× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển diễn giải

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa



Phẩm bổn sự của Bồ Tát Dược Vương thứ hai mươi ba - Phần 1

Bồ Tát Dược Vương chuyên tu khổ hạnh. Thứ khổ hạnh này, là thứ khổ hạnh khó thực hành nhất, một số người chẳng làm được. Vị Bồ Tát này, thuở xưa danh hiệu là Bồ Tát Nhất Thiết Chúng SinhHỷ Kiến. Theo tên mà suy nghĩa thì, Ngài và tất cả chúng sinh kết duyên lành, cho nên chúng sinh đều hoan hỷ gặp Ngài.

Vị Bồ Tát này từng phát tâm đốt thân cúng dường Phật. Sự cúng dường này chẳng phải một số người làm được. Có người khởi vọng tưởng : ‘’Ngài chẳng biết đau chăng ?
- ‘’Tôi tin rằng Ngài biết đau, nhưng Ngài nhẫn thọ, kiền thành đem thân thể cúng dường Phật. Tôi lại tin rằng Ngài chẳng biết đau. Tại sao ? Vì Ngài đã quên mất thân của mình, tinh thần tập trung quántưởng, thân thể là do bốn đại năm uẩn giả hòa hợp huyễn thân mà thôi, chẳng có chỗ nào đáng ưa thích cho nên chẳng biết đau.

Tóm lại, bất luận là biết đau hay không biết đau, Ngài xả được thân để cúng Phật, đó là chân cúng dường. Vị Bồ Tát này từ bi nhất, chúng sinh có bệnh tật, thì Ngài nhất định vì họ giải trừ bệnh khổ, cho nên tất cả chúng sinh đều hoan hỷ gặp Ngài.
‘’Bổn sự‘’ là nói rõ sự tích tu hành của kiếp trước. Phẩm này nói về tinh thần của Bồ Tát Dược Vương, vì pháp mà quên mình, cho nên thành tựu viên thông vô ngại phẩm đức và trí huệ. Phẩm này là phẩm thứ hai mươi ba trong Kinh Pháp Hoa.

Bấy giờ, Bồ Tát Tú Vương Hoa bạch đức Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Bồ Tát Dược Vương đến thế giới Ta Bà như thế nào ? Đức Thế Tôn ! Bồ Tát Dược Vương đó, có bao nhiêu trăm ngàn vạn ức Na do tha sự khổ hạnh khó làm ? Lành thay đức Thế Tôn ! Xin Ngài hãy nói ra một ít.

Lúc đó, Bồ Tát Tú Vương Hoa bạch Đức Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Con ở trong hội Lăng Nghiêm nghe được Bồ Tát Dược Vương giảng pháp viên thông, song chẳng hiểu Ngài đến thế giới Ta Bà như thế nào, có nhân duyên gì ? Xin Đức Thế Tôn từ bi vì con giải nói.’’
‘’Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát Dược Vương đó, phát nguyện cứu hộtất cả bệnh tật của tất cả chúng sinh, trong bao nhiêu trăm ngàn vạn ức Na do tha kiếp, nhất định có nhiều sự khổ hạnh khó làm. Xin Đức Thế Tôn vì đại chúng trong pháp hội, hãy nói việc của Bồ Tát Dược Vương tu khổ hạnh để cho đại chúng biết.’’

Chư thiên, rồng, thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, người, chẳng phải người. Lại có các Bồ Tát từ cõi nước khác đến, và chúng Thanh Văn ở đây nghe được, đều rất hoan hỷ.

Trời rồng tám bộ và quỷ thần. Lại có các vị đại Bồ Tát từ mười phương đến, và chúng Thanh Văn ở trong pháp hội này, nghe được Bồ Tát Tú Vương Hoa thỉnh vấn Phật như thế, đều rất hoan hỷ.

Bấy giờ, đức Phật bảo Bồ Tát Tú Vương Hoa : Thuở xưa, trải qua vô lượng số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, có vị Phật hiệu là Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, ứng Cúng,Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đức Phật đó, có tám mươi ức vị đại Bồ Tát, bảy mươi hai Hằng hà sa chúng đại Thanh Văn. Đức Phật đó, thọ mạngbốn vạn hai nghìn kiếp, Bồ Tát thọ mạng cũng đồng nhau.

Lúc đó, Đức Phật bảo Bồ Tát Tú Vương Hoa rằng : ‘’Thuở xưa trải qua vô lượng hằng hà sa số kiếp, có một vị Phật ra đời, hiệu là Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, đầy đủ mười hiệu. Vị Phật đó có tám mươi ức đại Bồ Tát, lại có bảy mươi hai Hằng hà sa số đại Thanh Văn chúng. Vị Phật đó sống lâu đến bốn vạn hai nghìn kiếp, các vị Bồ Tát trong cõi nước đó, cũng sống lâu đến như vậy.’’

Nước đó, chẳng có người nữ, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A tu la, cũng chẳng có các hoạn nạn. Mặt đất bằng lưu ly, bằng phẳng như bàn tay, cây báu trang nghiêm, màn báu che phía trên. Lại có hoa báu, phan báu, thòng rũ xuống, bình báu lư hương khắp trong cõi nước đó.

Trong cõi nước của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, chẳng có người nữ, đều là người nam. Vì sao ? Vì do hoa sen hóa sinh ra, cho nên thân thể của họ thanh tịnh. Chẳng có bốn đường ác, cũng chẳng có tám nạn.

Tám nạn là gì ? Tức là: 
1). Nạn khổ não. 
2). Nạn lửa lớn. 
3). Nạn nước lớn. 
4). Nạn thú dữ. 
5). Nạn đao binh. 
6). Nạn loài quỷ. 
7). Nạn gông cùm. 
8). Nạn trộm cướp. 

Lại có thể nói là : 
1). Địa ngục. 
2). Ngạ quỷ. 
3). Súc sinh. 
4). Sinh về Bắc Câu Lưu Châu (châu này quá sung sướng, chẳng thấy Phật, chẳng nghe pháp, chẳng gặp Tăng). 
5). Trời Trường Thọ (trời Vô Tưởng thuộc sắc giới, nơi của ngoại đạo ở). 
6). Đui, điếc, câm ngọng (sáu căn không đủ). 
7). Thế trí biện thông (thông minh bị thông minh lừa). 
8). Sinh ra trước Phật, hay sau Phật (sinh ra chẳng gặp Phật). Chúng sinh ở trong cõi đó chẳng có những khổ nạn ấy.

Mặt đất cõi nước đó, bằng phẳng như bàn tay, chẳng có gò, đồi, chỗ lồi lõm. Tại sao ? Vì chúng sinh trong cõi đó, đều tâm bình khí hòa, cho nên mặt đất bằng phẳng. Nếu tâm người không bình, thì sẽ hiện ra sơn hà đại địa. Mặt đất cõi đó chẳng những bằng phẳng, mà đất đều bằng chất lưu ly. Lại có cây bằng bảy báu, ngay thẳng thành hàng, trang nghiêm cõi nước, lại có màn báu lọng báu che ở phía trên, còn có hoa báu, phan báu, thòng rũ xuống, và có bình báu, lư hương báu, khắp cõi nước đó, nơi nào cũng có cảnh giớitrang nghiêm như thế.

Bảy báu làm đài, mỗi cây thì có mỗi đài. Từ cây đến đài cách một đường tên. Dưới các cây báu đó, đều có các vị Bồ Tát và các vị Thanh Văn ngồi. Ở trên các đài báu, mỗi đài đều có trăm ức chư Thiên diễn tấu âm nhạc, ca xướng, khen ngợi Phật để cúng dường.

Dùng bảy báu làm đài, mỗi cây thì có mỗi đài. Cây cách đài một đường mũi tên (một trăm hai mươi bộ). Dưới các cây báu đó, đều có Bồ Tát và hàng Thanh Văn đang ngồi tĩnh tọa ở đó. Trên mỗi đài báu, đều có hàng trăm ức chư thiên diễn tấu âm nhạc, ca xướng, tán thán Phật để dâng lên cúng dường.

Bấy giờ, đức Phật đó vì Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến, và các chúng Bồ Tát, các chúng hàng Thanh Văn, diễn nói Kinh Pháp Hoa. Vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến đó, thích tu khổ hạnh, bèn ở trong pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, tinh tấn kinh hành, một lòng cầu Phật đạo.

Lúc đó, Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, vì Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến, các vị đại Bồ Tát, và các chúng hàng Thanh Văn, diễn nói Kinh Pháp Hoa. Vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến đó, hoan hỷtu khổ hạnh. Ngài ở trong pháp của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức tinh tấn kinh hành, chẳng giải đãi, thường ngồi thiền ở dưới gốc cây, chuyên tâm cầu Phật đạo.

Trọn một vạn hai ngàn năm rồi, thì đắc được tam muội hiện tất cả sắc thân. Được tam muội đó rồi, thì tâm rất hoan hỷ, bèn nghĩ như vầy : Ta được tam muội hiện tất cả sắc thân, đều là do nghe Kinh Pháp Hoa. Nay ta nên cúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, và Kinh Pháp Hoa.

Đã trọn một vạn hai nghìn năm rồi, thì đắc được tam muội hiện nhất thiết sắc thân, tức cũng là biến hiện được tất cả sắc thân, giáo hóa tất cả chúng sinh. Tóm lại, thấy người thì biến ra người để giáo hóa họ, thấy chó thì biến ra chó để giáo hóa. Bất cứ chúng sinh gì, cũng đều biến hiện ra được thân đồng loại, để giáo hóa độ thoát, khiến cho tất cả chúng sinh liễu sinh thoát tử, lìa khổ được vui.
Bồ Tát đắc được tam muội hiện nhất thiết sắc thân rồi, thì trong tâm rất hoan hỷ, bèn nghĩ như vầy : ‘’Ta chứng được chánh định này, đều là do nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cho nên nay ta nên cúng dườngĐức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đó là nhờ Phật gia trì, nên khiến cho ta chuyên tâm thọ trì bộ kinh này.’’ 

Lập tức, nhập vào tam muội đó, ở trong hư không mưa xuống hoa mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la, bột hương kiên hắc chiên đàn, đầy khắp ở trong hư không, như mây giăng bủa, lại mưa xuống hương thơm hải thử ngạn chiên đàn. Hương đó lục thù giá trị như một thế giới Ta Bà, dùng để cúng dường đức Phật.

Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến, lập tức nhập vào tam muội Hiện nhất thiết sắc thân. Ở trong hư không mưa xuống hoa mạn đà la (hoa tiểu bạch) và hoa ma ha mạn đà la (hoa đại bạch). Lại mưa hương bột kiên hắc chiên đàn, đầy khắp hư không, giống như mây giăng bủa dày đặc. Lại mưa xuống hương thơm hải thử ngạn chiên đàn. Thứ hương này quý giá vô cùng, sản xuất tại bờ biển phía bắc Nam Diêm Phù Đề này. Thứ hương này, nặng khoảng lục thù (hai mươi bốn thù là một lạng), thì giá trị đồng như giá trịcủa một thế giới Ta Bà. Tóm lại, dùng một thế giới Ta Bà (ba ngàn đại thiên thế giới) mới đổi lấy sáu thù hương hải thử ngạn chiên đàn, dùng thứ hương này để cúng dường Đức Phật.

Cúng dường như thế rồi, từ tam muội dậy, bèn tự nghĩ rằng : Tuy ta dùng thần lực cúng dườngđức Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường, bèn thoa các thứ hương thơm chiên đàn, hương huân lục, hương suất lâu bà, hương tất lực ca, trầm thủy giao hương. Lại uống thiềm bặc, các thứ dầu thơm của hoa.

Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến dùng các thứ hoa quý và hương thơm cúng dường Phật rồi, bèn từ tam muội Hiện tất cả sắc thân xuất định, tự nghĩ như vầy : ‘’Hiện tại tuy ta dùng sức thần thông cúng dường Phật, song chẳng bằng dùng thân của mình để cúng dường Phật.’’ Lập tức, uống tất cả các thứ dầu thơm như : Hương chiên đàn, hương huân lục, hương suất lâu bà, hương tất lực ca, hương trầm thủy, giao hương, khiến cho bên trong thân thể ngũ tạng lục phủ, đều được thanh tịnh. Lại uống dầu thơm thiềm bặc, chế tạo từ các thứ hoa, khiến cho thân được thanh tịnh.

Trọn một ngàn hai trăm năm rồi, lại dùng dầu thơm thoa thân, ở trước đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, dùng y báu trời mà quấn vào thân mình, lại tưới các thứ dầu thơm, dùng sức thần thôngnguyện lực mà tự đốt thân, ánh sáng chiếu soi khắp tám mươi ức Hằng hà sa thế giới.

Uống các thứ dầu hoa thơm như thế, trải qua một ngàn hai trăm năm rồi, lại dùng các thứ dầu thơm thoa lên thân mình, ở trước Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, bèn dùng y báu trời quấn vào thân mình. Lại tưới các thứ dầu thơm lên y trời, sau đó dùng thần thông nguyện lực, dùng lửa tam muội thiêu đốt thân mình, ánh sáng chiếu khắp đến tám mươi ức Hằng hà sa thế giới.

Chư Phật ở trong các cõi nước đó, đồng thời khen ngợi rằng : Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Đó mới là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Như Lai. Nếu dùng hoa hương, chuỗi ngọc, hương đốt, hương bột, hương xoa, phan lọng bằng lụa cõi trời, và hương hải thử ngạnchiên đàn, cúng dường các thứ đồ vật như thế, không thể bằng được, nếu đem đất nước vợ conbố thí, cũng chẳng bằng được.

Các Đức Phật ở trong tám mươi ức Hằng hà sa thế giới, thấy Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến đốt thân cúng dường Phật như thế, chư Phật bèn cùng nhau khen ngợi nói : ‘’Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Đó mới là chân chánh tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Đức Phật.’’

Vào đời Tùy, Trí Giả đại sư, một ngày nọ, đọc đến hai câu kinh văn này, thì hốt nhiên nhập định, đắc được Nhất toàn Đà la ni (hết thảy kinh điển ở trong thời gian rất ngắn, hoàn toàn minh bạch hết, thông đạt vô ngại). Lúc đó, Trí Giả đại sư thấy pháp hội Linh Sơn vẫn còn chưa tan. Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn ngồi trênpháp tòa, đang diễn nói Kinh Pháp Hoa.

Hoặc dùng các thứ hương hoa, chuỗi ngọc, và hương đốt, hương bột, hương xoa, hoặc dùng lọng báu, và phan báu trời, cùng với hương hải thử ngạn chiên đàn. Dùng các thứ đồ vật như thế, cúng dường Đức Phật, công đức chẳng bằng đốt thân cúng dường. Nếu như, dùng đất nước vợ con để bố thí, công đứccũng chẳng bằng đốt thân cúng dường. Do đó, đủ biết công đức đốt thân cúng Phật, không thể nào sánh được.

Thiện nam tử ! Đó là bố thí bậc nhất, ở trong các sự bố thí, là trên hơn hết, vì dùng pháp cúng dường các đức Như Lai. Nói lời đó rồi, thảy đều yên lặng. Thân Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến, đốt cháy trải qua một ngàn hai trăm năm mới cháy hết.

Chư Phật lại đồng thời lại tán thán nói : ‘’Thiện nam tử ! Ông đốt thân bố thí cúng dường Phật, mới là bố thíbậc nhất. Ở trong tất cả sự bố thí, thì sự bố thí này là trên hơn hết.’’ Dùng sắc thân để cúng dường Phậttức là nhân duyên thành tựu pháp thân. Chư Phật khen ngợi Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến rồi, thảy đều yên lặng.
Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến, dùng lửa thật tam muội thiêu đốt thân mình, trải qua một ngàn hai trăm năm thân mới cháy hết. Tinh thần đốt thân cúng Phật, thật là vĩ đại nhất. Sau này, cũng có nhiều người thực hành, như đốt ngón tay cúng Phật, như Lão Hòa Thượng Hư Vân, từng đốt ngón tay cúng Phật.

Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến, theo như pháp cúng dường rồi. Sau khi mạng chung, lại sinh vào trong nước của đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, sinh ra trong nhà vua Tịnh Đức, ngồi kiết già, hốt nhiên hóa sinh, bèn vì vua cha mà nói kệ rằng :

Vị Bồ Tát đó, sau khi làm xong chân pháp cúng dường như thế rồi, khi mạng chung, bèn sinh trở lại nước của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, sinh ra trong nhà vua Tịnh Đức, ngồi kiết già hốt nhiên hóa sinh ra một em bé, gọi ông vua Tịnh Đức là cha, lập tức vì vua Tịnh Đức nói bài kệ:

Nay đại vương nên biết!
Con tu hành chốn kia
Lập tức được tam muội
Hiện tất cả sắc thân.
Siêng hành đại tinh tấn
Bỏ sự thương tiếc thân
Cúng dường đức Thế Tôn
Để cầu vô thượng trí.


Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến (tên đời trước của Ngài, đời kế tiếp cũng là tên của Ngài), nói với vua Tịnh Đức rằng : ‘’Đại vương ! Ngài nên biết, con đã từng tu hành ở chỗ Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, chẳng khi nào giải đãi. Nghe Đức Phật diễn nói Kinh Pháp Hoa, con y theo đạo lý trong kinh mà tu trì, cho nên lập tức chứng được tam muội hiện tất cả sắc thân.
Con siêng năng tu hành pháp môn này, dũng mãnh tinh tấn, thân tinh tấn, tâm tinh tấn. Xả bỏ sự tiếc thương thân mạng, con thành tâm dùng lửa tam muội thiêu đốt thân con, để cúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Tại sao phải làm như thế ? Vì muốn cầu vô thượng đạo, tức cũng là trí huệ của Phật, đại viên cảnh trí.’’

Nói bài kệ đó rồi, bèn bạch vua cha rằng : Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, hiện nay vẫn còn, trước hết con cúng dường đức Phật rồi, đắc được Đà la ni hiểu tất cả ngôn ngữ của chúng sinh, lại nghe Kinh Pháp Hoa này, gồm có tám trăm ngàn vạn ức Na do tha, chân ca la, tần bà la, a môn bà, bài kệ.

Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến nói bài kệ ở trên rồi, lại nói với vua Tịnh Đức rằng : ‘’Phụ vương ! Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức hiện nay, vẫn còn ở trong thế giới này. Trước hết, con cúng dườngĐức Phật đó, bèn đắc được Đà la ni hiểu tất cả ngôn ngữ của chúng sinh. Tức cũng là pháp môn bất cứ ngôn ngữ nào chẳng học mà tự hiểu, chẳng thấy mà tự biết. Con còn nghe Kinh Pháp Hoa, kinh đó gồm cótám ngàn vạn ức Na do tha (ức số) bài kệ, lại có Chân ca la (số mục thứ mười sáu), Tần bà la (số mục thứ mười tám), A môn bà (số mục thứ mười hai, tức có khoảng năm mươi hai thứ đại số mục) bài kệ.’’

Đại vương ! Nay con sẽ trở lại cúng dường đức Phật đó. Nói rồi bèn ngồi trên đài bảy báu, thăng lên hư không cao bảy cây đa la, đến chỗ đức Phật rồi, cúi đầu đảnh lễ, chắp tay lại dùng kệ để khen ngợi đức Phật.

‘’Đại vương ! Hiện nay con sẽ trở lại chỗ Đức Phật, để tiếp tục cúng dường vị Phật đó.’’ Nói xong rồi bèn ngồi lên đài làm bằng bảy báu, từ từ thăng lên hư không, cao khoảng bảy cây đa la (mỗi cây cao hơn 60 thước). Hướng về chỗ Đức Phật, sau khi đến nơi rồi, lập tức năm thể sát đất đảnh lễ Phật, chắp tay lại dùng kệ để khen ngợi Phật. 

Dung nhan rất xinh đẹp
Quang minh chiếu mười phương
Trước con từng cúng dường
Nay trở lại gặp Phật.


Dung nhan của Phật rất xinh đẹp lạ thường, có ba mươi hai tướng đại nhân, tám mươi vẻ đẹp. Quang minhcủa Phật chiếu sáng khắp mười phương thế giới. Đời trước con đã từng cúng dường Phật, hiện tại con lại đến gần gũi Phật.

Bấy giờ, Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến nói kệ đó rồi, bèn bạch đức Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Đức Thế Tôn ! Ngài vẫn còn ở đời ư !

Lúc đó, Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến nói bài kệ ở trên xong rồi, lại nói với Phật Nhật Nguyệt TịnhMinh Đức rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Đức Thế Tôn ! Ngài vẫn còn ở đời ư ? Kiếp trước con đã gặp Ngài, đời này lại gặp Ngài nữa, con và Đức Thế Tôn còn nhân duyên.’’

Bấy giờ, đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức bảo Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến : Thiện nam tử ! Giờ ta vào Niết Bàn đã đến, giờ diệt tận đã đến, ông nên xếp đặt giường tòa, trong đêm nay ta sẽ vào Niết Bàn.

Lúc đó, Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức bảo Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến rằng : ‘’Thiện nam tử ! Giờ ta vào Niết Bàn đã đến, giờ diệt tận đã đến ! Bây giờ ông có thể xếp đặt giường tòa, chuẩn bị sẵn sàng, vào nửa đêm nay, ta sẽ vào đại bát Niết Bàn.’’
Khi Phật ra đời thì đều vào ban ngày, biểu thị ánh sáng mặt trời chiếu sáng thế giới. Khi Phật vào Niết Bànthì đều vào nửa đêm, biểu thị thế giới sẽ phải đen tối. Chẳng phải nói là, sau khi Phật vào Niết Bàn thì thế giới sẽ đen tối, mà là nói vào thời mạt pháp, khi Phật pháp diệt rồi, thì tâm con người bị vô minh che đậy, chẳng có trí huệ quang minh.

Lại bảo Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến rằng : Thiện nam tử ! Ta đem Phật pháp phó chúccho ông, và các Bồ Tát đại đệ tử, cùng với pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng đem ba ngàn đại thiên thế giới bảy báu, các cây báu, đài báu, và cung cấp chư Thiên hầu hạ, thảy đều giao phó cho ông. Sau khi ta diệt độ, hết thảy xá lợi cũng phó chúc cho ông, nên truyền bá, rộng thiết lập cúng dường, nên xây hàng ngàn ngôi tháp. Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức dạy Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến như thế rồi, vào khoảng cuối đêm bèn vào Niết Bàn.

Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức lại bảo Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến rằng : ‘’Thiện nam tử ! Hết thảy Phật pháp của ta, đều giao phó chúc cho ông và các vị Bồ Tát đại đệ tử, cùng với pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lại đem ba ngàn đại thiên thế giới bằng bảy báu, lại có cây báu và đài báu, lại có chư Thiên cung cấp hầu hạ, đều hoàn toàn phó chúc cho ông. Ông phải hạnh khổ, sau khi ta diệt độ, thiêu hóa được xá lợi, cũng đều phó chúc cho ông, ông vì ta mà xử lý hậu sự. Nên truyền bá Phật pháp, lưu rộng xá lợi xây tháp cúng dường, nên xây hàng ngàn bảo tháp làm nơi cúng dường xá lợi.’’ Phật phó chúc rồi, vào khoảng cuối đêm bèn vào Niết Bàn.

Bấy giờ, Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến thấy đức Phật diệt độ, thì rất buồn rầu, thảm não luyến mộ đức Phật, bèn dùng gỗ hải thử ngạn chiên đàn cúng dường thân Phật, để hỏa thiêu thân của Ngài. Sau khi lửa tắt, thu lấy xá lợi, phân chia ra tám vạn bốn ngàn bình báu, xây tám vạn bốn ngàn bảo tháp, cao ba thế giới, biểu sát trang nghiêm, thòng rũ các phan lọng, và treo các linh báu.

Lúc đó, Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến thấy Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức vào Niết Bàn, thì rất buồn thảm áo não nghĩ rằng : ‘’Tại sao mình không giữ Phật ở lại đời ? Nếu thỉnh Phật ở lại đời, thì Phật hứa sẽ không vào Niết Bàn.’’ Ngài luyến mộ nhớ Đức Phật, không đành lìa khỏi Phật. Sau khi Phật vàoNiết Bàn, bèn dùng gỗ hải thử ngạn chiên đàn, loại gỗ quý nhất để làm giàn thiêu hoá di thể của Phật. Sau khi thiêu hóa xong di thể của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, thu được rất nhiều xá lợi, phân ra đựng trong tám vạn bốn ngàn bình báu, lại xây dựng tám vạn bốn ngàn ngôi tháp báu, cúng dường xá lợi ở trong bình báu. Tháp đó cao ba thế giới. Ở trước bảo tháp có biểu sát rất trang nghiêm, treo tất cả phan lọng và các linh báu, vang ra âm thanh vi diệu xa gần đều nghe.

Nói đến đây, tôi nhớ tới chuyện của Ngài Ấn Quang đại sư, Ngài ngồi niệm Phật rồi thị tịch tại núi Linh Nham ở Tô Châu, khi hỏa thiêu thì dùng gỗ chiên đàn để thiêu di thể. Lúc đó, người tham dự chẳng biết là bao nhiêu. Từ trên núi xuống dưới chân núi khoảng ba dặm, mà đầy dẫy mọi người đều đến đưa đám. Sau khi thiêu xong thì lượm được rất nhiều xá lợi năm màu.

Ngài Ấn Quang chẳng những dụng công tu hành, mà còn tinh thông kinh điển. Ngài tu ở trên núi Phổ Đàmười tám năm. Trong thời gian đó, Ngài chuyên tâm duyệt đọc Đại Tạng Kinh. Khi duyệt đọc thì ngồi ngay thẳng, cung kính cầm quyển kinh. Khi vào nhà cầu thời cởi y áo giày dép, thay đổi áo khác giày khác để vào. Trở ra thì mặc vào lại. Vì cung kính như thế, cho nên đã khai ngộ. Sau khi khai ngộ thì chuyên môn niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật,’’ sáu chữ hồng danh. 
Về sau thành lập đạo tràng ở trên núi Linh Nham ở Tô Châu, đề xướng pháp môn niệm Phật, pháp mônnày rất dễ tu trì. Ngài Ấn Quang về mặt học vấn và đạo đức đều là thượng thừa, chẳng hổ là một bậc cao Tăng. Đáng tiếc giọng nói quá nặng (người ở Xiểm Tây Cáp Dương), một số người chẳng hiểu lời của Ngài nói. Cho nên, Ngài rất ít giảng kinh thuyết pháp. Song, Ngài dùng văn tự để tuyên dương Phật pháp. Do đó, có câu :

‘’Lời nói khuyên người một thời, 
Sách vở khuyên người trăm đời.’’ 

Do đó, lưu lại văn sao của Ngài Ấn Quang, người sau được ích lợi không ít.
Một năm nọ, Ngài Ấn Quang đến Nam Kinh giảng kinh, cũng có thể người tin Phật rất ít, mấy ngày đầu còn có người nghe kinh, về sau dần dần giảm bớt. Cuối cùng chỉ còn một người ngồi ở đó nghe. Ngài Ấn Quang từ pháp tòa nhìn xuống đạo tràng rộng lớn, mà chỉ có một người nghe kinh, tâm nghĩ, "một người nghe kinh cũng phải giảng kinh".
Sau khi giảng xong, rời khỏi pháp toà đến trước người đó bèn hỏi : ‘’Cư sĩ ! Ông có hiểu tôi giảng kinhchăng ?‘’ 
- Người đó đáp : ‘’Tôi chẳng hiểu Ngài giảng cái gì ?‘’ 
- Ngài Ấn Quang trả lời :‘’Nếu ông không hiểu, sao lại đến nghe kinh ?‘’ 
- Người đó đáp :‘’Tôi là người quản lý ở đây, đợi khi thầy giảng xong, thì tôi thu xếp bàn ghế lại.’’ 
Từ đó, Ngài Ấn Quang phát nguyện, chẳng giảng kinh ở Nam Kinh nữa.

Một năm nọ, Ngài Ấn Quang đến Thượng Hải giảng Kinh A Di Đà, có đăng tin tức trên báo, khiến cho người có duyên đến nghe kinh gieo trồng căn lành, tích tụ công đức. Lần pháp hội đó, rất long trọng trang nghiêm, rất nhiều người đến nghe kinh đều là tín đồ kiền thành.Đương thời, có một nữ cư sĩ (chẳng phải là Phật tử) ở trong mộng thấy có người mặc áo giáp màu vàng, bảo với cô ta rằng :‘’Con hãy đến Thượng Hải để nghe Bồ Tát Đại Thế Chí giảng Kinh A Di Đà.’’ Cô ta nhớ rất rõ ràng. Ngày thứ hai sáng sớm xem báo, thì thấy tin tức họ cung thỉnh Ngài Ấn Quang giảng Kinh A Di Đà. Cô ta vì tâm háo kỳ, mà đến chỗ đó để cầu kiến Ngài Ấn Quang. Khi thấy Ngài Ấn Quang thì tự động đảnh lễ, bèn nói với Ngài Ấn Quang rằng :‘’Con chẳng phải là Phật giáo đồ, vì đêm hôm qua con nằm mộngthấy, có người bảo con đến chỗ này nghe Bồ Tát Đại Thế Chí giảng Kinh A Di Đà. Xin hỏi Ngài ! Không chừng Ngài là Bồ Tát Đại Thế Chí.’’ 
- Lúc đó, Ngài Ấn Quang dơ tay thị ý :‘’Việc này, con biết, ta biết, đừng nói cho ai biết.’’ Vị nữ cư sĩ đó, bèn quy y Tam Bảo, cuối cùng vẫn giữ tin này bí mật, chẳng thố lộ với bất cứ ai. Ba năm sau, khi Ngài Ấn Quang viên tịch trên núi Linh Nham, thì vị cư sĩ này, mới tuyên bố cảnh giới này ở trước công chúng. Lúc đó, mọi người mới biết Ngài Ấn Quang là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát thừa nguyện trở lại. Đời sau, tôn xưng là Tổ Sư thứ mười ba phái Liên Tông. Tuy nhiên, đệ tử quy y với Ngài khắp thiên hạ, nhưng chẳng có đệ tử truyền pháp. Tại sao ? Vì Ngài thệ nguyện chẳng lập chùa, chẳng thu đệ tử xuất gia.

Bấy giờ, Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến lại tự nghĩ rằng : Tuy ta cúng dường như thế, tâm vẫn cảm thấy chưa đủ. Nay ta nên cúng dường xá lợi, bèn nói với các Bồ Tát đại đệ tử, và trời rồng Dạ Xoa, hết thảy tất cả đại chúng, các ông nên một lòng nghĩ nhớ, nay ta cúng dường xá lợi của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức.

Lúc đó, vị Bồ Tát đó lại nghĩ rằng :‘’Tuy kiếp trước ta đốt thân cúng dường Phật, mà tâm vẫn cảm thấychưa đủ chân thành. Hôm nay phải cúng dường xá lợi của Phật.’’ Bèn nói với các vị Bồ Tát đại đệ tử và trời rồng tám bộ chúng rằng :‘’Các ông đại chúng nên một lòng nghĩ nhớ, nay ta phải cúng dường xá lợicủa Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức.’’
 


Xem dưới dạng văn bản thuần túy