× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Đại Bảo Tích



Phần 2. PHÁP HỘI VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM THỨ HAI 4

Đức Phật liền nói kệ rằng :

« Dạ Xoa không giận não

Người tu tập pháp nầy

Đa Văn Vương Thái Tử

Cha con đều cung kính.

San Xà Gia, Dạ Xoa

Các đoàn quân lữ mạnh

Thường ủng hộ những người

Nơi pháp nầy ưa thích.

Trì Quốc đại thần vương

Hằng đem quyến thuộc theo

Thường ủng hộ những người

Khéo diễn thuyết pháp nầy.

Quyến thuộc thần Xứ Mục

Tự mình và quân chúng

Tất cả sẽ ủng hộ

Người tu tập kinh nầy.

Tăng Trưởng đại Thiên Vương

Quyến thuộc và quân lữ

Đều thường theo vệ hộ

Người ưa thích pháp nầy.

Thần La Sát Tràng Phan

La Sát Đại Tràng Lực

Đều ở tại phương Đông

Nhiếp vào câu chú nầy

Tự mình và quyến thuộc

Thường gần gũi thủ hộ

Người đọc tụng thọ trì

Pháp môn thậm thâm nầy.

Thần Hề Ly Mạt Để

Lam Bà, Tỳ Yết Giá

Và thần Tát Đà Đa

Đồng ở tại phương Nam

Hầu hạ Thiên Đế Thích

Đều nhiếp trong chú nầy

Thường giúp thêm tinh lực

Cho người trí thuyết pháp.

Và các thần La Sát

Kiếm Ly Tam Mật Đa

Cùng Già La Hệ Sí

Với thần Mật Thất Đa

Đồng ở tại phương Tây

Thần chú nầy nhiếp đến

Tất cả thường ủng hộ

Người thuyết pháp rõ nghĩa.

Và các thần La Sát

Thật Đế, Hữu Thật Đế

Tin sâu nơi pháp nầy

Đồng ở tại Bắc phương,

Vì muốn họ ủng hộ

Phật nhiếp họ vào đây,

Do oai lực Như Lai

Đều chắp tay mà đứng.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu có thể nhiếp Tứ Thiên Vương, các quyến thuôïc và hàng thị tùng ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

« Tán ninh vi xá nễ - ma ha tát lê - ma ha yết nễ - ma ha yết nhã nễ - bát ra bộ đa vi thệ duệ - đà phược xả a nghiệt ra - ô bá phược tác nễ - a nể lã tế nẳng đô ta ha - nẳng nẳng  phiệt nang nại xa nễ xá - chiết đỏa rị lộ ca bá ra nễ - đổ tứ minh ra nhã nẵng ô chiết tha - a phệ thiết na - y ha tát mạn phược ha ra thá - vật ra thệ ninh tiết ra ha - tát mê chiết đột địa xá.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm !  Những câu gì có thể hàng phục ma Ba Tuần ? Ông nên lóng nghe nghĩ kỹ ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

« Mật để lệ - mật đa ra phược để - ca lộ ninh - ca lộ nẳng phược để - vi bộ để - vi bộ đa phược để - bát ra mâu chiết nễ - bát ra mâu chiết nẳng phược để - ngật rị đa ngật rị đa phược để - a nộ nghinh danh - a nộ nghinh mãng phược để - ô bá đa xiết na nễ - già ma vi phược nhương nễ - đế rị sắc nẵng ta mâu, châu sát nễ - nễ tiết rị tứ đa mang ra phược lam - ôn đa ra nang phược để - bát ra để dữ đa ra phược để - ô bế khứ sa nộ ta tứ đế a lam ma nang vi thâu đà nễ - ninh na ra  xá nẵng - a tam mộ ha nễ – nễ sắc tra bát ra bán giả ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu chú hàng phục ma Ba Tuần. Do những câu chú nầy, Thiên ma và ma quân không được dịp đễ.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Gì là những câu có thể nhiếp Đại Phạm Thiên ? Ông lắng nghe và nghĩ kỹ ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

A địa bát để - ma ha tất thá nẵng phiệt để - ta phược viêm ngật rị đa - tất tha nẵng danh để - nẵng nẵng ma hộ vi vĩ đà - bát ra để dữ bá tát tha nẵng già la nẵng - a địa già tát tha nẵng bát để - thứ đà tát tha nẵng tiết đỗ - ta hàm bát để - a địa yết lãng đa - vi thứ đà nẵng - thứ bà bát rị - bát ra thứ bá địa mục đa - bát ra bột đa thất rị đa - nễphược ta nang - bát ra bộ đa - bát ra bá - nể tiết ra khê đa giá ma - ta phược tất để già ma - bát ra để dữ bá tát tha nẵng.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu có thể nhiếp Đại Phạm Thiên. Do thần chú nầy, Đại Phạm Thiên có thể truyền thọ cho những người thuyết pháp cả văn cú phạm hạnh thanh tịnh viên mãn.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Gì là những câu pháp quan của Tịnh Cư Thiên ? Ông lắng nghe và nghĩ nhớ kỹ ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

« Vi thâu đà nẵng phược để - án để ma già rô nễ - già ma ma phược - ô ta đả nễ- bát ra niết danh đa nễ -  bát rị diễn đa - bát ra để dữ ba tất tha nẵng bát gia - phược ta nẵng - a lại da vi thâu đà nễ - a nhương bát diễn đa già ra nễ - án để ma nể xá - bát ra để dữ bá tất tha ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Do thần chú nầy, chư Thiên cõi trời Tịnh Cư có thể truyền thọ những pháp tạng của Như Lai cho chư Bồ Tát.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Với các vị Thiên Vương, Nhơn Vương, A Tu La Vương, Ca Lâu La Vương, Long Vương, hoặc những hàng quỷ thần oai đức lớn, hoặc oai đức nhỏ, không luận tin hay chẳng tin, Như Lai đều truyền thọ câu đà la ni, làm cho những người đã tin được thêm lớn lòng tin đối với pháp nầy, những kẻ không tin thời mặc nhiên bỏ đó, chẳng cho họ nói năng cãi cọ. Lúc diễn thuyết pháp nầy, nếu có ai đến làm chướng nạn, do thần chú nầy thời đều hàng phục.

Trong đây gì là những câu thần chú có thể nhiếp thủ người có lòng tin ? ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

« Ngu rô nã lê - a giả bát lệ - ta phược tỳ niết ha ra - cú mạt nê - niết nhương nẵng bát ra để vi rô dị ninh - chỉ đa san giả nẵng nễ - chỉ đa bát rị yết danh - chỉ đa tam bát ra ta nã nễ - ma nẵng tứ dã- ha rị sái già ra nễ - vi nhương nẵng tứ dã - a nộ ta phược để – a nộ đạt ma nộ bế khứ sái ninh - tứ đô san na rị xá nễ- đa tha a khứ sát ra bát na - niết nê xá - thâu địa đa phược để - dã tha tiết đa - dã tha nỗ cú lộ bá ma - ô bá mãng niết nê hiệp - vi thứ địa đa - đát đa ra già lẹâ - nẵng giả yết đáp vi diêm - tam bát ra ta na át tha đổ ta ma - dã tha nộ cú lại giả mục khê - ô ba tăng hạ ra dụ nễ xá - a xá da tứ dã - vi thứ địa gia - dã tha thứ địa để - la khứ sái nẵng la khứ sái nễ - la khứ sái nẵng phược để - la khứ sái nang vi thâu đà nễ - bát ra để phệ đà át tha - san na rị xá nễ - cú xá ra mạo tha tác mê ha - bát ra vi giả duệ - ta ma ta ra nễ - ngật rị đa nộ a ra khứ sử - tát để dã át thế - tát để dã nẳm - tố vi thâu địa đế.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trên đây là những câu nhiếp thủ người có lòng tin thanh tịnh, và cũng có thể truyền trao nghĩa lành cho pháp sư diễn thuyết pháp nầy.

Như Lai lại nói những câu nhiếp phục người chẳng tin ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

« Khứ sái mê - khứ sái ma phược để - mê đa ra bát rị yết ma - bát ra để giữ ba ta tha ninh - già lộ nang bát ra để lã ta - tứ đa nỗ kiếm ba - tán nặc nẵng nễ - tăng yết ra ha phược tát đỗ - tứ đa phược tát đỗ - tán na ra xá nễ - bát rị phược nặc nễ gia - phược nặc nễ - ky ba dương đa ra - tế phược nễ - nẵng đát đa ra nê thế tát tha đáp vi gia - dã đa ra vĩ yết ra ha phược để nộ - tát ma tiết lãng đà - bát ra na lã nễ - ô ba giá ra san na rị xá nễ - nễ xá ra dạ vi thứ đà nễ - a đa ma nộ già danh - bát ra ô ba tăng ha la nễ - niết danh đa nễ - a nộ ra khứ sa - bát ra để giữ ba ta tha ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu điều phục người bất tín, chẳng cho họ tạo những lỗi ác, bằng không họ còn ganh ghét pháp lành, huống là đối với pháp vô thượng nầy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai thấy chúng sanh, những kẻ không có lòng tin thanh tịnh, hoặc muốn tranh đấu,  hoặc muốn tổn hại, hoặc muốn não loạn, mà họ đế gần Như Lai. Như Lai liền biết tâm niệm của họ, theo cơ của mỗi người, Như Lai dùng các pháp môn làm cho họ được giác ngộ, cho họ hết những ý nghĩ chẳng lành mà pháp khởi các căn lành.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai an trụ trong mười tám pháp bất cộng, có thể khéo rõ biết tâm hạnh của chúng sanh, và rõ biết những phương pháp để nhiếp độ.

Những gì là mười tám pháp bất cộng của Phật ?

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Từ lúc thị hiện chứng vô thượng Bồ đề nhẫn đến nhập vô dư Niết Bàn, trong thời gian đó đức Như Lai trọn không lầm lỗi, không lời sốt bạo, không quên mất, không có chẳng trạch xả, không các thứ tưởng, không tâm chẳng định, tinh tấn bất thối, niệm bất thối, chí nguyện bất thối, đẳng trì bất thối, huệ bất thối, giải thoát bất thối, giải thoát tri kiến bất thối, tất cả thân nghiệp hành động theo trí huệ, tất cả ngữ nghiệp nói năng theo trí huệ, tất cả ý nghiệp là trí huệ, tri kiến về quá khứ, hiện tại và vị lai đều không trụ trước, không chướng ngại.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Vì Như Lai thành tựu mười tám pháp bất cộng nầy nên vô lượng tri kiến thảy đều thành tựu, có thể khai thị diễn thuyết pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy. Làm cho những hữu tình bất tín sanh lòng tin thanh tịnh. Làm cho người đã tin được trí thanh tịnh nơi pháp môn nầy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay Như Lai dùng vô lượng danh ngôn vì các ông mà khai thị diễn thuyết pháp môn nầy, muốn cho các ông rõ biết khắp vô lượng pháp môn, được đà la ni ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng : 

« Đát điệt tha a rị duệ - a rị gia phược để - a rị gia nỗ yết đế - nễ đà ninh - nễ đà nẵng phược để - phược đỗ bát đa danh - phược ra đỗ ky xiết nã già la nễ - a già xá vi thâu đà nễ - a nộ khứ sát ky nễ - a ninh khứ sát ky nễ - a vi tiết đa bát ra danh - a nộ bá tiết để nễ - niết bạn nẳng bát tha vi thâu đà nễ - vi gia ba nễ khứ sử bát để - a nộ bá na - ninh lộ đà bá ra danh - tát phược nhương niết bạn nẵng - ninh ba ra xá ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là ấn đà la ni, câu có thể thanh tịnh, câu danh thuyết đặc dị.

Do thọ trì pháp môn đà la ni nầy, dùng công dụng ít mà có thể chứng Bồ Tát vị, được sai biệt diệu trí và gần đại bi. Do rõ biết nghĩa nên chứng ngộ được nhứt thiết pháp trí.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Câu đà la ni nầy là đại lương dược vì có thể phá trừ được các trọng bịnh. Lại có thểù trừ diệt vô minh vô trí, những chướng rất tối tăm. Thuận với minh pháp mà chuyển viên mãn.

Thuận minh pháp gì mà chuyển viên mãn ?  Nghĩa là vì thuận với minh pháp nên trí viên mãn, mà có thể hiện tiền chứng được trí túc mạng minh. Vì thuận với minh pháp nên trí thiện xảo, mà được trí thiên nhãn minh. Vì tùy thuận minh pháp nên xa lìa các phiền não, mà hiện tiền chứng được trí lậu tận minh. Do đây lại có thể thành tựu tất cả môn ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ông xem Như Lai có thể khéo thuyết pháp rộng lớn như vậy, khéo viên mãn những phương tiện thiện xảo như vậy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai thành tựu đại trí như vậy có thể khéo trụ nơi nhứt thiết chủng trí, thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng. Đây là bảo tạng vô thượng kết tinh của những căn lành đã tu từ vô lượng vô số ức kiếp. Do đó nên khéo an trụ được nơi những pháp môn nầy. Nay Như Lai vì các ông khai thị diễn thuyết pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy, để được thành thực Phật Pháp.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn những người phát tâm cầu đến đại Bồ đề, mà muốn tu học theo Phật, muốn ủng hộ Phật Pháp, muốn thọ trì vô lượng pháp tạng của Phật, đối với pháp nầy phải siêng tu tập chẳng phóng dật, chẳng tham trước nơi ba cõi, phải khéo gia trì nhứt thiết trí, khéo tu tập những phương tiện thanh tịnh nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, với thật đế, siêng tu tập thanh tịnh, trong các pháp, phải thích cầu trí huệ thanh tịnh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Vì nội tâm thanh tịnh nên tất cả pháp thanh tịnh, vì nội tâm thanh tịnh nên tất cả pháp tịch tịnh, vì nội tâm tịch diệt nên tất cả pháp tịch diệt, vì nội tâm vô sở thủ nên tất cả pháp vô sở thủ, vì nội tâm bất trụ nên các pháp bất trụ, vì nội tâm diệt nên tất cả pháp diệt, vì nội tâm vô sở tác nên tất cả pháp vô sở tác, vì nội tâm không đến không đi nên tất cả pháp cũng không đến không đi.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Những pháp môn nầy làm cho chư Bồ Tát nội tâm được thanh tịnh. Vì bổn tánh tất cả pháp là vô phân biệt nên nội tâm cũng chẳng khởi phân biệt. Nhưng có thể thọ trì môn thanh tịnh đà la ni, rời bỏ tham lam, sân khuể, cống cao. Được chư Phật khen ngợi. Làm pháp chủ vô thượng tối thắng của chúng sanh. Sẽ có thể chứng đặng trí thanh tịnh vô ngại biện tài, và có thể chứng được vô sanh pháp nhẫn, có thể thanh tịnh các nguyện hạnh, có thể khắp thọ trì tất cả pháp bất cộng, lời nói ra đại chúng đều tín thọ, sẽ có thể chuyển đại pháp luân.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Do được đà la ni nên chư Bồ Tát quyết định sẽ chứng vô sanh pháp nhẫn, được pháp trí thanh tịnh, nghĩa là tất cả pháp bất sanh bất diệt. Tất cả pháp đây đều ở trong môn diệt hoại, môn diệt hoại nầy đồng là tướng vô sanh, đã là vô sanh thời là vô diệt. Quán sát như thật vậy rồi, Bồ Tát đối với tất cả pháp xa lìa tất cả tướng. Đã lìa tướng thời chẳng chấp trước, chẳng hí luận.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là chư Bồ Tát dùng trí vô sanh khéo quan sát mà có thể chứng nhập các môn đà la ni nầy, do đây mau chứng được vô sanh pháp nhẫn biện tài vô ngại ».

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa nầy mà nói kệ rằng :

« Nếu pháp hư vọng sanh

Sanh xong tất diệt hoại

Các pháp chẳng phải có

Nắm lấy được cái gì ?

Các pháp chẳng phải có

Không có không thể lấy

Pháp đã bất khả đắc

Thời nắm lấy nơi đâu ?

Nếu chẳng rõ các pháp

Tự tánh bất khả đắc

Người nầy duyên theo tướng

Chẳng được đà la ni.

Các pháp như hư không

Nên diễn thuyết khai thị

Hư không và khai thị

Cả hai vô sở hữu.

Hai thứ nầy là không

Các pháp cũng là không

Hiểu pháp được như vậy

Người nầy được tổng trì.

Rõ biết không sơ thỉ

Chẳng phân biệt trung hậu

Các pháp rời phân biệt

Tất cả đều là không

Nếu đã không cứng thật

Chẳng thật chẳng phải có

Cứ chơn lý các pháp

Nắm lấy đâu thể được !

Rõ các pháp như vậy

Tự tánh vô sở hữu

Nay Phật lược nói họ

Được tổng trì thanh tịnh

Các pháp như hư không

Cũng rỗng đồng hư không

Dùng huệ tường quan sát

Người nầy được tổng trì

Các pháp vô sở hữu

Chẳng sanh cũng chẳng khởi

Không có không thể lấy

Thế nào nắm lấy được

Tất cả pháp vô tướng

Tự tánh không hí luận

Tất cả đều ly tướng

Thuyết pháp vô sở hữu

Nếu hiểu được như vậy

Đúng thật lý các pháp

Người nầy vô phân biệt

Mà là nắm lấy được

Tự tánh của các pháp

Vì không nên bất đắc

Rõ nghĩa vô sở hữu

Người nầy được tổng trì

Nếu quán sát như vậy

Không nhiễm tất cả pháp

Trí không vô phân biệt

Người nầy nắm được pháp

Nghĩa không, nghĩa vô thường

Nghĩa yểm ly, nghĩa khổ

Nếu dùng huệ hiểu rõ

Người nầy trí thêm lớn

Thị thuyết vô sở thủ

Nghĩa Niết Bàn như lý

Gìn tâm vô phân biệt

Cũng chẳng phân biệt pháp

Do đây nhận rõ được

Các pháp chẳng bền chắc

Là không vô sở thủ

Tịch tịnh, không, khó thấy

Hiểu pháp xong diễn thuyết

Diễn thuyết vô phân biệt

Vô trước vô phân biệt

Trì được pháp môn nầy

Nếu hiểu pháp tướng rồi

Rõ được là vô tướng

Người nầy nơi các pháp

Chẳng có tưởng xả ly

Người nầy rõ được nghĩa

Pháp của Phật đã nói

Nghĩa lý rất bí mật

Người nầy hiểu theo Phật

Nếu quán sát đúng lý

Tất cả pháp vô lượng

Xa lìa các số lượng

Hiểu được nghĩa lý nầy

Nếu quán sát các pháp

Không danh và không tướng

Rõ thấu được nghĩa nầy

Trí người này thêm lớn

Rõ nghĩa pháp môn này

Quán sát được đúng lý

Trong nghĩa lý các pháp

Người nầy không nghi hoặc

Nếu dùng huệ quán sát

Tướng của tất cả pháp

Quyết định hiểu rõ đó

Người nầy chứng vô tướng.

Đối với nghĩa lý nầy

Hiểu rõ khéo an trụ

Được vô úy như vậy

Mau chứng được Phật Pháp

Chẳng hí luận nơi pháp

Bình đẳng vô phân biệt

Tương ưng hiểu pháp rồi

Không lầm nghĩa yểm ly

Tịch diệt vô phân biệt

Tịch tịnh dứt các uẩn

Bình đẳng với các pháp

Được biện tài đúng lý

Tu tập được từ bi

Lợi ích các chúng sanh

Khéo tương ưng an trụ

Hiểu được đạo vô thượng

Nếu rời tướng chúng sanh

Hiểu được pháp vô ngã

Cùng nghĩa không hí luận

Thật lý chẳng hí luận

Nếu nghe pháp nầy rồi

Được lòng tin thanh tịnh

Người nầy sẽ gặp Phật

Di Lặc Lưỡng Túc Tôn.

Họ làm ta vui mừng

Ở trong chúng hội nầy

Nghe hiểu được pháp đây

Làm được bực hiền thiện

Người kính     mến Như Lai

Thì tất không phá hoại

Do nghe được pháp nầy

Được bực hiền thiện mến.

Nếu ở trong hiền kiếp

Muốn được    thấy chư Phật

Tu học pháp môn nầy

Chư Phật đều hoan hỷ

Muốn thấy Vô Lượng Thọ

Cùng Phật A Súc Bệ

Oai quang đại danh xưng

Phải học pháp môn nầy.

Nếu muốn thành Bồ đề

Pháp tịch tịnh tối thắng

Hoặc cầu ngôi Chuyển Luân

Phải học pháp môn nầy.

Nếu muốn cầu vô thượng

Môn thiện xảo tổng trì

Phải học pháp môn nầy

Tinh tấn chớ phóng dật.

Nếu muốn thành nguyện lớn

Rộng tối thượng thù thắng

Cầu chứng được Bồ đề

Pháp môn nầy phải học.

Pháp môn đà la ni

Phật nói trong kinh nầy

Là ấn pháp vô thượng

Khai thị được các pháp.

Thật nghĩa trong các pháp

Dùng tổng trì khai thị

Pháp môn hư không nầy

Giải quyết nghĩa vô biên.

Pháp nầy khai thị được

Những thiện pháp đã nói

Nghĩa tổng trì thiẹân xảo

Do sức đà la ni.

Tổng trì là trí huệ

Trì được tất cả pháp

Nghĩa tổng trì thiện xảo

Dùng huệ rõ biết được.

Nơi đây giải thích nhiều

Đã nói rõ Phật Pháp

Dùng nghĩa để khai thị

Đạo Bồ đề Vô thượng.

Trí sai biệt thiện xảo

Chánh khai thị pháp nầy

Nếu học tập pháp nầy

Chứng Bồ đề Vô thượng.

Khai thị văn pháp nầy

Pháp môn lành vô thượng

Được trí phương tiện rồi

Nên diễn thuyết pháp nầy.

Chưa từng nói chủng tánh

Vô thượng của các pháp

Nơi nghĩa nầy phải học

Khai thị pháp cam lồ.

Người trí nếu muốn cầu

Trí vô ngại của Phật

Nếu học tập nghĩa nầy

Sẽ được trí vô thượng.

Thuở quá khứ xa xưa

Vô lượng vô số kiếp

Nếu chẳng học pháp nầy

Ta chẳng chứng tịch diệt.

Do ta từng cúng dường

Vô lượng trăm ngàn Phật

Do đây rõ biết được

Diễn thuyết pháp vô thượng.

Ta vì các chúng sanh

Làm vô biên lợi ích

Các ông cũng nên làm

Sẽ được tổng trì nầy.

Nếu có thể rõ biết

Pháp ấn đà la ni

Người trí do một câu

Vào được pháp môn nầy.

Phật trí huệ vô thượng

Cũng không có số lượng

Do Phật đủ trí huệ

Khai thị được pháp nầy.

Người trí cầu nơi đây

Liền rõ nghĩa Bồ đề

Nghĩa của pháp môn nầy

Nên học pháp vô úy.

Người trí nếu muốn cầu

Tánh trí huệ rộng lớn

Tôn trọng cung kính Phật

Phải học pháp môn nầy.

Nếu muốn chuyển pháp luân

Và thổi pháp loa lớn

Người trí đúng chơn lý

Cần học pháp môn nầy.

Nếu muốn phóng quang minh

Soi khắp vô biên tế

Lúc mong cầu Phật Pháp

Phải học đúng pháp nầy.

Với trời, người, thế gian

Nếu muốn làm thiện thủ

Phải cần học kinh nầy

Quyết định tất cả pháp.

Muốn cầu trí rộng lớn

Phát khởi các công đức

Thích cầu trí huệ Phật

Phải học theo pháp nầy

Muốn học theo pháp môn

Thích cầu trí huệ Phật

Vô thượng không hí luận

Phải học nghĩa lý nầy.

Nếu muốn thích khai thị

Vô ngại trí thuyết pháp

Tu học pháp nầy rồi

Sẽ nói pháp cam lộ.

Nếu muốn soi muôn ức

Vô lượng vô biên cõi

Người nầy phải khéo tu

Giáo pháp của kinh nầy.

Pháp môn vô thượng đây

Sạch trừ được các pháp

Trong kinh nầy đã nói

Tất cả pháp thanh tịnh.

Đấng chủng trí Thế Tôn

Diễn thuyết pháp rộng lớn

Vì Bồ Tát mà nói

Kinh nầy là vô thượng.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy