× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



10- Quan kiến mới

Chủ nghĩa biểu tượng là có được quan kiến mới. Chúng ta phải chứng tỏ mình đang tò mò về tất cả để nhìn sự việc như chính bản chất chúng đang là...

Chủ nghĩa biểu tượng là có được quan kiến mới. Chúng ta phải chứng tỏ mình đang tò mò về tất cả để nhìn sự việc như chính bản chất chúng đang là... nhưng không cố làm chúng thay đổi. Lòng sân hận, nổi sợ và sự quá độ của triết học hoàn toàn ngược lại với quan kiến biểu tượng. Chúng ta muốn thay đổi toàn thể thế giới. Muốn treo ngược bức tranh nhưng điều này không thể vận hành. Những khách sạn Sheraton, Holiday Inn, nhà hàng hay quán cóc luôn luôn hiện diện. Tất cả đều còn ở lại đây hoàn toàn vững chắc, thật nhất định. Nếu không đối diện với điều này tất cả trở thành thiếu tinh thần hài hước, sơ cứng và không nói lên được gì cả, đó là cuộc sống củ rích làm rởn da gà. Tất cả những gì trong cuộc sống đã quá khó khăn để đối diện với những sự việc như chúng là... không được tốt đẹp cho lắm. Nhưng vẫn có thể thay đổi thái độ, có thể nhìn những sự việc như chúng là... cho những gì chúng là... trong không gian chính chúng.

Thật ra, chúng ta trực nhận thế giới vuông vức có một trần nhà, bốn bức tường và sàn nhà như nhìn qua lăng kính máy ảnh có tất cả dạng thức của quan kiến khuôn mẫu. Trước tiên, không gian ở trên là trần nhà hay trời. Vài người thích nghĩ có cái gì đó ở trên trần nhà... một từng trên cùng. Tất cả cư ngụ và buôn bán hay sinh hoạt bên dưới. Những người khác suy nghĩ có cái gì đó sau những bức tường: Hàng xóm, thành phố, xa lộ. Rồi, sàn nhà có lẽ bên dưới là tầng hầm hay trung tâm mặt đất nơi khối Magma đang nóng chảy và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Tôi giả định điều này có thể xảy ra vào một ngày nào đó và có nghĩa chúng ta sống trong một thế giới vuông vức.

Ngay cả nếu ở bên ngoài thế giới vẫn vuông. Bên ngoài khi nhìn trên và nhận ra trần nhà là cái người ta gọi là bầu trời. Chung quanh là những ngọn núi hay những dinh thự. Nếu đưa mắt nhìn xuống, chúng ta nhận ra những con đường hay những đường mòn. Nói chung thế giới chúng ta đang nhìn và thích tìm một nơi nào đó tựa vào, nghĩ ngơi, một chiếc ghế bành với lưng tựa tốt và đồ gát tay chẳng hạn. Rồi, không gian phía trước có thể lăng xê những dự án. Nhưng trần nhà luôn luôn hiện diện. Đồng thời thích có trần nhà hay nóc nhà để che những cơn mưa, mưa đá hay tuyết. Nói cách khác, chúng ta sống bên trong một cái hộp và nhìn bằng quan kiến của cái hộp.

Những bức hình cũng giống như những chiếc hộp và máy ảnh chỉ cho phép một khung vuông vức và khi lên phim chúng ta nhìn những hình vuông nối tiếp. Khuôn ảnh đặc trưng bằng hình tướng vuông vức, tuy vậy các bạn không nên quá lo âu vì chúng ta vẫn có thể nhảy múa với hình vuông này.

Hãy nhìn xem góc cạnh này giống gì, rồi góc kia nữa rồi cái tiếp theo và đằng khác xa. Ngược lại có thể để đầy không gian bên trên ngược với nội dung nó lại rất bền vững. Riêng về những góc cạnh, có thể vui đùa theo cách chúng ta trực nhận về thế giới. Nếu thế giới mọc về về phía trái hay phía phải; chúng ta có thể theo dòng. Khi không còn tham gia vào cuộc đấu tranh hay khẳng định, tất cả đều trôi chảy. Phía phải có thể lấn phía trái - được rồi, đây là bức ảnh tốt. Đồng thời nếu phía trái lấn phía phải cũng vẫn tốt.

Trong quan kiến này, nguyên lý nền tảng của bức ảnh để nhìn những sự kiện như chúng là... trong chính bản chất bình thường của nó. Chẳng gì đặc biệt lắm đâu, rất đơn giản và trực tiếp. Chúng ta cần sẵn sàng để làm sao có thể nhìn hay có thể trình bày về mặt tinh thần một bức ảnh hay một quan niệm. Có thể thực hiện nó chăng, có hay không?. Thật hiển nhiên có thể thực hiện. Dù vậy phải thật sự chấp nhận cái nhìn không chờ đợi, không quan niệm. Chúng ta sẵn sàng dùng lại bất cứ tấm ảnh củ nào cho dù tốt hay xấu. Chủ yếu là giữ gìn cực kỳ thận trọng, đầy tính tò mò trước những gì thế giới đã cống hiến. Những gì nhìn từ mắt, những gì thực sự trực nhận: Làm lại thấy?. Thấy cái gì?. Và điều này thực sự rất quan trọng.

Tục ngữ xa xưa « Nhìn ắt tin » thật không đúng. Khi nhìn cái gì đó không thể buộc chúng ta tin mà phải nhìn đàng hoàng, phải nhận thấy sau điều này có thể mới là thật. Lợi ích ở đây là: « Khi mài dũa trực nhận đầy đủ và hoàn toàn, thuật ngữ siêu hình học hay triết học được xem như dư thừa ». Chính xác chúng ta đang bận rộn và không qua trung gian sự vận hành của quan kiến hay trực nhận khi nhìn một vật thể và cách trực nhận một vật thể chuyển hóa tâm thức.

Nghiên cứu chủ nghĩa biểu tượng hay tranh ảnh học, phải tư duy một cách chậm rãi và từ tốn. Ở đây không phải thực hiện cho đầy tư tưởng với những thông tin nhanh nhất - nhưng càng chậm càng tốt. Tôi nói với các bạn cứ từ từ cho đến khi hiểu được cấu trúc nền tảng. Ví dụ, có thể quan sát một Thangka Tây tạng đầy phẫm chất do nghệ sĩ Tây tạng phát họa. Chúng ta nhìn thấy màu xanh trời chế xuất từ chất Lapis - lazuli (xanh da trời) được phun vào; màu trắng đến từ một loại phấn, màu đỏ từ bột chu sa - thần sa, màu vàng từ đất vàng thuần khiết, trong khi xanh lá là một dạng nước của thảo mộc. Nếu chia Thangka ra nhiều phần nhỏ, có thể chú ý vào những chi tiết và nhận định theo cách nó được thực hiện. Mọi thứ trong tác phẫm được một người duy nhất chọn lựa và đầy đam mê trong công trình. Như vậy, chúng ta nhìn đâu là số lượng nổ lực và sự thông tuệ đầu tư trong cuộc sống được hoàn hảo và đầy đủ. Nói cách khác, chúng ta có nguy cơ gặp phiền phức vì muốn làm một lèo - sơn tấm Thangka xong vào ngày mai, thực hiện một bản sao chính xác. Nhưng đây không phải là lớp học về hội họa mà tôi chỉ muốn trình bày làm sao có thể nhìn những sự vật như chúng là một cách đơn giản nhất.

Khi nhìn một bức Thangka, có thể không nhìn nó như một tác phẫm nghệ thuật gương mẫu mà đơn giản như một vật thể rơi vào tầm nhìn. Chỉ nhìn thế thôi. Cảm nhận sự khác biệt giữa nhìn bức Thangka và nhìn ai đó bị tai nạn xe hơi. Nhìn sự bất động và chuyển động, phải xem nó như một tương phản lôi cuốn giữa hai thế giới siêu hình và hữu hình. Đúng hơn nên nhìn đơn giản như là một trực nhận thị giác. Chúng ta có thể thực hiện và nhìn. Nếu nhìn quá lâu, sẽ bắt đầu nhàm chán vì chúng ta chỉ thích bước qua tìm cây kẹo tiếp theo và ngay giai đoạn này thật thích hợp cho việc thực hành thật chậm rãi.

Nói chung, những trực nhận thị giác làm chúng ta dao động. Ngay cả khi nhìn cái gì đó cực kỳ đẹp, chúng ta quá rụt rè để tạo quan hệ thật sự với vật thể. Sự rụt rè lại dính liền với gây hấn. Chúng ta không thể nhìn những sự kiện đàng hoàng như chúng là... Khi nhìn những sự việc có nét đẹp lớn, sẽ gây ra rất nhiều lôi cuốn, một hứng thú lớn chúng ta muốn nắm bắt, sờ mó, cảm nhận hương vị và nghe thấy. Góc cạnh khác khi nhìn cái gì đó xấu xa hay ghê tởm, ví dụ phân chó ngoài đường, chúng ta từ chối chạm vào hay ngay cả nhìn và lựa chọn như chúng không hề hiện diện – “ beurk! ”.

Mô hình vận hành của tâm thức và tâm lý, cách những trực nhận dẫn dắt cuộc sống không thiếu phần hứng thú. Chúng ta thực sự không buông bỏ, không nghĩ ngơi toàn diện. Điều này không có nghĩa muốn ăn phân chó hay không còn hứng thú với cái đẹp, nhưng quả thật tốt khi nhìn đến điểm nào có thể từ khước tất cả những gì làm mình bị những « cơn sốc » hay những sự việc chúng ta ghét. Cái gì làm chúng ta thích dù chỉ nhìn với một chút hy vọng muốn xâm nhập cuối cùng sẽ không nhận thấy gì cả. Đó là trường hợp những ai có rất nhiều tiền. Khi họ nhìn một mãnh vải đẹp, một bức tranh hay tất cả những vật dụng và muốn mua lập tức, đó là xung động thứ nhất. Rồi nỗi sợ hình thành sẽ tự hỏi đáng mua hay không, suy nghĩ đến giá cả, cố nhìn xem thật hay giả. Một giây phút khủng hoảng tự hình thành, thối lùi lại một chút và đó là sự lầm lẫn hoàn toàn. Vì quá bận bịu với những mớ bòng bong nên mất khả năng nhìn nó sáng tỏ và không biết nên mua hay không.

Nguồn gốc vấn đề là mất khả năng dùng thì giờ nhìn những sự vật một cách trực tiếp và sáng tỏ như nó là... Tôi cho đây là yếu tố chủ yếu nếu muốn trực nhận chủ nghĩa biểu tượng. Câu hỏi hiện thực: « Làm sao có thể trực nhận sự thật? » cần suy nghĩ khi bắt đầu trải nghiệm sự thật, cuộc sống chỉ là một trò giải trí và đau khổ sẽ mất đi mãi mãi.

Dù vậy quả thật vẫn có thể nhìn sự thật dẫn đến đau khổ. Sự thật tối ưu có thể rất nặng nề hơn cả tất cả những gì đau khổ đã vượt qua trong cuộc sống. Khía cạnh này thật quan trọng đối với tôi vì ngay cả nếu nhìn những sự việc thay đổi hay vận hành khác đi để tự tái lập trật tự, thế giới vẫn hiện hữu như nó là...
Xem dưới dạng văn bản thuần túy