[1] Ht. 同 分 有 情 等. Cđ. 同 分 眾 生 等.
[2] Đồng phần, 同 分 . Quang ký q.5,tr.92c10, “Có thể loại như nhau gọi là đồng (khác với kinh bộ cho rằng, thể của đồng phần là giả); Phần có nghĩa là riêng biệt; tuy thể loại giống nhau nhưng thể tính riêng biệt (khác với Thắng luận cho rằng, có một cú nghĩa chung, tức có một vật xuyên suốt nhiều pháp). Chính phần gọi là đồng cho nên gọi là đồng phần (trì nghiệp thích). Hữu tình là pháp sở y; khác với phi tình; đẳng là thể của pháp đồng phần năng y; khác với bất đẳng. Lại có giải thích, thân hình như nhau nên gọi là đồng (chỉ quả sở sanh); phần có nghĩa là nhơn (chỉ năng sanh nhơn). Nhân của đồng (đồng chi phần) nên gọi là đồng phần (y chủ thích). Chánh lý q.12,tr.400a 27 nói, “trong đó, thân hình, nghiệp dụng, lạc dục chuyển biến giống nhau cho nên gọi là đồng. Phần có nghĩa là nhơn, có một pháp riêng biệt tức pháp đồng nhơn nầy nên gọi là đồng phần”.
[3] Đẳng 等, đẳng đồng 等 同: ngang bằng, ngang nhau. Skt. Sama, saṃnibha. Quang ký q.5,tr.92c14, nói, chữ đẳng được dùng để phân biệt với bất đẳng, 不 等. Skt. Asamāna.
[4] Ht. 有 情. Cđ. 眾 生. Skt. Sattva, pudgala. Quang ký q.5,tr.92c13 nói, chữ hữu tình được dùng để phân biệt với phi tình 非 情. Skt. Asattva.
[5] Ht.biệt thật vật, 別 實 物. Skt. Dravyântara.
[6]Ht. Đó là thể loại đồng đẳng vận hành trong các loài hữu tình. Quang ký q.5,tr.92c25, 謂 諸 有 情: chỉ cho pháp sở y; 展 轉 類 等: chỉ cho pháp đồng phần năng y. 或 謂 諸 有 情 展 轉 類 等: theo cách nói nầy tức là nêu quả để hiển bày nhơn (hữu tình là quả; loại đẳng là nhơn). Bà sa q.27, tr.138a 09, Thế nào gọi là chúng đồng phần? -đó là hữu tình đồng phần, cũng giống như mạng căn, thể là một pháp nương tựa vào tất cả các thân phần. Pháp nầy nhiếp thuộc bất tương ưng hành pháp.
[7] Ht. Bổn luận, 本 論 tức luận Phát trí, 發 智 ( Jñānaprasthāna). Cđ. A tỳ đạt ma tạng, 阿 毘 達 磨 藏.
[8] Quang ký q.5,tr.93a02, nhiều thể loại như nhau nên gọi là chúng đồng; riêng biệt gọi là phần. Một giải thích khác, nhiều pháp có nhơn giống nhau (tương tợ) nên gọi là chúng đồng phần. Lại có giải thích, nhiều loại hữu tình chuyển biến bởi nhơn giống nhau nên gọi là chúng đồng phần.
[9] Phát trí q.1, tr.921c 25, 答 依 命 根 眾 同 分,及 餘 如 是 類,心 不 相 應 行
[10] Ht. Không sai biệt, 無 差 別; Cđ. 不 異. Skt. Abhinna.
[11] Ht. Có sai biệt, 有 差 別 ; Cđ. 異. Skt. bhinna
[12] Quang ký q.5,tṛ93a25, Ở trong đồng phần, lại có pháp đồng phần. Tuỳ uẩn, xứ, giới nghĩa là, ở đây nêu pháp đồng phần sở y (uẩn, xứ, giới) để hiển bày pháp năng y đồng phần. Chính do năng y đồng phần nầy đã khiến cho các pháp trong năm uẩn, trong 12 xứ, trong 18 giới, mỗi mỗi đều chuyển biến giống nhau.
[13] Quang ký q.5,tr.93b24, Đây là Hữu bộ căn cứ vào đồng phần hữu tình không sai biệt mà đặt ra câu hỏi đối với Kinh bộ, để chứng minh là phải có thực thể đồng phần. Hữu tình chẳng phải chỉ có một nên nói là hữu tình hữu tình; đồng là hữu tình nên nói đẳng vô sai biệt. Nếu không có một thật pháp không có tướng sai biệt gọi là hữu tình đồng phần thì trong các loài hữu tình với những chuyển biến khác nhau ở các cõi Dục, cõi Sắc, v.v..., lẽ ra không thể có sự tri nhận giống nhau nơi từng cá thể hữu tình; cũng không thể có sự thi thiết danh ngôn giống nhau nơi mỗi một hữu tình. Bởi lẽ, tri nhận tất phải duyên cảnh, có cảnh làm đối tượng; danh ngôn (là năng thuyên) tất phải chuyển tải, truyền đạt giáo pháp . Do đó, đã khởi lên tri nhận (tức có thể), danh ngôn (tức có dụng) chứng tỏ là phải có thật thể.
[14] Ht. Tri nhận, 覺 . Cđ. 智. Skt. pra-jñā; trong đó, động từ căn jñā: có nghĩa là biết, hiểu biết
[15] Ht. Tên gọi, 施 設 . Cđ. 言 說. Skt. Prajñapti: tin tức, thông tin, chỉ dẫn. Quang ký q.5,tr.93b22, nói là thi thiết danh ngôn (tức là các từ, danh từ được dùng làm tên gọi cho sự việc, sự vật,...) .
[16] Quang ký q.5,tr.93c16, (i. y văn thuật nạn) dị sanh đồng phần (tức đồng phần của phàm phu) vốn đã khác với bậc thánh, cần gì lại lập thêm dị sanh tánh ( vì dị sanh tánh cũng là phàm phu); cũng giống như, ngoài nhơn đồng phần không lập riêng một nhơn tánh. Tại sao, ngoài dị sanh đồng phần lại lập thêm một dị sanh tánh? (ii.Luận Chánh Lý cứu) q.12, tr.400b 04 nói, há không phải dị sanh tánh tức là dị sanh đồng phần sao? Không phải. Sở tác của chúng khác nhau; nghĩa là, thân hình nghiệp dụng, lạc dục hỗ tương lẩn nhau làm tương tợ nhân gọi đó là đồng phần. Nếu trái ngược với sự thành tựu thánh đạo là dị sanh nhân; đó là dị sanh tánh. Khi bước vào thánh tánh ly sanh, đối với đồng phần, có xả, có đắc; đối với dị sanh tánh, có xả, không có đắc. Quang ký q.5,tr.93c23, Ý của Luận Chánh Lý nói rằng, tác dụng của dị sanh tánh và dị sanh đồng phần không giống nhau nên ngoài dị sanh đồng phần, lập dị sanh tánh; ngoài nhơn đồng phần không lập nhơn tánh vì sở tác giống nhau; hơn nữa, khi bước vào bậc thánh, đối với đồng phần thì xả dị sanh đồng phần, thành tựu thánh giả đồng phần; đối với dị sanh tánh, chỉ xả dị sanh tánh mà không thành tựu dị sanh tánh; không thể nói rằng, không thành tựu thánh tánh, bởi lẽ, chính thánh pháp là thánh tánh vậy. (iii. Cu xá sư bác), khi trở thành bậc thánh không xả đồng phần thì có thể lập riêng dị sanh tánh; bước vào thánh đã xả đồng phần, cần gì lập riêng dị sanh tánh. Nếu nói rằng, sở tác khác nhau nên cần lập riêng thì nhơn đồng phần và nhơn tánh, sở tác cũng khác nhau, sao lại không lập tự loại tương tợ gọi là nhơn đồng phần; trái với phi nhơn gọi là nhơn tánh.
[17] (ii.Chánh Lý cứu) q.12, tr.400b 08, đồng phần chẳng phải là sắc làm sao biết được là có công năng sanh khởi một thể loại giống nhau?- do thấy kết quả của nó mà biết là có. Chẳng hạn như, thấy kết quả hiện tại mà biết rằng đời trước đã từng tạo nghiệp. Lại nữa, người tu tập thiền quán chứng tri bằng hiện lượng vậy. (Quang ký q.5, tr.94a12) Giải thích, đồng phần chẳng phải là sắc ... thể loại giống nhau, đó là Chánh Lý nêu lên nạn ý của Câu xá. Do thấy kết quả của nó trở xuống, là phần giải thích của Chánh Lý nhằm đã thông. (Quang ký,q.5,tr.94a 14, iii. Câu Xá Sư bác) Nếu nhân duyên không thể sanh quả đồng loại của nó, thì mới cần đồng phần sanh; (đàng nầy) nhân duyên đã tự sanh quả, cần gì phải có đồng phần sanh. Còn như ngoại đạo tu tập thiền định cũng nói chứng đắc được ngã, há ta lại tin có một bản ngã có thật thể ư!
[18] Quang ký q.5,tr. 94a 20, (i.y văn thuật nạn), các loại vô tình như ngũ cốc, v.v..., cũng hỗ tương làm tương tợ nhân, tại sao lại không lập đồng phần? (ii. Chánh lý q.12, tr.400b 11, cứu) Tại sao lại không chấp nhận có vô tình đồng phần là một vấn nạn không nên nêu ra, phạm lỗi thái quá. (bởi lẽ) Các ông cũng chấp nhận có loài người, loài trời, v.v..., từ thai, từ trứng sinh ra, sao lại không chấp nhận có giống xoài, v.v... duyên đậu sinh ra. .....Hơn nữa, do các loại thảo mộc v.v... kia không có các nghiệp dụng, lạc dục hỗ tương vận chuyển làm tương tợ nhân cho nhau cho nên không nói có đồng phần. (Quang ký q.5,tr.94a28, Câu Xá bác bỏ) Thú là năm thú, sanh là bốn sanh; vô tình chẳng phải những thứ đó nên có thể chẳng phải là thú, là sanh; nhưng, vô tình vẫn có thể loại tương tợ cho nên nên có đồng phần. Lại nữa, có lạc dục v.v..., giống nhau nên cần lập riêng đồng phần; thế thì, duyên đậu, v.v... cũng giống nhau, sao lại không lập đồng phần?
[19] Quang ký q.5,tr.94b04, (i.y văn luận nạn) Thể của các pháp sở đồng phần mỗi mỗi khác nhau, do cùng có một thể loại đồng đẳng cho nên mới có sự giống nhau. Pháp năng đồng phần trong tương quan cũng khác nhau; thế thì làm sao từ chỗ không có chung đồng phần lại có thể khởi lên giác huệ năng duyên không sai biệt, sự thi thiết danh ngôn không sai biệt. Nếu có chung đồng phần thì sự chuyển biến sẽ mắc lỗi vô cùng. (ii. Chánh lý cứu) q.12, tr.400b 28, do các đồng phần sai biệt kia chính là nhân tánh (因 性) của các pháp đồng loại (đồng loại sự), v.v... tức là nhân khiến các pháp đồng loại như giác huệ, danh ngôn vận chuyển giống nhau. Như mắt, tai,v.v... do đại chủng tạo mới thành tánh chất của sắc; đại chủng tuy không do các đại chủng khác tạo nên nhưng tánh chất của sắc vẫn thành tựu. (iii. Quang ký q.5,tr.94b11, Câu Xá bác) Nếu nói rằng do cùng chung nhân nên thể cũng cùng chung thì, đồng phần của mỗi tự loại, v.v... vốn không có chung đồng phần không sai biệt tức là nhân của giác huệ, danh ngôn cũng là nhân của sở đồng phần tự loại, v.v..., thì không cần có đồng phần đồng làm nhân của giác huệ, danh ngôn. Lại nữa, ví dụ được đưa ra phạm vào lỗi trái ngược với tôn chỉ. Sắc tánh của mắt, v.v..., trong ba đời vốn cố định, làm sao lại nói, do đại chủng tạo mới thành sắc tánh; chỉ nên nói, do đại chủng tạo, không nên nói, do đại chủng tạo mới thành sắc tánh.
[20] Ht.Thắng luận 勝 論 師. Quang ký q.5,tr.94b18, tiếng Phạn gọi là Phệ thế sư (吠 世 師) Trung quốc gọi là Thắng luận sư; xưa gọi là Tì (Bệ) thế sư (鞞 世 師); hoặc gọi là Vệ thế sư (衛 世 師 ) , cách gọi nầy sai.
[21] Quang ký q.5,tr.94b21, xuyên suốt tất cả các pháp gọi là tổng đồng(總 同; ngôn ngữ xuyên suốt tất cả các pháp (tổng đồng ngôn 總 同 言), trí giác xuyên suốt tất cả các pháp (tổng đồng trí 總 同 智); do đó phát sinh cú nghĩa xuyên suốt các pháp (tổng đồng cú nghĩa 總 同 句 義)
[22] Quang ký q.5,tr.94b24, ở trong nhiều phẩm loại khác nhau, cùng loại với nhau (đồng loại tương vọng) gọi là đồng; không cùng loại với nhau (dị loại thương vọng) gọi là dị. Đồng thì biến khắp đồng pháp; dị thì biến khắp dị pháp. Ở trên nhiều phẩm loại pháp khác nhau, có đồng dị ngôn ngữ, đồng dị trí giác, theo đó phát sinh đồng dị cú nghĩa.
[23] Quang ký q.5,tr.95b07, (Bà sa sư cứu) trong năm vấn nạn, bốn vấn nạn trước, không thể cứu, chỉ được vấn nạn thứ năm, đồng Thắng luận nạn. Rằng, hai cú nghĩa (tổng đồng cú nghĩa và đồng dị cú nghĩa 同 異 句 義) của Thắng luận không giống với đồng phần của Hữu bộ. Bởi lẽ Thắng luận cho rằng có một pháp chuyển biến xuyên suốt trong tất cả các pháp; Hữu bộ lại cho rằng, ở trong các pháp, thể của đồng phần khác nhau. Một thể, nhiều thể khác nhau, làm sao nói Hữu bộ xiển dương Thắng luận được.
[25] Quang ký q.5,tr.95b22,(đây là ý của Quang ký) Các Luận sư Tỳ bà sa nói như vậy vì lý tận ngôn cùng.
[26] Ht. Vô tưởng 無 想: vô tưởng dị thục 無 想 異 熟. Skt.āsaṃjñka.
[27] Ht. Vô tưởng 無 想: vô tưởng thiên 無 想 天. Skt.
[28] Quang ký q.5,tr.95b 27, nếu sanh vào cõi trời Vô tưởng hữu tình tất có một quả pháp dị thục thuộc pháp bất tương ưng có khả năng khiến cho tất cả các tâm, tâm sở trong vị lai không khởi lên được, gọi là vô tưởng. Thể tánh của pháp nầy là một thật hữu, do đó, có khả năng ngăn chận các tâm, tâm sở vị lai không khởi lên trong 500 kiếp, như con đê ngăn nước các sông. Cho nên biết là thật hữu. Sợ lẩn lộn với thảo mộc v.v... nên nói là hữu tình.
[29]Bà sa q.118,tr.615a 05, hoặc có thuyết nói, Vô tưởng định chiêu cảm vô tưởng dị thục và sắc dị thục; mạng căn và chúng đồng phần là hữu tâm tịnh lự dị thục của nó. Các uẩn còn lại gồm cả hai loại dị thục. Lại có Thuyết cho rằng, Vô tưởng định chiêu cảm vô tưởng dị thục và sắc dị thục; mạng căn là hữu tâm tịnh lự dị thục của nó; các uẩn còn lại gồm cả hai loại dị thục. Lại có Thuyết cho rằng, nếu khi hữu tâm cũng chiêu cảm vô tâm chư uẩn dị thục; nếu khi vô tâm cũng chiêu cảm hữu tâm chư uẩn dị thục... (Bà sa) bình gia, nói rằng, nên nói thế nầy, vô tưởng dị thục chỉ có vô tưởng định chiêu cảm. Tất cả các pháp như mạng căn, chúng đồng phần, các sắc căn mắt, tai,v.v... đều được chiêu cảm bởi nghiệp; các uẩn còn lại được chiêu cảm bởi cả hai. Chánh lý q.12, tr.400c13, giống quan điểm của vị sư thứ nhất trong Bà sa, không chánh nghĩa. Quang ký q.5,tr.95c 14, Luận nầy đồng quan điểm với Bình gia. Hỏi: Luận nầy như đồng quan điểm với Bình gia thì, mạng căn và sắc căn chẳng phải được chiêu từ Vô tưởng định, thế thì tại sao, trong văn sau, phần dẫn, mãn nghiệp, chỉ nói, hai định và đắc không thể chiêu cảm chúng đồng phần mà không nói không chiêu cảm mạng căn và sắc căn? Giải thích-trong văn ở phần sau nói chiêu cảm hai loại dẫn nghiệp, mãn nghiệp, chỉ nói hai định và đắc không thể chiêu cảm dẫn nghiệp, có thể chiêu cảm mãn nghiệp; chẳng phải trong chiêu cảm mãn nghiệp là có thể chiêu cảm tất cả.
[30]Quang ký q.5,tr.95c22, trong cõi trời Quảng quả (quảng quả là cõi thứ ba trong chín cõi của đệ tứ thiền), có chỗ cao đẹp nhất, vô tưởng hữu tình sống ở trên đó; cũng giống như Trung gian tịnh lự (ở giữa sơ thiền và nhị thiền, có tứ, không có tầm)Phạm thiên, ở trong cõi trời Phạm phụ (cõi thứ hai trong ba cõi của sơ thiền),xây dựng một cái đài để ở riêng vậy.
[31] Bảo sớ q.5,tr542b 15, Khi mới sanh vào cõi vô tưởng, phần nhiều là hữu tưởng; vào lúc sắp lâm chung cũng vậy. Chỉ ở khoảng giữa hai giai đoạn đó là một thời gian dài không khởi tưởng; theo nghĩa nầy nên nói là vô tưởng, chẳng phải ở cõi kia hoàn toàn không có tưởng. Bà sa q.154, tr.784c16, việc đó bất định, hoặc trước nhiều sau ít; hoặc trước ít sau nhiều, có sự khác biệt tuỳ theo ý thích. ...Lại có nhà bình giải của Bà sa nói rằng, ra khỏi tâm vô tưởng thông hiệp với sanh đắc thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký; thông hiệp với ngũ bộ sở đoạn. Và có bao nhiêu tuỳ miên tuỳ tăng?-sắc giới hữu lậu duyên nghĩa là đệ tứ định hữu lậu duyên tuỳ miên. Hỏi:vì sao vô lậu duyên tuỳ miên đối với vô tưởng kia không tùy tăng? Đáp: người tu vô tưởng định cho rằng, vô tưởng là niết bàn, vô tưởng định là chơn đạo; cho đến sanh về đó hoặc từ đó chết đi cũng chỉ chấp như vậy, theo đó mà tuỳ chuyển. Đối với chơn diệt đạo, không báng bổ cho là không cho nên vô lậu duyên, bấy giờ không khởi.
[32] Quang ký q.5,tr.96a 21 (vị sư thích nhất của Bà sa giải thích) Thế lực tu tập vô tưởng định trước kia, nay đã hết; hoặc lực tu nhân hữu tâm định, hay vô tâm định đã hết, không còn khả năng chiêu cảm kết quả (tức không duy trì được cuộc sống ở cõi vô tưởng), nên từ cõi đó, khi mạng chung, sanh trở lại cõi Dục;ở cõi Dục, lại không có khả năng tu tập vô tưởng định, hoặc tu hữu tâm định hoặc vô tâm định cho nên chẳng thể sanh về cõi vô tưởng được. Cũng giống như mũi tên bắn ra giữa hư không, khi hết lực, tất phải rơi xuống đất.
[33] Quang ký q.5,tr. 96a 28 Do có Dục giới thuận hậu thọ nghiệp nên chỉ sanh về Dục giới, chứ không sanh về một cõi nào khác. Bà sa q.154, tr. 784a 07 có Thuyết, nếu đã tạo vô tưởng thiên thuận thứ sanh thọ nghiệp, thì tất yếu (pháp nhĩ) cũng đã tạo Dục giới thuận hậu thứ thọ nghiệp; cũng giống như đã tạo Bắc cu lô châu thuận thứ sanh thọ nghiệp, tất yếu, cũng đã tạo Dục giới thiên thuận hậu thứ thọ nghiệp. (Thuận sanh, thuận thứ sanh là nói về sanh báo tức tạo nghiệp trong đời hiện tại, kết quả chỉ xảy ra hay nhận lấy vào đời kế tiếp; đời nầy gọi là kim sanh, đời kế tiếp gọi là thứ sanh. Thuận hậu hay thuận hậu thứ thọ nghiệp tức nói về hậu báo, nghĩa là tạo nghiệp nhân trong đời hiện tại, phải nhận lấy kết quả vào đời kế tiếp sau sanh báo; sau gọi là hậu , kế tiếp sau đời sau (tức sau sanh báo) gọi là hậu thứ. Thuận hiện thọ nghiệp tức hiện báo, nghĩa là, tạo nghiệp trong đời nầy, kết quả xảy ra ngay đời nầy. Đây là nói về ba thời thọ báo.)
[34] Quang ký q.5,tr.96b 29, như trước đã nói, có một pháp vô tưởng dị thục có khả năng khiến tâm, tâm sở không thể khởi lên được; pháp đó được gọi là vô tưởng; cũng giống như vậy, lại có một pháp tâm bất tương ưng hành có khả năng khiến tâm, tâm sở không khởi lên được gọi là định vô tưởng. Bà sa q.151,tr.772c 28, do đó, tôn giả Thế hữu nói rằng, thế nào là định vô tưởng? đã xa lìa biến tịnh nhiễm, chưa lìa được thượng nhiễm; đầu tiên phải tác ý khởi tưởng xuất ly; các pháp tâm, tâm sở không khởi lên, đó gọi là định vô tưởng.
[35] Quang ký q.5,tr.96c 04, Trong văn Tụng, hai chữ như vậy chỉ có nghĩa là nhằm hiển bày rằng, định nầy có khả năng ngăn chận không cho tâm, tâm sở khởi lên giống với vô tưởng dị thục ở trước; nhưng chẳng phải giống nhau hoàn toàn.
[36]Bà sa q.151,tr.773b11, Hỏi: Định vô tưởng nầy, ở chỗ nào, có thể khởi lên? Có Thuyết cho rằng, chỉ khởi lên ở cõi dục vì cõi nầy tâm thức mạnh mẽ. Có Thuyết, do lực khởi lên vậy. Có Thuyết, ở cõi dục và cả ba cõi thiền đầu, đều có thể khởi lên; do tâm có lực đã từng cố gắng tu tập cũng có thể khởi lên. Lại có Thuyết nói, ở cõi thiền thứ tư cũng có khả năng hiện khởi, trừ ở cõi trời vô tưởng, vì không thể quả và nhân bức ép lẩn nhau. Bà sa q.151,tr.773b04, lại nữa, các cõi dưới có cảm thọ về hỷ quá mạnh, hành tướng thô động, khó trừ diệt;ở đệ tứ tịnh lự chỉ có cảm thọ về xả (xử trung thọ), hành tướng nhỏ nhiệm, dễ đoạn trừ. Đó là lý do khiến ở các cõi dưới không có định vô tưởng. Hỏi: thế thì vì sao ở cõi vô sắc lại không có định vô tưởng? -đáp: chỉ có phàm phu mới cho rằng, tu tập định nầy có khả năng chứng được vô tưởng niết bàn; ở vô sắc không có vô tưởng dị thục để chấp cho nên ở đó cũng không có định vô tưởng. Thêm vào đó, hàng phàm phu rất sợ đoạn diệt, ở cõi kia vốn là vô sắc, nếu lại diệt luôn cả tâm, tức là đoạn diệt là điều mà phàm phu rất sợ, do đó, ở cõi vô sắc, không có định vô tưởng.
[37] Chánh lý q.12,tr.401a18, vì sao định vô tưởng lại gọi là định của phàm phu? Vì muốn tìm cầu giải thoát, tu tập định nầy; phàm phu chấp rằng vô tưởng là chơn giải thoát, lại chấp vô tưởng định là còn đường để thoát khỏi sanh tử;vì muốn chứng được quả vô tưởng mà tu tập định nầy vậy. Quang ký q.5,tr. 96c 19, người tu tập định vô tưởng nhằm mục đích đạt được giải thoát niết bàn. Họ cho rằng, vô tưởng dị thục là chơn giải thoát niết bàn; và vì muốn cầu chứng quả, họ tu tập định vô tưởng, tác ý xuất ly.
[38] Quang ký q.5, tr. 96c 24 định nầy chỉ nhiếp thuộc thiện tánh, có khả năng chiêu cảm ngũ uẩn dị thục trong cõi trời vô tưởng hữu tình; lúc đầu mới sanh, sau cùng khi chết, đều có tâm, tâm sở cho nên đầy đủ năm uẩn.
[39] Chánh lý q.12,tr.401a 29, có thuyết giống với Luận nầy. Lại có thuyết (ibid, tr.401b01,một số Luận sư Chánh lý) cho rằng, định nầy thuận với sanh thọ và bất định thọ . Lý do vì sao? -đáp: người thành tựu định nầy cũng có thể dự nhập hàng thánh; vào rồi tất không còn hiện khởi định nầy. Như vậy, do căn cứ vào hiện hành mà nói định vô tưởng là định của phàm phu; chẳng phải căn cứ vào thành tựu
[40] Bà sa q.152,tr.773b17,Hỏi: khởi lên định nầy rồi, về sau có thể nhập kiến đạo được không? Có Thuyết trả lời, không thể bởi vì định nầy là định của phàm phu. Nếu khởi định nầy, sau vẫn có thể nhập kiến đạo có nghĩa là bậc thánh cũng thành tựu định nầy , thì không thể gọi là định của phàm phu. Có Thuyết nói, Khởi định nầy rồi, về sau cũng có thể nhập kiến đạo; hỏi, nếu vậy sao lại gọi là định của phàm phu? Đáp, bậc thánh tuy thành tựu nhưng không hiện hành. Định kia, căn cứ vào hiện hành cho nên gọi là định của phàm phu. Do đó, tôn giả Diệu Âm nói rằng, thành tựu định nầy, bổ đặc già la vẫn có khả năng nhập vào chánh tánh ly sanh ấy, tức nên nói, từ định nầy thối lui, đối với nó rất chán nên không hiện hành; khi mạng chung sanh về cõi thiền thứ tư, ở đó, các thọ đều cùng có vậy (tức chứng a la hán có 11 căn).
[41] Ht. ...不 執 有 漏 為 真 解 脫 及 真 出 離 ... trong đó,chữ hữu lậu chỉ cho vô tưởng quả, vô tưởng dị thục hay vô tưởng thiên vì nó thuộc hữu lậu pháp; nó không phải là chỗ, là nơi hay là địa vị giải thoát cứu cánh, không phải là giải thoát đích thật tức không phải là chơn giải thoát; chữ hữu lậu cũng chỉ cho định vô tưởng vì định nầy thuộc hữu lậu; và không cho rằng, định vô tưởng là phương pháp thực sự đưa đến sự xuất ly sanh tử .
[42] Ht. 若 諸 聖 者 修 得 第 四 靜 慮 定 時 為如 靜 慮 亦 得 去 來 無 想 定 否?Quang ký q.5,tr.97a 11, như các bậc thánh, khi chứng được định thứ tư, thì chứng được tất cả các định hữu tâm trong quá khứ vô thỉ và cũng chứng được tất cả các định hữu tâm trong vị lai. Có giống như vậy không, tức là (khi chứng được định thứ tư,) cũng chứng đắc tất cả các định vô tưởng đã từng tu tập trong quá khứ cũng như trong vị lai ? Tụng sớ Viên Huy q.5,tr.849a 10, như các bậc thánh, khi tu tập mới chứng được thiền định thứ tư thì đối với tịnh lự quá khứ đã mất, và tịnh lự vi lai chưa khởi, do vì đã từng tu tập cho nên lúc đó đều chứng được tất cả; bởi lẽ, tịnh lự hữu tâm thông với đắc cả ba đời. Các vị thánh nhân nầy, cũng giống như (việc chứng được) tịnh lự thứ tư, cũng chứng được định vô tưởng đã từng tu tập trong quá khứ và định vô tưởng chưa khởi trong vị lai chăng? Vô tưởng định thuộc thiền định thứ tư. Mà thánh nhân khi chứng được thiền thứ tư tức đã chứng được thiền định hữu tâm trong quá khứ và vị lai. Thế thì đối với, vô tưởng định trong quá khứ cũng như vị lai cũng nên như vậy.
[43] Ht. 餘 亦 不 得. Quang ký q.5,tr.97a 14, đáp-các hàng phàm phu khi tu tập chứng được định thứ tư cũng không thể chứng được định vô tưởng trong quá khứ cũng như vị lai, huống là bậc thánh (bậc thánh không bao giờ tu định nầy).
[44] Bà sa q.152, tr.773c 01, Định vô tưởng nầy cũng chứng được luôn cả trong quá khứ và tu tập trong vị lai không? Có Thuyết nói, không thể; chỉ có định hữu tâm mới có thể như vậy; trong vô tâm, không có ý nghĩa của chữ tu. Hoặc có Thuyết, định nầy trong sát na đầu tiên chỉ thành tựu hiện tại; các sát na khác, thành tựu cả quá khứ và hiện tại; đã ra khỏi định nầy, chỉ thành tựu quá khứ. Có Thuyết, định nầy vẫn có tu tập ở vị lai. Bởi lẽ, một pháp do da hạnh mà thành tựu hẳn phải có trong sự tu tập ở vị lai. Định nầy do da hạnh rất mạnh mẽ mới chứng được, làm sao lại không có ở trong sự tu tập ở vị lai?
[45] Bà sa q.152,tr.775c23, hỏi: định vô tưởng và định diệt tận khác nhau thế nào? Đáp: Tên gọi khác nhau. Cõi khác nhau-vô tưởng hệ thuộc sắc giới, diệt tận hệ thuộc vô sắc giới. Địa khác nhau-vô tưởng tại đệ tứ tịnh lự địa, diệt tận tại phi tưởng phi phi tưởng địa. Tương tục khác nhau-vô tưởng định tại dị sanh tương tục, diệt tận định tại thánh giả tương tục. Nhập vô tưởng định, tác tưởng xuất ly, nhập diệt tận định, tác tưởng chỉ tức. Nhập vô tưởng định chỉ chán ngán về tưởng, nhập diệt tận định chán ngán cả tưởng và thọ. Nhập vô tưởng định chỉ diệt muốn diệt tưởng, nhập diệt tận định muốn diệt cả thọ và tưởng. Nhập vô tưởng định, chỉ diệt các pháp tâm và tâm sở hệ thuộc sắc giới, nhập diệt tận định diệt trừ các pháp tâm và tâm sở hệ thuộc vô sắc giới.... Nhập vô tưởng định chiêu cảm sắc giới dị thục, nhập diệt tận định, chiêu cảm vô sắc giới dị thục.....
[46] Ht. 止 息, dừng lại, chấm dứt. Chánh lý q.12, tr.401b22, nay định diệt tận,vì muốn tìm cầu chỗ yên tĩnh, chán ngán và muốn chấm dứt sự tản mạn, lăng xăng nên trước phải lấy sự khởi ý chấm dứt để đi vào
[47] Chánh lý q.12,tr401b23, ở trước, định vô tưởng khởi lên ở trên cùng của cõi sắc; nay định diệt tận khởi lên ở trên cùng cõi vô sắc, bởi lẽ, sanh thân có được ở phi tưởng phi phi tưởng xứ do nghiệp tối thượng đưa đến cho nên nói là hữu đảnh; hoặc có biên tế nên gọi là hữu đảnh, như biên tế của cây gọi là thọ đảnh. Chỉ ở trong địa nầy mới có định diệt tận, vì sao ở các địa dưới lại không có? bởi lẽ, chán ngán, xoay lưng lại với tất cả các tâm và đoạn trừ biên tế tâm mới thành tựu được giải thoát thù thắng nầy; nghĩa là do hai duyên mà thành lập giải thoát nầy. Một là chánh ngán, xoay lưng lại với tất cả các tâm; hai là tạm thời đoạn trừ biên tế tâm. Nếu ở các cõi dưới có định nầy, thì không còn nghĩa yểm bối tất cả các loại tâm vì ở đó, chưa đoạn trừ các tâm ở cõi trên, cũng không thể gọi là đoạn trừ biên tế tâm vì tâm ở các cõi trên chưa được đoạn trừ; nên gọi là yểm bối một phần các tâm; cũng có thể nên gọi là đoạn trừ tâm ở trung tế. Bà sa q.152tr.774b10, hỏi: vì sao ở các cõi dưới lại không có định nầy? đáp:..., lại nữa, định diệt tận do diệt trừ được các tâm,tâm sở rất vi tế mới thành tựu; ở các cõi dưới không thuận lợi cho việc đoạn trừ các tâm, tâm sở rất vi tế kia. ... Lại nữa, các cõi dưới đều được gọi là hữu tưởng, hành tướng còn thô tháp, loạn động, rất khó chấm dứt. Địa nầy gọi là phi tưởng phi phi tưởng, hành tướng vi tế, rất dễ đoạn trừ. Do đó, ở các cõi dưới không có định nầy.
[48] Quang ký q.5,tr. 97c22, trong bốn loại thiện, định nầy thuộc loại thiện đẳng khởi. Lại nữa tánh nhiễm ô, tánh vô ký chẳng phải là trong sạch, vắng lặng.
[49] Quang ký q.5tr.97c 24, ở trước, định vô tưởng chỉ thuận với sanh thọ. Định diệt tận nầy thông với sanh, hậu và bất định; căn cứ vào quả dị thục mà nói thì có thuận với sanh thọ, thuận hậu thọ; trong bất định thọ lại có hai: hoặc bất định thọ là dị thục trong bất định, thời gian của nó không nhất định. Hoặc hoàn toàn bất thọ nghĩa là nếu ở cõi dưới sau khi khởi lên định nầy, không sanh lên cõi trên, đoạn trừ phiền não tức ở tại cõi dưới mà thành tựu quả vị niết bàn; đó là trong bất định, cả thời và dị thục đều bất định.
[50] Chánh lý q.12tr.401c 10, Định diệt tận nầy chiêu cảm quả dị thục của bốn uẩn ở cõi hữu đảnh. Bà sa q.19tr.97a 19, định diệt tận chiêu cảm quả dị thục nào? Đáp: chiêu cảm dị thục của bốn uẩn ở cõi phi tưởng phi phi tưởng; trừ mạng căn và chúng đồng phần vì chúng chỉ là nghiệp quả.
[51]Quang ký q.5tr.98a08, định diệt tận ở hữu đảnh; tại đó không có sắc chất, nếu huỷ diệt luôn cả tâm thức thì sợ trở thành đoạn diệt hoàn toàn cho nên không thể khởi lên định nầy. Lại nữa, chỉ có lực của thánh đạo mới có khả năng khởi lên cho nên chỉ có thánh, chẳng thể là phàm. Lại nữa, thánh nhân khi sắp nhập định nầy, lấy nó làm tưởng thắng giải về hiện pháp niết bàn để vào. Do khởi tâm tưởng niết bàn nên phàm phu không thể nhập vào vì sợ đoạn diệt. Chánh lý q.12, tr.401c11 Định diệt tận chỉ có bậc thánh mới thành tựu. Phàm phu không thể khởi lên định nầy được bởi vì còn chướng ngại của tự địa chưa đoạn trừ; chưa đoạn trừ các phiền não ở kiến đạo nơi hữu đảnh thì đối với việc khởi lên định diệt tận là hoàn toàn không thể.... các Luận sư khác nói, vì hàng phàm phu sợ sự đoạn diệt hoàn toàn, vì hàng thánh đối với định nầy, khởi tưởng thắng giải về hiện pháp niết bàn để nhập vào, cho nên chỉ có thánh mới chứng đắc, phàm phu thì không thể. Thuyết đó phi lý, ở định vô tưởng và định nầy hoàn toàn giống nhau, đó là vô tâm và niết bàn thắng giải cũng không sai khác. Quang ký q.5 tr.98a 18, Luận sư Câu Xá bênh vực, căn cứ vào nghĩa trên tuy không khác nhau, nhưng sở y địa lại khác nhau, sắc và vô sắc; sợ và không sợ khác nhau. Cho nên không thể so sánh ví dụ.
[52] Bà sa q.153tr778b 17, Hỏi: định diệt tận có thành tựu được cả trong quá khứ và tu tập được trong vị lai không? Có Thuyết nói, định nầy không thể thành tựu ở quá khứ và không thể tu tập ở vị lai; như thành tựu thiên nhãn,thiên nhĩ vậy.... hoặc, sát na đầu tiên chỉ thành tựu định nầy ở hiện tại; các sát na khác,thành tựu quá khứ và hiện tại. Đã xuất định chỉ thành tựu quá khứ. Có Thuyết nói, định nầy cũng đắc được trong quá khứ và cũng tu tập được trong vị lai; như tha tâm trí và túc trú trí, v.v... hoặc, sát na đầu tiên thành tựu được cả ở vị lai và hiện tại; các sát na khác, thành tựu cả ba đời. Đã xuất định rồi thì thành tựu quá khứ và vị lai. Nói như vậy là giống với Thuyết thứ nhất.
[53] Tụng sớ Viên Huy q.5,tr.849b27, chữ thành phật đắc có nghĩa là đắc định diệt tận khi thành phật. Chữ phi tiền tức chẳng phải da hạnh đắc ở trước. Chữ thành phật đắc chỉ cho thấy đó chính là ly nhiễm đắc; nghĩa là Phật thế tôn khi khởi lên tận trí tức thành phật vị. Lúc đó, do ly nhiễm mà chứng đắc định diệt tận, chẳng phải là do da hạnh.
[54] Chánh lý q.12, tr.401c29, há không phải rằng khởi lên tận trí khi thành phật cũng không gọi là đắc, huống là định diệt tận? Do khi các vị bồ tát trú ở kim cang dụ tam ma địa gọi là đắc tận trí; khi đắc thể sanh gọi là đắc vậy.... ; như vậy làm sao có thể nói, đắc tận trí khi thành phật là đắc định diệt tận? do khi các vị bồ tát vĩnh viễn xa lìa tất cả các nhiễm phiền não vậy.... (lại nói), Tuỳ nghi mà giải thích: có nghĩa là, từ nơi việc gần, nói chuyện xa như khi ở kim cang dụ định, nhất định sẽ thành phật cho nên gọi là thành phật. Quang ký q.5, tr.98b05, giải thích, Chánh lý luận chủ bênh vực Câu Xá nói rằng, thật sự, đắc ở nơi bồ tát vị. Nay dựa trên việc gần, thành tựu quả phật mà nói việc xa, sơ đắc nơi bồ tát vị. Do đó, ở phật vị, nói đắc cũng không sai. Câu Xá sư nói, nói thành phật ấy là dựa vào nhân mà đặt tên cho quả; nói đắc khi khởi tận trí ấy là nói tận trí ở nơi sanh tướng.
[55]Chánh lý q.12tr.402a 11 ĐứcThế tôn chưa từng khởi định diệt tận, thế thì, khi đắc tận trí, làm sao nói rằng, thành tựu câu phần giải thoát tối thượng viên mãn?-Do vĩnh viễn xa lìa định chướng, do xả và không thành tựu vâỵ, do đối với việc khởi định diệt tận hoàn toàn tự tại như người đã khởi nên thành tựu câu phần giải thoát. Bà sa q.153 tr.780b 26, Hỏi:như thế nào (để biết) khi tận trí đã khởi, gọi là câu giải thoát? Đáp: đã thành tựu tâm nhập định cũng như xuất định kia (một cách tự tại) cho nên gọi là câu giải thoát; chẳng phải thành tựu định thể.
[56] Ht. 俱 分 解 脫 . Cđ. 俱 解 脫 人. Tụng sớ Viên Huy q.5,tr.849c09, câu phần giải thoát: đoạn trừ được định chướng và huệ chướng vậy.
[57] Ht. 西 方 師. Cđ. 西 國 諸 師. Skt. Pāscātyāḥ. Quang ký q.5.tr. 98c 02, Các sư phương tây tức là các Sư nước Kiền đà la nằm phía Tây nước Ca thấp di la.
[58] Quang ký q.5, tr.98c 03, “bồ tát ở hữu học vị, trước hết khởi lên định nầy” có nghĩa là bồ tát trước hết phải đoạn trừ các hoặc của vô sở hữu xứ mới vào được kiến đạo. Từ kiến đạo xuất ra rồi mới nhập vào định diệt tận. Từ định diệt tận xuất, đoạn trừ các hoặc ở hữu đảnh, sau đó mới chứng đắc quả bồ đề; khi khởi tận trí, dịnh diệt tận đã trở thành quá khứ; tại sao trong nầy không chấp nhận thuyết của các Sư Phương Tây?
[59].Tụng sớ Viên Huy q.5,tr.849c22, Giải thích, Luận chủ Câu Xá đồng ý với cách giải thích của các Luận sư Phương Tây cho nên nêu lên câu hỏi như vậy.
[60] Ht. 理 目 足 論 Cđ. 道 理 足 論. Skt. Netrīpada.
[61] Ht. 鄔 波 鞠 多. Cđ. 優 波 掘 多. Skt. Upagupta: Trung Hoa dịch là cận tạng, ra đời sau khi đức Phật nhập niết bàn 100 năm, là môn sư của vua A Dục.
[62] Ht. 諦 現 觀. Cđ. 四 諦 觀. Skt. Satyâbhisamaya.
[63] Ht. 十 六 念: tám nhẫn, tám trí; 15 tâm đầu thuộc kiến đạo, một tâm sau thuộc tu đạo.
[64] Tụng sớ Viên Huy q.5,tr.850a02, Giải thích, bồ tát trước hết, phải đoạn trừ tham ở vô sở hữu xứ, sau đó, nương vào cõi thiền thứ tư, khởi lên 34 niệm. Ba mươi bốn niệm nầy chỉ thuộc tâm vô lậu, cho nên không thể nói rằng, từ kiến đạo xuất, khởi lên định diệt tận bởi lẽ nhập định diệt tận thuộc tâm hữu lậu vậy. Tâm hữu lậu của định diệt tận đối chiếu với 34 niệm gọi là không đồng loại. Quang ký q.5,tr98c15, ở trong khoảng 34 niệm nầy, không thể cùng khởi lên một loại tâm hữu lậu khác của phi tưởng xứ địa; cho nên các bồ tát ở hữu học vị, không thể khởi định diệt tận.
[65] Bà sa q.152 nói, Hỏi: định vô tưởng nầy khởi lên ở cõi nào? Nói rằng, chỉ khởi lên ở cõi Dục, vì ở cõi nầy có lực của ngôn thuyết nên có tâm rất mạnh. Có các Luận sư khác nói, khởi lên ở cả cõi Dục và cõi Thiền thứ ba; cõi Thiền thứ ba do thế lực da hạnh từng đã tu tập về niệm nên cũng có thể khởi lên. Lại có Thuyết nói, ở cõi Thiền thứ tư cũng có thể khởi lên, trừ cõi trời Vô tưởng vì không có thể quả và nhân bức ép lẩn nhau. Quang ký q.5,tr.99a09 giải thích, trong ba thuyết nầy, hai thuyết sau có lý; thuyết đầu không đúng như Bà sa q.153 nói, Hỏi: lý do vì sao chúng sanh sanh ở cõi Dục, cõi Sắc có thể khởi lên định diệt tận mà ở cõi Vô sắc lại không? Đáp: Mạng căn nương vào hai pháp để chuyển động- một là sắc, hai là tâm; định nầy là định vô tâm, phải đoạn trừ tâm niệm mơí khởi lên được. Sanh ở cõi Dục, cõi Sắc khi khởi định nầy, tâm tuy bị đoạn nhưng mạng căn nương vào sắc mà chuyển; sanh ở cõi Vô sắc, tuy sắc đoạn nhưng mạng căn nương vào tâm chuyển. Nếu sanh ở Vô sắc mà khởi lên định diệt tận nầy, sắc tâm đều không, mạng căn không biết nương đâu tức cũng có nghĩa là bị đoạn, là chết, chẳng thể gọi là nhập định. Do đó, sanh ở cõi Vô sắc, định diệt tận không thể khởi lên.
[66] Quang ký q.5,tr.99a22, 五 蘊 名 五 行; 無 常 名 行. Cho nên Bà sa q.192,tr. Nói, trong đây, các uẩn được dùng chữ hành để nói; các đức Như lai ứng chánh đẳng giác trong quá khứ nói uẩn là hành; nay đức Thích ca mâu ni như lai ứng chánh đẳng giác nói hành là uẩn; trong Luận nầy nói năm hành ý nhằm hiển bày năm uẩn mà đức Thích ca nói cũng chính là năm hành mà đức Phật trong quá khứ nói.
[67] Phát Trí q.19,tr.1024a (đoạn văn trên lấy ý trong Phát Trí).
[68] Quang ký q.5,tr.99b07, định vô tưởng mới khởi lên đều có thể khởi lên ở cả hai cõi Dục và Sắc; trong quá khứ lâu xa đã từng tu tập nên khi khởi lên được dễ dàng, do đó thông cả hai cõi khi mới khởi. ... Lại có giải thích, định vô tưởng nhơn nhờ có thiên nhãn thông kiến vô tưởng hữu tình kia cho đó là niết bàn nên tu tập, cho nên ở trong cõi Sắc thành tựu được sơ khởi. Lại có giải thích, định vô tưởng tuy ban đầu cũng có thể khởi lên ở cõi Sắc, nhưng trước chắc chắn trước hết ở cõi Dục phải có da hạnh để khởi lên lần đầu tmới sanh về cõi Sắc, tạo thuận hậu thọ nghiệp ở trong cõi Dục rồi khởi túc trú thông để biết trước kia chưa thành tựu nay phải tu tập trở lại cho nên lần đầu mới khởi lên có thể thành tựu.
[69] Quang ký q.5,tr.99b09, định diệt tận khi mới khởi chỉ khởi lên được ở loài người; do từ vô thỉ đến nay chưa từng tu tập nên khởi lên rất khó. Khi mới khởi, cần có lực của ngôn thuyết, của da hạnh mới sanh khởi được. Cho nên Luận Chánh lý q. chỉ có ở loài người mới có người nói, người giải thích và có lực da hạnh mạnh mẽ.
[70] Ht. 鄔 陀 夷 經。 Cđ. 優 陀 夷 經。 Skt. Udāyi-sūtra.
[71] Ht. 具 壽。Cđ. 淨 命。 Skt. āyuṣmat, āyuṣamat
[73] Ht. 淨 尸 儸. Cđ. 清 淨 戒. Skt. Śīla.
[74] Ht. 三 摩 地。Cđ. 清 淨 定。Skt. Samādhi, samādhāna
[75] Ht. 般 羅 若。Cđ. 清 淨 慧。Skt. Prajñā.
[76] Ht.現 法, Quang ký q.5,tr. 99b24, các duyên khiến không thể tu tập như bệnh dài ngày,v.v.. gọi là hiện pháp. Cđ. bất đắc Tri dĩ căn.
[77] Ht. 滿 足。Quang ký q.5,tr.99b24, mãn túc là quả vô học (tức quả A la hán); Skt. arhattva
[78] Quang ký q.5,tr.99b 24, cõi trời đoàn thực tức là cõi trời lục dục vậy, chúng sanh ở đây sống bằng thức ăn đoàn thực. Ý thành thiên thân thuộc cõi Sắc, không do tinh huyết của cha mẹ sinh ra, tuỳ ý thọ sanh nên gọi là ý thành thiên thân.
[79] Ht. 九 次 第 定。 Cđ. 九 種 次 第 定, Quang ký q.5,tr.99c20, bốn tịnh lự và bốn vô sắc là tám dịnh hữu tâm; sau đó mới nói định diệt tận là chín. Do đó biết rằng, sau phi tưởng mới vào định nầy; nếu nói định nầy ở tịnh lự thứ tư, thế thì khởi lên sau định thứ tư phải nói là thứ năm. Skt. Navânupūrva-samāpattayaḥ, anupūrva-vihāra-samāpatti.
[80] Quang ký q.5,tr.100a14, từ nơi da hạnh mà lập danh. Các hàng ngoại đạo v.v... cho rằng khổ, lạc đều là sanh tử ; vì muốn ra khỏi sanh tử họ tu tập định vô tưởng; họ cho rằng ở cõi Dục có khổ thọ, ở sơ thiền, nhị thiền, tam thiền có hỷ mà không biết tứ thiền có xả niệm và các pháp tâm sở khác nên nói, ở trong định thứ tư tuy ra khỏi khổ, lạc nhưng còn có tưởng nên chưa chứng được niết bàn; nay ta cần phải diệt (tưởng); do đó, trong da hạnh chú trọng về (diệt) tưởng nên gọi là định vô tưởng. Định diệt thọ tưởng, trong lúc da hạnh cũng chỉ nhàm chán thọ và tưởng nghĩa là thánh nhơn (ư = xuất) vì muốn thoát khỏi khổ thọ, vì muốn ra khỏi các định hữu tưởng, ở nơi cõi Vô sắc, chán ngán thọ, tưởng nầy, tạm thời muốn chấm dứt cho nên ở trong da hạnh chỉ chán ngán thọ và tưởng. Do đó, hai định nầy từ da hạnh lập danh. Giống như tha tâm trí (biết tâm người khác) đồng thời cũng biết các tâm sở thọ, v.v... nhưng trong da hạnh chỉ muốn biết tâm người khác thôi vậy. Từ da hạnh lập danh. Hai định cũng vậy.
[81] Quang ký q.5,tr.100a29, Các luận sư ( Kinh bộ) khác nói, như sanh vào cõi Vô sắc, khi sắc đã bị đoạn lâu ngày, làm sao sau đó, sắc sanh khởi lại được? Sắc sanh khởi lại là do chủng tử sắc ở trong tâm, chứ chẳng phải do sắc trong quá khứ sanh khởi; đây là ví dụ. Khi xuất định tâm cũng giống như vậy, do chủng tử tâm của ngũ căn thân trong định, sanh ra tâm sau khi xuất định, chẳng phải do tâm trước định trong quá khứ sanh khởi.
[82] Ht. 世 有。 Cđ. 婆 須 蜜 多 羅。Tiếng Phạn gọi là Đại tô mật đa la, xưa gọi là Hoà tu mật là không đúng. Ở Ấn độ, tên Thế hữu không phải chỉ có một; đây không phải là Thế hữu trong hội Bà sa. Skt. Vasumitra
[83] Ht. 問 論。Skt. Paripṛcchā.
[84] Quang ký q.5,tr.100b07, Thế Hữu thuộc Kinh bộ, trong Vấn Luận của ông nói, nếu như hai thuyết trước cho rằng định diệt tận hoàn toàn vô tâm thì mới có lỗi vô tâm sinh hữu tâm nầy, tôi nói định diệt tận còn có tâm trong trạng thái vi tế (tế tâm) sinh khởi tâm mới sau khi xuất định, nên không có lỗi. Chánh lý q.13 nói, luận sư Thí dụ bộ nói rằng, trong định diệt tận chỉ diệt thọ và tưởng vì ở trong định không có vô tâm hữu tình. Giải thích, đây nói về giải thích của các môn đồ của Cưu ma la đa, Tôn kia cho rằng, chỉ có duy nhất một tâm, là tâm vương, tuỳ theo công năng khác nhau mà lập nên các tên gọi khác. Không có tâm sở nào cả, chỉ khi tâm duyên cảnh ở sát na đầu tiên, mới liểu giải gọi là thức; ở sát na thứ hai, nắm bắt đối tượng gọi là tưởng; sát na thứ ba, lãnh nạp đối tượng gọi là thọ; sát na thứ tư về sau, tạo tác gọi là tư. Các tâm sở khác đều là sự khác của tư mà thôi. Ba loại thức, tưởng và thọ thuộc tính vô ký; từ tư tâm sở về sau mới bắt đầu thông với cả ba tính. Người nhập định diệt tận diệt trừ hai tâm thọ, tưởng vì chúng thuộc loại thô, là đối tượng đáng chán. Thức tuy không chán nhưng trong định nầy cũng không thể khởi lên, vì là vô ký. Ở trong hành vị, tư với những sai biệt của nó, là thể của định diệt tận. Từ thật tính mà nói là tâm; từ công năng mà nói là tâm sở. Cho nên trong định kia nhất định có thể của tâm (tâm thể), chỉ không có (hai công năng) thọ, tưởng. Làm sao biết như vậy? Với tên gọi là định diệt thọ, tưởng nên biết là không có thọ tưởng; chắc hẳn, trong định không có hữu tình vô tâm; đã là hữu tình nên biết là có tâm. Bà sa q.153, các Phân biệt luận sư trong bộ phái Thí dụ cho rằng, định diệt tận vẫn có tâm trong trạng thái vi tế; họ nói, không có hữu tình không có sắc chất, cũng không có người nhập định mà lại không có tâm; nếu ở trong định không có tâm thì mạng căn lẽ ra đã bị đoạn, khi đó gọi là chết chứ không thể gọi là định. Theo đây thì, quan điểm Thế hữu giốngvơí các Phân biệt luận sư của Thí dụ bộ.
[85] Ht. 妙 音。Cđ. 瞿 沙。Skt. Bhadanta-ghoṣaka.
[86] Quang ký q.5,tr.100c03, điều đó Thế hữu nói không hợp lý, nếu ở trong định nầy còn có thức (tế tâm) tức ba pháp căn, cảnh, thức hoà hợp nên nhất định phải có xúc; do xúc làm duyên khiến sanh thọ, tưởng; như vậy, trong định nầy các pháp thọ, tưởng,v.v... cũng không bị mất .
[87]Cđ. Q.4,tr.184b07, Như Ông nói, Phât thế tôn dạy rằng, duyên thọ sinh ái; nay ở nơi các vị a la hán có thọ nhưng không sinh ái. Cũng như vậy, ở trong định vô tâm tuy có xúc nhưng không sinh khởi thọ, tưởng, v.v...
[88]Cđ.q.4,tr.184b10, duyên với vô minh xúc khiến sinh khởi các thọ thì, tham ái (cũng duyên với các thọ mà) sinh khởi; trong việc sinh khởi thọ, không phải chỉ riêng xúc; cho nên nghĩa (ví dụ) nầy không tương thích.
[89]Quang ký q.5,tr.100c17, do chứng được định nầy nên đối với thân (ở nơi thân) có khả năng khiến cho các đại chủng tĩnh lặng, an trú trong bình đẳng (tức) thuỷ, hoả, phong, v.v.. không bị tổn hoại. Các đại chủng đã bình đẳng trú thì sở tạo sắc tất cũng bình đẳng trú, cho nên lượt bớt không nêu lên; đây là từ quả mà đặt tên; hoặc do tâm trước định không còn hôn, trạo, tiến đến định nầy một cách bình đẳng, do đó gọi là định; đây là từ nhân đặt tên. Bà sa q. nói, đẳng chí có hai: một, khiến tâm bình đẳng; hai, khiến đại chủng bình đẳng.
[90]Quang ký q.5,tr.100c24, nên nói hai định nầy thực sự là có vì chúng có công năng chướng ngại khiến các tâm sở trong vị lai không thể khởi lên; do đó biết rằng chúng thật sự có thể tính.
[91]Quang ký q.5,tr.100c28, (Kinh bộ nói)Hữu bộ cho rằng định diệt tận hoàn toàn không có tâm. Thật sự do tâm ở trước định làm chướng ngại, tức là nó sinh khởi trái ngược với các tâm ở sau nó; do tâm ở trước định nầy khởi lên khiến cho các tâm khác (sẽ) khởi lên sau đó tạm thời không khởi lên; tâm ở trước định nầy lại có khả năng dẫn khởi thân sở y trái ngược với tâm khiến nó tương tục khởi lên. Cho nên căn cứ vào giai đoạn tâm không khởi lên giả lập làm định, là vô tâm, không phải là một thật thể riêng biệt.
[92]Quang ký q.5,tr.101a05, đây chỉ là (căn cứ vào) giai đoạn tạm thời không khởi lên (bất chuyển phần vị) mà giả lập (làm định), thật sự vào lúc trước khi nhập định vốn không có, sau khi xuất định cũng không có, in tuồng như có sinh diệt cho nên tạm thời nói rằng, nó nhiếp thuộc hữu vi.
[93]Quang ký q.5,tr.101a08, hoặc chính thân sở y do tâm (thức) ở trước định dẫn khởi, trái ngược với tâm, chính thân sở y nầy tạm thời lập làm định diệt tận.
---o0o---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|