× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển diễn giải

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa



Phẩm Phổ Môn Bồ Tát Quán Thế Âm Thứ hai mươi lăm - Phần 6

Quang thanh tịnh không dơ
Huệ nhật phá các tối
Hay phục nạn gió lửa
Chiếu sáng khắp thế gian.


Bốn câu kệ này thật diệu không thể tả. Diệu không thể tả như thế nào ? Bốn câu kệ này hay chữa bệnh mắt. Nếu mắt của người nào bệnh, mà có thể luôn luôn niệm bốn câu kệ này, thì bệnh mắt sẽ hết. Tuy bệnh mắt hết nhưng bạn vẫn phải sinh ra trí huệ, thì mới trị hết triệt để. Nếu chẳng sinh ra trí huệ, thì chỉ hết tạm thời thôi, tương lai sẽ tái phát.

Ở trong quyển Quan Âm Dị Ký có ghi là hay chữa trị bệnh mắt. Vậy cứu kính thì chữa bệnh mắt như thế nào ? Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn, đó là nhờ sức thần thông gia bị của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tóm lại, bạn phải tin kinh văn để ứng dụng vào bất cứ việc gì, thì đều rất linh nghiệm, có hiệu dụng. Nếu bạn không tin thì chẳng có công hiệu. Cho nên Phật pháp như biển cả, chỉ có niềm tin mới vào được. Pháp của Phật vô lượng vô biên như biển cả, chẳng biết lớn cỡ nào, sâu cỡ nào. Nếu bạn có niềm tin, thì Phật sẽ có thể tiếp dẫn bạn vào.
‘’Không nhơ quang thanh tịnh’’: Không nhơ là gì ? Nhơ la bụi bặm, cũng là vật không sạch sẽ. Nếu bạn không có những bụi bặm không thanh tịnh, thì tự nhiên sẽ phóng ra quang minh thanh tịnh. Quang minhthanh tịnh là đối với bụi bặm mà nói, chẳng có bụi bặm thì sẽ có quang minh thanh tịnh; có bụi bặm thì chẳng có quang thanh tịnh. Do đó, chẳng có bụi bặm dơ bẩn, thì sẽ phóng ra quang minh thanh tịnh. Thế nào thì gọi là chẳng có bụi bặm ? Tức là chẳng còn vọng tưởng. Bạn chẳng còn vọng tưởng thì chẳng có bụi bặm. Nếu bạn khởi một vọng tưởng thì có một lớp bụi bặm, khởi ba lớp vọng tưởng thì có ba lớp bụi bặm. Khởi vọng tưởng càng nhiều, thì bụi bặm tích lũy càng dày. Người tham thiền nói là ‘’Minh tâm kiến tánh’’, minh tâm tức cũng là chẳng có bụi bặm, kiến tánh tức cũng là thấy được quang minh thanh tịnh. Bạn chẳng có bụi bặm thì mới thấy được quang minh thanh tịnh. Nếu có bụi bặm thì chẳng thấy được quang minh thanh tịnh. Cho nên minh tâm kiến tánh tức là thấy rõ bản tâm mình, thấy được bản tánh mình.

Bản tâm tính tức là trong Kinh Lăng Nghiêm có nói: ‘’Thường trụ chân tâm, tính tịnh minh thể’’. Thường trụchân tâm tức là minh tâm; tính tịnh minh thể tức là thanh tịnh minh thể, tức cũng là tính Như Lai tạng. Minh tâm kiến tánh tức cũng là minh bạch tính Như Lai tạng của mình vốn có, đây gọi là không nhơ.
‘’Huệ nhật phá các tối’’: Huệ nhật là trí huệ như mặt trời, chiếu phá tất cả chỗ đen tối. Đen tối là gì ? Đen tốicó rất nhiều, bây giờ nói đen tối ví như: Bạn chẳng có niềm tin tức là đen tối, bạn chẳng có trí huệ tức la đen tối, bạn chẳng có tâm nguyện cũng là đen tối, chẳng có tâm thực hành cũng là đen tối. Và nữa bạn chẳng giữ giới luật tức là đen tối, bạn chẳng tu định lực là đen tối, bạn chẳng tu huệ là đen tối. Bạn chẳng tu theo con đường giới định huệ, đó là đi trên con đường đen tối. Bạn y theo giới định huệ tu hành tức là quang minh. Cho nên ‘’Huệ nhật phá các tối’’, trí huệ mặt trời chiếu phá tất cả sự đen tối. Bạn muốn nghe Phật pháp, đó tứ là quang minh. Trong tâm bạn nói: ‘’Tôi nghe đã mấy ngày rồi, cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Vị pháp sư này ở trên pháp tòa giảng đi giảng lại đều giảng về cái đó, tôi nghe đã nhiều lần rồi, đều kêu mọi người trừ khử tham sân si, tu giới định huệ, tôi nghe đã nhàm quá rồi’’. Bạn nghe nhàm rồi, tức là đen tối hiện tiền. Bạn nghe chẳng nhàm, nói : ‘’Vị pháp sư này giảng càng nghe càng có ý nghĩa, càng nghe càng có vị đạo, thậm chí tôi nghe tiếng nói và dáng cười của Pháp sư, sau khi nghe rồi mà pháp sư vẫn ở tại lỗ tai tôi giảng kinh thuyết pháp, suốt ngày đến tối tôi đều nghe tiếng của pháp sư đang nói pháp bên cạnh tôi’’. Đó tức là quang minh. Chẳng thích nghe tức là đen tối.
Giảng đến đây, tôi nhớ ra một câu chuyện : Ở tại Hồng Kông có một vị nữ cư sĩ đến gặp tôi, sau khi gặp tôi rồi, thì khi cô ta đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng đều thấy tôi đang giảng kinh nói pháp ở đó, song vị nữ cư sĩnày nói như thế nào ? Cô ta nói : ‘’Vị pháp sư Độ Luân này là ma ! Sao tôi luôn luôn đều thấy ông ta ?’’ Cô ta thường thấy pháp sư thuyết pháp mà nói là ma. Nếu cô ta thấy ma, chắc cô ta lại cho là Phật. Cho nên người đó thường thấy tôi, mà cứ nói là thấy ma, lại chưởi mắng, lại muốn đánh, chưa đến mấy tháng thì vị nữ cư sĩ đó bệnh ung thư chết. Bổn lai tôi muốn cứu cô ta, nhưng cô nói tôi là ma, nên tôi cũng thương xótmà chẳng giúp được. Hôm nay tôi nhớ đến chuyện này, cho nên cô ta thấy pháp sư mà nói là ma; nếu thấy ma thì cô ta lại thế nào ? Do đó, có rất nhiều người thế gian đều nhận giả làm thật. Thật mà họ cho là giả, khi giả thì họ nói là thật.

Trí huệ của Bồ Tát Quán Thế Âm như ánh sáng mặt trời, chiếu phá moị sự đen tối. Chiếu phá những đen tối gì ? Bồ Tát Quán Thế Âm tu quán chân không, chiếu phá đen tối thấy và nghĩ (kiến tư), chứng được đức Bát nhã. Kiến hoặc là gì ? Tức là mê lý khởi phân biệt. Bồ Tát Quán Thế Âm tu quán thanh tịnh, phá trừ đen tối trần sa, chứng được đức giải thoát. Bồ Tát Quán Thế Âm tu quán trí huệ, phá trừ đen tối vô minh, chứng được đức pháp thân.

Đây gọi là ba đức : Đức Bát nhã, đức giải thoát, đức pháp thân. Bồ Tát Quán Thế Âm tu ba quán (quán chân không, quán thanh tịnh, quán trí huệ), mà chứng được ba đức, đoạn trừ đen tối kiến tư, trần sa và vô minh. Cho nên nói huệ nhật phá các tối. Huệ ở đây tức là quán, quán tất cả huệ.

‘’Hay phục nạn gió lửa’’ : Bồ Tát Quán Thế Âm hàng phục được ba tai nạn, đó là nạn nước, gió, lửa. Lửa thiêu hủy đến cõi sơ thiền, nước ngập đến trời nhị thiền, gió thổi tan trời tam thiền. Tại sao trời sơ thiền bị lửa thiêu hủy ? Vì người trời ở cõi sơ thiền, vẫn còn có lửa phiền não, cho nên lửa trong tự tánh của họ dẫn khởi lửa ở thế gian. Lúc đó, trong hư không xuất hiện bảy mặt trời, thiêu sạch hết tất cả động, thực vậttrong đại địa, sau đó thiêu cạn nước trong biển cả, thiêu sạch hết núi non, chẳng còn tồn tại vật gì.

Nạn lửa lớn như thế trải qua bảy lần, rồi sau đó phát sinh một lần nạn nước lớn. Nạn nước lớn ngập đến trời nhị thiền. Tại sao ? Vì người trời ở cõi nhị thiền vẫn còn đầy dẫy nước phiền não, do đó dẫn khởi nạn nước lớn ở thế gian, sóng dâng lên ngập chìm hết tất cả, chẳng còn nơi đất liền nào tồn tại, tất cả động vậtvà thực vật đều chẳng tồn tại.

Trải qua bảy lần nạn nước lớn rồi, thì phát sinh nạn gió lớn. Nạn gió này còn lợi hại hơn, so với nạn lửa và nước vừa nói ở trên, chẳng những thổi sơn hà đại địa ở thế gian nát thành bụi, mà còn thổi đến trời tam thiền, khiến cho trời tam thiền cũng chẳng tồn tại. Có câu kệ nói rằng : 

‘’Lục dục chư thiên cụ ngũ suy, 
Tam thiền thiên thượng hữu phong tai, 
Nhậm quân tu đáo Phi Phi Tưởng, 
Bất như tây phương quy khứ lai.’’ 

Nghĩa là : 

‘’Sáu cõi trời dục giới có năm tướng suy, 
Trên trời tam thiền có nạn gió, 
Cho dù tu đến trời Phi Phi Tưởng, 
Chẳng bằng sinh về cõi tây phương.’’

Năm tướng suy là gì ? 
1. Thứ nhất là mũ hoa trên đầu héo úa. Người trời dùng hoa làm mũ đội trên đầu, thứ hoa này chẳng phải người trồng, mà là tự nhiên sinh ra làm mũ đội. Đến khi năm tướng suy hiện ra thì hoa úa phai tàn. Lúc chẳng có năm tướng suy hiện ra, thì hoa luôn luôn tươi tốt. Khi hoa bắt đầu phai tàn, thì họ biết tuổi thọ sắp hết.
2. Thứ hai là quần áo dơ bẩn. Quần áo của người trời mặc, chẳng giống như quần áo thế gian, mỗi tuần phải giặt một lần, hoặc hai tuần phải giặt một lần. Nếu chẳng giặt thì chẳng sạch. Quần áo của người trời mặc, chẳng cần phải giặt, vì nó chẳng dơ. Song, đến khi năm tướng suy hiện, quần áo của họ dơ bẩn, thì họ biết tuổi thọ sắp hết. Giống như người chúng ta, khi hơi thở chưa tắt mà trên thân có chỗ đã sinh trùng. Bình thường nó chẳng sinh trùng, đến khi hơi thở sắp chấm dứt, thì trên thân rất nhiều chỗ đều có trùng. Quần áo của người trời dính bụi cũng là nghiệp báo chiêu cảm. Tại sao trên thế giới của chúng ta có rất nhiều bụi bặm ? Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, vì trong tâm của chúng ta quá nhiều vọng tưởng, cho nên bụi trên thế giới cũng biến thành nhiều. Vọng tưởng của chúng ta như là bụi bặm, chẳng có gì khác biệt. Do đó, tất cả bụi bặm đều do tâm vọng tưởng của chúng ta tạo thành. Năm tướng suy của người trời hiện tiền, thì quần áo cũng có bụi bặm.

3. Thứ ba là hai nách ra mồ hôi, thân của người trời chẳng giống như thân của chúng ta, luôn luôn ra mồ hôi, họ chẳng bao giờ có mồ hôi, song, năm tướng suy hiện tiền thì hai nách ra mồ hôi.

4. Thứ tư là thân thể hôi hám. Thân của người trời suốt ngày đến tối, đều tỏa ra mùi hương thơm, chẳng phải họ xoa dầu thơm, mà là tự nhiên tỏa ra mùi thơm. Khi năm tướng suy hiện tiền, thì trên thân chẳng còn mùi thơm mà tỏa ra mùi hôi hám.

5. Thứ nămn là chẳng thích ngồi trên tòa nữa. Người trời thật là tự tại, suốt ngày đến tối đều thích ngồi thiền nhập định, chẳng có việc gì để làm. Khi năm tướng suy hiện tiền, thì họ ngồi chẳng yên, ngồi một chút lại đứng lên, đứng lên lại ngồi xuống, cứ đứng lên ngồi xuống như thế, một niệm mất đi tri giác thì sẽ đọa lạc, người trời hết tuổi thọ.

Đó là trời lục dục có năm tướng suy hiện, song trời sơ thiền thì có nạn lửa, trời nhị thiền thì có nạn nước, trời tam thiền thì có nạn gió, vì người trời cõi tam thiền có gió phiền não, cho nên tiếp xúc với luồng gió thế gian, mà dẫn đến nạn gió. Từ khi bạn sinh về cõi trời Phi Phi Tüởng, hưởng thọ phước trời tám vạn đại kiếp, song khi phước trời hết, thì vẫn bị đọa lạc vào nhân gian, hoặc đọa làm ngạ quỷ, súc sinh, hoặc đọa vào địa ngục, chẳng nhất định, cho nên rất là nguy hiểm.

Chẳng bằng tu vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, sau đó trở lại con thuyền từ bi, giống như Bồ Tát Quán Thế Âm đến giáo hóa chúng sinh.
‘’Chiếu sáng khắp thế gian’’: Trí huệ quang minh của Bồ Tát Quán Thế Âm chiếu soi khắp thế giới Phàm Thánh Đồng Cư (thế giới người phàm và Thánh nhân ở với nhau). Nơi hiện nay chúng ta đang ở gọi là cõi Phàm Thánh Đồng Cư, tức là nơi phàm phu và bậc Thánh đều ở. Bồ Tát Quán Thế Âm tu đại trí đại huệ, lại chiếu soi khắp thế giới Phương Tiện Hữu Dư, tức là thế giới của hàng nhị thừa ở. Phương tiện tức là thiện xảo phương tiện. Hữu dư là chỉ thế giới đó, phiền não vẫn chưa đoạn sạch, còn dư thừa. Bồ Tát Quán Thế Âm đầy đủ đại trí huệ, lại chiếu khắp thế giới Thật Báo Trang Nghiêm, tức là thế giới Bồ Tát ở. Thế giới của Phật ở là thế giới Thường Tịch Quang, còn gọi là Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Đại trí huệ của Bồ Tát Quán Thế Âm đều chiếu khắp cõi Thường Tịch Quang, cõi Thật Báo Trang Nghiêm, cõi Phương Tiện Hữu Dư, cõi Phàm Thánh Đồng Cư, cho nên nói : ‘’Chiếu sáng khắp thế gian.’’

Bi thế giới lôi chấn
Ý từ diệu mây lớn
Rưới mưa pháp cam lồ
Dập tắt lửa phiền não.


‘’Bi thế giới lôi chấn’’ : Bốn câu kệ này là khen ngợi từ bi của Bồ Tát Quang Thế âm. Bồ Tát Quán Thế Âmdùng từ bi làm pháp thể của Ngài. Từ bi pháp thể của Ngài từ đâu sinh ra ? Là từ giữ giới mà sinh ra. Lúc ban đầu Bồ Tát Quán Thế Âm tu đạo, thì chuyên tu giới luật mà sinh ra đại từ bi rộng lớn, pháp thể vô duyên đại từ. Thứ pháp thể này âm thanh lớn như là tiếng sét đánh, đánh thức tất cả chúng sinh, người điết cũng nghe được, người ngu cũng nghe được. Cho nên câu ‘’Bi thế giới lôi chấn’’ này, là khen ngợi thân nghiệp của Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nghĩ bàn.

‘’Ý từ diệu mây lớn’’: Bồ Tát Quán Thế Âm dùng từ bi bình đẳng, mắt từ nhìn chúng sinh. Trong bổn kinh cũng nói : ‘’Mắt từ nhìn chúng sinh, biển phước tụ vô lượng.’’ Bồ Tát Quán Thế Âm tu phước đức vô lượngvô biên như biển cả. Ý niệm từ bi của Ngài bình đẳng ban vui cho chúng sinh, cảnh giới không thể nghĩ bàn này, giống như đám mây lớn ở trong hư không.


‘’Rưới mưa pháp cam lồ’’: Rưới nghĩa là mưa xuống, mưa xuống nước pháp cam lồ. Cam lồ là gì ? Cam lồtức là thuốc trường sinh bất lão ở trên trời, tuổi thọ của người trời lâu như thế, là do uống thuốc trường sinh bất lão. Có người nói : ‘’Người trời cũng uống thuốc, khó trách người bây giờ muốn khai ngộ cũng uống thuốc.’’ Song, thuốc trên trời là tự nhiên, là ở trên trời vốn có, chẳng cần trải qua làm bằng tay, uống thứ thuốc bất lão này thì chẳng già. Mây lớn vi diệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, rưới xuống mưa pháp cam lồ, rưới xuống thuốc trường sinh bất lão, khiến cho tất cả mọi người lìa khỏi khổ sinh già bệnh chết.


‘’Dập tắt lửa phiền não’’: Bồ Tát Quán Thế Âm dập tắt hết lửa phiền não của con người trên thế gian, mỗi người đều có phiền não. Tại sao chẳng thành Phật ? Vì có phiền não. Tại sao chẳng khai ngộ ? Vì có phiền não. Tại sao bạn chẳng được giải thoát, chẳng được tự tại thật sự ? Cũng vì bạn có phiền não. Phiền nãotức cũng là chấp trước. Chấp trước tức là một tên khác của phiền não. Bạn có sự chấp trước thì chẳng được giải thoát, có rất nhiều phiền não. Vậy chấp trước lại từ đâu đến ? Là từ tâm ích kỷ lợi mình mà sinh ra. Nếu bạn chẳng có tâm ích kỷ lợi mình, mà đại công vô tư, thì bạn lại có gì để chấp trước ? Nếu bạn chẳng có tâm ích kỷ, thì chẳng có sự chấp trước. Chẳng chấp trước thì chẳng có phiền não, chẳng phiền não thì giải thoát, đắc được giải thoát, thì khai ngộ cũng là thành Phật. Cho nên, phiền não của chúng ta là một vật tệ nhất. Song, mỗi người đều xả bỏ chẳng đặng vật tệ hại này, đều muốn đi đứng nàm ngồi với phiền não, lìa chẳng khỏi, có người nói : ‘’Tôi luôn luôn an vui, đó gọi là chẳng có phiền não.’’ Nếu bạn thật sự đắc được an vui, thì đương nhiên chẳng có phiền não. Nếu chẳng đắc được an vui thật sự, thì tức là miễn cưỡng dùng tâm tạo tác để làm sự an vui này, đó chẳng phải là an vui thật sự, vì phiền não vẫn ẩn tàng ở bên trong. Một ngày nào đó nó sẽ phát tác, giống như dùng một hòn đá lớn đè lên cỏ, tuy cỏ chẳng lớn, nhưng tương lai lấy hòn đá ra, thì cỏ sẽ lớn lên tươi tốt. Trong bốn hoằng thệ nguyện, thì nguyện thứ nhất là : ‘’Chúng sinh thệ nguyện độ.’’ Tại sao Bồ Tát Quán Thế Âm lại đến thế giới này ? Là vì : ‘’Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.’’ ‘’Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn’’ : Bồ Tát Quán Thế Âm có phiền nãochăng ? Ngài đã đoạn sạch phiền não, song Ngài lấy phiền não của chúng sinh làm phiền não của mình. Ngài thấy phiền não của chúng sinh chưa đoạn, nên Ngài dùng đủ thứ pháp môn giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sinh đoạn trừ phiền não. Phiền não thì chẳng cùng tận, giống như sóng biển, niệm trướcdiệt thì niệm sau sinh ra; niệm sau diệt rồi, thì niệm sau nữa lại sinh, liên tục không ngừng, phiền não cũng như thế. ‘’Pháp môn vô lượng thệ nguyện học’’: Phật pháp có vô lượng vô biên pháp môn. Có người đọc một bộ kinh, hoặc đọc được hai bộ kinh thì tự mãn, nói họ đã hiểu Phật pháp. Phật pháp mà họ hiểu, thật là chẳng bằng một giọt nước trong biển cả. Giống như con kiến ra biển uống nước, uống no nê đầy bụng rồi nói : ‘’Tôi đã uống cạn hết nước trong biển.’’ Nước ở trong biển, nó chẳng uống được một giọt. ‘’Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành’’: Chẳng có gì cao hơn Phật đạo, do đó mỗi người nên phát nguyện thành Phật, không nên coi mình quá nhỏ bé, phải xem mình bổn lai là Phật. Song, bổn lai là Phật, chứ chẳng phải hiện tại là Phật. Bổn lai ban đầu chúng ta đều đầy đủ Phật tánh như Phật, không hai không khác. Song, hiện tai chúng ta vì chẳng biết tu hành, cho nên chẳng có ba thân, bốn trí, năm nhãn, sáu thông, đại bảnlãnh của Phật, đó là bốn thệ nguyện lớn. Bồ Tát Quán Thế Âm vốn chiếu theo bốn thệ nguyện lớn này, để giáo hóa chúng sinh, cho nên rưới mưa pháp cam lồ, khiến cho tất cả chúng sinh đắc được mát mẻ, chẳng còn phiền não. Đây gọi là ‘’Dập tắt lửa phiền não.’’

Tranh kiện nơi quan tòa
Trong trận chiến sợ hãi
Nhờ sức niệm Quan Âm
Các oán địch lui tan.


‘’Tranh kiện nơi quan tòa’’. Tranh là đấu tranh. Vào thời mạt pháp là thời đấu tranh kiên cố. Khi Phật còn tại thế là thời đại chánh pháp, sau khi Phật diệt độ là thời đại tượng pháp. Sau khi Phật diệt độ trải qua hai ngàn năm, là thời đại mạt pháp. Thời đại chánh pháp là thiền định kiên cố, ai ai cũng đều thích tham thiền, tập định, tu định lực. Thời đại chánh pháp một ngàn năm. Từ khi Phật ra đời đến Phật diệt độ một ngàn năm gọi là thời đại chánh pháp. Qua thời đại chánh pháp thì đến thời kỳ tượng pháp, thời kỳ này là chùa chiền kiên cố, ai cũng hoan hỉ phấn khởi làm chùa, tạo tượng Phật, cho nên trên thế giới có những nước có rất nhiều chùa, thời đại tượng pháp là một ngàn năm. Qua một ngàn năm rồi, thì đến thời đại mạt pháp, pháp đến đoạn cuối.

 

Thời đại mạt pháp gồm có mười ngàn năm, thời kỳ này chẳng phải thiền định kiên cố, cũng chẳng phải chùa chiền kiên cố, mà là đấu tranh kiên cố. Nước này với nước khác đấu tranh, nhà với nhà kia đấu tranh, người với người đấu tranh, súc sinh với súc sinh đấu tranh, quỷ với quỷ đấu tranh, khắp nơi đều đấu tranh. Tại sao phải đấu tranh. Vì thời đại mạt pháp, con người chỉ biết đấu tranh. Song, trong thời kỳmạc pháp cũng có thời đại chánh pháp. Thời đại tượng pháp cũng có thời đại chánh pháp. Nghĩa là thời đạimạt pháp, cũng không thể nói là không có sự tham thiền đả tọa. Giống như hiện tại chúng ta, mỗi người đều bận rộn, hoặc sáng sớm, hoặc buổi tối, hoặc buổi trưa, tranh thủ tu hành, tham thiền đả tọa, đây cũng là thời đại chánh pháp, bất quá một phần ít trong thời đại mạt pháp, ít lại càng ít. Cho nên trong thời đại mạt pháp, chúng ta vẫn giảng kinh thuyết pháp, còn có người rất bận rộn, thậm chí chẳng ngủ, chẳng ăn để nghe kinh, đây cũng là chánh pháp trong thời đại mạt pháp. Bây giờ, mọi người đều đề xướng làm chùa, thành lập đạo tràng, đây cũng là việc làm của thời đại tượng pháp. Cho nên thời đại mạt pháp cũng có thời đại tượng pháp, cũng có thời đại chánh pháp. Thời đại tượng pháp cũng có thời đại chánh pháp, cũng cóthời đại mạt pháp. Vì thời đại tượng pháp cũng có người chẳng làm chùa, chẳng tin Phật pháp, đó cũng giống như mạt pháp. Tại sao thời đại tượng pháp phải làm chùa ? Làm chùa có thể khiến cho mọi người tụ lại một chỗ để dụng công tu hành, đây cũng là thời đại chánh pháp. Trong thời đại chánh pháp cũng có tượng pháp và mạt pháp. Thời đại chánh pháp cũng có người làm chùa, giống như thời đại tượng pháp. Thời đại chánh pháp cũng chẳng phải ai ai cũng học Phật pháp, có người học chút chút Phật pháp, sau đó chẳng học nữa, thì nói chi đến nghiên cứu, đó cũng là mạt pháp ở trong thời đại chánh pháp. Ở trong mỗi thời kỳ, đều có đủ chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp.

Hiện tại thời đại mạt pháp này là đấu tranh kiên cố, mà chúng ta có thể duy trì Phật pháp, khiến cho Phật pháp trụ lâu ở đời, mỗi ngày tụng trì Chú Lăng Nghiêm đều có lợi ích rất lớn đối với thế giới. Tại sao ? Vì nếu trên thế giới chẳng còn ai tụng trì Chú Lăng Nghiêm, thì thế giới này sẽ sớm hủy diệt. Lúc đó yêu maquỷ quái, tất cả lị mị vọng lượng đều xuất hiện. Tại sao bây giờ chúng chẳng dám xuất hiện ? Vì trên thế giới này còn có người tụng trì Chú Lăng Nghiêm, tu bốn mươi hai tay và mắt của Chú Đại Bi, tu pháp môn thiên thủ thiên nhãn, cho nên yêu ma quỷ quái chẳng dám xuất hiện hoành hành.

 

Kiện tụng là đến tòa án để nói lý lẽ. Nói lý lẽ phải mời luật sư. Luật sư có thể nói người có lý lẽ thành người chẳng có lý lẽ. Người chẳng có lý lẽ thì có thể nói họ thành có lý lẽ. Đây gọi là điên đảo thị phi. Trước đây mấy tháng, có một phụ nữ giết chồng, song cô ta giàu có bèn ra điều kiện với luật sư, nếu luật sư có thể tẩy sạch tội của cô ta, đánh bại ông tòa, thì cô ta sẽ cho ông ta một số tiền. Vị luật sư đó biết cô ta là người giết chồng, song ở tại tòa án thì ông ta cường từ đoạt lý, biện luận thế cho cô ta, mà chẳng bắt cô ta phải đền mạng. Bạn nói như thế có lý lẽ chăng ? Chỉ cần có tiền thì dù giết người cũng chẳng có tội, đây tức là kiện tụng. Tức nhiên chẳng có tội, chẳng cần đền mạng, thì thử hỏi trên thế giới này còn có chân lý chăng ? Bổn lai muốn ra tòa án là để nói lý lẽ, song đến đó thì luật sư vì người biện luận có lý lẽ thì biến thànhchẳng có lý lẽ, chẳng có lý lẽ cũng biến thành có lý lẽ, chẳng có lý lẽ cũng biến thành có lý lẽ. Bạn nói thế giới này chẳng phải là thế giới đen tối chăng ?

 

‘’Nơi quan tòa’’: Quan tòa là nơi nói lý lẽ, xem thử ai phải ai trái. Song, lúc đó dù bạn đúng mà chẳng có tiền thì cũng thành có tội. Nếu bạn sai mà bạn có tiền thì cũng thành vô tội. Cho nên trên thế giới này, con người vẫn bị tiền chi phối, làm cho lương tâm con người mất đi.

‘’Trong trận chiến sợ hãi’’: Khi gặp hoàn cảnh sợ hãi, thì bạn nên niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì ‘’các oán địch lui tan’’, tất cả các oán hận đều lui tan. Kiện tụng và ở trong trận chiến đấu tranh với nhau, đều do đời đời kiếp kiếp kết oán quá nhiều, cho nên mới tụ hội lại một chỗ, cùng nhau trả quả báu.
Song, nếu bạn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thì những quả báo đó đều sẽ giảm bớt, nặng biến thành nhẹ, nhẹ thì biến thành không có gì cả. Nêu chẳng niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thì vấn đề đó sẽ nghiêm trọng, nếu bạn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thì sẽ giảm nhẹ. Do đó, cảnh giới của Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nghĩ bàn, chẳng phải một số người biết được. 
Vào thế chiến thứ hai, ở Thượng Hải có một vị cư sĩ tên là Phí Phàm Cảnh, bình thường ông ta đều niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, vào thời kỳ Nhật Bản chiếm Trung Quốc, thì Thượng Hải thường bị quân Nhật bắn phá thả bom. Ông ta có cảm giác rằng nhà của ông đang ở sẽ có nguy hiểm, sẽ bị bom đạn. Do đó, bèn dọn nhà đến nơi khác. Ông ta vừa mới dọn đi thì, nơi đó quả nhiên bị quân Nhật bắn phá. Nơi mà ông ta mới dọn đến cách bốn năm ngày sau, ông cũng cảm thấy chẳng an toàn lắm, do đó ông ta lại dọn đến khu Tô Giới. Ở Thượng Hải có một khu vực của người nước ngoài mượn của Trung Quốc để ở, cho nên Nhật Bản chẳng dám đến đất Tô Giới để xâm chiếm. Ông ta dọn đến đất Tô Giới rồi, ông ta lại sợ chỗ này cũng chẳng an toàn, lại muốn đi. Nhưng chung quanh bên ngoài Tô Giới đều có lưới điện bao bọc, cho nên ông ta cũng chẳng có cách nào để đi, trong lúc tiến thối lưỡng nan, không thể quyết định thì gặp một đứa bé nói với ông ta rằng : ‘’Hãy đi mau, đằng sau có quân Nhật đến’’. Do đó, ông ta nhìn thấy lưới điện có lỗ trống rộng khoảng hai thước, chỉ vừa đủ một người chun ra. Ông ta thấy cậu bè chun ra, thì cả nhà ông ta cũng đều chun ra chạy. Sau đó họ nhìn bốn phía đất Tô Giới đều có quân đội phòng thủ, cảm thấy rất kỳ lạ, chẳng biết sao họ lại ra được ? Đến khi ông ta tìm đứa bé, thì chẳng thấy nữa, nhìn lại lưới điện thì cũng chẳng thấy lỗ trống đó nữa. Ông ta cảm thấy rất kỳ quái, ông ta bèn đi đến Tô Châu, tai nạn quân đội tác chiến ông ta cũng được bình an vô sự.

Do đó có thể chứng minh, cảnh giới của Bồ Tát Quán Thế Âm thật là cao sâu khó dò, con người chẳng dễ gì hiểu được. Trong những hoàn cảnh đó, Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ bảo hộ người niệm danh hiệu của Ngài, cho nên mỗi người chúng ta, nên sinh niềm tin chân thành niệm Bồ Tát Quán Thế Âm.
Các oán địch, tức mới vừa nói nước này với nước kia đấu tranh, nhà với nhà đấu tranh, người với người đấu tranh, quỷ với quỷ đấu tranh, đó đều là do nghiệp lực của chúng sinh sở cảm, mà tạo thành cục diện như thế. Bây giờ có rất nhiều nước, song bạn đừng cho rằng trong những nước đó đều là người. Có những bầy chuộc đi đầu thai làm người mà trở thành một nước, nhiều ếch nhái cũng đầu thai làm người, và trở thành một nước. Mùa xuân năm nay, có người đem đến tin tức trong báo nói rằng : Ở Thái Lan có mấy chục ngàn con ếch nhái tự sát. Tại sao ? Vì nước đó cũng là nước có nhiều ếch nhái, cho nên chúng tự sát có thể đi đầu thai làm người. Người trong mỗi nước đều đồng một giống loài, giống loài đó kiếp trướcđa số là một loài súc sinh, cho nên cùng nhau làm dân trong một quốc gia. Mùa xuân năm nay tôi nói về vấn đề này thì có người hỏi : ‘’Đa số người Mỹ là từ giống gì tái sinh ? Là giống loại gì mà thành một nước ? ‘’Tôi trả lời : ‘’Người và súc sinh đều có, vì nước Mỹ là do các nước di dân đến, là người và súc sinh tạp nhạp với nhau.’’ Đây là sự thật chứ chẳng phải nói đùa. Nếu các bạn mở ngũ nhãn, thì sẽ biết người của thế giới này, chẳng nhất định là người, mà đủ loại. Làm sao nhìn thấy được ? Nếu bạn có mắt Phật, khai mở mắt trí huệ, muốn biết người đời trước là gì ? Ở đời trước làm gì ? Thì bạn có thể nhìn hình dáng phía sau của người đó, hình dáng kiếp trước đó, đời này vẫn theo họ. Nếu kiếp trước là người, thì hình dáng là người, nếu là súc sinh thì hình dáng là súc sinh, nếu là yêu quái thì có hình dáng yêu quái. Chỉ có người khai mở ngũ nhãn, thì mới có thể nhìn thấy rõ ràng. Nếu người chẳng khai mở ngũ nhãn, thì chẳng phân biệt được.

Cho nên bạn thấy người đừng cho rằng đó là người. Làm thế nào biết được những vấn đề đó ? Nếu bạn đắc được thiên nhãn thông thì sẽ biết dễ dàng. Chỉ cần bạn chân thật dụng công tu hành, thì muốn biết gì cũng đều được. Còn có nước (chẳng phải là tôi chưởi người) rất nhiều người đều là chuột biến thành, bất quá, tuy có rất nhiều chuột, nhưng trong nước đó cũng có rất nhiều người, cũng có rất nhiều quỷ và súc sinh. Tóm lại, mỗi nước đều có trâu ngựa dê gà chó heo, đủ thứ loại. Con người cũng do những chúng sinhđó biến thành. Đạo lý này nói ra thật là vi diệu. Một số người chẳng chứng thật về việc này cho nên không tin. Muốn chứng thật về việc này, thì phải cước đạp thật địa dụng công tu hành, đắc được thần thông thì sẽ nói : ‘’Trước kia có một vị pháp sư nói về đạo lý này, thật chẳng sai chút nào, sao việc vi diệu như thế, Ngài đều có thể nói ra’’, lúc đó bạn sẽ biết.

Tiếng diệu Quán Thế Âm
Tiếng phạm tiếng hải triều
Hơn hẳn tiếng thế gian 
Cho nên thường phải niệm.


‘’Tiếng diệu Quán Thế Âm’’: Bài kệ ở trước là: ‘’Quán chân quán thanh tịnh, quán trí huệ rộng lớn, quán bi và quán từ, thường nguyện thường chiêm ngưỡng.’’ Tức là nói về chữ ‘’quán’’. Bây giờ là nói về chữ ‘’tiếng’’ (âm). ‘’Tiếng’’ này là tiếng diệu Quán Thế Âm. Tiếng của Quán Thế Âm là tiếng vi diệu, âm thanh vi diệu này tức là Quán Thế Âm.
‘’Tiếng phạm tiếng hải triều’’: Âm thanh của Bồ Tát Quán Thế Âm chẳng những vi diệu, mà còn thanh tịnh, như tiếng hải triều. Khi biển đến lúc nhất đînh, thì sẽ phát sinh hải triều. Tiếng thanh tịnh của Bồ Tát Quán Thế Âm như tiếng hải triều.
‘’Hơn hẳn tiếng thế gian’’: Âm thanh của Bồ Tát Quán Thế Âm, hơn hẳn mọi âm thanh của thế gian. 
‘’Cho nên thường phải niệm’’: Vì vậy, cho nên chúng ta mỗi người, đều phải thường niệm Bồ Tát Quán Thế Âm.

Niệm niệm chớ sinh nghi
Quán Thế Âm tịnh Thánh
Khi khổ não nạn chết
Hay làm nơi nương tựa.


‘’Niệm niệm chớ sinh nghi’’: Khi chúng ta niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thì đừng bao giờ sinh tâm nghi ngờ, đừng nghĩ như vầy: ‘’Niệm có ích gì? Niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, chẳng phải là chẳng có ý nghĩa gì chăng ?’’ Hằng ngày niệm Bồ Tát Quán Thế Âm mà bạn sinh tâm hoài nghi. Quan trọng nhất là đừng sinh tâm nghi ngờ, trong một niệm cũng đừng sinh tâm hoài nghi, phải sinh niềm tin.
‘’Quán Thế Âm tịnh thánh’’: Bồ Tát Quán Thế Âm là bậc Thánh thanh tịnh.
‘’Khi khổ não nạn chết’’: Khi bạn có khổ não đau đớn, hoặc khi gặp nguy hiểm sắp chết.
‘’Hay làm chỗ nương tựa’’: Lúc đó Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ bảo hộ bạn. Bạn có thể đem thân tâm tính mạng giao cho Bồ Tát Quán Thế Âm, thì Ngài nhất định sẽ trợ giúp bạn.

Đủ tất cả công đức
Mắt từ trông chúng sinh
Biển phước tụ vô lượng
Cho nên phải đảnh lễ.


‘’Đủ tất cả công đức’’: Bồ Tát Quán Thế Âm đầy đủ tất cả thần thông diệu dụng, đầy đủ tất cả các thứ công đức, tất cả thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn đều không thiếu.
‘’Mắt từ trông chúng sinh’’: Bồ Tát Quán Thế Âm đều dùng mắt cha lành nhìn chúng sinh. Bất cứ chúng sinh có lỗi gì, hoặc chẳng có lỗi lầm, có tội nghiệp, hoặc chẳng có tội nghiệp, Ngài đều từ bi đến cứu độnhư nhau.
‘’Tụ biển phước vô lượng’’: Vì Bồ Tát Quán Thế Âm dùng đại từ bi bình đẳng phổ độ chúng sinh, cho nên phước báu của Ngài tu lớn như biển cả, vô lượng vô biên, sâu không thể dò.
‘’Cho nên phải đảnh lễ’’: Vì công đức của Bồ Tát Quán Thế Âm đều đầy đủ, cho nên chúng ta mỗi người, đều nên đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bây giờ đã giảng xong phần bài kệ. Chúng ta có cơ hội được nghe toàn bộ Kinh Pháp Hoa, thật là khó được gặp gỡ. Hiện tại đừng nói là nước Mỹ, dù ở Trung Quốc, cũng chẳng dễ gì được nghe toàn bộ Kinh Pháp Hoa. Ở Hồng Kông, Đài Loan có cơ hội này, nhưng cũng rất khó khăn. Hiện tại chúng ta đang sốngan toàn ở nước Mỹ, mà nghe được Bộ Kinh Pháp Hoa này, thật là may mắn. Bạn đến nghe kinh trong sự vô hình, trợ giúp cho thế giới này. Chúng ta đang nghe kinh ở đây, mà khắp thế giới đều tràn trề bầu không khí cát tường. Phàm là nơi nào có pháp hội giảng kinh, thì trời rồng tám bộ chúng đều đến ủng hộ đạo tràng. Chúng ta có cơ hội này, đều là người có căn lành lớn. Nếu chẳng có căn lành, muốn đến nghe cũng đến chẳng được. Khi muốn đến nghe thì chẳng phải ma chướng này sinh, thì ma chướng kia sinh ra. Tóm lại, khiến cho bạn chẳng thể nào đến nghe kinh được. Hiện tại chúng ta nghe kinh nghe pháp, công đứcnày thật là vô lượng vô biên, không thể hết được. Đến nghe kinh mỗi người đều có công đức.

Bấy giờ, Bồ Tát Trì Địa bèn từ tòa ngồi đứng dậy, đến trước đức Phật bạch rằng : Đức Thế Tôn ! Nếu có chúng sinh nghe được Phẩm Bồ Tát Quán Thế Âm này, nghiệp tự tại phổ môn thị hiện sức thần thông, thì nên biết người đó công đức chẳng ít. Khi đức Phật nói Phẩm Phổ Môn này, thì có tám vạn bốn ngàn chúng sinh ở trong chúng, đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bấy giờ là lúc đó, tức là sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói xong phần bài kệ. Bồ Tát Trì Địa tức là Bồ Tát Trì Địa mà trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến. Vị Bồ Tát này, ở trong vô lượng kiếp về trước, là một vị chẳng đọc sách, chẳng biết chữ, nhưng sức lực của Ngài rất lớn. Sức của Ngài chẳng những mạnh, mà còn vô cùng vô tận. Có đồ vật mà một số người chẳng khiên nổi, mà Ngài một mình vác nổi, có đồ vật mà một số người gánh chẳng nổi, mà Ngài gánh nổi, việc mà một số người chẳng làm được, mà Ngài làm được. Ngài làm gì ? Tức là tu sửa đường bằng phẳng, làm đường, làm cầu. Có khi xe qua cầu mà qua chẳng được, Ngài bèn giúp họ đẩy xe. Có người gánh đồ khổ cực, thì Ngài giúp họ gánh đồ. Song, Ngài chẳng đòi giá cả, chẳng đòi tiền công. Ngài thực hành khổ hạnh như thế rất lâu. Có một lần nọ, gặp Đức Phật Phù Xá Lô, Phật hỏi Ngài : 
- ‘’Tại sao con phải tu sửa đường bằng phẳng?’’ 
- Ngài nói : ‘’Con tu sửa đường bằng phẳng, là để cho những người đi được an toàn.’’ 
- Phật Phù Xá Lô nói: ‘’Con làm đường bằng phẳng là bỏ gốc theo ngọn, đây là dụng công phu trên ngọn ngành, chỉ tu hành ở ngoài da.’’ 
- Phật Phù Xá Lô nói tiếp: ‘’Con muốn tu sửa đường bằng phẳng, thì trước hết phải tu sửa "đất tâm" cho bằng phẳng. Tại sao đường xá chẳng bằng phẳng? Thế giới có núi cao, có đất bằng, có biển cả, là vì tâm của con người chẳng bằng phẳng. Trong tâm của con người có núi cao, cho nên đất chẳng bằng chẳng. Nếu đất tâm của con bằng phẳng, thì thê giới chẳng có chỗ nào mà không bằng phẳng.’’ Bồ Tát Trì Địanghe Phật Phù Lô Xá giáo hóa rồi, bèn tu pháp môn "đất tâm", làm bằng phẳng mảnh đất trong tâm, tu thành chứng quả, đắc được quả vị Bồ Tát. Do đó, Ngài có tên là ‘’Bồ Tát Trì Địa.’’

Bồ Tát, ở trên đã có nói rồi, tức là giác hữu tình, giác ngộ hữu tình chúng sinh. Cũng là một bậc giác ngộ ở trong chúng sinh. Bồ Tát Trì Địa bèn từ tòa ngồi của Ngài đứng dậy, hướng về Đức Phật nói : ‘’Đức Thế Tôn ! Nếu như có chúng sinh nào nghe được Phẩm Bồ Tát Quán Thế Âm nghiệp tự tại, phổ môn thị hiện ba mươi hai ứng thân, bốn vô úy thần thông lực như thế, thì nên biết công đức của người đó chẳng ít, công đức họ nghe được Phẩm Phổ Môn không thể hạn lượng.’’ Không ít tức là nhiều, chẳng có số lượng, vô lượng vô biên. Khi Đức Phật Thích Ca diễn nói Kinh Pháp Hoa, nói đến Phẩm Phổ Môn, thì ở trong chúng có tám vạn bốn nghìn chúng sinh, đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là A nậu đa la tam miệu Tam bồ đề.

 

‘’Tám vạn bốn nghìn chúng sinh là gì ? Tám vạn bốn nghìn chúng sinh ở đây, tức cũng là tám vạn bốn nghìn phiền não của chúng ta. Mỗi một phiền não là một chúng sinh, hơn nữa ở trong thân của mỗi người chúng ta, đều có tám vạn nghìn vi sinh vật, vi sinh vật tức là vi khuẩn. Trong thân của chúng ta đều có vi trùng. Con người chúng ta là trùng lớn, ở trong thân trùng lớn này, có trùng nhỏ, ở trong máu, ở trong thịt, trong ngũ tạng, chẳng biết có bao nhiêu vi trùng ? Con người chúng ta làm thế nào mà có thể sinh tồn ? Tức cũng là thân trùng lớn nuôi dưỡng những trùng nhỏ, trùng nhỏ trợ giúp cho trùng lớn. Bạn cho rằng con người là gì ? Ở trong thân thể có vô lượng vô biên vi sinh vật (sinh bật nhỏ bé). 
Một vi sinh vật là một chúng sinh. Vậy có bao nhiêu vi sinh vật ? Có nhiều đếm không hết được. Tóm lại, thì có tám vạn bốn nghìn. Kỳ thật, chẳng phải chỉ tám vạn bốn nghìn, hoặc là mười vạn tám nghìn, cũng chẳng nhất định. Trong tự tánh của mỗi người chúng ta, đều đầy đủ tám vạn bốn nghìn chúng sinh. Tám vạn bốn nghìn chúng sinh ở trong pháp hội đó, tức cũng là tám vạn bốn nghìn thứ niệm ở trong tâm, niệm niệm sinh diệt, niệm niệm chẳng ngừng, niệm sinh tức là một chúng sinh, niệm diệt cũng là một chúng sinh. Sinh sinh diệt diệt có tám vạn bốn nghìn chẳng lìa khỏi tự tánh. Tám vạn bốn nghìn chúng sinh đều phát tâm vô đẳng đẳng, chẳng có gì có thể bằng tâm, chẳng có gì có thể sánh với tâm, tức là tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.

A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là tiếng phạn. A dịch là vô, nậu đa la dịch là thượng, tam dịch là chánh, miệu dịch là đẳng, bồ đề dịch là giác, hợp lại là vô thượng chánh đẳng chánh giác. ‘’Vô thượng’’ là chẳng có gì cao hơn nữa. ‘’Chánh đẳng’’ là chân chánh đồng với Phật. ‘’Chánh giác’’ là giác ngộ của Phật. Chân chánh đồng quả vị giác ngộ của Phật, tức cũng là phát tâm thành Phật. Có tám vạn bốn nghìn chúng sinhphát tâm thành Phật. Phát tâm thành Phật rồi, sau đó mới đắc được quả vị. Trong pháp hội đó, có tám vạn bốn nghìn chúng sinh nghe Phẩm Phổ Môn rồi, đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, đó là nhân duyên rất thù thắng.

Hiện tại chúng ta đang giảng Phẩm Phổ Môn, ở trong Phật Giáo Giảng Đường có hơn hai mươi người đến nghe kinh. Hơn hai mươi người này, mỗi người đều có tám vạn bốn nghìn chúng sinh, bạn tính xem nó bao nhiêu vạn chúng sinh ? Nhưng bao nhiêu vạn chúng sinh đó, có phải đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác ? Tôi tin rằng tuy chẳng phát tâm như thế, đa số cũng phát tâm muốn thành Phật. Ở trong hội Pháp Hoa này, người nào nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì tương lai đều có phần sẽ thành Phật. Hiện tại chúng ta nghe được Phẩm Phổ Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm, đều do trong quá khứ đã trồng căn lành, cho nên bây giới cũng có nhân duyên, để tụ lại một chỗ cùng nghiên cứu Phật pháp, đây là cảnh giớikhông thể nghĩ bàn.

A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là quả vị cao nhất, tức là quả vị Phật, dịch ra là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chánh giác là nói người khai ngộ được chánh giác. Hàng nhị thừa A la Hán đắc được sự khai ngộ chánh giác, nhưng chưa đắc được chánh đẳng. Bồ Tát thì đắc được chánh đẳng và chánh giác. Chánh giác nơi Phật cho nên gọi là đẳng giác. Chánh giác là A la Hán, chánh đẳng là Bồ Tát. Bồ Tát có thể thành chánh đẳng, nhưng không thể thành vô thượng. A la Hán có thể thành chánh giác, nhưng không thể thành chánh đẳng. Vì Bồ Tát là Hữu Thượng Sĩ, ở trên Ngài còn có bậc cao hơn. Phật gọi là Vô Thượng Sĩ, tức là chẳng có gì cao hơn Ngài nữa. Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là viên mãn bồ đề, quy vô sở đắc, đắc được ba giác tròn, vạn đức đầy, chẳng có gì cao hơn vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chỉ có Phật mới có tư cách xưng danh hiệu này. Ngoài ra các Bồ Tát, A la Hán đều không thể sánh được, cho nên đây là quả vị cao nhất. Quả vị cao nhất này làm thế nào mà thành ? Có phải từ chỗ cao nhất mà thành chăng ? Chẳng phải. Quả vị tối cao là từ chỗ thấp nhất mà thành. Khi bạn tu đạo, thì nên nhớ đừng có tâm tự mãn, tâm cống cao ngã mạn, đó tức là từ chỗ thấp nhất mà thành quả vị cao nhất.

Ngài Lão tử có nói : ‘’Nước khéo lợi ích vạn vật mà chẳng tranh, ở nơi mà mọi người không thích ở.’’ Nước lợi ích cho tất cả vạn vật mà chẳng tranh. Vật tức là chỉ phi tiềm động thực, hết thảy tứ sinh (thai noãn thấp hóa), đều cần nước bồi dưỡng tưới tẩm, song bản thân của nước chẳng bao giờ có tư tưởngnhư vầy : ‘’Hết thảy những vạn vật của các vị, đều do tôi lợi ích cho các vị, do tôi đến trợ giúp các vị.’’ Chẳng tranh gì ? Tức là chẳng kể công, chẳng tuyên truyền với mọi người rằng : ‘’Việc đó là do tôi làm, công đức đó là do tôi làm thành, ngôi chùa đó là do tôi làm, cái cầu kia là do tôi xây’’, chẳng bao giờ có tâm như thế, nó chẳng ích kỷ, chẳng tư lợi, cho nên Lão tử mới nói, nên học tập giống như nước. Nước khéo lợi ích vạn vật mà chẳng tranh, chẳng kể công, chẳng tranh danh, chẳng tranh lợi. ‘’Ở nơi mà mọi ngườikhông thích ở’’ : Nước ở chỗ thấp, chẳng ở trên cao. Có người nói : ‘’Sao nước lại chẳng ở trên cao ? Khi trời mưa thì nước từ trên cao mưa xuống !’’ Không sai, bạn nói rất có lý, trời mưa xuống là từ trên cao mưa xuống. Vậy nó làm thế nào mà đi lên cao ? Nó từ nơi thấp mà đi lên cao, chứ chẳng phải nguyên lai là ở trên cao. Nó ở trên cao vẫn phải rơi xuống đất thấp, ở dưới đất thấp lại chảy vào biền, vào sông, vào suối, vẫn chảy xuống chỗ thấp, bất quá tạm thời ở trên cao mà thôi. Cho nên nước ở chỗ mà chúng sinh chẳng thích, ở chỗ mà con người chẳng hoan hỉ. Tại sao người tu đạo chẳng ở nhà tốt ? Suốt ngày đến tối ở trong sơn động ? Tức cũng là học giống như nước, ở chỗ thấp. Vì nước ở chỗ mà chúng sinh chẳng thích, nên hợp với đạo. Bạn muốn thành vô thượng chánh đẳng chánh giác cũng như thế, cũng phải từ chỗ thấp mà hướng đi lên, chẳng phải từ trên cao mà rớt xuống, cũng chẳng phải một đời sinh ra, thì được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bạn muốn thành Phât, thì trước hết phải làm chúng sinh cho thật tốt. Làmchúng sinh tốt như thế nào ? Tức là bất cứ làm việc gì, đều phải làm việc thiện việc lành, chớ đừng làm ác, do đó có câu : 

‘’Lựa việc thiện mà theo, 
Việc ác thì sửa đổi’’.

Con đường lành thì nên làm, đường chẳng lành thì sửa đổi, phải sửa lỗi làm mới lại, phải đạo thì tiến tới, trái với đạo thì thối lùi, hợp với đạo thì tiến bước về trước, chẳng hợp với đạo thì lùi về sau, như thế mới có thể đắc được vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Chỗ diệu của Phẩm Phổ Môn là vô cùng vô tận, chẳng phải thời gian ngắn mà nói hết được. Tương lai khi nào có cơ hội sẽ nghiên cứu sâu hơn bước nữa. Thứ bảy này là ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo, bây giờ chúng ta đã giảng xong Phẩm Phổ Môn, Biết được thần thông diệu dụng của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì đến ngày đó mọi người phát tâm cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, và lạy đại bi sám cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm hiển hiện diệu dụng không thể nghĩ bàn. Ai có sở cầu thì có thể âm thầm cầu Ngài gia bị, tin tưởng Ngài, thì nhất định sẽ khiến cho bạn toại tâm mãn nguyện. Kinh Pháp Hoa là kinh thành Phật, ai nghe được Kinh Pháp Hoa, thì sẽ có phần thành Phật, cho nên đây là cơ hội rất khó được gặp.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy