất cả Ðại Ðịa, Ðại thủy, Ðại phong, hư không không có ý chỉ không có chướng ngại cũng không có mỏi mệt.  Tâm của chư Bồ Tát như hư không. do sức Bát Nhã Ba la mật tập họp tất cả Phật pháp không hề có lười bỏ mỏi mệt cũng như vậy.  Tại sao ?  Vì Bồ Tát biết tất cả các pháp tướng mà Ðược thành tựu không có ai sanh ai làm ai thọ.  Do nhơn duyên hiệp lại mà có làm ra.  Các pháp Ðược làm ra cũng không có thiệt, vì bổn tế rỗng không, vì bổn tế rời lìa vậy nên thiệt không có thành tựu, vì tự tánh rỗng không nên không có sanh không có diệt.  Vì biết tất cả pháp tánh tướng như vậy nên không thấy có pháp gì là có thể sanh ra sự mỏi mệt và cũng không có ai là người mỏi mệt.   Tại sao ?  Vì Bồ Tát biết tất cả các pháp không có hai, biết tánh sanh tử bình Ðẳng với tánh Niết bàn, biết tánh Niết bàn bình Ðẳng với tánh tất cả các pháp, biết tánh tất cả các pháp bình Ðẳng với vô tánh, cũng chẳng dựa cậy chẳng trụ trước.  Biết tất cả pháp quá khứ và vị lai Ðều không có tự tánh, Bồ Tát do Ðịnh lực và nguyện lực nên chẳng khởi Ðịnh mà có thể hiện tất cả việc làm". 

Sanh Nghi Bồ Tát nói với Hư Không Tạng Bồ Tát : «Ngưỡng mong Đại Sĩ nói rõ tam muội hành nghiệp của chư Bồ Tát.  Sao gọi là tam muội ?  Sao gọi là hành tam muội nghiệp ?". 

Hư Không Tạng Bồ Tát nói : «Có tám vạn bốn ngàn môn tam muội.  Các môn tam muội nầy có thể tổng nhiếp tất cả môn tam muội khác.  Những gì là tám vạn bốn ngàn môn tam muội ? 

Bồ Tát có tam muội tên là bất vong Bồ Ðề tâm, hay thành tựu hạnh chẳng tán loạn. 

Có tam muội tên hàng phục, hay thanh tịnh thuần chí. 

Có tam muội tên bất hiển hành, hay cứu cánh thành tựu bất thối việc Ðược làm. 

Có tam muội tên vô y, hay tăng tiến thành tựu cứu cánh. 

Có tam muội tên vô cấu, hay thành tựu tự tâm. 

Có tam muội tên chiếu diệu, hay khai thị thiện pháp. 

Có tam muội tên chơn tịnh, hay quá tất cả ma nghiệp.

 Có tam muội tên dũng xuất, trọn chẳng bị các luận thuyết ngoại Ðạo chế phục.

 Có tam muội tên xả ly, hay Ðiều phục tất cả phiền não kiết sử. 

Có tam muội tên hồi phục, hay khiến tất cả nhập vào Ðạo chơn thiệt. 

Có tam muội tên chuyển tiến, hay lìa Thanh Văn Ðịa và Bích Chi Phật Địa. 

Có tam muội tên là lạc du, hay chẳng nhàm sanh tử. 

Có tam muội tên xu hướng, hay từ một Ðịa Ðến một Ðịa. 

Có tam muội tên di dịch, hay thành tựu vui Ðẹp Ðại chúng. 

Có tam muội tên vô ngại quang, hay khiến tất cả chúng sanh thành tựu tâm bình Ðẳng. 

Có tam muội tên tri sở tác, hay thuận tất cả sở tác không trái nghịch. 

Có tam muội tên sư tử tướng, hay thành tựu Ðại chúng vô sở úy. 

Có tam muội tên tâm dũng, hay hàng phục tứ ma. 

Có tam muội tên liên hoa trang nghiêm, hay thành tựu chẳng nhiễm thế pháp. 

Có tam muội tên quang trang nghiêm, hay chiếu khắp chư Phật thế giới. 

Có tam muội tên thanh lương, hay dứt lìa tắng ái. 

Có tam muội tên tràng tướng, hay thành tựu tất cả Phật pháp quang minh. 

Có tam muội tên cự vương, hay thành tựu Ðại trí huệ quang minh. 

Có tam muội tên nhựt quang, hay thành tựu Ðoạn trừ vô minh tối tăm. 

Có tam muội tên tập Ðức, hay thành tựu biện từ vô tận. 

Có tam muội tên na la diên, hay thành tựu thân kim cương. 

Có tam muội tên kiên cố, hay thành tựu tâm chẳng Ðiệu Ðộng. 

Có tam muội tên di lâu tràng, hay thành tựu vô kiến Ðảnh tướng. 

Có tam muội tên kiên tự tại, hay thành tựu cứu cánh bổn nguyện. 

Có tam muội tên kim cương thổ, hay thành tựu bất thối thần thông.  

Có tam muội tên kim cương tràng, hay thành tựu thăng lên Ðạo tràng. 

Có tam muội tên dụ như kim cương, khéo hay soi suốt tất cả các pháp. 

Có tam muội tên hành vương, hay thấy biết tâm hành tất cả chúng sanh. 

Có tam muội tên huệ vương, hay thành tựu thắng trí biết các căn Ðầy Ðủ hoặc chưa Ðầy Ðủ. 

Có tam muội tên tùy loại, hay thành tựu tùy chúng sanh tánh mà vì họ thuyết pháp. 

Có tam muội tên tu nhứt thiết thân, hay thành tựu pháp thân. 

Có tam muội tên bất thuấn, hay thành tựu vô ngại thấy chư Như Lai.

Có tam muội tên vô tranh, hay Ðược phân biệt tất cả nhơn duyên. 

Có tam muội tên vô cấu luân, hay thành tựu chuyển diệu pháp luân. 

Có tam muội tên Ðiện quan, hay biết Ðược nhơn duyên các pháp. 

Có tam muội tên thiện phân biệt, hay biết các giới Ðều Ðồng một giới.

 Có tam muội tên trang nghiêm vương, hay thành tựu các tướng hảo. 

Có tam muội tên tùy giải vương, hay dùng một âm thanh Ðáp tất cả. 

Có tam muội tên bất phân biệt pháp giới, hay biết tất cả tam muội Ðồng một tam muội. 

Có tam muội tên kiên cố, hay Ðược bất thối nơi các pháp tánh.

 Có tam muội tên bất khả hoại, hay biết các pháp Ðồng với pháp tánh.

 Có tam muội tên vô chung, hay biết bổn tế chẳng phải tế. 

Có tam muội tên vô tác, hay thành tựu như như không có biến Ðổi. 

Có tam muội tên vô Ðộng, hay biết các pháp bình Ðẳng như hư không.

 Có tam muội tên tịnh trụ, hay thành tựu các Ba la mật. 

Có tam muội tên thiện nhiếp, hay thành tựu tứ nhiếp pháp. 

Có tam muội tên Ðẳng hạnh, hay thành tựu bốn phạm hạnh. 

Có tam muội tên vô ngại quán, hay thành tựu các pháp trợ Ðạo.

 Có tam muội tên hải ấn, hay tổng trì tất cả pháp Ðược chư Phật nói. 

Có tam muội tên là khôn, hay dứt trừ tất cả giác quán. 

Có tam muội tên vô nguyện, hay thành tựu tất cả tịnh nguyện. 

Có tam muội tên quyết liễu, hay Ðược thành tựu vô sanh pháp nhẫn. 

Có tam muội tên bất thoát, hay Ðược thành tựu chẳng mất pháp Ðã Ðược nghe. 

Có tam muội tên vô ế, hay dùng thiện thuyết làm vui Ðẹp chúng sanh. 

Có tam muội tên Ðắc phong, hay Ðược thành tựu bửu thủ. 

Có tam muội tên pháp vân, hay mưa tất cả các pháp môn. 

Có tam muội tên bửu trang nghiêm, hay Ðược thành tựu chẳng dứt Tam bửu thắng chủng.

 Có tam muội tên vô tỉ, hay thành tựu các sự nghiệp do trí làm ra. 

Có tam muội tên hư không môn, hay Ðược rời lìa tất cả chướng ngại. 

Có tam muội tên trí ấn, hay Ðược biết khắp tất cả các pháp. 

Có tam muội tên hiện kiến chư Phật, hay Ðược thành tựu Như Lai công Ðức. 

Có tam muội tên tuyển trạch tịch tĩnh như ý, hay Ðược thành tựu rời lìa nơi bổn tế.  

Có tam muội tên phân biệt nhứt tướng pháp môn, hay Ðược thành tựu Ðời vị lai nói pháp môn nhứt tướng. 

Có tam muội tên liễu tri nhứt thiết pháp bình Ðẳng tánh, hay Ðược thành tựu hiểu rõ tất cả kinh sách. 

Có tam muội tên tập chư công Ðức, hay Ðược nhuận ích tất cả chúng sanh. 

Có tam muội tên du hí thần thông, hay Ðược thành tựu bất tư nghị giải thoát. 

Có tam muội tên tự giác, hay nhập vào tạng bí mật của Như Lai. 

Có tam muội tên thủ lăng nghiêm, có thể ở trong Bồ Tát Ðịa cho Ðến thị hiện Ðại Niết bàn. 

Có tam muội tên biến chí, hay Ðược thành tựu thị hiện thọ sanh các nơi các xứ. 

Có tam muội tên quán Ðảnh vương, hay Ðược thành tựu Bồ Tát sở hành không còn dư.

 Có tam muội tên vô thắng, hay Ðược thành tựu Như Lai thập lực. 

Có tam muội tên vô tận, hay Ðược thành tựu tứ vô sở úy. 

Có tam muội tên vô Ðẳng Ðẳng, hay Ðược thành tựu Phật bất cộng pháp. 

Có tam muội tên nguyện vương, hay Ðược thành tựu pháp Thanh Văn tự lợi lợi tha công chẳng luống uổng. 

Có tam muội tên vô cấu ấn, hay Ðược hiền tiền giác liễu chư Phật pháp. 

Có tam muội tên thiện tri giác, hay thành tựu Nhứt thiết trí không có sót dư.

 Có tam muội tên tận vô biên, hay thành tựu tất cả Phật sự thọ hành không dư thừa. 

Có tam muội Ðược nói ở trên làm Ðầu cho tám vạn bốn ngàn môn tam muội.  Mỗi mỗi tam muội dùng vô lượng a tăng kỳ trăm ngàn vạn ức tam muội là quyến thuộc. 


Xem dưới dạng văn bản thuần túy