× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển diễn giải

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa



Phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ mười hai - Phần 2

Do thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa, mà khiến cho ta đầy đủ sáu Ba la mật, từ bi hỉ xả, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, được thân màu vàng tía, mười lực, bốn vô sở úy, bốn pháp nhiếp, mười tám pháp bất cộng, thần thông, thành Đẳng chánh giác, rộng độ chúng sinh, đều do thiện tri thứcĐề Bà Đạt Đa vậy.

Đức Phật nói : ‘’Do thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa đến dạy tôi, cho nên khiến cho tôi viên mãn sáu Ba la mật(bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Bây giờ giải thích về sáu Ba la mật : 
Bố thí Ba la mật : 
1. Tu bố thí Ba la mật thì giải trừ san tham của mình.
2. Trang nghiêm tự tính bồ đề.
3. Tự lợi lợi tha.
4. Đời sau được quả lớn, tôn quý giàu có.

Trì giới Ba la mật : 
1. Tu các việc thiện, diệt các nghiệp ác.
2. Trang nghiêm bồ đề nhiếp thọ chúng sinh. 
3. Thân tâm an lạc.
4. Đời sau hưởng sự vui Niết Bàn.

Nhẫn nhục Ba la mật : 
1. Trang nghiêm bồ đề nhiếp thọ chúng sinh.
2. Đó đây lìa sợ hãi.
3. Đời sau chẳng có tâm sân hận, được quyến thuộc hòa thuận, chẳng thọ phiền não, được vui Niết Bàn.

Tinh tấn Ba la mật : 
1. Phá được tâm giải đãi.
2. Trang nghiêm bồ đề nhiếp thọ chúng sinh.
3. Tăng trưởng pháp lành nên lợi mình, chẳng não hại người nên lợi người.
4. Dùng đại lực, được bồ đề.

Thiền định Ba la mật :
1. Trừ tâm tán loạn. 
2. Trang nghiêm bồ đề nhiếp thọ chúng sinh.
3. Thân tâm tịch tĩnh nên lợi mình, chẳng não hại chúng sinh nên lợi người. 
4. An ổn đắc được rốt ráo Niết bàn.

Bát nhã Ba la mật : 
1. Phá vô minh. 
2. Trang nghiêm bồ đề nhiếp thọ chúng sinh. 
3. Có trí huệ, nên lợi mình. Lại hay giáo hóa chúng sinh nên lợi người.
4. Được chân chánh đại trí huệ, trừ trí huệ chướng ngại.

Đức Phật viên mãn sáu Ba la mật, lại được từ bi hỷ xả, bốn tâm vô lượng. Từ hay ban vui cho chúng sinh, bi hay cứu khổ chúng sinh, hỷ khiến cho chúng sinh sinh vui mừng. Xả, khó xả bỏ mà xả bỏ đặng. Phật dùng bốn tâm vô lượng viên mãn bồ đề. Thành Phật rồi lại dùng bốn tâm vô lượng để giáo hóa chúng sinh. Phật lại được ba mươi hai tướng đại trượng phu. Tạng giáo nói rằng do tu giữ giới mà được ba mươi hai tướng, thông giáo nói rằng do tu bố thí nhẫn nhục mà được ba mươi hai tướng, biệt giáo nói rằng do tu các pháp không mà thành tựu ba mươi hai tướng, viên giáo nói rằng do thọ ký mà thành tựu ba mươi hai tướng.

Ở trên là do tạng, thông, biệt, viên giáo, nói về ba mươi hai tướng. Phật lại được tám mươi vẻ đẹp. Viên mãn báo thân của Phật hiện ra một thứ màu sắc vàng tía rất thù thắng. Phật có mười lực, bốn vô sở úy. Khi Phật thuyết pháp thì như tiếng hống của sư tử, chẳng sợ hãi.

Lại có bốn vô sở úy của Bồ Tát : 
1. Tổng trì chẳng quên : Nhớ rất rõ ràng hết thảy các pháp, cho nên được khéo thuyết pháp yếu vô sở úy. 
2. Biết hết các pháp : Biết thuốc nào chữa bệnh gì của chúng sinh. 
3. Hỏi đáp về pháp vô sở úy.
4. Giải được sự nghi ngờ của chúng sinh, thuyết pháp vô sở úy.
Phật lại dùng bốn nhiếp pháp để nhiếp thọ chúng sinh : 
1. Bố thí.

2. Ái ngữ.

3. Lợi hành: Thân khẩu ý làm việc lành.

4. Đồng sự : Cùng với chúng sinh làm cùng một việc.

Phật lại đắc được mười tám pháp bất cộng :
1. Thân chẳng lỗi : Từ vô lượng khiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp Phật đều giữ gìn pháp thân huệ mạng, chẳng có lỗi lầm, thân chẳng phạm giới giết hại, trộm cắp, tà dâm. 
2. Miệng chẳng lỗi : Những gì miệng nói ra đều là diệu pháp thâm sâu vô thượng. 
3. Không quên : Gọi là niệm không lỗi. 
4. Chẳng có nghĩ tưởng khác : Chỉ có Phật đời đời kiếp kiếp cầu vô thượng giác đạo, chẳng có vọng tưởng và dục niệm khác.
5. Vô bất định tâm : Phật chẳng những chẳng có vọng tưởng khác, mà đời đời kiếp kiếp còn tu thiền định, cho nên có diệu định thâm sâu, tâm chẳng tán loạn.
6. Vô bất tri kỷ xả tâm : Phật biết hết thảy tất cả các pháp, song chẳng chấp trước đối với tất cả các pháp, xả bỏ tất cả các pháp, cho nên bất khả đắc. 
7. Ý chẳng giảm : Phật đời đời kiếp kiếp nguyện giáo hóa chúng sinh, tiếp dẫn hữu tình, tâm chẳng thối chuyển.
8. Tinh tấn chẳng giảm : Chỉ có tinh tấn, chẳng khi nào thối lùi.
9. Niệm chẳng giảm : Nhớ pháp của tất cả chư Phật tu ba đời mà chẳng gián đoạn, luôn luôn chẳng giảm thiểu.
10. Huệ chẳng giảm : Trí huệ càng ngày càng tăng thêm.
11. Giải thoát chẳng giảm : Dần dần đắc được giải thoát, càng ngày càng tự tại.
12. Giải thoát tri kiến chẳng giảm.
13. Tất cả thân nghiệp tùy trí huệ hành.
14. Tất cả khẩu nghiệp tùy trí huệ hành.
15. Tất cả ý nghiệp tùy trí huệ hành.
16. Trí huệ quá khứ vô chướng.
17. Trí huệ vị lai vô chướng.
18. Trí huệ hiện tại vô chướng.
Mười tám pháp nầy chỉ có Phật mới có. Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn ba thừa, chẳng có cùng mười tám pháp nầy, nên gọi là mười tám pháp bất cộng.

Đức Phật lại bảo bốn chúng : Đề Bà Đạt Đa qua vô lượng kiếp sau này, sẽ được thành Phật, hiệu là Thiên Vương Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thế giới tên là Thiên Đạo. Phật Thiên Vương đó sống lâu ở đời hai mươi trung kiếp. Rộng vì chúng sinh diễn nói diệu pháp. Chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng, đều đắc được quả A la hán. Vô lượng chúng sinh phát tâm Duyên Giác, nhiều chúng sinh như số cát sông Hằng, phát tâm vô thượng đạo, được vô sinh nhẫn, cho đến bất thối chuyển.

Đức Phật lại bảo bốn chúng rằng : Đề Bà Đạt Đa từ nay cho đến vô lượng kiếp vị lai, sẽ được thành Phật, danh hiệu là Thiên Vương Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thế giới Ngài thành Phật tên là Thiên Đạo. Phật Thiên Vương đó, trụ ở đời hai mươi trung kiếp. Thế giới của chúng ta một lần tăng một lầngiảm là một kiếp. Tuổi thọ của con người cứ một trăm năm giảm xuống một tấc. Từ tuổi thọ con người tám vạn bốn ngàn tuổi, dần dần giảm xuống còn mười tuổi. Từ mười tuổi lại dần dần tăng lên đến tám vạn bốn ngàn tuổi. Một tăng một giảm là một kiếp. Hai mươi tiểu kiếp làm một trung kiếp, bốn trung kiếp làm một đại kiếp.

Trong hai mươi trung kiếp, Phật Thiên Vương vì hết thảy chúng sinh rộng nói bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoanầy. Lúc đó, có chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng chứng được quả vị A la Hán, vô lượng vô biênchúng sinh phát tâm Duyên Giác thừa, có chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng, phát đạo tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Họ đều đắc được vô sinh nhẫn, đến cảnh giới bất thối chuyển.

Sau khi Phật Thiên Vương đó vào Niết Bàn, chánh pháp lưu lại ở đời hai mươi trung kiếp. Toàn thân xá lợi được tạo dựng tháp bằng bảy báu, cao sáu mươi do tuần, bề ngang rộng bốn mươi do tuần. Chư thiên nhân dân đều dùng các thứ hoa, hương bột, hương đốt, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, ca xướng, lễ bái cúng dường tháp báu. Vô lượng chúng sinhđược quả A la hán, vô lượng chúng sinh ngộ Bích Chi Phật, có nhiều chúng sinh không thể nghĩ bàn phát bồ đề tâm, đến quả vị bất thối chuyển.

Lúc đó, vị Phật Thiên Vương giáo hóa xong chúng sinh đáng được giáo hóa, cũng độ xong chúng sinhđáng được độ, viên mãn thệ nguyện của Phật đã phát, cho nên vào Niết Bàn. Khi Phật tại thế, thì chánh pháp trụ thế hai mươi trung kiếp. Sau khi Phật diệt độ, thì đem toàn thân xá lợi của Phật an trí vào trong tháp bảy báu. Tháp cao sáu mươi do tuần (biểu thị cho sáu độ), bề ngang rộng bốn mươi do tuần (biểu thịcho bốn niệm xứ). Tất cả chư Thiên, nhân dân, đều dùng các thứ hoa, hương bột, hương đốt, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, ca xướng, cung kính lễ bái, cung kính cúng dường tháp bảy báu. 
Sau khi Phật Thiên Vương vào Niết Bàn, vẫn có vô lượng chúng sinh chứng được quả A La Hán. Vôlượng chúng sinh được quả Bích Chi Phật. Có nhiều chúng sinh không thể nghĩ bàn, phát bồ đề tâm đến quả vị bất thối chuyển.

Đức Phật bảo các Tỳ Kheo ! Trong đời vị lai, nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào, nghe Kinh Pháp Hoa Phẩm Đề Bà Đạt Đa, mà tâm tin kính thanh tịnh, chẳng sinh tâm nghi hoặc, thì chẳng đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, được sinh ở trước mười phương chư Phật, chỗ được sinh về thường nghe Kinh này. Nếu sinh trong loài người, trên trời, thì được hưởng sự vui thù thắng vi diệu. Nếu sinh ở trước chư Phật, thì được hoa sen hóa sinh.

Đức Phật lại bảo các Tỳ Kheo rằng : Trong đời vị lai, nếu có người thiện nam người thiện nữ, tu năm giớilàm mười điều lành, nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Đề Bà Đạt Đa, mà trong tâm chẳng có pháp ô nhiễm, tâm tin kinh thanh tịnh chẳng hoài nghi. Nếu có ai phê bình Đề Bà Đạt Đa là người ác, đó là sai lầm. Kỳ thật, Ngài thật là một vị đại Bồ Tát, chỉ bất quá Ngài hiện tướng tôn giả phản diện để giúp Phật độ người. Phải tin rằng người mà đời đời kiếp kiếp đến phản đối bạn, hoặc là người nhiễu loạn bạn, đều là đang trợ giúp bạn thành Phật. Đó cũng giống như ở trong lò đúc rèn luyện, rèn luyện đến lúc, một chút tập khí mao bệnh đều chẳng còn, tâm tính nhu hòa. Nếu được như thế thì mới là ‘’Thật tin‘’. Nên coi những oán hận sân khuể phiền não, sẽ thành chân chánh thiện tri thức của mình, chân chánh hay sinh tâm cung kínhthiện tri thức. Ví như chuông cần phải dùng dùi bằng gỗ để đánh nó, thì mới phát ra âm thanh. Vàng thật phải dùng lửa để nung mới thành vàng ròng. Hoa mai phải trải qua một phen rét lạnh mới tỏa hương thơm ngào ngạt, do đó có câu : 

‘’Không trải qua một phen lạnh thấu xương
Sao được hoa mai thơm ngát mũi.’’

Tuy nhiên Đề Bà Đạt Đa làm những điều ác, song nếu chúng ta đối với phẩm nầy, mà chẳng sinh tâm phân biệt, chẳng sinh hoài nghi, tức là chứng minh chúng ta có : Văn, tư, tu, huệ chân chánh, vĩnh viễn chẳng đọa vào ba đường ác. Luôn luôn hay cúng dường chư Phật, lại hay gần gũi Tam Bảo, được nghe diệu pháp vô thượng, và còn được sinh về cõi Phật trong mười phương, được nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tức là hoa sen hóa sinh ra, chín phẩm hoa sen là cha mẹ. Nếu sinh về cõi trời thì cũng được hưởng sự vui thù thắng vi diệu.

Lúc đó, phương dưới đức Đa Bảo Thế Tôn, có vị Bồ Tát đi theo tên là Trí Tích, bạch đức Phật Đa Bảo để trở về bổn quốc, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ Tát Trí Tích rằng : Thiện nam tử ! Hãy đợi chốc lát, sẽ có Bồ Tát tên là Văn Thù Sư Lợi, có thể gặp nhau luận bàn về diệu pháp, rồi hãy trở về bổn quốc.

Lúc đó, phương dưới Phật Đa Bảo có vị thị giả đi theo Ngài, là một vị Bồ Tát tên là Trí Tích. Ngài nói với Phật Đa Bảo : ‘’Bây giờ con có thể về được chăng ?’’ Lúc ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ Tát Trí Tíchrằng : ‘’Thiện nam tử ! Ông nên đợi một chút nữa, trong pháp hội nầy, sẽ có một vị Bồ Tát tên là Văn Thù Sư Lợi, sẽ gặp ông cùng nhau đàm luận về đạo lý Kinh Kiệu Pháp Liên Hoa, sau đó hãy trở về !

Lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên hoa sen báu ngàn cánh, lớn như bánh xe, những Bồ Tátcùng đến, cũng ngồi trên hoa sen báu, từ biển Long cung Ta Kiệt La, tự nhiên vọt ra trụ ở trong hư không, đi thẳng đến núi Linh Thứu. Từ hoa sen bước xuống, đến ở trước Phật, đầu mặt kính lễdưới chân hai vị Thế Tôn, làm lễ xong rồi, đến chỗ Bồ Tát Trí Tích cùng nhau thăm hỏi, bèn ngồi qua một bên. Bồ Tát Trí Tích hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng : Ngài đến Long cung giáo hóa chúng sinh, số được bao nhiêu ? Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi nói : Số nhiều vô lượng, không thể tính kể, chẳng phải miệng nói được, chẳng phải tâm đo lường được, hãy đợi chốc lát tự nhiên sẽ biết.

Lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên hoa sen báu ngàn cánh, hoa sen lớn như bánh xe. Những vị Bồ Tát theo Ngài cùng đến pháp hộI, cũng đều ngồi trên hoa sen báu, từ biển Long cung Ta Kiệt La tự nhiênvọt ra, trụ ở trong hư không đến thẳng núi Linh Thứu, nơi Phật đang nói pháp, rồi từ hoa sen bước xuốngđến ở trước Phật, năm thể sát đất, cung kính lễ lạy Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo. Lễ lạy xong, lại đến chỗ của Bồ Tát Trí Tích ngồi cùng nhau hỏi thăm, rồi ngồi qua một bên. Bồ Tát Trí Tích hỏi Bồ Tát văn Thù : ‘’Thưa Ngài ! Ngài đến cung rồng giáo hóa được bao nhiêu rồng‘’? Bồ Tát Văn Thù đáp : ‘’Rồng được độ, không thể nào tính kể được, chẳng phải miệng nói ra được, cũng chẳng phải tâm có thể dò lường được, Ngài hãy đợi một chút thì sẽ biết rõ.’’

Nói chưa dứt lời, thì có vô số Bồ Tát ngồi trên hoa sen báu, từ dưới biển vọt lên, đến núi Linh Thứu, trụ ở trong hư không. Các vị Bồ Tát đó, đều do Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hóa độ, đủ hạnh Bồ Tát, đều cùng đàm luận nói sáu Ba la mật. Họ vốn là hàng Thanh Văn, ở trong hư không nói hạnh Thanh Văn, nay đều tu hành nghĩa không của đại thừa. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi nói với Bồ Tát Trí Tích rằng: Việc giáo hóa ở trong biển là như thế.

Bấy giờ, Bồ Tát Trí Tích nói bài kệ, để khen ngợi rằng:

Đại trí đức dũng mãnh
Hóa độ vô lượng chúng
Nay trong đại hội này
Ta đều đã thấy hết.
Diễn nói nghĩa thật tướng
Mở bày pháp một thừa
Rộng độ các chúng sinh
Khiến mau thành bồ đề.


Khi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi chưa nói chưa dứt lời, thì đột nhiên có vô số Bồ Tát đại thừa, ngồi trên hoa senbáu từ dưới biển vọt lên, đến núi Linh Thứu chỗ của Phật Thích Ca đang nói pháp, hiện ra đủ thứ thần thông diệu dụng, trụ ở trong hư không. Những vị Bồ Tát đó, đều do Bồ Tát Văn Thù giáo hóa ở trong biển, ai cũng đầy đủ hạnh Bồ Tát, cùng nhau thảo luận sáu pháp Ba la mật. Các Ngài vốn chứng quả vị Thanh Văn, song các Ngài đã hồi tiểu hướng đại, hành Bồ Tát đạo. Cho nên, các Ngài ở trong hư không trước hết nói pháp Thanh Văn thừa, vì các Ngài chưa vào sâu pháp đại thừa. Như nay tất cả hàng Thanh Văn thừavà Bồ Tát thừa, đều cùng nhau phát tâm tu hành nghĩa không của đại thừa, tức là tu hành pháp môn thật tướng của đại thừa. Bồ Tát Văn Thù nói với Bồ Tát Trí Tích : ‘’Ngài hỏi tôi việc giáo hóa bao nhiêu chúng sinh ở trong biển, thì việc đó như thế .’’

Bấy giờ Bồ Tát Trí Tích nhìn thấy chúng sinh của Bồ Tát Văn Thù hóa độ, hiện nay đều tu nghĩa không đại thừa của đại Bồ Tát. Cho nên dùng một bài kệ để khen ngợi Bồ Tát Văn Thù.
‘’Ngài là một vị tôn giả đầy đủ đại trí huệ, đại công đức, đại dũng mãnh, đại thù thắng, cho nên giáo hóađược vô lượng vô biên chúng sinh hành Bồ Tát đạo. Hiện tại tất cả chúng sinh ở trong pháp hội nầy, đề đã nhìn thấy hết. Ngài hay diễn nói tất cả diệu pháp, khiến cho hết thảy chúng sinh minh bạch nghĩa lý thật tướng của đại thừa. Ngài lại hay mở bày diệu pháp một thừa, rộng giáo hóa chúng sinh, khiến cho họ mau thành tựu diệu quả Vô thượng bồ đề, là bậc chúng ta đáng kính tin phụng.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi nói : Tôi ở trong biển chỉ thường nói Kinh Pháp Hoa. Bồ Tát Trí Tích hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi : Kinh này thâm sâu vi diệu, là báu trong các kinh, ít có ở trong đời. Nếu có chúng sinh siêng năng tinh tấn tu hành kinh này, thì mau được thành Phật chăng ? Bồ Tát Văn Thùđáp : Có con gái của Long Vương Ta Kiệt La, mới tám tuổi mà trí huệ lanh lợi, khéo biết các căn hành nghiệp của chúng sinh, được Đà la ni, hay thọ trì pháp bí tàng thâm sâu của các đức Phật nói, vào sâu thiền định, thấu hiểu thông đạt các pháp, trong khoảng sát na phát tâm bồ đề, được chẳng thối chuyển, biện tài vô ngại, thương nhớ chúng sinh như con đỏ, công đức đầy đủ, trong tâm nhớ pháp, miệng diễn nói pháp vi diệu rộng lớn, từ bi đối với tất cả chúng sinh, ý chí nhu hòa, đến được bồ đề.

Bồ Tát Văn Thù nói : ‘’Tôi ở trong biển, luôn một lòng diễn nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa’’. Bồ Tát Trí Tíchnghe rồi tâm sinh hoài nghi bèn hỏi : ‘’Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một bộ kinh thâm sâu vi diệu không thể nghĩ bàn, cho nên gọi là bảo bối trong các kinh, rất ít có ở trong thế gian. Nếu có chúng sinh nghe đượckinh nầy, và siêng năng tinh tấn tu hành kinh nầy, thì người đó chẳng phải sớm có thể thành Phật chăng‘’ ? Bồ Tát Văn Thù đáp : ‘’Ở trong biển có một Long cung, Long Vương của long cung có một người con gái mới tám tuổi, tuy tuổi nhỏ mà trí huệ rất lanh lợi. Cô ta biết tiền nhân hậu quả của chúng sinh, cô ta đắc được mười pháp Đà la ni. (Đà la ni dịch là "tổng trì". ‘’Tổng tất cả pháp, trì vô lượng nghĩa.’’ Tức cũng là tổng trì thân khẩu ý thanh tịnh, thân khẩu ý chẳng phạm nghiệp ác. Pháp của Phật nói cô ta đều minh bạch). Do đó, tạng bí mật là bí pháp vì đây nói mà kia chẳng biết, vì kia nói mà đây chẳng biết, đồng nói một pháp nhưng đắc được nghĩa lý chẳng giống nhau, cho nên gọi là bí tàng. Song Long Nữ tám tuổi hay thọ trì đọc tụng và đều hiểu rõ tạng bí mật thâm sâu của chư Phật nói. Cô ta lại vào được thiền định thâm sâu, mà còn thấu rõ thông đạt các pháp, trong khoảng một sát na phát đại bồ đề tâm, được vĩnh viễnchẳng thối chuyển, được biện tài vô ngại. Song cô ta thương nhớ tất cả chúng sinh, xem tất cả chúng sinhnhư con đỏ, cô ta công đức viên mãn, trong tâm nhớ pháp, miệng diễn nói pháp vi diệu xâu xa. Cô ta có tâm từ hay ban vui, tâm bi hay cứu khổ, mà còn khiêm nhường ái hộ tất cả chúng sinh. Chí khí và ý niệmcủa cô ta đều rất nhu hòa, sớm thành tựu bồ đề.’’

Bồ Tát Trí Tích nói : Tôi thấy đức Thích Ca Như Lai trong vô lượng kiếp, làm những việc khó làm, tích lũy công đức, cầu đạo bồ đề chưa từng nghỉ ngơi. Tôi quán ba ngàn đại thiên thế giới, cho đếnchẳng có nơi nào nhỏ như hạt cải, mà chẳng phải là nơi Bồ Tát vì chúng sinh xả bỏ thân mạng của, rồi sau đó mới thành tựu đạo bồ đề, tôi không tin cô Long Nữ này, trong chốc lát mà được thành Chánh giác.

Bồ Tát Văn Thù nói ra việc Long Nữ sớm thành bồ đề, thì Bồ Tát Trí Tích bèn sinh nghi hoặc, liền hỏi : ‘’Tôi thấy Phật Thích Ca thành Phật, chẳng phải là việc dễ dàng. Trong vô lượng kiếp về trước, Ngài làm những việc khó làm, tích lũy công đức nhỏ như hạt cát, như hạt bụi, như sợi lông. Vì cầu bồ đề mà chưa từng nghỉ ngơi. Hiện tại tôi quán khắp ba ngàn thế giới, chẳng có nơi nào nhỏ như hạt cải, như hạt bụi, mà chẳng phải là chỗ xả bỏ thân mạng của Bồ Tát, vì cứu độ tất cả chúng sinh. Sau đó, độ chúng hết rồi mới thành Phật đạo. Tôi không tin cô Long Nữ nầy trong khoảng chốc lát, mà lập tức thành Phật.

Nói chưa xong thì Long Nữ đột nhiên hiện ra ở trước, đầu mặt lễ kính đức Phật, rồi đứng qua một bên, bèn nói bài kệ khen ngợi rằng:

Thông đạt tướng tội phước
Chiếu khắp mười phương cõi
Pháp thân tịnh vi diệu
Đủ ba mươi hai tướng.
Và tám mươi vẻ đẹp
Dùng trang nghiêm pháp thân
Chỗ trời người kính ngưỡng
Rồng thần đều cung kính.
Hết thảy loài chúng sinh
Chẳng ai không sùng bái
Lại nghe thành bồ đề
Chỉ Phật chứng biết được.
Con nói pháp đại thừa 
Độ thoát chúng sinh khổ.


Tong lúc Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Trí Tích đàm luận chưa xong, thì Long Nữ đột nhiên hiện thân ở trong pháp hội, cung kính đảnh lễ chư Phật Bồ Tát, rồi lui ngồi về một bên. Sau đó, dùng bài kệ khen ngợi đức Đa Bảo Như Lai : ‘’Phật thông đạt minh bạch được quả báu tội nghiệp và tướng phước thiện ác, cho nên tu phước tu huệ, mới đắc được tướng siêu nhiên thành Phật. Vì thân tâm thanh tịnh, nên trí huệ quang minhchiếu khắp mười phương thế giới vô cùng vô tận. Pháp thân thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn đó, tức được ba mươi hai tướng đại nhân, đó là vì Phật đã đầy đủ viên mãn sáu độ Ba la mật. Đức Phật lại dùng tám mươi vẻ đẹp để trang nghiêm pháp thân. Là chỗ kính ngưỡng của trời người, hết thảy rồng thần đều cung kính, hết thảy chúng sinh chẳng có ai mà chẳng sùng bái kính ngưỡng Phật. Tôi lại nghe cảnh giớithành Phật, chỉ có Phật mới chứng minh được, cho nên hiện tại con xiển dương giáo lý đại thừa, muốn độ thoát tất cả chúng sinh lìa khỏi biển khổ sinh tử.

Bấy giờ, Xá Lợi Phất nói với Long Nữ rằng : Cô nói chẳng bao lâu cô đắc được vô thượng đạo, đó là việc khó tin. Vì sao ? Vì thân người nữ dơ bẩn, chẳng phải pháp khí, sao lại có thể đắc được Vô thượng bồ đề ? Phật đạo lâu xa, phải trải qua vô lượng kiếp tinh tấn siêng tu khổ hạnh, tu đủ các Ba la mật, sau đó mới thành. Hơn nữa, thân người nữ có năm điều chướng ngại : Thứ nhất chẳng được làm Phạm Thiên Vương, thứ hai chẳng được làm Đế Thích, thứ ba chẳng được làm ma vương, thứ tư chẳng được làm Chuyển luân thánh vương, thứ năm không thể thành Phật. Sao thân nữ lại mau được thành Phật ?

Khi Long Nữ nói xong bài kệ rồi, thì Ngài Xá Lợi Phất bèn nói với Long nữ rằng : ‘’Cô nói việc sớm được thành Phật, thật là khiến cho người khó tin được. Tại sao chúng tôi không tin ? Vì cô là thân người nữ, mà thân người nữ chẳng thanh tịnh, có sự nhơ uế, chẳng phải pháp khí thành Phật. Tại sao có thể nói cô sớm đắc được bồ đề ? Con đường thành Phật rất là xa vời, do đó đức Phật Thích Ca ba đại A tăng kỳ tu phướchuệ, trăm kiếp gieo trồng tướng tốt, chẳng biết trải qua bao nhiêu vô lượng đại kiếp, tinh tấn siêng tu khổ hạnh, mới được thành tựu Phật đạo. Hà huống thân người nữ có năm điều chướng ngại.
1. Không thể làm vua Đại Phạm Thiên, vì thân người nữ chẳng thanh tịnh.
2. Không thể làm Đế Thích.
3. Không thể làm ma vương.
4. Không thể làm Chuyển Luân Thánh Vương.
5. Không thể thành Phật.

Thân người nữ có năm điều chướng ngại như thế, sao lại có thể thành Phật ? Sao lại có thể nói thân người nữ cũng có thể thành Phật ?

Bấy giờ, Long Nữ có một hạt bảo châu, giá trị ba ngàn đại thiên thế giới, cầm dâng lên đức Phật, đức Phật bèn thọ nhận. Long Nữ bảo Bồ Tát Trí Tích và tôn giả Xá Lợi Phất rằng : Tôi cúng hạt bảo châu, đức Thế Tôn thọ nhận, việc đó có mau chăng ?

- Đáp rằng : Rất mau. 
- Long nữ nói : Dùng thần lực của các Ngài để quán sát tôi thành Phật, còn mau hơn việc đó.

Lúc đó, trong chúng hội đều thấy Long nữ đột nhiên biến thành thân nam, đầy đủ hạnh Bồ Tát, bèn đi qua phương nam thế giới Vô Cấu, ngồi trên hoa sen báu thành Đẳng chánh giác, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, khắp vì hết thảy chúng sinh trong mười phương, mà diễn nói diệu pháp.

Kỳ thật, tôn giả Xá Lợi Phất ở trong Kinh Duy Ma Cật, đã biết chẳng có tướng nam nữ khả đắc. Song, tại sao Ngài lại ở trong pháp hội Diệu Pháp Liên Hoa hoài nghi việc Long nữ thành Phật ? Đó là vì Ngài muốn vì tất cả chúng sinh mà thưa hỏi pháp đó, sợ rằng chúng sinh sinh tâm hoài nghi đối với việc đó, chẳng tin đây là bộ Kinh Pháp Hoa, cho nên Ngài đại biểu chúng sinh thỉnh pháp. Thật ra, tôn giả Xá Lợi Phất và Bồ Tát Trí Tích, đều biết rõ chẳng có tướng nam nữ khả đắc, song một số phàm phu thấy thì có tướng nam nữphân biệt. Cho nên, tôn giả Xá Lợi Phất cố ý biện luận với Long nữ, vì tất cả chúng sinh khai quyền hiển thật.

Lúc đó, Long nữ có một hạt bảo châu, giá trị quý hơn ba ngàn đại thiên thế giới, cô ta tay cầm hạt châu báucúng dường đức Phật, Phật liền thọ nhận. Long nữ nói với Bồ Tát Trí Tích và tôn giả Xá Lợi Phất rằng :

- ‘’Tôi dâng cúng hạt bảo châu lên đức Phật, Phật đã thọ nhận, các Ngài nói việc đó phát sinh có mau chăng‘’?

- Các Ngài nói : ‘’Rất mau‘’!

- Long nữ nói : ‘’Dùng oai thần lực hai Ngài để quán sát tôi thành Phật, còn mau hơn so với việc tôi mới cúng dường đức Thế Tôn’’.

Lập tức, ở trong pháp hội đều thấy Long nữ trong khoảng sát na hiện thân người nam, viên mãn hạnh môn Bồ Tát, lập tức đi về phương nam thế giới Vô Cấu, ngồi trên tòa hoa sen báu hóa thân thành Phật.

Nếu ai muốn được hoa sen hóa thân, thì chẳng phải là việc dễ dàng, phải đầy đủ tám nhân duyên : 
1. Thậm chí xả bỏ thân mạng cũng đừng nói lỗi lầm và thị phi của kẻ khác.
2. Người biến hóa quy y Tam Bảo, mà còn hóa ra tất cả súc sinh đến quy y Tam Bảo, hành Bồ Tát đạo. 
3. Tất cả việc lành đều để ở trong bồ đề tâm. 
4. Tu phạm hạnh thanh tịnh, không tham, không sân, không si để tinh tấn tu phạm hạnh. 
5. Tạo hình tượng Phật để trên tòa sen. 
6. Hay trừ ái não của chúng sinh. 
7. Đối với kẻ cống cao nên khiêm nhường. 
8. Không làm cho kẻ khác sinh phiền não. 

Chánh giác tức là chẳng có vọng tưởng. Lúc đó, Long nữ lập tức thành Phật, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, khắp vì tất cả chúng sinh trong mười phương, diễn nói diệu pháp vô thượng.

Bấy giờ, ở thế giới Ta Bà, hàng Bồ Tát Thanh Văn, Thiên Long bát bộ, người, chẳng phải người, đều thấy Long Nữ thành Phật, khắp vì chúng hội trời người ở cõi đó nói pháp, tâm đều hoan hỉ, đều kính lễ Long Nữ. Vô lượng chúng sinh nghe pháp hiểu rõ tỏ ngộ, được không thối chuyển, vô lượng chúng sinh được thọ ký thành Phật. Thế giới Vô Cấu có sáu thứ chấn động. Thế giới Ta Bàcó ba ngàn chúng sinh được bất thối chuyển, ba ngàn chúng sinh phát tâm bồ đề, mà được thọ ký. Bồ Tát Trí Tích và Xá Lợi Phất, tất cả chúng hội đều yên lặng tin nhận.

Long Nữ đến thế giới Vô Cấu diễn nói diệu pháp, thì ở thế giới Ta Bà rất nhiều vị Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ, người, chẳng phải người, đều nhìn thấy Long Nữ thành Phật. Khắp vì trời người của pháp hộiđó nói pháp. Hết thảy tất cả chúng sinh đều sinh tâm hoan hỉ, pháp hỉ sung mãn, mọi người đều kính lễLong Nữ. Vô lượng vô biên chúng sinh nghe Phật pháp, thấu triệt hiểu rõ tất cả các pháp, được quả vị bất thối chuyển, còn có vô lượng chúng sinh được thọ ký thành Phật. Ở thế giới Vô Cấu có sáu thứ chấn động: Chấn, hống, kích, dũng, động, khởi. Chấn hống kích thuộc về tiếng; động dũng khởi thuộc về hình. Người tu đạo, tu đến trình độ nào đó, thì sẽ cảm thấy sáu căn có sáu thứ chấn động nầy. Mỗi sáu thứ chấn độngphân ra làm ba, cho nên có mười tám giới. Tức là phân làm sáu trần, sáu căn, sáu thức. Lúc đó, ở thế giới Ta Bà có ba ngàn chúng sinh được quả vị bất thối chuyển, đều phát tâm đại bồ đề, còn được Phật thọ ký. Bồ Tát Trí Tích và Xá Lợi Phật, tất cả pháp hội đại chúng yên lặng tin nhận thánh nghĩa.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy